Sign In

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ban hành quy định về quản lý tổ chức-bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức hành chính- sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND TP Đà Nng quản lý

________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

- Căn cứ pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/02/1998;

- Căn cứ Quyết định số 48/QĐ-TU ngày 18/02/1998 của Ban Thường vụ Thành ủy ĐN v/v quản lý cán bộ;

- Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố Đà Nẵng;

QUYẾT ĐINH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý tổ chức-bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, hành chính-sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND thành phố Đà Nẵng quản lý.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1756/QĐ-UB ngày 25/11/1995 của UBND tỉnh QN ĐN (cũ) và các văn bản khác có liên quan về tổ chức-bộ máy, cán bộ, công chức do UBND thành phố ban hành trước ngày ban hành Quyết định này.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các ngành có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

 

TM ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

NGUYỄN BÁ THANH

 

QUY ĐỊNH

Về quản lý tổ chức-bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức hành chính-sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND Thành phố Đà Nẵng quản lý

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3667/1998/QĐ-UB, ngày 30/6/1998 củàUBND thành phố Đà Nẵng).

________________________

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Công tác quản lý tổ chức-bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức hành chính-sự nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND TP Đà Nẵng quản lý được thực hiện trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Điều 2: UBND thành phố chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy về việc quản lý tổ chức-bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức hành chính-sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND thành phố quản lý.

Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố (gọi chung là Sở), Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm trước UBND thành phố và cấp ủy Đảng cùng cấp về quản lý tổ chức-bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Sở, UBND quận, huyện.

Điều 3: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Trung ương và địa phương khác đặt trụ sở, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trên địa bàn thành phố ĐN phải chịu sự quản lý Nhà nước của UBND TP Đà Nẵng theo quy định của pháp luật, các văn bản có liên quan của UBND thành phố và Quy định này.

Điều 4: Ban Tổ chức chính quyền thành phố là cơ quan thẩm định và tham mưu cho UBND thành phố thực hiện việc quản lý tổ chức- bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức Nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND thành phố quản lý, lập Hội quần chúng, các tổ chức Phi Chính phủ và cho phép việc đặt trụ sở, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của các cơ quan Trung ương, địa phương khác đóng trên địa bàn thành phố.

Chương II

QUẢN LÝ VỀ TỔ CHỨC-BỘ MÁY

Điều 5: Nội dung quản lí về tổ chức - bộ máy bao gồm việc thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên, thay đổi trụ sở, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động và môi quan hệ của tổ chức bộ máy đó.

a/ Việc thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính và các tổ chức sự nghiệp thuộc UBND thành phố do Chính phủ quy định trên cơ sở đó UBND thành phố ra quyết định cụ thể.

b/ Việc thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên các cơ quan chuyên môn và các đơn vị trực thuộc các Sở, UBND các quận, huyện (kể cả các đơn vị sự nghiệp kinh tế) do UBND thành phố quyết định.

Đối với UBND quận, huyện và các Sở quản lý theo ngành dọc thì UBND thành phố phê duyệt phương án tổ chức bộ máy và ủy quyền cho Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND quặn, huyện quyết định.

Các tổ chức cấu thành của các đơn vị trực thuộc Sở, UBND quận, huyện do Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định hoặc căn cứ tình hình thực tế mà phân cấp cho đơn vị quyết định theo phương án đã được phê duyệt.

c/ Đối với các Sở quản lý theo ngành dọc như Giáo dục- Đào tạo, Y tế, Đài phát thanh-truyền hình, khi xây dựng phương án thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ phục vụ trên địa bàn các quận, huyện thì phải có ý kiến tham gia của UBND quận, huyện nơi đơn vị đó hoạt động trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 6: Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương (có ý kiến thỏa thuận của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ), hoặc tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình, nhu cầu công việc, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của từng Sở, UBND quận, huyện có thể được tổ chức theo một hoặc một số trong các mô hình sau đây:

- Cơ quan Sở: Phòng, ban, tổ chuyên viên, chuyên viên trực tuyến.

