• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 20/06/2001
BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN
Số: 30/2001/QĐ-BVHTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 5 tháng 6 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN

Về việc ban hành Quy chế quản lý các đoàn ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào Việt Nam

__________________________________

 BỘ TRƯỞNG NGÀNH VĂN HOÁ - THÔNG TIN

- Căn cứ Nghị định số 81/CP ngày 08 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá - Thông tin;

- Căn cứ Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam;

- Căn cứ Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

- Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy chế quản lý các đoàn ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào Việt Nam thuộc ngành Văn hoá - Thông tin.

Điều 2 :  Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3 : Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Bộ và các cán bộ được Bộ cử đi công tác và học tập ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA- THÔNG TIN

(Đã ký)

 

Nguyễn Khoa Điềm

 

QUY CHẾ

Quản lý các đoàn ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào Việt Nam thuộc ngành Văn hoá - Thông tin

(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2001/QĐ-BVHTT ngày 05 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin)

________________________________________________

Trong những năm gần đây, ngành Văn hoá -Thông tin đã cử nhiều đoàn ra nước ngoài công tác, học tập, biểu diễn, kinh doanh, triển lãm và đón nhiều đoàn nước ngoài vào Việt Nam. Việc quản lý đoàn ra, đoàn vào nhìn chung có nhiều tiến bộ, ngày càng đi vào nền nếp, góp phần quan trọng vào việc mở rộng giao lưu văn hoá với các nước. Tuy nhiên, bên cạnhnhững cố gắng đó còn tồn tại một số vấn đề sau đây cần phải khắc phục:

1. Thủ tục hồ sơ đề nghị cử đoàn ra nước ngoài còn sơ sài, không đầy đủ theo quy định.

2. Việc xét duyệt nhân sự ra nước ngoài có lúc chưa chặt chẽ, nên còn có hiện tượng cho người ngoài mang danh nghĩa người của cơ quan, đơn vị để đi nước ngoài.

3. Việc quản lý nhân sự khi ra nước ngoài chưa tốt, nên có một số đoàn còn có người ở lại không trở về nước, hoặc về nước không đúng thời gian cho phép; nhiều cơ quan, đơn vị không báo cáo và không có biện pháp xử lý.

4. Việc thu hồi hộ chiếu gửi về Bộ sau khi đoàn đi công tác nước ngoài trở về chưa nghiêm túc, dẫn đến một số cá nhân lợi dụng đang giữ hộ chiếu để đi nước ngoài làm việc riêng hoặc bán cho người khác mà đơn vị không biết.

5. Việc báo cáo kết quả công tác các đoàn ra và vào chưa nghiêm túc theo quy định gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả.

6. Quản lý đoàn ra và vào còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các Cục, Vụ chức năng trong Bộ, tuy nhiên còn có những trường hợp đoàn vào do phía bạn tự chịu mọi chi phí có khi cơ sở còn không cần quyết định của Bộ.

7. Quản lý ngân sách dành cho các hoạt động đối ngoại ở trong nước chưa thống nhất và chưa chặt chẽ, dẫn đến chế độ chi tiêu của các đoàn vào đối với các lĩnh vực khác nhau không thống nhất.

Nhằm thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định số 05/2000/NĐ - CP ngày 03 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam, Nghị định số 21/2001/NĐ - CP ngày 28 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Thông tư số 04/2000/TT - BNG ngày 08 tháng 11 năm2000 của Bộ Ngoại giao và Thông tư số 09/2000/TT - BCA (A18) ngày 07 tháng 6 năm2000 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 05/2000/NĐ - CP ngày 03 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành Bản quy chế quản lý các đoàn ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta thuộc ngành Văn hoá - Thông tin như sau :

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều1. Vào tháng 10 hàng năm, các đơn vị trực thuộc Bộ phải xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào cho năm tới báo cáo Bộ (Vụ Hợp tác Quốc tế). Vụ Hợp tác Quốc tế chịu trách nhiệm thẩm định và tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ phê duyệt. Hạn chế đến mức thấp nhất các đoàn đột xuất ngoài kế hoạch. Trường hợp các đoàn đi ngoài kế hoạch phải có báo cáo giải trình cụ thể gửi về Bộ.

