Sign In

 

 

 

 

THÔNG TƯ CỦA BỘ XÂY DỰNG

Quy định việc thẩm tra giám định thiết kế những
công trình do các đơn vị thuộc Bộ lập

 

Để khắc phục tình hình ngày càng có nhiều sự cố công trình do hồ sơ thiết kế kém chất lượng gây ra. Bộ Xây dựng chủ trương tăng cường quản lý chất lượng thiết kế, trước hết là khâu thẩm tra thiết kế đối với những công trình do các đơn vị thuộc Bộ thiết kế.

Căn cứ Điều 23 "Điều lệ lập, thẩm tra và xét duyệt thiết kế công trình xây dựng" ban hành kèm theo Nghị định 237-HĐBT ngày 19-8-1985 của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định như sau:

1. Tất cả các hồ sơ thiết kế (kỹ thuật, kỹ thuật - thi công) công trình có trong danh mục kèm theo thông tư này do các đơn vị thuộc Bộ xây dựng, Hội Kiến trúc sư, Hội xây dựng lập thiết kế đều phải qua Bộ giám định (không phân biệt chủ quản đầu tư là ai).

2. Bộ uỷ nhiệm Cục giám định thiết kế - xây dựng Nhà nước tổ chức giám định các hồ sơ thiết kế nêu ở mục 1.

Riêng đối với công trình có tầm quan trọng đặc biệt thì tổ chức Hội đồng thẩm tra thiết kế của Bộ (trong đó Cục giám định là cơ quan thường trực) trước khi đưa lên Hội đồng thẩm tra cấp nhà nước.

3. Thể thức giám định.

3.1. Hồ sơ thiết kế gửi giám định gồm:

Tài liệu khảo sát kỹ thuật.

Bản tính toán, thuyết minh.

Các bản vẽ.

Dự toán thiết kế.

Bản thuyết minh nguồn gốc kỹ thuật áp dụng và kết luận của Hội đồng khoa học (nếu có đối với công trình áp dụng kỹ thuật tiến bộ, kỹ thuật xây dựng mới, chưa có trong tiêu chuẩn Nhà nước hiện hành).

3.2. Hồ sơ thiết kế cần giám định gửi về:

Cục giám định thiết kế xây dựng Nhà nước Bộ Xây dựng 37 Lê Đại Hành- Hà Nội.

3.3. Sau khi nhận đủ hồ sơ cần thiết, chậm nhất là 15 ngày đối với những công trình đặc biệt quan trọng và 6 ngày đối với các công trình còn lại, cơ quan giám định phải có công văn trả lời đơn vị thiết kế về kết quả giám định.

3.4. Đơn vị thiết kế trích 5% thiết kế thi công cần giám định để trả cơ quan giám định.

Kinh phí giám định được chuyển cùng hồ sơ thiết kế.

4. Trường hợp cơ quan giám định kết luận (bằng văn bản) hồ sơ thiết kế không đạt yêu cầu (không đảm bảo an toàn công trình, phương án kỹ thuật đã chọn không khả thi) thì đơn vị thiết kế phải sửa đổi thiết kế và phải giám định lại.

Kinh phí giám định lại bằng 70% kinh phí giám định lần đầu

5. Hàng quý, Cục giám định thiết kế xây dựng Nhà nước báo cáo Bộ tình hình giám định thiết kế.

Căn cứ vào báo cáo của Cục giám định, hàng năm Bộ Xây dựng sẽ rà xét và điều chỉnh việc cấp giấy phép hành nghề cho các đơn vị thiết kế thuộc Bộ và các Hội nêu trên.

Đơn vị nào có nhiều hồ sơ thiết kế không đạt yêu cầu sẽ bị thu hồi giấy phép trước kỳ hạn.

6. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các đơn vị nêu ở mục 1 có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Thông tư này

Việc vi phạm các quy định của Thông tư sẽ bị xử lý thích đáng.

 

DANH MỤC

CÁC CÔNG TRÌNH BỘ GIÁM ĐỊNH THIẾT KẾ

(Kèm theo Thông tư số 553 BXD/GĐ

 

TT

Tên loại công trình

Quy mô đặc trưng kỹ thuật

Ghi chú

1

2

3

4

I

Công trình lớn có kỹ thuật phức tạp

 

 

1

Nhà ở và làm việc.

