CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, vui chơi, giảitrí cho trẻ em.
Saugần 10 năm thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phổ cậpGiáo dục tiểu học và Chương trình hành động quốc gia Vì trẻ em giai đoạn1991-2000, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung, chăm sóc đờisống văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em nói riêng đã có nhiều tiến bộ cả vềnhận thức, tổ chức và kết quả thực hiện. Tuy nhiên, nhiều địa phương, đặc biệtlà ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, còn thiếu cơ sở,trang thiết bị để tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em;nội dung và hình thức hoạt động đơn điệu, kém hấp dẫn, chưa phù hợp và đáp ứngđược yêu cầu. Trên thị trường còn lưu hành một số sản phẩm văn hóa và đồ chơitrẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em và ảnh hưởngtới trật tự, an toàn xã hội. Có tình trạng trên, một phần là do còn khó khăn vềkinh tế, mặt khác cũng do sự quan tâm chưa đầy đủ của các ngành, các cấp, cácđoàn thể, nhà trường, gia đình và xã hội đối với các hoạt động văn hóa, vuichơi, giải trí của trẻ em.
Đểthực hiện tốt hơn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục vàthực hiện thắng lợi Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyếtHội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, nhằm tăng cườngcông tác giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, hình thànhnhân cách và nâng cao không ngừng phẩm chất tốt đẹp cho trẻ em Việt Nam, Thủ tướngChính phủ chỉ thị:
l.Bộ Văn hóa - Thông tin:
a)Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và ủy ban nhân dân các cấp: xâydựng quy hoạch tổng thể và chính sách hỗ trợ phát triển các cơ sở văn hóa, vuichơi, giải trí cho trẻ em để trình Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh công tác đàotạo cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở; hướng dẫn nội dung hoạt động văn hóa -thông tin phục vụ trẻ em trên mọi địa bàn, đặc biệt là ở cơ sở, theo đúng đườnglối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
b)Tăng cường quản lý và kiểm tra các hoạt động kinh doanh các sản phẩm văn hóa vàdịch vụ văn hóa, nhằm ngăn chặn việc kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ văn hóacó ảnh hưởng xấu đến nhân cách, sức khỏe của trẻ em.
2.Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a)Cùng với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các Viện nghiên cứu khoa học, cáctrường đại học trực thuộc, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất đồ chơitrẻ em phù hợp với tâm lý, sinh lý trẻ em, bảo đảm mục tiêu giáo dục, giữ gìntruyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
b)Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin chỉ đạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡnggiáo viên giảng dạy mỹ học cho trẻ em.
3.Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứuchính sách và chỉ đạo phát triển công nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em, ban hànhtiêu chuẩn đồ chơi trẻ em phù hợp với yêu cầu giáo dục cho từng lứa tuổi.
4.Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện đúng cácquy định về quản lý nhà nước đối với một số sản phẩm văn hóa và đồ chơi cho trẻem nêu tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ vềhàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hóa, dịch vụ thươngmại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
5.Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam vàcác cơ quan có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
6.Ủy ban Thể dục Thể thao chủ trì,phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, các đoàn thể nhân dân và các tổ chứcxã hội đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong thanh niên, thiếu niên và đàotạo tài năng thể thao trẻ.
7.Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương:
a)Xây dựng quy hoạch phát triển các khu hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí,thể dục thể thao gắn với các khu dân cư và các trường học trong quy hoạch pháttriển ở địa phương;
b)Huy động mọi nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hóa để đầu tư xây dựng mới hoặc nângcấp đồng bộ các cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho trẻ emở các địa phương, ưu tiên các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khókhăn và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số;
c)Thực hiện chính sách ưu đãi sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật để xâydựng nhà thiếu nhi, khu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho trẻ em;
d)Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội chỉ đạo pháttriển đa dạng các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em trong phongtrào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
8.Đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo, hướng dẫn cáchoạt động vui chơi, giải trí trong hệ thống nhà thiếu nhi; chỉ đạo tổ chức lựclượng phụ trách vui chơi, giải trí cho thiếu nhi ở cơ sở.
9. Khuyếnkhích các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và các cá nhânđầu tư xây dựng các cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho trẻem, theo chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
10.Các cơ quan thông tin đại chúng dành thời lượng thích đáng với nội dung và hìnhthức phù hợp cho các chương trình phục vụ trẻ em; chú trọng tuyên truyền gươngngười tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong các hoạt động bảo vệ, chăm sócvà giáo dục trẻ em; tuyên truyền, phổ biến các hình thức vui chơi, giải trí,các sản phẩm văn hóa, đồ chơi có ích cho sự phát triển về tri thức, đạo đức,thẩm mỹ của trẻ em.
11.Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ emViệt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin và Trung ương Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, hàngnăm báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ.
CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thihành Chỉ thị này./.