QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định về mức bồi thường cây trồng, vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang
___________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 58/TTr-SNN&PTNT ngày 29 tháng 3 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về mức bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 4 năm 2018. Quyết định này thay thế Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Website Chính phủ;
- Bộ: NN&PTNT, TC, TN&MT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBMTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Công báo - Tin học;
- Website VPUBND tỉnh;
- Phòng: NC, TH, KTN;
- Lưu: P.HCTC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Lê Văn Nưng
|
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY ĐỊNH
Mức bồi thường cây trồng, vật nuôi khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
_________________
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này áp dụng cho việc bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2. Người sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Chương II
BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG
Điều 3. Mức bồi thường đối với cây trồng hàng năm
1. Được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
2. Căn cứ tình hình thực tế của khu vực dự án, Hội đồng bồi thường cấp huyện xác định loại cây trồng chính, năng suất, giá bán trung bình tại thời điểm thu hồi đất để đề nghị mức bồi thường chung cho toàn khu vực dự án theo công thức sau:
Mức bồi thường = Năng suất cao nhất 1 vụ x giá bán trung bình
(đồng/m2) (kg/m2) (đồng/kg)
3. Năng suất cây trồng và giá bán trung bình phải do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế xác nhận. Trường hợp đã thu hoạch xong thì không tính bồi thường.
Điều 4. Mức bồi thường đối với cây trồng lâu năm
Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.
1. Cây ăn trái:
a) Đang ở trong thời kỳ thu hoạch được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây với giá trung bình trên thị trường tại thời điểm bồi thường.
b) Mức bồi thường nêu tại Phụ lục 1, chỉ tính cho các hộ không phải là trồng chuyên canh; đồng thời tính chung cho cả cây trồng hạt và cây ghép.
c) Đối với cây ăn trái thuộc vườn cây chuyên canh thì được tính tăng thêm 01 (một) lần so với mức bồi thường tại Phụ lục 1. Trường hợp giá cây ăn trái biến động tăng hoặc có phát sinh các loại cây trồng khác không có trong mức bồi thường tại Quy định này thì Hội đồng bồi thường cấp huyện tổ chức, khảo sát thực tế gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho từng phương án bồi thường.
2. Cây lấy gỗ:
Tính bồi thường bằng số lượng từng loại cây trồng nhân với giá bán một cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm thu hồi theo Phụ lục 2.
Cơ sở để tính bồi thường đối với cây lấy gỗ:
a) Mức bồi thường không bao gồm xác cây.
b) Các loại cây quy định tại Phụ lục 2 được tính bằng đường kính gốc, riêng đối với cừ tràm thì tính bằng đường kính ngọn.
c) Xác định nhóm gỗ căn cứ theo Quyết định số 2198/CNR ngày 26/11/1977 của Bộ Lâm nghiệp về việc phân loại các loại gỗ sử dụng và Quyết định số 334/CNR ngày 10/5/1988 của Bộ Lâm nghiệp điều chỉnh việc xếp hạng một số loại gỗ sử dụng trong bản phân loại 8 nhóm.
3. Đối với loại cây trồng làm hàng rào như: Me nước, Gòn, Dâm bụt,… trồng từ 01 (một) năm trở lên mức bồi thường là 40.000 đồng/m2 (bốn mươi ngàn đồng), dưới 01 (một) năm mức bồi thường là 20.000 đồng/m2 (hai mươi ngàn đồng). Riêng đối với cây trứng cá trồng để lấy bóng mát có đường kính gốc từ 10 cm trở lên mức bồi thường là 20.000 đồng/cây.
4. Cây kiểng:
a) Đối với các loại cây kiểng trồng dưới đất, tùy theo giá trị của cây mà Hội đồng bồi thường cấp huyện xác định mức hỗ trợ để đào gốc di dời.
b) Đối với các loại cây kiểng trồng trong chậu, tùy theo giá thuê mướn nhân công thực tế theo thời điểm của địa phương, Hội đồng bồi thường cấp huyện xác định mức hỗ trợ di dời.
