• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 04/09/1992
  • Ngày hết hiệu lực: 28/02/2007
BỘ Y TẾ
Số: 937-BYT/QĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Giang, ngày 4 tháng 9 năm 1992

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành điều lệ truyền máu

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ quản lý sức khỏe Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành "Điều lệnh truyền máu" để thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh (dân y, quân y, Nhà nước, tư nhân) trong phạm vi cả nước.

Điều 2: "Điều lệnh truyền máu" được sử dụng trong việc đánh giá chất lượng điều trị, làm tài liệu giảng dạy trong các trường y dược và giám định y khoa.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành, các văn bản trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 4: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Viện, bệnh viện, các trường Đại học, và trung học y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

ĐIỀU LỆNH

TRUYỀN MÁU
(
Ban hành theo Quyết định số 937 BYT/QĐ ngày 4 tháng 9 năm 1992 của Bộ Y tế)

I. TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU:

A. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Là những người tình nguyện cho máu khỏe mạnh phát triển bình thường tuổi từ 18 đến 60 tuổi (trừ các trường hợp đặc biệt điều trị bệnh bằng lấy máu hoặc có chỉ định của bác sĩ).

2. Người cho máu phải được khám sức khỏe và xét nghiệm kỹ lưỡng trước mỗi lần lấy máu.

3. Mỗi người cho máu phải có một hồ sơ cho máu, một thẻ cho máu theo mẫu quy định chung thống nhất để theo dõi sức khỏe một cách lâu dài và hệ thống.

 

B. TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG: 

Bắt buộc phải tiến hành một cuộc kiểm tra y tế đối với người cho máu trước mỗi lần lấy máu bao gồm:

Cân nặng: Nam ³ 45kg Nữ ³ 40kg

Khám lâm sàng kiểm tra tình trạng sức khỏe chung và kiểm tra huyết áp động mạch.

100mmHg Ê HA tối đa Ê 180 mmHg

70mmHg Ê HA tối thiểu Ê 100 mmHg

Hỏi kỹ lưỡng người cho máu nhằm phát hiện các bệnh lây bằng đường máu và các chống chỉ định cho máu khác.

Với các trường hợp tách tế bào phải chú ý đặc biệt tới tình trạng tin mạch, hệ tiêu hoá, hệ thống lách, hạch, tốt nhất làm được điện tim trước mỗi lần làm tách tế bào.

C. TIÊU CHUẨN SINH HOÁ:

Với mỗi lần lấy máu phải thực hiện các xét nghiệm sinh hoá sau:

1. Các xét nghiệm tối thiểu bắt buộc.

Đo tỷ lệ huyết sắc tố.

Trên 120g/l đối với nam giới.

Trên 110g/l đối với nữ.

Định nhóm ABC

Đường, protein niệu phải âm tính.

Phát hiện kháng nguyên viêm gan B (HbsAg)

Phát hiện huyết thanh của xoắn khuẩn giang mai (tối thiểu bằng kỹ thuật VDRL).

Tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu (với kỹ thuật soi trực tiếp)

Tìm kháng thể chống HIV trong huyết thanh.

Tìm kháng thể chống virút viêm gan (HCV) trong huyết thanh.

2. Các xét nghiệm không bắt buộc:

Hématorite Nam ³ 0,371/l

Nữ ³ 0,361/l

Đếm hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu.

Transaminaza

Tìm kháng thể bất thường.

 

D. CHIẾU X.QUANG TIM, PHỔI.

 

II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ LẤY MÁU

1. Quy định về phòng lấy máu: áp dụng với lấy máu bằng chai (hệ thống hở).

Phòng lấy máu phải thoáng, kín, sạch sẽ và có điều hoà nhiệt độ, đảm bảo ánh sáng.

Kích thước tối thiểu: dài 3m, rộng 2,5m, cao 3m. Trong phòng lấy máu tường được lát bằng gạch men trắng, khu vực người cho máu nằm và khu vực người lấy máu phải được ngăn cách với nhau bằng kính, phòng được thiết kế theo hệ thống một chiều.

Phòng lấy máu phải được trang bị hệ thống khử trùng bằng đèn cực tím và hoá chất hàng tháng phải cấy vi trùng không khí phòng lấy máu và phải đảm bảo các chỉ số vô khuẩn quy định.

Các trang thiết bị trong phòng phải được sắp đặt thuận tiện để di chuyển và làm vệ sinh hàng ngày hàng tuần.

Phải có tủ thuốc cấp cứu theo quy định để kịp thời xử lý các trường hợp tai biến trong và sau khi lấy máu.

Gần phòng lấy máu phải có khu vực tắm, thay quần áo cho nhân viên trước khi vào buồng lấy máu.