- Cơ quan UBND quận, huyện: Văn phòng, phòng, ban, tổ chuyên viên, chuyên viên trực tuyến.

- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, UBND quận, huyện: trường, bệnh viện, chi cục, trung tâm, đội, trạm, trại, phòng, ban.

Điều 7: UBND thành phố quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên, bổ sung, thay đổi nhiệm vụ đối với doanh nghiệp Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố sau khi có ý kiến đề nghị của Sở chủ quản, Hội đồng thẩm định của thành phố hoặc của Bộ, ngành chủ quản, của Bộ kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

UBND thành phố ủy quyền cho các Sở trực tiếp quản lý các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Quyết định thành lập.

Nội dung quản lý về tổ chức-bộ máy đối với doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND thành phố quản lý được thực hiện theo pháp luật hiện hành. Theo định kỳ hoặc đột xuất, các Sở trực tiếp qnản lý doanh nghiệp Nhà nước theo ủy quyền của UBND thành phố phải báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp cho UBND thành phố.

Điều 8: UBND thành phố quyết định cho phép các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Trung ương và địa phương khác được đặt trụ sở, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trên địa bàn thành phố sau khi có ý kiến của các cơ quan chức năng liên quan và UBND quận, huyện nơi đóng trụ sở hoặc có ý kiến đồng ý để các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan thuộc UBND thành phố quản lý được mở chi nhánh, Văn phòng đại diện ở các địa phương khác.

Việc cho phép các tổ chức và người nước ngoài đặt trụ sở, Văn phòng đại diện trên địa bàn TP Đà Nẵng được thực hiện theo Quy định riêng.

Điều 9: UBND thành phố quyết định việc cho phép thành lập Hội quần chúng, tổ chức Phi chính phủ hoạt động theo quy định của pháp luật và theo dõi, quản lý hoạt động của các tổ chức đó.

Các cơ quan chức năng của thành phố có trách nhiệm giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực mình phụ trách đối với hoạt động của các Hội và tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn thành phố.

Chương III

QUẢN LÝ VỀ BIÊN CHẾ VÀ TIN LƯƠNG

Điều 10: Nội dung quản lý về biên chế ở khu vực hành chính - sự nghiệp gắn liền với quản lý tiền lương, bao gồm việc xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm và nhiều năm, phân bổ, quản lý và theo dồi sự biến động về biên chế, quản lý và sử dụng thẻ công chức.

Việc xây dựng kế hoạch biên chế phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khôi lượng, định mức và mức độ phức tạp của công việc, đối tượng quản lý, vị trí việc làm, trình độ của cán bộ, công chức thể hiện trên các tiêu chí về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngạch bậc, quỹ tiền lương tương ứng.

Điều 11: Căn cứ chỉ tiêu pháp lệnh về biên chế, quỹ tiền lương hành chính-sự nghiệp do Ban tổ chức cán bộ Chính phủ giao, UBND thành phố quyết định phân bổ cho các Sở, UBND quận, huyện thực hiện.

Trên cơ sở quyết định phân bổ của UBND thành phố, các Sở, UBND quận, huyện quyết định phân bổ lại cho các đơn vị trực thuộc. Theo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu, các Sở, UBND quận, huyện báo cáo sự biến động về biên chế tại đơn vị, địa phương mình cho UBND thành phố. Mọi trường hợp tăng lao động ngoài biên chế đều không được dùng quỹ lương để chi trả.

Điều 12: Khi có nhu cầu về biên chế các Sở, UBND các quận, huyện lập kế hoạch và báo cáo với UBND thành phố. Sau khi được giao chỉ tiêu biên chế mới được tiến hành tổ chức tuyển dụng cán bộ, công chức theo quy định của Chính phủ.

