Sign In

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH 
ĐỒNG THÁP
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

Số: 85/2016/NQ-HĐND

Đồng Tháp, ngày 08 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

Về phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sa Đéc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

___________________

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 127/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Tỉnh; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua nội dung phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sa Đéc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với một số nội dung như sau:

1. Mục đích

-    Xây dựng thành phố Sa Đéc trở thành thành phố văn minh, hiện đại, sáng tạo, kết nối với thành phố Cao Lãnh và các huyện, thị xã khác trong Tỉnh; là trung tâm kinh tế, văn hoá, du lịch, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp đô thị công nghệ cao, trong đó, chú trọng phát triển du lịch gắn với phát triển đô thị và ứng phó có hiệu quả với tác động của biến đối khí hậu.

-    Đến năm 2020, xây dựng thành phố Sa Đéc là đô thị mang bản sắc Hoa, đạt đô thị loại II và là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch phía Nam Sông Tiền; tạo vòng cung kết nối kinh tế ven sông Tiền giữa thành phố Sa Đéc và thành phố Cao Lãnh với các địa phương lân cận như: huyện Cao Lãnh, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò và huyện Châu Thành.

-    Đến năm 2030, phấn đấu Sa Đéc trở thành đô thị loại I, trung tâm triển lãm và Hội nghị khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với khả năng kết nối các thành phố trong khu vực và là Trung tâm sáng tạo hỗ trợ cho nông nghiệp - thực phẩm, thuỷ sản, hoa kiểng; hương dược liệu - nước hoa.

2. Nhiệm vụ, giải pháp

a)       Về công tác quy hoạch, phát triển đô thị

Hoàn thiện quy hoạch và từng bước xây dựng thành phố Sa Đéc văn minh, hiện đại với 05 trục đặc trưng đô thị: hoa kiểng, hương dược phẩm, tiện ích đô thị, sản phẩm sau gạo và làng bột; gắn với xây dựng, đồi mới hình ảnh cửa ngõ ra, vào thành phố cả về đường bộ lẫn đường thuỷ, tạo được nét nổi bật, đặc trưng của thành phố hoa. Ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến giao thông kết nối liên vùng, phối hợp với thành phố Cao Lãnh quy hoạch, xây dựng một số kết cấu hạ tầng tiện ích kết nối sử dụng chung cho cả hai đô thị.

Tập trung hoàn thành Dự án Điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào cuối năm 2017. Lập Quy chế quản lý phát triền không gian kiến trúc đô thị để hình thành đô thị đặc trưng của Tỉnh, chú trọng bảo tồn, tôn tạo các công trình cồ, xây dựng các công trình trong làng hoa, các khu phố đi bộ kết hợp với phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; hoàn thiện hệ thống thoát nước các trục chính và cải tạo hạ tầng thông tin liên lạc một số tuyến đường nội ô thành phố.

b)   Về phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng du lịch đặc trưng, gắn với thúc đẩy khởi nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp

- Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, mời gọi đầu tư siêu thị, khu trung tâm thương mại - tài chính và trung tâm triển lãm, hội nghị trong không gian hoa kiểng và thực vật Mekong, phát triển những ngành công nghiệp mới, có trình độ công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, như hương dược liệu - nước hoa.

-   Liên kết phát triển, nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng gạo và các sản phẩm sau gạo. Phát triển nồng nghiệp đô thị, hình thành Trung tâm nghiên cứu, sáng tạo hỗ trợ cho nông nghiệp - thực phẩm, thủy sản và hoa kiểng trên nền tảng phát triển từ Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của Tỉnh.

