Sign In

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

V/v Ban hành Quy định về trình tự lập h sơ, giao nhận, phân loại, quản lý và nuôi dưỡng đối tượng xã hội

________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

 

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21-06-1994;

Căn cứ quyết định số 600/LĐTBXH-QĐ ngày 15-4-1995 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy định quản lý các Trung tâm Xã hội;

Theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này Quy định về trình tự lập hồ sơ, giao nhận, phân loại, quản lý và nuôi dưỡng đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Quy định gồm 05 chương và 12 điều.

Điu 2: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Giám đốc Trung tâm Xã hội tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.

 

                                                                                                TM. UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

                                                                                                                 KT. CHỦ TỊCH

                                                                                                                PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

                                                                                                             Nguyễn Văn Nhân

 

 

 

QUY ĐỊNH

Về trình tự lập h sơ, giao nhận,
phân loại, quản lý và nuôi dưỡng đối tượng xã hội

(Ban hành kèm theo Quyết định số 528/1998/QĐ-UB ngày 26/10/1998 của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu)

 

Chương I

ĐỐI TƯỢNG ĐƯA VÀO TRUNG TÂM XÃ HỘI

Điu 1: Những người được đưa vào Trung tâm Xã hội tỉnh là những người thuộc một trong các nhóm đối tượng sau đây:

1.1. Người tàn tật về thể chất và tâm thần: Là người mất khả năng lao động, không tự nuôi sống được bản thân, không có người thân thích để nương tựa.

1.2. Người già yếu cô đơn: Nam từ 60 tuổi trở lên, Nữ từ 55 tuổi trở lên sống độc thân hoặc có vợ, có chồng nhưng không có con, cháu người thân thích trông nom, có con nhưng bị con cái ruồng bỏ, không có nguồn thu nhập nào khác để sống.

1.3. Trẻ mồ côi: Trẻ dưới 15 tuổi, mất cả cha lẫn mẹ, không có người thân thích nhận nuôi dưỡng; trẻ mất cha hoặc mẹ nhưng người còn lại bị tàn tật, mất khả năng nuôi dưỡng con cái.

1.4. Trẻ vô thừa nhận: Trẻ từ 0 tuổi đến dưới 15 tuổi bị bỏ rơi không rõ nguồn gốc, quê quán.

1.5. Người lang thang: Người đi lang thang xin ăn bị thu gom đang phân loại làm thủ tục để đưa về quê hoặc về Trung tâm xã hội.

1.6. Đối tượng khác: Đối với người đang hưởng chính sách xã hội như hưu trí, mất sức lao động và những trường hợp đặc biệt khác nếu như có nhu cầu vẫn được xem xét, tiếp nhận.

Chương II

TRÌNH T LẬP HỒ ĐƯA ĐỐI TƯỢNG VÀO TRUNG TÂM

Điều 2: Đối với bản thân hoặc thân nhân đối tượng:

2.1. Phải làm đơn xin vào Trung tâm Xã hội trong đơn phải có cam kết của gia đình, xác nhận của chính quyền địa phương theo quy định của Nhà nước trong việc đón nhận đối tượng trở lại để chăm sóc tại gia đình hoặc cộng đồng khi có đủ các điều kiện và được Trung tâm xã hội thông báo.

2.2. Đối với người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật kèm theo đơn phải có hồ sơ sức khỏe do bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận, sơ yếu lý lịch và các giấy tờ khác (nếu có).

2.3. Đối với trẻ vô thừa nhận, người lang thang bị thu gom phải có biên bản của các cơ quan chức năng thay cho việc làm đơn.

Điu 3: Đối với chính quyền Phường, Xã:

3.1 Tiếp nhận đơn của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng do địa phương mình quản lý có trách nhiệm xác nhận đơn trình bày và hoàn cảnh gia đình đối tượng, cùng gia đình tạo mọi điều kiện thuận lợi để đối tượng trở về gia đình và hòa nhập với cộng đồng.

3.2 Đối với các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, không có người thân; người lang thang xin ăn, cấp phường, xã phải thu gom thay cho việc làm đơn, sau đó lập biên bản liên tịch ở cấp xã, phường gồm có đại diện: UBND phường, xã, Công an, Đoàn thể cùng cấp và cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội về việc xác nhận đối tượng xã hội không nơi nương tựa cần được giúp đỡ.

Điu 4: Đối với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố, thị xã:

Trên cơ sở đơn trình bày của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng có xác nhận của chính quyền địa phương, Phòng Lao động Thương binh và xã hội các huyện, thành phố, thị xã phải tiến hành kiểm tra thực tế hoàn cảnh của đối tượng nếu đúng, đủ điều kiện thì hoàn thiện các hồ sơ để gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh.

Điu 5: Đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh:

Tiếp nhận hồ sơ do Phòng Lao động, Thương binh và xã hội các huyện, thành phố, thị xã gửi đến chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ; căn cứ vào khả năng của Trung tâm Xã hội; ra quyết định tiếp nhận khi xét thấy đã có đủ hồ sơ (theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 600/LĐTBXH-QĐ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) và các điều kiện cần thiết (số lượng, chỉ tiêu đã được UBND tỉnh hoặc cơ quan cấp trên phê duyệt).

Điu 6: Đối với Trung tâm Xã hội tỉnh:

Trung tâm xã hội tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ cho từng đối tượng; hồ sơ bao gồm:

+ Quyết định tiếp nhận vào Trung tâm Xã hội của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

+ Đơn xin vào Trung tâm Xã hội của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng.