Việc chọn cử cán bộ các đoàn ra nước ngoài công tác, học tập, biểu diễn, kinh doanh, triển lãm... phải đảm bảo đúng các quyđịnh của Nhà nước, kế hoạch của ngành và các cam kết của Bộ Văn hoá - Thông tin với các nước.

Quy trình tuyển chọn phải chặt chẽ nhưng đơn giản, thuận tiện cho cơ sở và cán bộ, đảm bảo thời gian kế hoạch cử và đón đoàn.

Điều 2. Thủ trưởng cáccơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc cử cán bộ của cơ quan, đơn vị mình đi công tác, học tập cũng như các đoàn nước ngoài vào làm việc thuộc lĩnh vực đơn vị mình quản lý và thực hiện đúng các quy định hiện hành của nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh và quy chế quản lý các đoàn ra, đoàn vào của Bộ Văn hoá - Thông tin.

Điều3. Những người được cử đi nước ngoài phải đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị cũng như điều kiện của các tổ chức quốc tế và phía mời đề nghị.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤTHỂ

I - Đối với đoàn ra nước ngoài:

Điều 4. Đối tượng được xét duyệt ra nước ngoài

1. Cán bộ, công chức, công nhân viên trong biên chế nhà nước thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin.

2. Những người làm công theo chế độ hợp đồng dài hạn từ 1 năm trở lên do đơn vị trực tiếp quản lý và trả lương.

3. Học sinh các trường Đại học, Cao đẳng,Trung học thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin.

4. Cán bộ thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin đã giải quyết chính sách (nghỉ hưu, mất sức....) ra nước ngoài do yêu cầu nhiệm vụcần thiết của Bộ Văn hoá - Thông tin, được Bộ trưởng chỉ định và quyết định.

5. Các nghệ sĩ, các nhà hoạt động văn hoá,các nghệ nhân tự do được mời tham gia các đoàn đi công tác nước ngoài do Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức.

Điều 5. Những người thuộc một trong những trường hợp sau đây không được xét duyệt ra nước ngoài :1. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự hoặc đang bị cơ quan điều tra yêu cầu chưa cho xuất cảnh.

2. Người đã vi phạm quy chế xuất nhập cảnh,bị xử phạt từ cảnh cáo hành chính trở lên thì chưa được xuất cảnh trong thời gian từ 1 năm đến 5 năm, tính từ ngày bị xử lý vi phạm.

3. Người bị nước ngoài trục xuất vì vi phạm pháp luật của nước sở tại. Nếu hành vi đó là nghiêm trọng, có hại cho lợi ích và uy tín của Việt Nam thì không được xuất cảnh trong thời gian từ 1 đến 5 năm, tính từ ngày trở về Việt Nam.

4. Các trường hợp khác vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tư an toàn xã hội.

5. Người mà Bộ Y tế đề nghị chưa cho xuất cảnh vì lý do y tế.

6. Người có biểu hiện sai mục đích chuyến đi.

7. Người đang bị thanh tra, kiểm tra về kinh tế, quản lý điều hành, người đang chờ xử lý kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật.

Điều 6. Xuất cảnh về việc riêng (thăm thân nhân, du lịch)

Bộ chỉ xem xét và đề nghị Bộ Công an (CụcQuản lý xuất nhập cảnh) giải quyết thủ tục trong trường hợp sau:

Cán bộ, công chức, công nhân viên trong biên chế đi thăm thân nhân ở nước ngoài là bố, mẹ, chồng, vợ, con và đi du lịch theo các Tour của Công ty Du lịch.

Điều 7.Xét duyệt chủ trương

Vụ Hợp tác Quốc tế là đơn vị trực tiếp giúp Bộ trưởng trong việc trình lãnh đạo Bộ quyết định về chủ trương cử tất cả các đoàn đi công tác nước ngoài do Bộ Văn hoá - Thông tin quản lý và đi học ngắn hạn dưới 3 tháng (có ý kiến của Vụ Đào tạo) trừ các đoàn đi đào tạo theo chỉ tiêu Nhà nước phân bổ qua Bộ Giáo dục và Đào tạo do Vụ Đào tạo làm tờ trình trình Lãnh đạo Bộ.

