Sign In

CHỈ THỊ

V/v Tổ chức phòng trừ chuột bảo về sản xuất

 

Hiện nay đối tượng chuột đang là đối tượng phá hại nghiêm trọng đối với sản xuất Hè Thu, chẳng những trên địa bàn tỉnh ta mà trên toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long, chuột xuất hiện hầu như khắp nơi, tập trung nhiều nhất ở 02 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và các xã dọc biên giới. Mức độ phá hại có nơi rất cao (20-50%) dự kiến chuột sẽ phá hại mạnh trong tháng 7, 8 và còn tiếp tục gây ảnh hưởng cho vụ Đông Xuân 94-95 sắp tới.

Để tích cực phòng trừ chột bảo vệ sản xuất Hề Thư, vụ năm 19994 và Đông Xuân 94-95, UBND tỉnh chỉ thị cho các ngành, các cấp và các địa phương tổ chức tốt việc phòng trừ chuột và xem đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong tình hình hiện này. Những công việc cần thiết phải tổ chức thự hiện là:

1. Tuyên truyền, giáo dục, giải thích tầm quan trọng của việc phòng trừ chuột rộng rãi trong cán bộ và nhân dân, xem đây là công việc chung của toàn xã hội. Trên cơ sở đó tạo cho được ý thức cảnh giác, phòng trừ chuột bảo vệ sản xuất từ trong nội bộ đến quần chúng; động viên sự tham gia tihchs cực của cấp chính quyền, các đoàn thể như Hội nông dân, Đoàn TNCS, Hội phụ nữ, của các cơ quan thông tasn, báo chí, ngành văn hóa thông tin, y tế và quan trọng hơn cả là nâng cao ý thức tự giác tham gia của nông dân.

2. Ở tỉnh thành lập Bna chỉ đạo phòng trừ chuột; ở huyện và xã cũng thành lập Ban chỉ đạo phòng trừ chuột mà trưởng ban là PCT UBND; ngành Nông nghiệp là phó ban trực và các thành viên là 3 đoàn thể; ngành văn hóa thông tin, y tế và 1 số ủy viên khác ở cở sở. ở các xã trọng điểm như Vĩnh Gia, Ba Chúc, Lạc Quới, trưởng ban là Chủ tịch UBND xã.

Ban chỉ đạo phòng trừ chuột có trách nhiệm theo dõi tình hình, tổ chức việc phòng trừ và các chiến dịch phòng trừ chuột khi cần thiết.

3. Việc phòng trừ chuột phải đảm bảo thực hiện thường xuyên, liên tục từ nay đến bắt đầu vụ Đông Xuân 94-95; tổ chức thành chiến dịch có qui mô lớn trong mùa nước lên. Công tác phòng trừ chuột phải đảm bảo tổ chức tập trung, đồng loạt theo tunfwf vùng; việ phòng trừ ;ẻ tẻ; phân tán sẽ không mang lại hiệu quả cao.

4. Phải áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ chuột nhất là đánh bắt, bầy rẫy; phát huy các kinh nghiệm dân gian kết hợp với việc dùng thuốc hóa học, tổ chức trình diễn việc làm hàng rào chống chuột. Đẩy mạnh các hình thhucws tập huấn; rút kinh nghiệm về các biện pháp phòng trừ chuột có hiệu quả. Phat động phong trào thi đua diệt chuột, lựa chọn điển hành nông dân diệt chuột giỏi. Đẩy mạnh việ giáo dục tuyên truyền giải thích sâu rộng trong nhân dân về việc hạn chế giết hại các loại rắn, trăn, mèo… để đảm bảo cân bằng sinh học trong tự nhiên.

Sở Nông nghiệp, Chi cục BVTV có trách nhiệm nòng cốt trong việc tổ chức phòng trừ chuột. Các địa phương, các đoàn thể quần chún, các ngành có liên quan, các cơ quan thông tấn báo chí có trách nhiệm tích cực hỗ trỡ trong công tác này. Ban chỉ đạo phòng trù chuột các cấp tổ chức tốt việc chỉ đạo thực hiện tổng kết khen thưởng các tổ chức, các điển hình tốt.

 

                                                        ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

                                                                                  KT. CHỦ TỊCH           

                                                                                PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

                                                                                       (Đã ký)

 

 

                                                                            Nguyễn Minh Nhị

 

 

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Minh Nhị