Điều 13: Người được tuyển dụng phải có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trình độ đúng với tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định thông qua thi tuyển và phải qua thời gian tập sự theo quy định (có quy chế thi tuyển riêng). Riêng ba chức danh lái xe, bảo vệ và nhân viên phục vụ kể từ sau ngày 1/4/1993 chỉ thực hiện hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế.

Điều 14: Việc tổ chức xét chuyển ngạch phải thực hiện theo quy định của Chính phủ, nâng ngạch phải thi. Điều kiện để chuyển, thi nâng ngạch phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định, cơ cấu ngạch, bậc phù hợp trong dơn vị và có yêu cầu vị trí công việc (ưu tiên đối với trường hợp hết bậc trong ngạch).

Điều 15: Nội dung xây dựng kế hoạch tiền lương phải gắn với xây dựng kế hoạch biên chế và phải căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức kể cả số hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế, ngạch, bậc lương và việc tăng giảm quỹ tiền lương do nâng ngạch, bậc, đề bạt chức vụ hoặc nghỉ theo các chế độ, chuyển công tác...

Quỹ tiền lương phải dược tách thành mục chi riêng trong ngân sách Nhà nước, không được sử dụng vào mục đích khác.

Điều 16: Hàng năm, các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Trung ương và địa phương khác đặt trụ sở, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trên địa bàn thành phố phải đăng ký nhu cầu biên chế tăng thêm với Ban tổ chức chính quyền thành phố theo đúng quy định.

Chương IV

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

A. PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Điều 17: UBND thành phố giúp Ban Thường vụ Thành ủy và Chính phủ theo dõi, nhận xét và thực hiện thủ tục về mặt Nhà nước đối với các chức danh cán bộ do Ban Thường vụ Thành ủy trực tiếp quản lý hoặc do Ban Thường vụ Thành ủy phối hợp với các cơ quan TW để quản lý được quy định tại điều 10 và điều 11 Quyết định số 48/QĐ-TU ngày 18/02/1998 theo danh mục và các chức danh do Chính phủ quản lý.

Điều 18: UBND thành phố trực tiếp quản lý các chức danh là cấp trưởng, cấp phó Chi cục, Trường trung học chuyên nghiệp, Bệnh viện, Trung tâm (kể cả các đơn vị sự nghiệp có thu) và các dơn vị tương đương có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,4 trở lên, Chánh thanh tra Sở, chuyên viên chinh ( và tương đương) trở lên trong các đơn vị hành chính-sự nghiệp, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng các doanh nghiệp thuộc UBND thành phố quản lý, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc đại diện cho phía Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.

Điều 19: UBND thành phố ủy quyền cho Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND quận, huyện quản lý các chức danh không thuộc điều 17,18 của Quy định này và cán bộ, công chức có ngạch chuyên viên (tương đương) trở xuống.

Điều 20: Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND quận, huyện có trách nhiệm phân công, kiểm tra công việc, quản lý sinh hoạt, nhận xét, đánh giá đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố quản lý đang công tác tại cơ quan, địa phương mình. Các đối tượng còn lại tùy theo yêu cầu có thể quyết định phân cấp cho đơn vị cơ sở.

Đối với các Sở quản lý theo ngành dọc thì khi thực hiện các nội dung quản lý, phải tham khảo ý kiến của cấp ủy Đảng và UBND quận, huyện nơi đơn vị trực thuộc Sở đang hoạt động trước khi trình.

B. NỘI DUNG QUẢN LÝ VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

Điều 21: Nội dung quản lý cán bộ, công chức bao gồm việc quy hoạch, kế hoạch và phân cấp quản lý, xác định chức danh, tiêu chuẩn, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt, nhận xét, điều động công tác, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu, thôi việc, thanh tra, kiểm tra, thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức.