Điều 8. Xét duyệt nhân sự

1. Thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài:

1.1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ra nước ngoài của Bộ trưởng;1.2. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định việc ra nước ngoài của các Thứ trưởng;

1.3. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (hoặc uỷ quyền cho Thứ trưởng thường trực) quyết định việc cử ra nước ngoài đối với các Vụ trưởng, Cục trưởng và tương đương của khối quản lý hành chính Nhà nước;

1.4. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ủy quyền cho các Thứ trưởng phụ trách khối quyết định việc cử người ra nước ngoài công tác đối với cán bộ, công chức, nhân viên trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước (kể cả người làm công theo chế độ hợp đồng dài hạn từ 1 năm trở lên) thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin.

1.5. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ủy quyền do Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ ra văn bản gửi Bộ Công an cấp hộ chiếu phổ thông cho tất cả các trường hợp đi nước ngoài theo quy định riêng.

2. Xét duyệt nhân sự:

2.1. Vụ Tổ chức Cán bộ là cơ quan trực tiếp giúp Bộ trưởng trong việc xét duyệt nhân sự các đoàn ra nước ngoài. Lãnh đạo Bộ không duyệt nhân sự các đoàn ra nước ngoài khi chưa có ý kiến thẩm định về nhânsự của Vụ Tổ chức Cán bộ;

2.2. Trên cơ sở ý kiến đề nghị của Thủ trưởngcác cơ quan đơn vị cử cán bộ ra nước ngoài, Vụ tổ chức Cán bộ nghiên cứu, thẩm định và trình Bộ trưởng xem xét và quyết định;

2.3. Vụ Hợp tác Quốc tế làm tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét duyệt và quyết định trong trường hợp nhân sự là Bộtrưởng;

d) Vụ Đào tạo chuẩn bị nhân sự các đoàn, cá nhân đi đào tạo dài hạn từ 3 tháng trở lên và đào tạo theo đường Nhà nước phân bổ chỉ tiêu trao đổi với Vụ Tổ chức Cán bộ và Vụ Hợp tác Quốc tế trước khi trình Bộ trưởng quyết định.

Điều 9. Xét duyệt và cấp ngân sách đoàn ra:

1. Vụ Tài chính Kế toán là đơn vị trực tiếp giúp Bộ trưởng trong việc xét duyệt kinh phí các đoàn ra bằng ngân sách ngoại tệ của Bộ và ngân sách tự có của các đơn vị để đảm bảo chi tiêu theo đúng các định mức quy định của Bộ Tài chính và giải quyết các thủ tục cấp phát, thanh quyết toán ngân sách cho các đoàn ra của Bộ.

2. Ngân sách ngoại tệ hàng năm của Bộ chỉ cấp cho các đoàn ra nằm trong kế hoạch A của đoàn ra hàng năm do Vụ Hợp tác Quốc tế tổng hợp và được Bộ trưởng phê duyệt. Hạn chế đến mức thấp nhất việc cấp ngân sách ngoại tệ cho các đoàn đột xuất ngoài kế hoạch. Trong trường hợp này, Vụ Hợp tác Quốc tế và Vụ Tài chính Kế toán phải giải trình rõ nguồn ngân sách trước khi trình lãnh đạo Bộ quyết định.

3. Các đoàn ra bằng ngân sách tự có của đơn vị phải có ý kiến của Vụ Tài chính Kế toán trước khi trình lãnh đạo Bộ quyết định.

4. Tuần cuối cùng hàng quý, Vụ Tài chính Kế toán thông báo bằng văn bản tổng hợp quyết toán đoàn ra trong quý cho lãnh đạo Bộ để lãnh đạo Bộ có cơ sở điều chỉnh ngân sách ngoại tệ cho các đoàn thuộc loại B trong kế hoạch đoàn ra đã được Bộ trưởng phê duyệt và các đoàn ra đột xuất.

Điều 10. Hồ sơ cử đoàn đi công tác nước ngoài :

1. Hồ sơ gửi Vụ Hợp tác Quốc tế để trình chủ trương gồm :

1.1. Công văn đề nghị của đơn vị (có ý kiếncủa Cục chuyên ngành hoặc Tổng Công ty nếu đơn vị là thành viên của Tổng Công ty).

1.2. Giấy mời của đối tác nước ngoài hoặc trong nước (bản gốc).

 1.3. Tài liệu khác (nếucó).

1.4. ý kiến của Vụ Tài chính Kế toán trong trường hợp đi bằng ngân sách của đơn vị.

