• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 13/12/2000
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 26/2000/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2000
chính phủ

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005

của các Bộ, ngành, địa phương

 

Ngày19 tháng 9 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 16/2000/CT-TTg về xâydựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005. Qua các cuộc làmviệc của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ với một số Bộ, ngành và địaphương, việc chuẩn bị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 tuy có nhiều cố gắng và có nơi đã chuẩn bị khá tốt, nhưng vẫn còn nhiềunơi thực hiện chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu, thể hiện trên mấy mặt sau đây:

1.Phần tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 còn thiên về thànhtích đạt được, chưa chỉ ra đầy đủ, sâu sắc các mặt yếu, nguyên nhân và tráchnhiệm của từng ngành, từng cấp để từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc xây dựng kếhoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5 năm tới.

2.Nội dung dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 trênnhiều lĩnh vực chưa bám sát đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng, dự thảoChiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 và phương hướng, nhiệmvụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 của Trung ương để vậndụng phù hợp vào thực tế của ngành, địa phương mình. Chưa thể hiện được tínhliên ngành, liên vùng; chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kếhoạch ngành, vùng, lãnh thổ.

Dựbáo các cân đối và tính toán các nguồn lực phát triển trong từng ngành, từngvùng, từng địa phương chưa đầy đủ hoặc thiếu tính xác thực. Việc xây dựng và bốtrí các phương án kế hoạch chưa rõ, thiếu căn cứ khoa học, thiếu tính khả thi;nhiều số liệu mâu thuẫn nhau...

Việcxác định các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ trongkế hoạch 5 năm còn thiếu cụ thể, thiếu tinh thần tiến công, tính tự lực tự cườngyếu, chưa xác định rõ và có giải pháp thiết thực để phát huy tiềm năng lợi thếcủa từng ngành, từng địa phương.

Nguyênnhân chủ yếu của việc chuẩn bị xây dựng kế hoạch 5 năm 2001-2005 của nhiều Bộ,ngành, địa phương chưa đạt yêu cầu là do lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương đó chưaquán triệt sâu sắc Chỉ thị số 16/2000/CT-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướngChính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005.Lãnh đạo chủ chốt của một số Bộ, ngành và địa phương chưa trực tiếp và thật sựtập trung chỉ đạo công tác nghiên cứu và xây dựng kế hoạch 5 năm 2001-2005, cònkhoán trắng cho cơ quan chức năng.

Đểchuẩn bị tốt việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005của cả nước, đồng thời thiết thực góp phần quan trọng vào phục vụ cho nội dungĐại hội Đảng các cấp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1.Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương phải dành thời gian thích đáng cho công tác này, trựctiếp chỉ đạo các Sở, Ban, ngành căn cứ Chỉ thị số 16/2000/CT-TTg ngày 19 tháng9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ để xem xét, rà soát lại các nội dung kếhoạch 5 năm 2001-2005 của địa phương mình; xác định rõ mục tiêu phát triển, cơcấu kinh tế, các lĩnh vực ưu tiên; dự báo và tính toán khả năng khai thác cácnguồn lực của địa phương, xây dựng danh mục các dự án đầu tư phát triển... Kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới của từng địa phương phải phù hợpvới Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và phương hướng, nhiệm vụ kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 của cả nước, phát huy tinhthần tự lực tự cường, khai thác tối đa mọi tiềm năng của từng địa phương; cácgiải pháp thực hiện đề ra phải thật cụ thể, sát thực tế, có tính khả thi cao.

2.Thủ trưởng các Bộ, ngành Trung ương trực tiếp chỉ đạo các cơ quan nghiên cứuxây dựng kế hoạch và tổng hợp kế hoạch từ cơ sở lên; thiết lập danh mục các dựán đầu tư; xác định các mục tiêu ưu tiên, các lĩnh vực và sản phẩm ưu tiên,tính toán kỹ các cân đối, đặc biệt là cân đối các nguồn vốn.

3.Các Bộ, ngành và các địa phương có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc xâydựng kế hoạch, kết hợp chặt chẽ kế hoạch ngành và lãnh thổ nhằm phát huy tối đanhững lợi thế so sánh để phát triển nhanh và bền vững.

4.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện vàcó kiến nghị, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm nội dung, tiến độ việc xây dựng kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 đã đề ra./.

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.