CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm2001- 2005
Kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 nhằm thúc đẩy quá trình đổimới, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường thếvà lực của nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, kế hoạch 5 năm tớiphải thu hút được trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, mọi thành phần kinh tế chophát triển đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh. Để đạt được chất lượng và tính khả thi của kế hoạch 5 năm 2001 -2005, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương thực hiện một số việc sau:
1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 - 2000.
Tậptrung đánh giá sát đúng tình hình thực hiện kế hoạch qua 10 năm đổi mới, trongđó cần bám sát các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là các Nghị quyết Trung ươnglần thứ 4, 5, 6 để đi sâu phân tích việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủyếu của kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 của ngành, địa phương mình; đánh giá việcthực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội các vùng, các khu vực. Chú ý làm rõ một số nộidung như việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong từng ngành, từng địa phương;tình hình khai thác các nguồn lực phát triển của các ngành, các vùng kinh tế,kết quả thực hiện các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế nhiều thànhphần, đổi mới và phát triển khu vực kinh tế nhà nước và phát huy tiềm năng cácthành phần kinh tế khác; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành, từng vùnglãnh thổ; về phát triển kinh tế biển, phát triển kinh tế đối ngoại, xuất nhậpkhẩu; huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển (bao gồm cả nguồnvốn ODA và nguồn vốn đầu tư trực tiếpcủa nước ngoài; việc khai thác nguồn đất đai và thực trạng sử dụng đất; nguồnlao động và sử dụng lao động; khai thác và sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật,đổi mới công nghệ; về lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, xã hội, giảiquyết việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, xóa đói, giảm nghèo,... an ninh,quốc phòng và thu, chi ngân sách.
Ngoàira, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần nêu rõ kết quả thực hiện cácNghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy và Hội đồng nhân dân về phát triển kinh tế -xã hội, về dự toán ngân sách hàng năm của địa phương mình.
Khiđánh giá các vấn đề trên, cần phân tích sâu những mặt làm được, chưa làm được,các nguyên nhân và trách nhiệm của từng ngành, từng cấp; từ đó rút ra bài họckinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện. Đồng thời xácđịnh rõ mục tiêu phát triển trong 5 năm tới, kiến nghị những cơ chế, chính sáchcần phải sửa đổi bổ sung và các biện pháp cụ thể thực hiện kế hoạch 5 năm 2001- 2005.
2. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch 5 năm 2001 - 2005:
Đườnglối, quan điểm đổi mới của Đảng được thể hiện trong chiến lược 10 năm 2001 -2010, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độclập tự chủ, chủ động hội nhập; thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, cóhiệu quả; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội.
Theodự thảo định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005, cầnbám sát mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,các cân đối lớn trong nền kinh tế để xác định hướng phát triển cho từng ngành,từng lĩnh vực và các giải pháp thực hiện kế hoạch.
Thựctrạng kinh tế - xã hội của từng ngành, từng vùng, khả năng mở rộng thị trườngtrong nước và ở ngoài nước; khả năng huy độngnội lực của từng ngành, từng địa phương và thu hút vốn nước ngoài.
Dựthảo định hướng kế hoạch phát triển của các Bộ, ngành, địa phương và quy hoạchphát triển của từng vùng lãnh thổ, từng ngành, sản phẩm đã được xây dựng, cậpnhật, hiệu chỉnh.
3. Dự báo các cân đối và xây dựng các phương án bố trí kế hoạch.
Dựatrên những dự báo về một số cân đối vĩ mô đã được đề ra trong dự thảo Định hướngkế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005, các Bộ, ngành và địa phươngtính toán, dự báo các cân đối về nguồn lực phát triển của ngành và địa phươngmình tập trung vào một số cân đối lớn như lao động, vốn đầu tư phát triển trênđịa bàn và trong từng ngành kinh tế, tài chính - ngân sách. Trong kế hoạch 5năm tới, cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu như sau:
a)Cụ thể hóa chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn,đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nôngthôn; xác định mục tiêu phát triển cây trồng, vật nuôi trong từng vùng, hìnhthành các vùng cây công nghiệp tập trung, cây ăn quả và mạng lưới công nghiệpchế biến; phát triển chăn nuôi, phát triển kinh tế biển, đánh bắt, nuôi trồngthủy, hải sản gắn với các dịch vụ và công nghiệp chế biến; tiếp tục triển khaithực hiện dự án trồng 5 triệu ha rừng.