Điều 22: Trách nhiệm, quyền hạn của UBND thành phố:

1/ Đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy và Chính phủ quản lý:

a- Đề xuất và tham gia ý kiến về các nội dung công tác quản lý cán bộ, công chức cho Ban cán sự Đảng UBND thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy;

b- Tổ chức thực hiện về mặt Nhà nước các quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy và Chính phủ đối với cán bộ, công chức thuộc khôi Nhà nước quản lý, đồng thời báo cáo với Chính phủ hoặc các Bộ, ngành Trung ương về công tác nhân sự là các chức danh dân cử do Luật tổ chức HĐND và UBND quy định, cấp trưởng ngành thuộc UBND thành phố, lãnh đạo của các cơ quan Trung ương tương đương cấp Sở (theo cơ chế quản lý song trùng) và các chuyên viên cấp cao, thanh tra viên cấp II, III.

2/ Đối với cán bộ, công chức thuộc diện UBND thành phố quản lý:

a- Trực tiếp thực hiện các nội dung quản lý như đã nêu tại Điều 21 Quy định này đối với cán bộ, công chức thuộc quyền sau khi đã có ý kiến đề xuất của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo của Sở, UBND quận, huyện và các cơ quan chức năng;

b- Quyết định nâng bậc lương chuyên viên chính (tương đương);

c- Quyết định xếp lương dân cử cho Chủ tịch, PCT HĐND và UBND quận, huyện.

Điều 23: Trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND các quận, huyện:

1- Làm các thủ tục về công tác cán bộ và triển khai thực hiện chế độ có liên quan đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy và UBND thành phố quản lý sau khi đã có quyết định của cấp có thẩm quyền;

2- Quyết định đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, phó phòng thuộc Sở, UBND quận, huyện và các chức danh là lãnh đạo Chi cục, Trung tâm, Trạm, Trại, Trường...có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,3 trở xuống.

Riêng đối với cấp Trưởng phòng tổ chức, Thanh tra thuộc Sở, Trưởng phòng và tương đương của UBND quận, huyện phải có sự thỏa thuận của lãnh dạo cơ quan quản lý chuyên môn. Trường hợp phòng chịu sự quản lý của nhiều Sở thì chỉ lấy ý kiến của Sở có tỷ trọng công việc quản lý nhiều hơn.

3- Tham gia ý kiến đối với cán bộ, công chức thuộc các ngành dọc quản lý đang phục vụ trên địa bàn.

4- Trực tiếp quản lý và thực hiện công tác cán bộ đối với cán bộ, công chức không thuộc diện cấp trên quản lý theo các nội dung tại Điều 21 quy định này (trừ việc tuyển dụng, tiền lương, nghỉ hưu, thôi việc).

5- Căn cứ các quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý, đề xuất UBND thành phố hoặc các cơ quan chức năng tiếp nhận, tuyển dụng, điều động, thực hiện các chế độ tiền lương, cử đi học lớp ngắn hạn, dài hạn do cấp trên triệu tập, nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khỏi ngành, UBND quận, huyện đôi vởi cán bộ, công chức.

6- Bố trí, điều động, phân công cán bộ, công chức thuộc quyền trong nội bộ Sở, UBND quận, huyện.

Điều 24: Việc cử cán bộ tham gia Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được thực hiện theo văn bản riêng.

Điều 25: Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Tổ chức chính quyền thành phố:

1- Thực hiện các công việc do UBND thành phố và Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ giao.

2- Tham mưu cho Ban cán sự Đảng, UBND thành phố việc đề bạt, bổ nhiệm, điều động, thuyên chuyển, nghỉ hưu, thôi việc, kỷ luật đối với các chức danh thuộc Ban Thường vụ Thành ủy và UBND thành phố quản lý.

3- Thông báo giao chỉ tiêu biên chế cho các Sở, quận, huyện sau khi được UBND thành phố phê duyệt.

4- Tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch, chuyển ngạch cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền quyết định.

5. Quyết định tuyển dụng cán bộ, công chức sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định bổ nhiệm chính thức cán bộ, công chức sau khi hết thời gian tập sự.