(nhà hành chính, viện, trường học, công trình y tế, trung tâm điều hành, công trình kỹ thuật, ga đường sắt, cửa hàng dịch vụ, trung tâm thương mại, bưu điện).

a) ³ 5 tầng, mà phải xử lý nền.

b) ³ 3 tầng và diện tích sàn

³ 3000m2

- CT kỹ thuật gồm gara ô tô trạm điều hành...

2

Khách sạn, nhà khách:

³ 300 giường và

³ 5 tầng

 

3

Công trình văn hoá:

 

 

 

a) Thư viện, hội trường, rạp hát.

³ 1000 chỗ hoặc

khẩu độ ³ 15m

 

 

b) Bảo tàng

³ 3000 m2

 

 

c) Nghĩa trang

³ 40.000 m2

 

4

Công trình thể thao

 

 

 

- Nhà thi đấu

³ 2.000 m2

 

 

- Sân vận động

³ 40.000 người

 

 

- Bể bơi

dài ³ 50m

 

5

Công trình hàng không

 

 

 

- Ga

³ 500.000 khách/năm hoặc theo số 1

 

 

- Đường hạ, cất cánh, sân đỗ máy bay


L ³ 2100m và B ³ 45m2

 

 

- Hàng ga máy bay

³ 5.000m2

 

6

Công trình cấp thoát nước dầu khí

 

 

 

- Công trình thu nước trạm bơm, trạm xử lý


³ 10.000m3/ngd

 

 

- Công trình xử lý nước hợp khối

³ 6.000m3/ngd

 

 

- Bể chứa nước, dầu

³ 6.000m3/ngd

 

 

- Đường ống dẫn nước, dầu có áp.

f ³ 500 mm

 

 

- Đường ống dẫn không áp

f ³ 2000 mm hoặc diện tích tương đương

 

 

- Đài nước

V ³ 250 m3 và H ³ 25m

 

7

Các công trình giao thông:

 

 

 

- Đường bộ

- Cấp I

 

 

- Đường sắt

- Khổ 1m435mm, cấp thiết kế III

 

 

- Cầu

- Dài ³ 500m hoặc dầm có nhịp L ³ 50m

 

 

- Hầm đường giao thông sắt bộ, tuy nen (cả hầm lò)

- dài ³ 200m hoặc d ³ 10m

 

 

- Cảng biển

³ 5000 tấn

 

 

- Cảng sông

³ 500 tấn

 

8

Cột điện qua sông, cột vô tuyến

h ³ 80 hoặc khoảng vượt ³ 800 m

 

9

Công trình thuỷ lợi

 

 

 

- Đập

h ³ 30 m

 

 

- Cửa van

dấu nước ³ 30 m

 

 

- Trạm bơm

đặt máy Q ³ 10.000 m3/h

 

10

Công trình công nghiệp

 

 

 

- Nhà kho nhà xưởng công nghiệp

a) Khung có nhịp
L
³ 18 m
hoặc cầu trục

Q ³ 10 T
b) 2 tầng, mà nhịp
³ 9 m
c)
³ 5 tầng

Có một trong 3 điều kiện bên

 

- Nhà máy nhuộm in hoa

³ 4.000.000 m2/năm

 

 

- Nhà máy sứ, thuỷ tinh dân dụng

³ 5.000 tấn /năm

 

 

- Nhà máy nhôm

³ 5.000 tấn /năm

 

 

- Lò sản xuất xi măng

 

 

 

- Lò sản sản xuất phân hoá học

 

 

 

- Lò nung men sứ

 

 

 

- Nhà máy sản xuất kính dân dụng

³ 200.000 m2/năm

 

 

- Nhà máy thuỷ tinh CN và sứ cách điện

³ 5000 tấn / năm

 

 

- Nhà máy thuỷ điện

³ 5.000 KW

 

 

- Nhà máy nhiệt điện

³ 3.000 kW

 

 

Chợ và công trình nông nghiệp

chế biến chăn nuôi

- Khung nhịp L ³ 18 m

- ³ 2 tầng và nhịp

L ³ 9 M

- ³ 5 tầng

Có một trong 3 điều kiện bên

II

Các công trình tác động xấu đến môi trường hoặc ngược lại


Mọi quy mô

 

III

Các công trình phải tính chịu tải trọng động đất hoặc nằm trong vùng gió bão lớn, thềm lục địa



Mọi quy mô

 

IV

Các công trình áp dụng kỹ thuật tiến bộ hoặc kỹ thuật xây dựng mới chưa có quy phạm



Mọi quy mô

 

 

Công trình có tầm quan trọng đặc biệt

 

 

 

 

Bộ Xây dựng

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Ngô Xuân Lộc