+ Sổ Y bạ; lập mới Sổ Y bạ hoặc kế thừa Sổ Y bạ cũ (nếu có).

+ Giấy tạm trú do Công an nơi Trung tâm đóng trụ sở cấp.

+ Giấy cam kết của chính quyền địa phương nơi đối tượng đi, về sự tiếp nhận đối tượng trở lại quê hương khi đủ tuổi trưởng thành (đối với trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang).

+ Các giấy tờ cá nhân khác (nếu có).

Sau khi tiếp nhận đối tượng, hoàn chỉnh việc lập hồ sơ. Trung tâm phải phân loại theo nhóm đối tượng để quản lý, mở sổ sách theo dõi đối tượng, sổ sách theo dõi phải ghi chép đầy đủ các nội dung sau:

+ Họ tên; giới tính, ngày, tháng, năm sinh; nơi thường trú trước khi vào Trung tâm; lý do vào; lý do ra và những thông tin cần thiết khác (nếu có).

+ Với trẻ em dưới 15 tuổi, ngoài các nội dung nói trên cần ghi rõ thêm về cha, mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp.

+ Trẻ em vô thừa nhận, nếu không thể ghi được các thông tin trên thì phải ghi tuổi ước đoán; đặc điểm nhận dạng khi tiếp nhận và những chứng cứ khác kèm theo biên bản. Với trẻ này sau 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận, Trung tâm Xã hội phải báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội ra quyết định tiếp nhận và làm việc với chính quyền địa phương để làm các thủ tục khác.

Trung tâm Xã hội chỉ tiếp nhận đối tượng khi có quyết định tiếp nhận của Sở Lao động Thương binh và xã hội. Trong trường hợp đặc biệt khẩn cấp, đe dọa tính mạng của đối tượng, Trung tâm Xã hội có thể tiếp nhận nhưng sau đó phải báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội ra quyết định tiếp nhận, chậm nhất là sau 07 ngày.

Điu 7: Đơn xin vào Trung tâm; biên bản xác nhận đối tượng; văn bản đề nghị của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh; quyết định tiếp nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh đều phải theo mẫu quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Chương III

QUẢN LÝ, GIÁO DỤC, CHỮA BỆNH, DẠY NGH

Điều 8: Trung tâm Xã hội tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức giáo dục, phục hồi chức năng cho các đối tượng theo đúng chính sách hiện hành, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, cụ thể như sau:

8.1 Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để tổ chức việc tiếp nhận, quản lý giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề và tổ chức sản xuất, tạo việc làm bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, sức khỏe, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi khi họ trở về hòa nhập với cộng đồng.

8.2 Tổ chức dạy văn hóa, xóa mù chữ tại chỗ cho những đối tượng trên 15 tuổi chưa biết chữ.

Với trẻ dưới 15 tuổi chưa học hết tiểu học, Trung tâm xã hội tỉnh phối hợp với Phòng Giáo dục Đào tạo địa phương tổ chức dạy để trẻ được học chữ, hướng nghiệp phù hợp với Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trẻ có năng khiếu cần tạo điều kiện để trẻ học cao hơn và phát triển tài năng.

8.3 Lập kế hoạch và Tổ chức thực hiện tốt các chế độ kinh phí phục vụ cho các sinh hoạt, chữa bệnh, phục hồi chức năng, học tập, dạy nghề và lao động, kinh phí chuyển trả đối tượng, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đổng... cho từng đối tượng theo quy định hiện hành và khả năng nguồn kinh phí địa phương.

8.4 Có biện pháp thu hút mọi đối tượng tham gia lao động sản xuất, xây dựng nơi ăn, ở, cải thiện điều kiện sinh sống, xây dựng tập thể, hoạt động tự quản phù hợp với khả năng, điều kiện sức khỏe của từng đối tượng.

8.5 Mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm cho những đối tượng còn khả năng lao động, tạo cơ hội để họ hòa nhập cộng đồng.

8.6 Làm mọi thủ tục phù hợp với quy định hiện hành và truyền thống dân tộc cho những đối tượng bị chết tại Trung tâm; Nếu đối tượng bị chết không vì lý do già yếu, bệnh tật thì Trung tâm Xã hội phải lập biên bản, có giám định của các cơ quan chuyên môn hữu quan theo quy định hiện hành.

Chương IV

TRẢ ĐỐI TƯỢNG VỀ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 9: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh ra quyết định đưa đối tượng về địa phương khi có đủ các điều kiện sau;

9.1 Đối tượng đã đến tuổi trưởng thành (đối với trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang) hoặc đã có người thân, người đủ tư cách pháp lý nhận làm con nuôi.

9.2 Người tàn tật sau khi đã phục hồi chức năng, được cơ quan có thẩm quyền giám định.

9.3 Cá nhân hoặc gia đình đối tượng làm đơn tự nguyện xin ra.

Điều 10: Trung tâm xã hội tỉnh chỉ trả đối tượng về địa phương khi có quyết định của Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh.

Khi đưa đối tượng về địa phương, Trung tâm Xã hội tỉnh phải lập biên bản giao nhận với chính quyền địa phương nơi đối tượng trở về, tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng trở về sinh sống, hòa nhập với cộng đồng.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11: Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Việc bổ sung sửa đổi quy định này do UBND tỉnh quyết định.

Các quy định trước đây trái với quy định này đều được bãi bỏ.

Điều 12: Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai và chỉ đạo Trung tâm xã hội tỉnh thực hiện quy định này trên địa bàn tỉnh./.

 

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Nhân