6. Trên cơ sở quy hoạch và theo đề nghị của các Sở, UBND quận, huyện, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đồng thời căn cứ kế hoạch dào tạo bồi dưỡng đã được Hội đồng đào tạo phê duyệt, cùng như các lớp do cấp trên tổ chức, lập danh sách báo cáo cấp trên cho phép (đối với cán bộ, công chức thuộc cấp trên quản lý), tiến hành phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo chương trình quy định hoặc giới thiệu với Ban tổ chức Thành ủy các cán bộ, công chức thuộc khôi Nhà nước đi học các lớp lý luận chính trị. Quản lý kinh phí đào tạo do Hội đồng đào tạo phân bổ, thực hiện chế độ trợ cấp đi học cho cán bộ, công chức theo quy định của UBND thành phố.

7- Quyết định nâng lương cán bộ, công chức là chuyên viên (tương đương) trở xuông.

8- Quyết định nghỉ hưu, thôi việc hoặc tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển cán bộ, công chức không thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố quản lý từ Sở, quận, huyện này sang Sở, quận, huyện khác, từ khối các cơ quan Đảng, đoàn thể sang khu vực Nhà nước và ngược lại; quyết định tiếp nhận cán bộ, công chức chuyển vùng hoặc từ biên chế hành chính-sự nghiệp của thành phố ra khỏi biên chế.

9- Tổ chức quản lý hồ sơ, lý lịch của cán bộ, công chức hành chính- sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (trừ lý lịch của các chức danh do Thường vụ Thành ủy quản lý).

10- Thực hiện việc làm thẻ công chức và kiểm tra việc sử dụng thẻ công chức đối với cán bộ, công chức khu vực hành chính-sự nghiệp.

11- Thỏa thuận tiếp nhận cán bộ, công chức không thuộc thành phố quản lý có trình độ trung cấp trở lên vào công tác ở các cơ quan, đơn vị Trung ương, địa phương khác có trụ sở, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trên thành phố Đà Nẵng (có quy định riêng).

12- Tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác quản lý cán bộ, công chức thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức tại các địa phương, đơn vị cửa thành phố.

Điều 26: Phòng Tổ chức hoặc cán bộ làm công tác tổ chức ở các Sở, UBND quận, huyện:

1- Tham mưu giúp lãnh đạo Sở, UBND quận, huyện trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước tại đơn vị, địa phương mình; phối hợp với các tổ chức có liên quan để thẩm định và trình những vấn đề về công tác quản lý tổ chức-bộ máy, cán bộ, công chức theo các nội dung quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND thành phố;

2- Tham mưu cho Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND quận, huyện xây dựng và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động, xây dựng chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình, đề xuất kế hoạch về công tác cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi cấp mình quản lý. Căn cứ các chế độ, chính sách đã quy định báo cáo lên cấp trên về việc tuyển dụng, nâng lương, chuyển ngạch, thi tuyển, nghỉ hưu, nghỉ thôi việc, lập hồ sơ về việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;

3- Quản lý toàn bộ hồ sơ, lý lịch và cập nhật các thay đổi của cán bộ, công chức thuộc cấp mình quản lý, đồng thời báo cáo những thay đổi đó lên cấp trên đối với cán bộ, công chức do cấp trên quản lý theo đúng quy định.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27: Giám đốc các Sở, Chủ tịch UBND quận, huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan nêu trong Quy định này có trách nhiệm thực hiện đúng nguyên tắc và nội dung đã quy định, đồng thời cụ thể hóa việc phân công, phân cấp về quản lý tổ chức-bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức thuộc ngành, địa phương mình phù hợp với Quyết định số 48/QĐ-UB ngày 18/02/1998 của Ban Thường vụ Thành ủy và bản Quy định này.

Điều 28: Giao Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố chủ trì phối hợp với Chánh văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra thực hiện bản Quy định này và tổng hợp báo cáo UBND thành phố về kết quả thực hiện cũng như những tồn tại, vướng mắc để kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.