Đối với các loại cây kiểng theo nguyên tắc chung là không bồi thường, chỉ hỗ trợ di dời. Trường hợp không thể di dời (bị giải tỏa trắng, không còn đất để di dời hoặc do điều kiện khách quan mà chủ hộ không thể thu hồi được giá trị cây kiểng khi nhà nước thu hồi đất) thì xem xét bồi thường. Mức bồi thường tùy theo đặc điểm từng loại cây kiểng và giá thuê mướn nhân công thực tế theo thời điểm của địa phương mà tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Hội đồng bồi thường cấp huyện lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan như Hội Sinh vật cảnh tỉnh, các công ty mua bán cây kiểng trong và ngoài tỉnh,... xác định mức bồi thường cũng như mức giá hỗ trợ di dời, đề xuất mức bồi thường gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp với Sở Tài chính xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho từng phương án bồi thường.
5. Cây leo giàn: Hội đồng bồi thường cấp huyện tổ chức, khảo sát thực tế gửi đến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho từng phương án bồi thường.
6. Chi phí chặt hạ đối với các loại cây ăn trái đã lão hóa không còn thu hoạch, căn cứ theo quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành bộ đơn giá xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh An Giang để thực hiện.
7. Sau khi nhận được tiền đền bù, chủ sở hữu được quyền sử dụng tất cả các loại cây trồng và phải tự tổ chức giải phóng mặt bằng.
Điều 5. Quy định bổ sung một số trường hợp cá biệt có thể xảy ra trong công tác bồi thường đối với cây trồng
1. Đối với cây hoang dại, cây mọc tự nhiên dạng cây bụi, dây leo không có giá trị không phải do con người gieo trồng thì không thuộc đối tượng tính bồi thường.
2. Đối với những cây trồng đặc thù của địa phương, cây trồng chưa có trong Quy định này hoặc có giá thực tế tại thời điểm của địa phương cao hơn giá bồi thường tại Quy định này, Hội đồng bồi thường cấp huyện có văn bản đề xuất gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho từng phương án bồi thường.
Chương III
BỒI THƯỜNG VẬT NUÔI
Điều 6. Bồi thường đối với nuôi trồng thủy sản
Khi nhà nước thu hồi đất mà gây ra thiệt hại cho vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;
Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra.
1. Thủy sản nuôi lấy thịt:
a) Thủy sản nuôi chuyên canh:
Đối với các loại thủy sản nuôi chuyên canh được áp dụng theo mức bồi thường các loại thủy sản chuyên canh được quy định tại Phụ lục 3.
Các loại thủy sản nuôi chuyên canh mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không bồi thường.
Các loại thủy sản nuôi chuyên canh mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm, cụ thể như sau:
Đối với các đối tượng thủy sản có thời vụ nuôi từ 6 tháng trở lên, thủy sản nuôi từ 03 (ba) tháng tuổi trở lên mức bồi thường bằng 50% giá trị sản lượng thu hoạch.
Đối với các đối tượng thủy sản có thời vụ nuôi từ 4-6 tháng, thủy sản nuôi từ 02 (hai) tháng tuổi trở lên mức bồi thường bằng 50% giá trị sản lượng thu hoạch.
Đối với đối tượng có thời vụ nuôi từ 6 tháng trở lên, thủy sản nuôi nhỏ hơn 03 (ba) tháng tuổi mức bồi thường bằng 40% giá trị sản lượng thu hoạch.
Đối với đối tượng có thời vụ nuôi từ 4-6 tháng, thủy sản nuôi nhỏ hơn 02 (hai) tháng tuổi mức bồi thường bằng 40% giá trị sản lượng thu hoạch.
Trường hợp có thể di dời được thì chỉ hỗ trợ chi phí di dời và thiệt hại do di dời gây ra bằng 30% giá trị sản lượng thu hoạch quy định tại Phụ lục 3.
