Sign In
ubnd tỉnh

CHỈ THỈ

Về việc tăng cường công tác bảo hộ lao động

 

Thựchiện Bộ Luật lao động, trong những năm qua công tác bảo hộ lao động đã có nhữngchuyển biến tích cực. Điều kiện làm việc của công nhân, người lao động ở nhiềuđơn vị, doanh nghiệp đã được cải thiện một phần. Ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động, người laođộng đối với công tác bảo hộ lao động được nâng cao hơn trước, góp phần đảm bảoan toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, hạn chế tai nạn lao động bệnhnghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của người lao động, tài sản của Nhà nướcvà xã hội. Một số đơn vị, doanh nghiệp quan tâm đến chế độ tự kiểm tra công tácbảo hộ lao động, chế độ huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảohộ lao động như Công ty Giấy Bãi Bằng, Công ty Super phốt phát và Hoá chất LâmThao, Công ty Hoá chất Việt Trì, Bưu điện tỉnh, Công ty Xăng - Dầu Vĩnh Phú,Công ty Rượu Đồng Xuân...

Tuynhiên, công tác bảo hộ lao động còn nhiều mặt hạn chế. Tình trạng vi phạm cáctiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổcòn xảy ra khá phổ biến ở các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trongtỉnh với những mức độ khác nhau ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Đa sốdoanh nghiệp ngoài quốc doanh, một số doanh nghiệp quốc doanh được kiểm trakhông thực hiện việc xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động đủ 5 nội dung. Việckhông trang bị bảo hộ lao động và ăn bồi dưỡng bằng hiện vật xảy ra khá phổbiến ở nhiều đơn vị. Chế độ quản lý sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp ở doanh nghiệpchưa thực hiện tốt. Một số doanh nghiệp còn vi phạm chế độ thời gian làm việc,bố trí ca đêm, làm thêm giờ... Có 30% doanh nghiệp quốc doanh, 25% doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài chấp hành chế độ khai báo, điều tra thống kê tai nạnlao động. 1 người chết, 35 người bị thương nặng, mất sức lao động, tàn phế, gâythiệt hại lớn về người và tài sản.

Đểtừng bước khắc phục tình trạng trên, hạn chế các vi phạm về công tác bảo hộ laođộng, bảo vệ quyền lợi người lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm của người sửdụng lao động và người lao động, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành;các huyện, thành, thị; các doanh nghiệp (thuộc các thành phần kinh tế) trên địabàn tổ chức thực hiện tốt một số nội dung sau:

1-Trong kế hoạch hoạt động, sản xuất, kinh doanh hàng năm của đơn vị, doanhnghiệp phải đồng thời xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động đủ 5 nội dung: Kỹ thuậtan toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh lao động, tuyên truyền giáo dục và huấnluyện về an toàn - bảo hộ lao động, trang bị bảo hộ lao động và bồi dưỡng bằnghiện vật theo đúng qui định tại Thông tư số 14/1998/TTLB-BLĐ TBXH-BHYT-TLĐLĐVNngày 31/10/1998 của Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Y tế, Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam.

2-Các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh laođộng, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường: Sở Lao động - Thương binh và Xãhội, Sở Y tế, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Công an tỉnh, phải chủđộng thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện ở cơ sở và phốihợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành, tránhchồng chéo, trùng lắp gây phiền hà cho cơ sở; kiên quyết xử lý các đơn vị, cánhân vi phạm pháp luật về bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.

Cácđơn vị, doanh nghiệp phải chủ động tổ chức kiểm tra theo định kỳ qui định, tổchức khắc phục kịp thời những thiếu sót không đảm bảo an toàn, vệ sinh laođộng.

3-Các cơ sở quan lý chuyên ngành, các doanh nghiệp thực hiện quản lý chặt chẽ cácqui trình, qui phạm tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòngchống cháy nổ. Các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng các loại máy móc, thiết bị,vật tư, hoá chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn nhất thiết phải thực hiệnkhai báo, đăng ký cấp phép sử dụng với Thanh tra Nhà nước về an toàn lao độngtheo Điều 96 Bộ Luật lao động và hướng dẫn tại Thông tư số 22/LĐTBXH ngày8/11/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cácdoanh nghiệp phải kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động phù hợpvới loại hình và điều kiện của doanh nghiệp. Hàng năm, các đơn vị, doanh nghiệpphải thực hiện đầy đủ chế độ huấn luyện và cấp thẻ an toàn cho người lao động,tổ chức giám định thương tật và giải quyết kịp thời chế độ bảo hiểm xã hội chongười bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Thủtrưởng các cơ quan, đơn vị Giám đốc các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinhdoanh phải chủ động tổ chức thực hiện nghiêp chỉnh các qui định của pháp luậtvề bảo hộ lao động; phối hợp với tổ chức Công đoàn tuyên truyền, giáo dục, vậnđộng người lao động chấp hành nghiêm chỉnh những qui định về kỹ thuật an toàn,vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

4-Các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan cóchức năng quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chốngcháy nổ, vệ sinh môi trường thường xuyên có chương trình, mở đợt cao điểm trongTuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động để tuyên truyền, phổ biến rộng rãicác chủ trương, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, qui định của pháp luậtvề công tác bảo hộ lao động nâng cao ý thức của người sử dụng lao động, ngườilao động về công tác bảo hộ lao động nhằm hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, bảo vệ môi trường sống.

5-Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh và các đoàn thể nhân dân phối hợp chặt chẽ vớicác cấp chính quyền, tích cực vận động đoàn viên, hội viên chấp hành nghiêmchỉnh các qui định của pháp luật về bảo hộ lao động, giám sát thực hiện các chếđộ, chính sách về bảo hộ lao động, hưởng ứng Tuần Lễ quốc gia về an toàn, vệsinh lao động, đảm bảo quyền lợi người lao động.

5-Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra thực hiện Chỉthị này, báo cáo UBND tỉnh theo qui định./.

UBND tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trần Ngọc Tăng