Sign In

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu tỉnh Tuyên Quang

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

_____________________

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ- CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ Về việc ban hành Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng; Nghị định  số 15/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;

Căn cứ Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý kinh doanh xăng dầu;

Căn cứ Quyết định số 1505/2003/QĐ-BTM ngày 17/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu;

Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày 22/7/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ;

Thực hiện Thông báo số 93-TB/TU ngày 31/5/2006 "Thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh uỷ tại cuộc họp ngày 31/5/2006";

Xét Tờ trình số 160/TTr-STMDL ngày 19/6/2006 của Sở Thương mại và Du lịch và Tờ trình số 83/TTr-SKH ngày 10/7/2006 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc Đề nghị phê duyệt Quy hoạch mạng lưới xăng dầu tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lê Thị Quang

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung cơ bản sau:

1. Quan điểm phát triển:

- Quy hoạch mạng lưới xăng dầu phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các Quy hoạch vùng, các Quy hoạch ngành liên quan và đặc thù mặt hàng xăng dầu (tiêu dùng thiết yếu, dễ cháy nổ ...); Quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu Việt Nam.

- Phát triển mạng lưới xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, địa bàn trọng điểm; theo hệ thống mở, có tính liên kết vùng và kết nối với hệ thống mạng lưới xăng dầu của các tỉnh lân cận và toàn quốc.

- Quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong kiến trúc, xây dựng và các giải pháp công nghệ, kỹ thuật, an toàn phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường phải ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến trong ngành, khu vực đáp ứng được các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, an toàn môi trường, mỹ quan công nghiệp, các quy định - tiêu chuẩn hiện hành.

- Quy hoạch phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển; đảm bảo tính khả thi, hợp lý đáp ứng việc phục vụ đời sống dân sinh đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Đảm bảo hệ thống phân phối xăng dầu hợp lý giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với khả năng cung ứng đến năm 2020.

- Quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu phải được triển khai đồng thời với quy hoạch các hạng mục khác để đảm bảo việc cấp đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng được thuận lợi, đáp ứng nhu cầu dân sinh, cảnh quan, môi trường, sinh thái.

2. Mục tiêu phát triển:

- Tốc độ tăng trưởng khối lượng tiêu thụ xăng dầu qua mạng lưới giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân 15,5% - 17,5%/năm; giai đoạn 2011 - 2020 đạt bình quân 18 - 20%/năm.

- Đảm bảo quy mô tiêu thụ xăng dầu đến năm 2010 gấp 2,1 - 2,2 lần năm 2005; đến năm 2020 gấp 5,2 - 6 lần năm 2010.

- Đảm bảo các điều kiện cho mạng lưới kinh doanh xăng dầu đủ năng lực đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn với tổng khối lượng xăng dầu các loại năm 2010 đạt 74.000 m3, năm 2020 đạt 386.000 m3.

- Hiện đại hoá thiết bị và áp dụng công nghệ bán hàng tiên tiến; mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo thêm việc làm cho người lao động.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn phòng chống cháy nổ tại các điểm kinh doanh xăng dầu; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.

3. Định hướng phát triển:

3.1- Định hướng phát triển về số lượng cửa hàng xăng dầu:

- Giai đoạn 2006 - 2010: Số lượng cửa hàng xăng dầu là 60 cửa hàng, tăng thêm 27 cửa hàng xăng dầu so với năm 2005.

- Giai đoạn 2011 - 2020: Số lượng cửa hàng xăng dầu là 146 cửa hàng, tăng thêm 86 cửa hàng xăng dầu so với năm 2010.

- Tổng số cửa hàng phát triển mới trong giai đoạn 2006 - 2020: 113 cửa hàng.

3.2- Định hướng phát triển về loại cửa hàng xăng dầu:

- Phát triển 1 cửa hàng xăng dầu loại I trên tuyến đường Hồ Chí Minh theo quy định tại Quyết định số 278/2002/QĐ-BTM của Bộ Thương mại;

- Phát triển 59 cửa hàng xăng dầu loại II theo quy định tại Quyết định 278/QĐ-BTM và Thông tư­ số 14/1999/TT-BTM của Bộ Thương mại về hướng dẫn điều kiện kinh doanh xăng dầu. Cụ thể:

+ Phát triển 5 cửa hàng xăng dầu loại II có các hoạt động kinh doanh dịch vụ tổng hợp để nâng cao hiệu quả đầu tư.