b)Dự báo và tập trung phát triển những sản phẩm công nghiệp có yêu cầu, có lợithế, nhất là sản phẩm có khả năng nâng cao được sức cạnh tranh. Phát triển côngnghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuấthàng xuất khẩu; phát triển công nghiệp có công nghệ cao, hiện đại; tiếp tục sắpxếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích phát triển doanhnghiệp vừa và nhỏ; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
c)Xây dựng chương trình xuất, nhập khẩu hàng hóa theo lộ trình chủ động hội nhậpkhu vực và quốc tế; cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và sứccạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.
d)Xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách, kế hoạch đầu tư phát triển bằng nhiềunguồn vốn với phương án huy động và bố trí nguồn vốn cụ thể cho các dự án đầu tưtheo thứ tự ưu tiên từng năm; đồng thời có giải pháp cụ thể và cơ chế chínhsách bảo đảm cho việc thực hiện các phương án đã đề ra; đề xuất các cơ chếchính sách, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư và kinh doanh,huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế.
đ)Xây dựng các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triểngiáo dục đào tạo phát triển khoa học, đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường. Xâydựng các chương trình giải quyết công ăn, việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nângcao đời sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với củngcố an ninh, quốc phòng.
e)Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế dịch vụ như vận tải, bưu chính viễn thông,du lịch, thương mại, các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ khoahọc công nghệ, tư vấn pháp luật.
g)Xây dựng chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện về cải cách hành chính trongBộ, ngành, đia phương; nâng cao chất lượng, hiệu lực hoạt động của bộ máy quảnlý, tăng cường kỷ cương luật pháp và chế độ trách nhiệm cá nhân.
4. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch 5 năm 2001 -2005 của Bộ, ngành và địa phương:
a)Trên cơ sở dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010, phươnghướng nhiệm vụ của thời kỳ 2001 - 2005 và những phân tích, dự báo về xu thếphát triển của cả nước cũng như của ngành, địa phương, cần xác định mục tiêu,nhiệm vụ cụ thể, xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội của ngành,địa phương, vùng lãnh thổ trong 5 năm tới để từ đó lựa chọn phương án phù hợp;đồng thời, phân bổ mục tiêu cụ thể cho từng năm để triển khai thực hiện.
b)Các Bộ, ngành kinh tế - kỹ thuật, các Tổng công ty nhà nước cần tập trung tínhtoán dự báo các chỉ tiêu phát triển của ngành và Tổng công ty mức độ tăng trưởng,khả năng thu hút lao động và tạo việc làm; cơ cấu sản phẩm, sản lượng một sốsản phẩm chủ yếu đến năm 2005.
c)Các Bộ, ngành quản lý lĩnh vực xã hội,... cần cụ thể hóa các mục tiêu pháttriển đã được nêu trong dự thảo định hướng phát triển kế hoạch 5 năm 2001 -2005, tập trung vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triểngiáo dục - đào tạo và khoa học, công nghệ; giải quyết có hiệu quả những vấn đềbức xúc của xã hội: xóa đói, giảm nghèo, chống tệ nạn xã hội.... Phát triểnmạnh văn hóa, thông tin, y tế, thể dục thể thao, thực hiện tích cực chươngtrình dân số kế hoạch hóa gia đình, nhằm ổn định, nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân.
d)Các địa phương cần tập trung tính toán và dự báo các chỉ tiêu phát triển kinhtế - xã hội tồng hợp, các mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu laođộng, phát triển các mặt xã hội, xóa đói, giảm nghèo,.... Đối với các vùng kinhtế trọng điểm, cần phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP cao hơn mức bình quân cả nước;các vùng còn khó khăn cần phấn đấu phát huy các tiềm năng và lợi thế trongvùng, đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn thời kỳ 5 năm trước.
5. Tiến độ xây dựng kế hoạch.
Việcxây dựng kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 phải tiến hành đồng thời với xây dựng Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010.
Trongtháng 9 và tháng 10 năm 2000, các Bộ, ngành, địa phương tiến hành xây dựng kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 của Bộ, ngành, địa phươngmình; chậm nhất đến ngày 15 tháng 10 năm 2000 gửi báo cáo kế hoạch này về Bộ Kếhoạch và Đầu tư để kịp tổng hợp trình Chính phủ.
6. Tổchức thứchiện.
GiaoBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướngdẫn, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của các Bộ, ngành, địa phương;phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xây dựng kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 của cả nước để trình Chính phủ đúng tiến độđã nêu trên.
BộKế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp những thông tin cần thiết về định hướngchiến lược, khả năng thu hút nguồn lực ở trong, ngoài nước, xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và khuvực để các Bộ, ngành, địa phương tham khảo trong quá trình xây dựng kế hoạch.
CácBộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch 5 năm 2001 -2005 của Bộ, ngành, địa phương mình theo đúng yêu cầu và tiến độ nêu trong Chỉthị này./.