Sign In

THÔNG TƯ

Công bống nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam.

_______________

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư công bống nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam.

Điều 1. Công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam

Vùng nước cảng biển Quảng Nam thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam bao gồm:

1. Vùng nước cảng biển Quảng Nam tại khu vực Kỳ Hà.

2. Vùng nước cảng biển Quảng Nam tại khu vực Cù Lao Chàm.

Điều 2. Phạm vi vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam

Phạm vi vùng nước cảng biển Quảng Nam thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam được xác định tại mực nước thủy triều lớn nhất, được quy định cụ thể như sau:

1. Phạm vi vùng nước cảng biển Quảng Nam tại khu vực Kỳ Hà:

a) Ranh giới về phía biển:

Được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm KH1, KH2, KH3, KH4 và KH5 có tọa độ như sau:

KH1: 15°30’18.1”N; 108°38’00.0”E;

KH2: 15°32’00.0”N; 108°38’00.0”E;

KH3: 15°32’00.0”N; 108°43’30.0”E;

KH4: 15°27’00.0”N; 108°43’30.0”E;

KH5: 15°27’00.0”N; 108°41’52.0”E.

b) Ranh giới về phía đất liền:

Từ điểm KH5 chạy dọc theo mép bờ biển về phía Bắc qua mũi Trạm đèn biển Kỳ Hà, tiếp tục chạy theo ven bờ về phía Tây Nam nối với điểm TG1 (tọa độ: 15°27’42.9”N; 108°40’03.6”E). Từ điểm TG1 nối thẳng đến điểm TG2 (tọa độ: 15°27’42.9”N; 108°39’44.7”E). Từ điểm TG2 tiếp tục chạy dọc theo ven bờ về phía Tây Bắc nối với điểm TG3 (tọa độ: 15°27’00.0”N; 108°38’33.0”E). Từ điểm TG3 cắt ngang sông Bến Ván nối với điểm TG4 (tọa độ: 15°27’00.0”N; 108°38’00.0”E). Từ điểm TG4 tiếp tục chạy dọc theo ven bờ về phía thượng lưu đi qua Bến cảng Chu Lai đến điểm TG5 (tọa độ: 15°28’40.8”N; 108°37’12.0”E). Từ điểm TG5 nối thẳng đến điểm TG6 (tọa độ: 15°28’45.2”N; 108°37’12.0”E). Từ điểm TG6 chạy dọc theo ven bờ về phía Đông Bắc nối với điểm TG7 (tọa độ: 15°28’55.0”N; 108°37’27.8”E). Từ điểm TG7 nối thẳng đến điểm TG8 (tọa độ: 15°28’57.9”N; 108°37’33.4”E). Từ điểm TG8 chạy dọc theo ven bờ về phía Đông Nam nối với điểm TG9 (tọa độ: 15°29’30.0”N; 108°38’30.0”E). Từ điểm TG9 cắt ngang nhánh sông Trường Giang nối với điểm TG10 (tọa độ: 15°29’37.5”N; 108°38’38.5”E). Từ điểm TG10 chạy dọc theo ven bờ về phía Đông ra đến Cửa Lở, sau đó chạy dọc theo mép bờ biển về phía Tây Bắc nối với điểm KH1.

2. Phạm vi vùng nước cảng biển Quảng Nam tại khu vực Cù Lao Chàm được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm CLC1, CLC2, CLC3 và CLC4 có tọa độ như sau:

CLC1: 15°53’57.6”N; 108°27’18.7”E;

CLC2: 15°54’50.7”N; 108°27’58.1”E;

CLC3: 15°53’32.6”N; 108°29’50.4”E;

CLC4: 15°52’39.5”N; 108°29’11.0”E.

3. Ranh giới vùng nước cảng biển Quảng Nam tại khu vực Kỳ Hà được xác định trên Hải đồ số VN-50022 do Tổng Công ty Bảo đảm An toàn hàng hải miền Bắc xuất bản ngày 16 tháng 04 năm 2015. Ranh giới vùng nước cảng biển tại khu vực Cù Lao Chàm được xác định trên Hải đồ số VN-50051 do Tổng Công ty Bảo đảm An toàn hàng hải miền Bắc xuất bản ngày 01 tháng 06 năm 2017. Tọa độ các điểm quy định tại Thông tư này áp dụng theo Hệ tọa độ WGS-84 và được chuyển đổi sang Hệ tọa độ VN-2000 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và các khu nước, vùng nước có liên quan khác

Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức công bố vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão cho tàu thuyền vào, rời cảng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và khu nước, vùng nước khác theo quy định.

Điều 4. Trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam

1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động hàng hải tại cảng biển và vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam.

2. Căn cứ vào tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió, mớn nước, trọng tải của tàu thuyền và tính chất hàng hóa, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải và tránh bão trong vùng nước theo quy định, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam

Ngoài phạm vi vùng nước cảng biển quy định tại Điều 2 của Thông tư này, Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam còn có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 và thay thế Thông tư số 51/2011/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Quảng Nam, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Bộ Giao thông vận tải

Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Công