+ Phát triển 4 cửa hàng xăng dầu loại II trên tuyến đường Hồ Chí Minh theo quy định tại Quyết định số 278/2002/QĐ-BTM của Bộ Thương mại.

+ Phát triển 50 cửa hàng xăng dầu loại II còn lại theo các quy định tại Thông tư­ số 14/1999/TT-BTM của Bộ Thương mại với quy mô sức chứa 16 - 61 m3.

- Phát triển 53 cửa hàng xăng dầu loại III tại khu vực trung tâm các xã chưa có cửa hàng xăng dầu.

3.3- Định hướng phát triển chủ thể kinh doanh xăng dầu:

Khuyến khích sự tham gia cạnh tranh và nâng cao năng lực phục vụ khách hàng của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ năng lực, điều kiện tham gia phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu, tập trung vào lĩnh vực bán lẻ, mở rộng bán buôn; đảm bảo phù hợp giữa tổng sản lượng xăng dầu và cơ cấu sử dụng tới năm 2020; đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

4. Phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu theo địa bàn huyện, thị xã và tuyến đường giao thông chính

4.1- Quy hoạch mạng lưới xăng dầu theo địa bàn các huyện, thị xã:

Số TT

Địa bàn

Cửa hàng xăng dầu hiện có (CH loại II)

Phát triển giai đoạn 2006 - 2010 (CH loại II)

Cộng đến cuối giai đoạn (CH loại II)

Phát triển giai đoạn         2011 - 2020

Cộng đến cuối giai đoạn

Quy hoạch chi tiết (CH loại và loại II)

Quy hoạch định hướng (CH loại III)

Tổng cộng

1

Thị xã TQ

4

3

7

2

0

2

9

2

H.Yên Sơn

9

6

15

7

13

20

35

3

H. Sơn Dương

5

6

11

6

16

22

33

4

H. HàmYên

9

2

11

4

5

9

20

5

H. Na Hang

2

4

6

4

8

12

18

6

H. Chiêm Hoá

4

6

10

10

11

21

31

 

Tổng số

33

27

60

33

53

86

146

4.2- Quy hoạch mạng lưới xăng dầu theo các tuyến giao thông:

Số

TT

Tuyến giao thông

Số

cửa hàng xăng dầu

Trong đó

Loại cửa hàng

Giai đoạn

2006 – 2010

Giai đoạn

2011 – 2020

 

1

Đường Hồ Chí Minh

5

2

3

04 cửa hàng loại II,

01 cửa hàng loại I

2

Quốc lộ 2

2

1

1

02 cửa hàng loại II

3

Quốc lộ 2C

5

3

2

05 cửa hàng loại II

4

Quốc lộ 2B

7

1

6

07 cửa hàng loại II

5

Quốc lộ 37

2

2

0

02 cửa hàng loại II

6

Quốc lộ 37B

7

6

1

07 cửa hàng loại II

7

Quốc lộ 279

3

2

1

03 cửa hàng loại II

8

Vành đai 2

2

-

2

02 cửa hàng loại II

9

Đường tỉnh 185

3

3

-

03 cửa hàng loại II

10

Đường tỉnh 186

3

1

2

03 cửa hàng loại II

11

Đường tỉnh 188

4

-

4

04 cửa hàng loại II

12

Đường tỉnh 190

4

2

2

04 cửa hàng loại II

13

Đường tỉnh 189

2

-

2

02 cửa hàng loại II

14

Đường đô thị, thôn bản

11

6

5

11 cửa hàng loại II

 

Tổng cộng

60

29

31

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Cửa hàng kinh doanh xăng dầu và dịch vụ tổng hợp:

Số TT

Tuyến giao thông

Cửa hàng loại II (Giai đoạn 2006-2010)+

1

Quốc lộ 2

1 cửa hàng ở xã Thái Long, huyện Yên Sơn (Khu CN Long Bình An)

2

Quốc lộ 2B

1 cửa hàng ở xã Kim Bình, huyện Chiêm Hoá

3

Quốc lộ 37

1 cửa hàng ở xã Thượng ấm, huyện Sơn Dương

4

Quốc lộ 37B

1 cửa hàng ở xã Nhân Mục, huyện Hàm Yên

5

Đường đô thị;

1 cửa hàng ở  TT Na Hang, huyện Na Hang

 

Tổng số

5 cửa hàng

5. Quy hoạch hệ thống kho dự trữ, cấp phát xăng dầu

Giai đoạn 2011 - 2020: Xây dựng 1 kho tại khu vực Ga đường sắt tuyến Thái Nguyên - Yên Bái, thuộc thôn Hoà Bình, xã Thái Long, Yên Sơn, quy mô sức chứa 4.000 m3; 1 kho tại xã Năng Khả, huyện Na Hang, Quy mô sức chứa 2.000 m3.

