QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế hoạt động của Tổ kiểm tra
liên ngành về nhập khầu gỗ Campuchia
______________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ văn bản số 02/CP.KTTH.m ngày 13/01/1998 của Chính phủ về nhập gỗ Campuchia;
- Căn cứ Quyết định 312/QĐ-UB.TC ngày 19/2/1998 về việc thành lập Tổ kiểm tra liên ngành về nhập gỗ Campuchia;
- Căn cứ tình hình thực tế về kinh doanh gỗ nhập tiểu ngạch qua các cửa khẩu tỉnh An Giang;
- Theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Giám đốc Sở Tư pháp An Giang.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế hoạt động của Tổ Kiểm tra liên ngành về nhập gỗ Campuchia.
Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.- Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH
- Như Điều 3 PHÓ CHỦ TỊCH
- TT TU-TT HĐND
- Sở Tư pháp
- Lưu. (Đã ký)
Nguyễn Hoàng Việt
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ KIỂM TRA LIÊN NGÀNH
VỀ NHẬP KHẨU GỖ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 700/1998/QĐ-UB
ngày 08/4/1998 của UBND Tỉnh)
CHƯƠNG I
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1.- Tổ kiểm tra liên ngành về nhập khẩu gỗ Campuchia là tổ chức hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do UBND Tỉnh quy định, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các loại gỗ nhập từ Campuchia sang trên tuyến biên giới và cửa khẩu thuộc tỉnh An Giang đúng theo các quy định của pháp luật hiện và đầy đủ các thủ tục Hải quan, Kiểm lâm, Biên phòng, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.
Điều 2.- Tổ kiểm tra liên ngành hoạt động theo chương trình và kế hoạch của Tổ.
Tổ trưởng có trách nhiệm hướng dẫn cho các thành viên của Tổ về nghiệp vụ chuyên môn trong công tác kiểm tra gỗ thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ được giao.
Tham mưu cho UBND tỉnh về việc nhập gỗ từ Campuchja qua cửa khẩu An Giang đúng theo quy định của Chính phủ.
Điều 3.- Hàng tháng Tổ kiểm tra tổ chức họp để đánh giá kiểm điểm tình hình hoạt động của Tổ và thông quan chương trình, kế hoạch mới.
CHƯƠNG II
CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Điều 4.- Cơ cấu tổ chức của Tổ kiểm tra liên ngành gồm tổng số 12 đồng chí, cụ thể như sau:
- Kiểm lâm: 06 đ/c: + 1 Tổ trưởng
+ 5 CB đội kiêm lâm cơ động
- Hải quan: 03 đ/c: + 1 thành viên
+ 2 CB nghiệp vụ
(Trưởng hoặc phó Hải quan cửa khẩu và 1 CB chuyên quản).
- Biên phòng: 03 đ/c: + 1 thành viên
+ 2 CB nghiệp vụ
( Trưởng hoặc phó đồn và 1 cán bộ).
Văn phòng thường trực để tiếp nhận hồ sơ trình báo về gỗ của các doanh nghiệp và giải quyết các công việc khác đặt tại Chi cục Kiểm lâm An Giang số 10/1 Châu Văn Liêm, phường Mỹ Bình, Long Xuyên, An Giang, ĐT: 852882.
Tổ sử dụng con dấu của Chi Cục Kiêm lâm.
Điều 5.- Tổ kiểm tra liên ngành có nhiệm vụ sau đây:
1- Hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký, kê khai theo chuyên ngành Biên phòng - Hải quan - Kiểm lâm.
2- Tiếp nhận hồ sơ trình báo của các doanh nghiệp và kiểm tra các loại gỗ khi các doanh nghiệp khai báo. Riêng thành viên Biên phòng - Hải quan là 2 đơn vị thường xuyên giám sát trực tiếp ở biên giới cửa khẩu theo chức năng nhiệm vụ của ngành.
3- Kiểm tra đo đếm gỗ nhập khẩu, chính ngạch đúng theo các quy định hiện hành.
4- Kiểm tra, đo đếm gỗ mua bán tiểu ngạch qua biên giới đúng theo quy định tại các văn bản số 02/CP.KTTH.m ngày 13/1/98 của Chính phủ, công văn 15/VPCP-KTTH.m ngày 19/1/98 của Văn phòng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT - Tổng Cục Hải quan.
5- Tạo điều kiện thuận lợi, nhanh gọn cho các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ dễ dàng đúng theo quy định. Đồng thời kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chống trốn lậu thuế, gian lận thương mại mặt hàng gỗ nhập khẩu quan biên giới tỉnh An Giang.
Điều 6.- Việc phân công trách nhiệm của Tổ Kiểm tra liên ngành được quy định như sau:
1- Tất cả các thành viên của Tổ có nhiệm vụ chung trong việc kiểm tra đo đếm, giám sát khi có gỗ các doanh nghiệp kê khai nhập qua cửa khẩu.
2- Tổ trưởng có trách nhệim điều động, phân công thành viên của Tổ thi hành nhiệm vụ được tỉnh giao.
3- Các thành viên của Tổ cùng phối hợp tuần tra, kiểm tra mặt hàng gỗ trên tuyến biên giới cửa khẩu tỉnh An Giang - Việt Nam.
4- Sau tuyến biên giới, các ngành chức năng kiểm tra số gỗ vận chuyển mua bán, nếu có trường hợp chưa kiểm lâm thì lập hồ sơ vi phạm chuyển giao cho kiểm lâm xử lý theo chuyên ngành.