2. Các quy định lấy máu:

a) Phòng lấy máu:

Phải khử trùng bằng đèn cực tím trước khi lấy máu trong vòng 30 phút.

Sau khi lấy máu phải làm vệ sinh sạch sẽ bằng nước sát trùng, có Clo (Cloramin)

b) Nhân viên lấy máu:

Phải tắm rửa, mặc quần áo, đeo khẩu trang, mũ vô trùng khi vào buồng lấy máu.

c) Dụng cụ lấy máu:

Gồm kim, dây, chai, bông, cồn, gạc ... phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối.

d) Người cho máu:

Phải rửa tay sạch cao đến cánh tay bằng xà phòng, khu vực chọc tĩnh mạch phải được sát trùng bằng cồn iod (cồn 70° iod 5%).

e. Lượng máu mỗi lần lấy:

Thể tích tối đa của mỗi lần cho máu được giới hạn là 7ml/1kg trọng lượng cơ thể, lượng máu mỗi lần lấy không vượt quá 400ml (không kể các mẫu máu được lấy làm xét nghiệm) khoảng cách mỗi lần lấy là 2 tháng rưỡi. Với các trường hợp tách huyết tương không được quá 10 lần (năm 2 lần/tháng và không được vượt quá 500ml HT/1 lần cho).

f) Quy định chai máu:

Khi lấy máu xong chai máu phải được sát trùng nút cao su bằng cồn iod 5%, sau đó bịt giấy bóng, nilon hoạc gạc vô trùng nếu dùng túi plastic trước khi bấm và cắt dây phải sát trùng cẩn thận. Các chai máu phải được kiểm tra lại nhóm máu bằng 2 phương pháp Beth-Vincent và Simonin sau khi đúng mới được dán nhãn và đưa vào nơi bảo quản.

 

III. LƯU TRỮ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM

A. DUNG DỊCH CHỐNG ĐÔNG: CÓ 2 LOẠI ACD VÀ CPD

 

ACACD

CPD

CPD-A1

1. Citrat trisodic 2H20-g

2,64

1,66

1,66

2. Acid Citric H20-g

0,96

0,96

0,206

3. NaH2P04 H20-g

0

0,14

0,14

4. Clucoza-g (Dextrose)

2,94g

1,61

2,01

5. Adenin-mg

0

0

17,5

6. pH

4,5 - 5,5

5,6 - 5,8

5,6 - 5,8

7. Thể tích chống đông /250ml

50

35

35

 

B. LƯU TRỮ:

Máu và các chế phẩm được bảo quản trong các dụng cụ chuyên dùng với nhiệt độ ổn định như tủ lạnh 2-6° C, quầy lạnh dưới 18° C máy lắc tiểu cầu. Sau khi lấy máy hoặc điều chế, máu và các chế phẩm cần được đưa sớm vào nơi bảo quản.

Tại nơi lưu trữ máu hoặc các chế phẩm phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp theo trình tự nhóm, thời gian sử dụng. Phải có sổ sách để quản lý theo dõi, báo cáo được việc lưu trữ, bảo quản và phát ra dễ dàng.

C. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CỦA MÁU TOÀN PHẦN VÀ CHẾ PHẨM MÁU:

1. Máu toàn phần:

Vô trùng:

Cấy vô trùng các mẫu lấy ngẫu nhiên 2-5% tổng số chai máu toàn phần, các mẫu phải âm tính.

Kiểm tra bằng mắt thường phát hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn như tan máu, vẩn đục hoặc thay đổi màu sắc bất thường.

Nghiệm pháp phát hiện các tác nhân lấy máu truyền bệnh âm tính với viêm gan virút B, viên gan virút C, kháng thể chống HIV, giang mai, sốt rét.

Xác định nhóm máu hệ ABO. Ngoài ra còn xác định tính kháng nguyên D (Rho). Đối với các đơn vị truyền máu cho người bệnh nhóm máu DC, người sẩy thai nhiều lần, người nước ngoài.

Bảo quản ở nhiệt độ + 2° C đến 6° C

Thời hạn sử dụng 21 ngày với dung dịch chống đông ACĐ và CPD

35 ngày với dung dịch chống đông CPD có bổ sung Adenin

2. Khối HC: Như máu toàn phần. Một số tiêu chuẩn bổ sung

Hématocrit của khối HC Ê 60%, HT Ê 80%

Thời hạn sử dụng

Như máy toàn phần nếu điều chế trong hệ thống kín 24-48 giờ ở 2° C đến 6° C nếu điều chế trong hệ thống hở và bổ sung vào khối HC dung dịch Natriclorua đắng trương 0,9%.

Nếu sử dụng các dung dịch bảo quản HC khác, phải được phép của hội đồng kiểm tra chất lượng ngành truyền máu.