6. Quy hoạch hệ thống vận tải xăng dầu

- Vận tải đường bộ:

Chỉ tiêu

Đơn vị

Nhu cầu ô tô vận tải xăng dầu

Năm 2010

Năm 2020

+ Khối lượng tiêu thụ xăng dầu

m3

74.000

386.000

Tấn

59.200

308.820

+ Tổng tải trọng

Tấn

482

2.516

+ Số lượng ôtô (Trọng tải 10T/xe)

Chiếc

48

251

- Vận tải đường thuỷ

- Vận tải đường sắt

7. Cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới xăng dầu

Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được duyệt ngoài các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước còn được hưởng các cơ chế chính sách hỗ trợ, thu hút, khuyến khích đầu tư theo quy định của UBND tỉnh.

8. Giải pháp phát triển mạng lưới xăng dầu

8.1 Giải pháp về vốn:

- Tổng vốn đầu tư cho phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2006 - 2020 dự kiến là 231,9 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 là 72,5 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2020 là 159,4 tỷ đồng. Số vốn dự kiến đầu tư do các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh tham gia.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh. ưu tiên thu hút đầu tư vào xây dựng các cửa hàng mới tại các xã chưa có cửa hàng xăng dầu.

8.2 Giải pháp về thị trường:

- Coi trọng và đáp ứng tốt thị trường địa phương, có chính sách hỗ trợ thị trường vùng sâu, vùng xa, chú trọng thị trường nông thôn miền núi. Phát triển thị trường trong tỉnh gắn với thị trường các tỉnh lân cận và khu vực.

- Tăng cường phổ biến, ứng dụng công nghệ thông tin trong tìm kiếm thị trường, trong quản lý kinh doanh.

8.3 Giải pháp về phát triển nguồn lực:

 Thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực, kết hợp giữa đào tạo mới và đào tạo lại, chú trọng sử dụng đội ngũ lao động trẻ, năng động, sáng tạo có trình độ về quản lý kinh doanh xăng dầu, thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

8.4 Giải pháp về tổ chức và quản lý:

- Củng cố, tăng cường vai trò quản lý của các ngành, các cấp đảm bảo thực hiện các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn theo đúng quy hoạch được duyệt; bảo đảm hệ thống cung ứng xăng dầu hợp lý, có tính liên kết vùng; đảm bảo bình ổn giá xăng dầu; đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống dân sinh và phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp lý quy định về các điều kiện kinh doanh xăng dầu, bảo đảm mọi hoạt động kinh doanh xăng dầu của các chủ thể kinh tế tuân thủ quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

- Tăng cường hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và an toàn cháy nổ. Chống gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Về nguyên tắc, các kế hoạch, dự án cụ thể xây dựng các điểm, cơ sở kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ theo đúng quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt.

Giao trách nhiệm:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ Quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu được phê duyệt, phối hợp với Sở Thương mại và Du lịch, Sở Tài chính và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch thu hút các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xăng dầu, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để thực hiện.

 2. Sở Thương mại và Du lịch có trách nhiệm triển khai thực hiện nội dung quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và các cơ quan có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện.

3. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp cùng các ngành liên quan thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu, kho dự trữ xăng dầu theo đúng các quy định của Nhà nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Sở Giao thông - Vận tải: Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Giao Thông - Vân tải, các ngành liên quan trong việc quản lý các điểm được phép đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu theo các trục giao thông trên địa bàn các huyện, thị xã.

5. Sở Tài nguyên - Môi trường: Xác định vị trí quỹ đất sử dụng để xây dựng các cửa hàng kinh doanh xăng dầu theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, nhất là các khu vực đông dân c­ư, các đô thị của tỉnh.

6. Công an tỉnh tăng cường các biện pháp hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra công tác phòng chống cháy, nổ tại các điểm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.

7. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã: Tăng cường phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan trong quá trình thực hiện quy hoạch và quản lý mạng lưới kinh doanh xăng dầu thuộc địa bàn huyện, thị xã quản lý.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

UBND tỉnh Tuyên Quang

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Lê Thị Quang