b) Thủy sản nuôi không chuyên canh: Mức bồi thường tối đa bằng 50% mức bồi thường thủy sản nuôi chuyên canh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Thủy sản nuôi lấy giống: Chỉ hỗ trợ di chuyển, mức hỗ trợ bằng 20% giá cá giống thực tế. Giá cá cụ thể như sau:
- Cá Tra:
|
79.000
|
đ/kg
|
x
|
20%
|
=
|
15.800
|
đ/kg
|
- Cá Lóc lai:
|
97.000
|
đ/kg
|
x
|
20%
|
=
|
19.400
|
đ/kg
|
- Cá Rô phi:
|
80.000
|
đ/kg
|
x
|
20%
|
=
|
16.000
|
đ/kg
|
- Cá Điêu hồng:
|
80.000
|
đ/kg
|
x
|
20%
|
=
|
16.000
|
đ/kg
|
- Cá Trê:
|
53.000
|
đ/kg
|
x
|
20%
|
=
|
10.600
|
đ/kg
|
- Cá Rô đồng
|
100.000
|
đ/kg
|
x
|
20%
|
=
|
20.000
|
đ/kg
|
- Cá Hô giống:
|
15.000
|
đ/con
|
x
|
20%
|
=
|
3.000
|
đ/con
|
- Cá Chình giống:
|
110.000
|
đ/kg
|
x
|
20%
|
=
|
22.000
|
đ/kg
|
- Cá Ét giống:
|
2.000
|
đ/con
|
x
|
20%
|
=
|
400
|
đ/con
|
- Cá Vồ đém giống:
|
2.000
|
đ/con
|
x
|
20%
|
=
|
400
|
đ/con
|
- Lươn giống:
|
5.000
|
đ/con
|
x
|
20%
|
=
|
1.000
|
đ/con
|
- Ba ba giống:
|
5.000
|
đ/con
|
x
|
20%
|
=
|
1.000
|
đ/con
|
- Ếch giống:
|
300
|
đ/con
|
x
|
20%
|
=
|
60
|
đ/con
|
- Tôm càng xanh giống thường:
|
180
|
đ/con
|
x
|
20%
|
=
|
36
|
đ/con
|
- Tôm càng xanh giống toàn đực:
|
450
|
đ/con
|
x
|
20%
|
=
|
90
|
đ/con
|
- Cá Rô phi giống:
|
30.000
|
đ/kg
|
x
|
20%
|
=
|
6.000
|
đ/kg
|
- Cá Điêu hồng giống:
|
40.000
|
đ/kg
|
x
|
20%
|
=
|
8.000
|
đ/kg
|
- Cá Chim trắng giống:
|
30.000
|
đ/con
|
x
|
20%
|
=
|
6.000
|
đ/con
|
- Cá Basa giống:
|
2.000
|
đ/con
|
x
|
20%
|
=
|
400
|
đ/con
|
- Cá nàng hai giống:
|
5.000
|
đ/con
|
x
|
20%
|
=
|
1.000
|
đ/con
|
- Cá he giống:
|
80.000
|
đ/kg
|
x
|
20%
|
=
|
16.000
|
đ/kg
|
- Cá Chép giống:
|
60.000
|
đ/kg
|
x
|
20%
|
=
|
12.000
|
đ/kg
|
- Cá Mè vinh giống:
|
80.000
|
đ/kg
|
x
|
20%
|
=
|
16.000
|
đ/kg
|
- Cá Rô giống:
|
80.000
|
đ/kg
|
x
|
20%
|
=
|
16.000
|
đ/kg
|
3. Hội đồng bồi thường cấp huyện căn cứ vào giá bồi thường đối với thủy sản được quy định tại Phụ lục 3 và khoản 2 Điều này để thực hiện bồi thường. Trường hợp tại thời điểm lập phương án bồi thường mà giá thủy sản trung bình trên thị trường có giá thực tế tại thời điểm của địa phương cao hơn so với giá bồi thường tại Quy định này thì Hội đồng bồi thường cấp huyện khảo sát và đề xuất gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho từng phương án bồi thường.
Điều 7. Điều khoản chuyển tiếp
Các dự án, hạng mục đã và đang thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo chính sách, phương án đã được phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo Quy định kèm theo Quyết định này.
Điều 8. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định này; đồng thời phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi giá cây trồng, vật nuôi. Khi có những vấn đề mới phát sinh thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm báo cáo, đề xuất để Ủy ban nhân dân tỉnh có chỉ đạo xử lý kịp thời.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng bồi thường phối hợp với tổ chức phát triển quỹ đất xác định mức bồi thường cây trồng, vật nuôi đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân bị thu hồi đất trên địa bàn theo đúng Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát sinh vướng mắc, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung phù hợp theo quy định./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Lê Văn Nưng