CHƯƠNG III
KINH PHÍ, PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG
VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 7.- Kinh phí và phương tiện hoạt động.
Các thành viên thuộc đơn vị nào thì sử dụng phương tiện đi lại của đơn vị thành viên đó.
Phương tiện, nhiên liệu, máy móc hư hao trong việc đi lại phục vụ cho công tác kiểm tra lấy từ kinh phí của Tổ kiêm tra.
Điều 8.- Chế độ hội họp, báo cáo.
Tổ trưởng có trách nhiệm tập hợp tình hình và số liệu thực hiện của Tổ báo cáo về trên theo định kỳ hàng tuần (vào ngày thứ sáu), hàng tháng (vào ngày 25).
- Báo cáo tuần, tháng gởi UBND tỉnh, đồng thời gởi các thành viên biết.
- Hàng tuần cán bộ nghiệp vụ chuyên môn họp để nắm tình hình báo cáo.
- Hàng tháng các thành viên Tổ Kiểm tra liên ngành và cán bộ nghiệp vụ họp kiểm điểm tình hình hoạt động của Tổ và báo cáo trước ngày 25.
Điều 9.- Mối quan hệ công tác.
Văn phòng Chi Cục Kiểm lâm làm cơ quan thường trực của Tổ Kiểm tra liên ngành.
Tổ Kiểm tra liên ngành hướng dẫn các doanh nghiệp mua bán gổ nhập khẩu tiểu ngạch trình tự thủ tục khai báo và tiến hành kiểm tra cụ thể như sau:
1- Doanh nghiệp được chỉ định và các doanh nghiệp được UBND tỉnh cho phép nhậu khẩu gổ Campuchia, phải có hợp đồng kinh tế hoặc hóa đơn mua bán gỗ với các thành phần kinh tế phía Campuchia (có lý lịch đối với gỗ tròn + hộp, líp gỗ đối với gỗ xẻ kèm theo).
- Giấy giới thiệu gởi Tổ Kiểm tra liên ngành về kiểm tra gỗ của doanh nghiệp, giấy giới thiệu được photocopy ra cho 3 thành viên để làm hồ sơ lưu (bản gốc Tổ trưởng giữ), hóa đơn bên bán (gỗ tiểu ngạch) được photocopy có công chứng (nếu chữ và số là tiếng Campuchia), bản photo doanh nghiệp giữ (bản gốc Tổ giữ).
- Riêng doanh nghiệp có nhận ủy thác, ủy quyền nhập, thì phải có hợp đồng cụ thể, mọi hình thức thanh toán giao, nhận đều phải có chứng từ giao, nhận.
2- Trước khi kê khai để kiểm tra, doanh nghiệp nhập gỗ phải báo cho Tổ Kiểm tra liên ngành biết để thông báo cho các thành viên của Tổ đến kiểm tra (thành viên trực tiếp tại cửa khẩu Hải quan – Biên phòng).
- Cho phép doanh nghiệp đã kê khai thực tế, nhưng khi kiểm tra đo đếm dư ra, số dư được trừ tỷ lệ cho phép sai biệt trong đo đếm cho phép 10% đối với gỗ tròn và gỗ hộp – 5% đối với gỗ xẻ, số dư so với kê khai ban đầu đều bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại theo Nghị định 01/CP ngày 03/01/1996 của Chính phủ do Tổ Kiểm tra liên ngành đề nghị, UBND tỉnh có quyết định xử lý từng trường hợp cụ thể.
3- Khối lượng tập kết mỗi lần để kiểm tra ít nhất từ 100m3 trở lên cho các loại gỗ từ nhóm 2 đến nhóm 8. Riêng nhóm 1 là 50m3 trở lên.
4- Địa điểm bố trí thuận lợi, phù hợp không gây ảnh hưởng biên giới để dễ dàng kiểm tra, do Tổ liên ngành quy định (có lệnh điều hàng (gỗ) của Tổ trưởng).
5- Cho phép Tổ kiểm tra liên ngành sử dụng búa kiểm lâm đóng vào gỗ đã kiểm tra xong đối với gỗ tròn và gỗ hộp vuông lớn. Đồng thời lập lý lịch đầy đủ rõ ràng để thuận lợi việc lưu thông, vận chuyển sau khi hoàn thành thủ tục đúng theo quy định.
Tuyệt đối nghiêm cấm đóng búa kiểm lâm các loại gỗ chưa kiểm tra đo đếm. Cán bộ kiểm lâm được giao búa kiểm lâm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về số búa kiểm lâm mình quản lý đúng theo QĐ 302 Bộ Lâm nghiệp.
CHƯƠNG IV
KHEN THƯỞNG, XỬ PHẠT
Điều 10.- Tập thể, cá nhân trong Tổ có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt các quy định trong bản Quy chế này sẽ được khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất theo đúng chế độ Nhà nước quy định.
Điều 11. - Mọi trường hợp vi phạm Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử lý hành chính, trường hợp nghiêm trọng sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự.
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12.- Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Điều 13.- Tất cả các thành viên trong Tổ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định trong bản Quy chế này. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì chưa phù hợp hoặc phát sinh cần báo cáo cụ thể với Thường trực UBND tỉnh để có biện pháp sửa đổi, bổ sung.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Hoàng Việt