-   Đầu tư nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng du lịch. Định hướng phát triển cù lao Đông Giang thành trung tâm du lịch, dịch vụ chiến lược, kết nối với các điểm du lịch khác trong Tỉnh và hình thành các điểm, tuyến du lịch hoàn chỉnh, phấn đấu trở thành điểm dừng chân hấp dẫn đối với tàu du lịch quốc tế. Kết hợp đầu tư xây dựng Công viên hoa Sa Đéc từ nguồn vốn Nhà nước và xã hội hoá, trở thành Trung tâm tổ chức các sự kiện lớn về hoa, giới thiệu văn hoá hoa, văn hoá lúa gạo của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

- Chỉnh trang và khai thác các giá trị của quần thể nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, chùa Kiến An Cung và các điểm di tích văn hoá, lịch sử, tâm linh của thành phố. Khuyến khích phát triển theo quy hoạch loại hình du lịch cộng đồng hòa vào không gian sống và sinh hoạt của người dân (homestay). Bảo tồn, phát huy văn hoá hoa kiểng độc đáo được trồng trên giàn và nét đẹp làng hoa vào mùa nước nổi; nâng cấp làng nghề lúa gạo, đặc biệt là làng nghề bột, kêt hợp với quảng bá hoạt động ầm thực đa dạng từ bột.

- Xây dựng Chương trình khởi nghiệp của thành phố, khơi dậy và hun đúc tinh thần khởi nghiệp, tinh thần doanh nhân trong mọi người dân; khuyến khích các ý tưởng tốt mạnh dạn khởi nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách về xúc tiến thương mại, hỗ trợ pháp lý, đào tạo lao động,...Phát huy hiệu quả nguôn lực của doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công - tư để phát triển thành phố.

c)     Phát triển văn hoá - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phô Sa Đéc, đảm bảo cho thành phố Sa Đéc hoàn thành sớm các chỉ tiêu chung của Tỉnh về phát triển văn hóa, xã hội. Xây dựng con người Sa Đéc có nếp sống văn minh của đô thị du lịch, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ứng xử lịch sự, hiền hoà, thân thiện, tham gia tích cực giữ gìn môi trường.

Tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố.

d)    Về thu hút đầu tư, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển

-   Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo ngành nghề, lĩnh vực thu hút đầu tư, các công trình theo cấp đô thị thành phố với các hình thức đầu tư thích họp nhất. Chú trọng công tác kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các dự án quan trọng về hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

-   Thu hút nguồn vốn xã hội hóa, vốn hỗ trợ của Trung ương để đầu tư xây dựng hoàn thiện các tuyến giao thông kết nối liên vùng, kè chống sạt lở bảo vệ bờ sông, kết hợp phát triển các bến thuỷ nội địa phục vụ tàu du lịch, khai thác Cảng Sa Đéc, dịch vụ logistics.

-   Ưu tiên các nguồn vốn của Tỉnh để đầu tư vào các dự án trọng điểm tạo động lực phát triển thành phố, nhất là các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, liên huyện, các dự án kè chống sạt lở bảo vệ bờ sông Sa Đéc. Đầu tư xây dựng 02 đường vành đai Tây Bắc để mở rộng không gian đô thị, phát triển hoa kiểng và du lịch.

3. Nguồn lực thực hiện

Nguồn lực thực hiện trên cơ sở nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn ngân sách Tỉnh hỗ trợ, nguồn lực xã hội hóa. Trong đó:

-   Nguồn vốn ngân sách Tỉnh hỗ trợ giai đoạn 2016-2020 cho thành phố Sa Đéc khoảng 700 tỷ đồng để bố trí thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, các công trình, dự án trọng điểm để mở rộng đô thị, xây dựng hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch tạo sự kết nối và tạo điều kiện đề các thành phần kinh tế đầu tư (kèm theo phụ lục).

- Đối với các dự án, công trình đầu tư chưa cân đối được nguồn vốn, nhưng do yêu cầu phát triển cần phải đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố, các sở, ngành liên quan đến dự án, công trình đầu tư cần có giải pháp thu hút đầu tư, tranh thủ các nguồn vốn khác, vốn xã hội hóa để cân đối thực hiện, trong đó chú trọng tranh thủ các chương trình hỗ trợ đầu tư của Trung ương, vốn ODA, PPP...

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân Tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị quyết, sơ kết, tồng kết và báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân Tỉnh.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp Khóa IX, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.

Nơi nhận:
- VPQH, VPCP (I,II), Ban công tác Đại Biểu;
- Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ;

- Bộ Tài chính;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư Pháp);

- TT/TU, UBND tỉnh, UBMTTQ VN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy,
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- TT/HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã;
- Công báo tỉnh;
- Lưu VT, TH, (T).

CHỦ TỊCH


(Đã ký)

 

Phan Văn Thắng