2. Hồ sơ gửi Vụ Tổ chức Cán bộ để ra quyết định nhân sự gồm :

2.1. Phiếu xin ý kiến của Vụ Hợp tác Quốc tế trình về chủ trương đoàn ra đã có chỉ đạo của lãnh đạo Bộ (bản sao do Vụ Hợp tác Quốc tế chuyển).

2.2. Công văn đề nghị của đơn vị (có ý kiến của Cục chuyên ngành hoặc Tổng Công ty nếu đơn vị là thành viên của Tổng Công ty).

2.3. Giấy mời của đối tác nước ngoài hoặctrong nước (bản sao).

2.4. Đối với các đoàn tổng hợp, thành phần gồm nhiều cơ quan tham gia cần có công văn đồng ý cử của đơn vị có người được mời tham gia đoàn, nếu là nghệ sĩ, các nhà hoạt động văn hoá, các nghệ sĩ tự do phải có ý kiến bằng văn bản của Sở Văn hoá - Thông tin địa phương và xác nhận lý lịch của Công an địa phương.

2.5. Trích yếu lý lịch cá nhân (theomẫu).

2.6. Với địa bàn đặc biệt nhạy cảm phải có cam đoan cá nhân (có hướng dẫn cụ thể).

3. Hồ sơ gửi Vụ Tài chính Kế toán để lấy ngân sách gồm :

3.1. Quyết định cử đoàn ra (bản chính).

3.2. Giấy mời của đối tác nước ngoài hoặctrong nước (bản chính).

3.3. Báo giá của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam hoặc các báo giá của các hãng hàng không, trong đó phải có của Hàng không Việt Nam để so sánh (của quầy Ngân sách).

3.4. Báo giá cước (nếu đoàn mang theo đạo cụ).

4. Hồ sơ gửi Vụ Đào tạo trong trường hợp đi học dài hạn từ 3 tháng trở lên và đi học theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước phân bổ, gồm :

4.1. Công văn đề nghị của đơn vị (có ý kiến của Cục chuyên ngành hoặc Tổng Công ty nếu đơn vị là thành viên của Tổng Công ty).

4.2. Giấy mời của đối tác nước ngoài hoặc trong nước (bản chính).

4.3. Quyết định chỉ tiêu đi học của cơ quan có thẩm quyền.

4.4. Lý lịch cá nhân.

4.5. Hồ sơ khác (nếucó).

5. Hồ sơ đi nước ngoài về việc riêng gửi VụTổ chức Cán bộ gồm :

5.1. Đơn xin nghỉ phép cánhân.

5.2. Trích yếu lý lịch (theomẫu).

5.3. Công văn của đơn vị.

5.4. Giấy mời của thân nhân (hoặc thông báo của tour du lịch).

6. Thời gian gửi hồ sơ:

Các đơn vị phải gửi hồ sơ đề nghị đi nước ngoài về các Vụ chức năng ít nhất trước 15 ngày khi đoàn hoặc cá nhân đi nước ngoài. Các Vụ chức năng không chịu trách nhiệm về sự chậm chễ của đoàn đi thuộc các đơn vị chưa làm đúng hoặc chưa đủ các thủ tục hồ sơ theo quy định.

II. Đối với các đoàn vào:

Điều 11.Vụ Hợp tác Quốc tế là cơ quan tham mưu trực tiếp giúp Bộ trưởng quản lý tất cả các đoàn vào Việt Nam quan hệ làm việc trong lĩnh vực Văn hoá - Thông tin và có những nhiệm vụ sau :

- Trình bộ trưởng xin chủ trương và ra quyết định đón tất cả các đoàn vào;

- Hướng dẫn các đơn vị xây dựng nội dung vàchương trình làm việc của các đoàn;

- Thẩm định dự trù kinh phí đón đoàn do cácđơn vị xây dựng theo đúng chương trình hoạt động đã được duyệt trước khi trình Vụ Tài chính Kế toán câp ngân sách;

- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch đón đoàncủa các đơn vị;

- Tổng hợp và đánh giá hoạt động của tất cảcác đoàn vào hàng năm của Bộ.