3. HT giầu tiểu cầu:

Thể tích 150 ± 30ml/l đơn vị hoặc 300 ± 50ml/l pod

Điều trị từ máu toàn phần trong 24h kể từ khi lấy máu

Số lượng tiểu cầu: ³ 4 x 1010 tiểu cầu/l đơn vị

³ 8 x 1010 tiểu cầu/l pool

Bảo quản ở 2° C - 6° C trong 48 giờ trên máy lắc

4. Huyết tương:

Thể tích 200 - 300 ml

Protein huyết tương ³ 50g/l

Hémoglobin tự do trong huyết tương Ê 50 ml/l

Bảo quản:

1 tháng ở 2° C - 6° C

24 giờ ở + 2° C đến 6° C sau khi phá đông

Nhiều tháng ở Ê -18° C

5. Huyết tương tươi:

Như huyết tương, một số tiêu chuẩn bổ sung:

Tách từ máu toàn phần trong 24h kể từ khi lấy máu.

Yếu tố V và VIII huyết tương 0,6 đơn vị quốc tế/ml

Bảo quản 12 giờ ở +2° C đến 6° C

Bảo quản 3 tháng ở Ê - 30° C

1 năm ở Ê - 50° C

12h ở + 2° C đến 6° C sau khi phá đông

6. Tủa lạnh yếu tố VIII:

Thể tích 30-50ml/l đơn vị, 150-250ml/l pod

Yếu tố VIII ³ 2,5 đơn vị quốc tế / ml

Bảo quản 3 tháng ở Ê - 18° C

6 tháng Ê - 30° C

1 năm ở Ê - 50° C

3 giờ ở 2° C đến 6° C sau khi phá đông

 

IV. LĨNH VÀ PHÁT MÁU:

1. Tất cả các chai máu được sử dụng trong cơ sở lâm sàng bắt buộc phải thuộc các phòng truyền máu thuộc cơ sở đó, các phòng thử máu chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn truyền máu đối với chai máu sử dụng (do cơ sở thử máu lấy và phát ra hoặc lĩnh từ một cơ sở truyền máu khác).

2. Tất cả các chai máu sẽ được sử dụng đều phải kiểm tra các bệnh lây truyền do truyền máu. Viêm gan B, viêm gan C, Sida, sốt rét, giang mai.

3. Lĩnh máu:

Các cơ sở điều trị khi dự trù hoặc lĩnh máu đều phải có phiếu lĩnh máu, ghi rõ họ tên bệnh nhân chuẩn đoán, nhóm máu, số lượng máu yêu cầu toàn phần hay chế phẩm, ngày giờ xin máu.

Bác sĩ điều trị ký và ghi rõ họ tên. Đến lĩnh máu phải có ống máu cho bệnh nhân kèm theo (không chống đông).

Người đi lĩnh máu, dự trù máu phải là cán bộ chuyên môn của chính cơ sở có bệnh nhân nằm điều trị chịu trách nhiệm lĩnh và bảo quản chai máu suốt quá trình vận chuyển. Nếu là bệnh nhân của bệnh viện khác thì phải do nhân viên của phòng truyền máu bệnh viện đó đến dự trù hoặc lĩnh máu và chịu trách nhiệm vận chuyển máu.

Khi lĩnh máu, nhân viên nơi nhận phải kiểm tra kỹ chai máu về số lượng máu trong chai, chất lượng máu toàn phần hay chế phẩm không có bất kỳ một biểu hiện nghi ngờ nào (như: sự thay đổi về màu sắc, không có biểu hiện vỡ hồng cầu, không đục, không đông dày, đóng cục ... ) nhóm máu, nhãn chai, phiếu phát máu phải phù hợp với tên, nhóm máu của bệnh nhân đúng quy cách, không nhầm lẫn mới ký nhận. Khi đã lĩnh máu ra khỏi phòng trữ máu không được trả lại.

4. Phát máu: Phòng phát máu phải thực hiện nghiêm chỉnh tuyệt đối các quy định phát máu an toàn gồm:

a) Dụng cụ:

Huyết thanh mẫu, mua của các cơ sở được Nhà nước giao trách nhiệm sản xuất huyết thanh mẫu nếu tự sản xuất phải đảm bảo các tiêu chuẩn về màu sắc, nhãn huyết thanh mẫu, màu sắc dung dịch, các tiêu chuẩn Quốc gia, bảo quản ở 2° C đến 6° C (phải được kiểm tra chất lượng của ngành).

Hồng cầu của máu cũng như huyết thanh mẫu.

Phải có đầy đủ các trang bị về lam, tube, kính hiển vi, máy li tâm đảm bảo tiêu chuẩn, phiếu phát máu và cơ sở theo dõi phát máu theo của quy định.

b) Định nhóm máu:

Nhóm máu của chai máu và người nhận phải tiến hành định nhóm kỹ lưỡng với hai phương pháp: huyết thanh mẫu (beth-vincent) hồng cầu mẫu (simonin) HC được định nhóm, nếu không xác định được nhóm máu thì phải rửa HC ba lần với nước muối sinh lý và được pha loãng theo kỹ thuật rồi định nhóm máu.

Mỗi lần xác định nhóm máu cần tiến hành riêng rẽ hai phương pháp HCM rồi sau đó đối chiếu kết quả với nhau trên 2 bộ huyết thanh máu khác nhau và một bộ hồng cầu mẫu đã được xác định, bác sĩ phụ trách phòng phát máu kết luận xác định nhóm máu ký tên và chịu trách nhiệm an toàn. Điều cần chú ý là phải duy trì các nhóm chứng (Ténoin allo và ténoma uto) trong khi tiến hành xác định nhóm máu. Đối với trường hợp người nhận là người nước ngoài, người xảy thai nhiều lần có nghi ngờ bất đồng nhóm máu mẹ con thì xác định nhóm máu hệ Rhésus là bắt buộc.

c) Làm phản ứng chéo ống I và II: (Tối thiểu ở giai đoạn môi trường sinh lý và giai đoạn men. Nếu nơi nào làm được ở giai đoạn Cooms thì càng tốt) song song với việc xác định nhóm máu người cho và người nhận phải được làm với bất kỳ chai máu nào được phát ra.

d) Tìm kháng thể bất thường

Được làm khi cần thiết, đặc biệt phải làm đối với những bệnh nhân đã được truyền máu nhiều lần và sinh đẻ nhiều lần.

e) Phát máu:

Trước khi phát chai máu người phát phải kiểm tra lại lần cuối các nội dung ghi trên nhãn chai máu, tên bệnh nhân, tên nhãn chai và phiếu lĩnh máu phải phù hợp ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu phát máu và sổ theo dõi phát máu, ngày giờ hoàn thành các thủ tục phát máu ký và ghi rõ họ tên. Nhân viên cơ sở điều trị lên lĩnh máu phải ký tên giờ lĩnh vào phiếu lĩnh máu, sổ theo dõi phát máu của Phòng truyền máu trước khi nhận chai máu. Bất kỳ sự nghi ngờ hoặc trục trặc nào trong khâu phát máu đều phải ngừng ngay lập tức báo cho bác sĩ phụ trách phòng truyền máu nghiên cứu và giải quyết.

VI. TRUYỀN MÁU

1. Trước khi đi truyền máu, bác sĩ điều trị phải tiến hành:

Kiểm tra lại các nội dung ghi trên nhãn chai máu và bệnh nhân phải hoàn toàn phù hợp.

Định lại nhóm máu của bệnh nhân (lấy trực tiếp từ tay bệnh nhân trước khi truyền máu) và của chai máu nhận về truyền tại giường bệnh bằng phương pháp huyết thanh mẫu (Beth-Vincent) bác sĩ điều trị trực tiếp làm và đọc kết quả.

Bệnh nhân phải được chuẩn bị chu đáo khi truyền máu, các thao tác trong truyền máu phải đảm bảo vô trùng, phải làm phản ứng sinh tiết.

Bác sĩ điều trị phải theo dõi chặt chẽ quá trình truyền máu. Tất cả các biểu hiện diễn biến trước, trong và sau khi truyền hết chai máu phải được ghi đầy đủ từng khoảng thời gian nhất định (15 phút/1 lần) vào phiếu theo dõi truyền máu.

Bất kỳ biểu hiện bất thường của bệnh nhân trong khi truyền máu đều phải ngừng ngay việc truyền máu và báo cáo bác sĩ điều trị, kết hợp với bác sĩ phụ trách phòng truyền máu xử lý và có biện pháp giải quyết.

2. Nguyên tắc truyền máu

Tốt nhất là truyền cùng nhóm tương đồng các trường hợp truyền khác nhóm (như nhóm O truyền cho nhóm A, B và AB) thì không nên truyền vượt quá 25%/thể tích máu của bệnh nhân. Nếu truyền hơn thì phải dùng khối BO

 

A

 

O AB

 

B

 

Người nhóm O chỉ nhận máu nhóm O

Người nhóm A chỉ nhận máu nhóm A, O

Người nhóm B chỉ nhận máu nhóm B, O

Người nhóm AB chỉ nhận máu nhóm AB, A, B./.

 

 

 

 

 

Bộ trưởng Bộ Y tế

(Đã ký)

 

Phạm Song

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.