Điều 12. Vụ Tài chính Kế toán là đơn vị quản lý tài chính tất cả các đoàn vào Việt Nam quan hệ làm việc trong lĩnh vực Văn hoá - Thông tin và có nhiệm vụ sau :

- Duyệt hạn mức kinh phí đón đoàn và cấp ngân sách theo dự trù đã được Vụ Hợp tác Quốc tế thẩm định;

- Theo dõi việcchi tiêu của các đoàn vào;

- Tổng hợp hàng quý, hàng năm quyết toán tất cả các đoàn vào và  thông báo cho Vụ Hợp tác Quốc tế để lên bảng tổng hợp đoàn vào báo cáo lãnh đạo Bộ.

Điều13. Kể từ khi khách vào Việt Nam đến khi khách rời khỏi Việt Nam, cơ quan đơn vị đón tiếp là người chịu trach nhiệm chính trong việc quản lý khách. Phải phối hợp chặt chẽ với Vụ Hợp tác Quốc tế và các cơ quan ngoại giao, công an, đơn vị hữu quan khác để đảm bảo nội dung và chương trình đề ra.

III.Báo cáo kết quả và quản lý hộ chiếu:

Điều 14. Báo cáo kết quả :

Chậm nhất sau 10 ngày khi kết thúc các hoạt động đối ngoại (cả đoàn ra và đoàn vào) các đơn vị hoặc cá nhân phải báo gửi về Bộ:

1. Gửi cho Vụ Tổ chức Cán bộ :

+ Báo cáo kết quả và ý kiến đánh giá đoàn ra

2. Gửi cho Vụ Hợp tác Quốc tế :

+ Báo cáo kết quả và ý kiến đánh giá đoàn ra

+ Báo cáo kết quả và ý kiến đánh giá đoàn vào

3. Gửi cho Vụ Tài chính Kế toán :

+ Quyết toán tài chính đoàn ra (theo Công vănsố 1450/VHTT – TCKT ngày 23 tháng 4 năm 2001 của Bộ Văn hoá - Thông tin)

+ Quyết toán tài chính đoàn vào

4. Vụ Đào tạo : Báo cáo kết quả đi học ngắn hạn hoặc dài hạn.

Điều15. Thu nộp hộ chiếu:

1. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm quản lý hộ chiếu của tất cả cán bộ, công chức, nhân viên thuộc đơn vị mình, có nhiệm vụ :

+ Thu hồi hộ chiếu của các đoàn, cá nhân của đơn vị đi công tác nước ngoài về, chậm nhất sau 7 ngày nộp về Bộ (Vụ Tổ chức Cán bộ) để quản lý;

+ Thu hồi hộ chiếu đã cấp của các đối tượng thuộc đơn vị quản lý như : Nghỉ hưu, ra khỏi biên chế, chấm dứt hợp đồng lao động, bị chết, bị mất tích, tốt nghiệp ra trường và nộp về Bộ (Vụ Tổ chức Cán Bộ) để chuyển cho cơ quan cấp hộ chiếu để huỷ;

+ Các trường hợp bị mất hộ chiếu phải thông báo ngay cho cơ quan cấp hộ chiếu đó để báo huỷ;

+ Các trường hợp dùng hộ chiếu trái mục đích, ở lại nước ngoài quá thời hạn được phép hoặc không về nước phải báo cáo ngay với Bộ và với cơ quan cấp hộ chiếu được biết để có biên pháp xử lý.

2. Thủ trưởng cácđơn vị có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo và thu nộp hộ chiếu đối với các đoàn, cá nhân của đơn vị khi đi công tác nước ngoài về, nếu đơn vị không thực hiện việc nộp báo cáo kết quả chuyến đi và thu nộp hộ chiếu về Bộ theo quy định, Bộ sẽ không giải quyết và quyết định đi công tác, học tập, biểu diễn... ở nước ngoài đối với các đoàn, cá nhân của đơn vị đề nghị cử đi nước ngoài lần tiếp theo.

- Những cá nhân nào không thực hiện hoặc vi phạm quy định về báo cáo kết quả chuyến đi và không nộp hộ chiếu sẽ không được xét ra nước ngoài những lần tiếp theo.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Tất cả cán bộ,công chức, nhân viên được Bộ Văn hoá - Thông tin cử đi công tác, học tập, biểu diễn.... ở nước ngoài và đi nước ngoài về việc riêng đều phải về nước đúng quy định và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Bản quy chế.

Điều17. Các Vụ, Cục,Tổng Công ty căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị, trên cơ sở các quy định của Ban quy chế này mà tổ chức, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt trong việc cử các đoàn ra cũng như đón các đoàn vào.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Khoa Điềm

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.