• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 14/11/2007
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 161/2007/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Giang, ngày 19 tháng 10 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án ''Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2008 - 2012"

___________________________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Đề án ''Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2008 - 2012'', với nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Chương trình: ''Đề án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2008 - 2012''.

2. Đơn vị quản lý: Ngân hàng Chính sách xã hội.

3. Mục tiêu Đề án:

Đến năm 2012 bảo đảm các đơn vị của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội từ Trung ương đến cấp huyện đều có trụ sở làm việc ổn định, theo đúng tiêu chuẩn của một trụ sở ngân hàng, nhằm phục vụ thuận lợi cho nhân dân và an toàn kho quỹ.

4. Các căn cứ xác định quy mô đầu tư:

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội; phê chuẩn Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội; về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

5. Quy mô đầu tư:

a) Ngân hàng cấp huyện: 2.000 triệu đồng/trụ sở, gồm:

- Nhà làm việc cấp IV, 02 tầng, khung bê tông cốt thép chịu lực, diện tích sàn 450 m2.

- Nhà phụ trợ: cấp IV, 01 tầng, khung bê tông cốt thép chịu lực, diện tích sàn 100 m2.

b) Ngân hàng cấp tỉnh: 7.100 triệu đồng/trụ sở, gồm:

- Nhà làm việc cấp II, 03 tầng, khung bê tông cốt thép chịu lực, diện tích sàn 1.500 m2.

- Nhà phụ trợ: cấp IV, 02 tầng, khung bê tông cốt thép chịu lực, diện tích sàn 200 m2.

c) Hội sở chính (gồm 15 phòng, ban), Sở giao dịch (gọi tắt là Hội sở chính): 150.000 triệu đồng, gồm:

- Nhà làm việc cấp II, 15 tầng, khung bê tông cốt thép chịu lực, diện tích sàn 10.000 m2.

- Nhà phụ trợ: cấp III, 03 tầng, khung bê tông cốt thép chịu lực, diện tích sàn 1.500 m2.

Trên đây là quy mô tối đa cho trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội ở các cấp. Trong bước lập, thẩm định và phê duyệt đầu tư từng dự án (trụ sở) cụ thể, Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm chuẩn xác lại quy mô đầu tư trên cơ sở chức năng cơ bản của từng cấp ngân hàng, điều kiện thực tế nơi đặt trụ sở, nhu cầu hoạt động ổn định lâu dài của từng cấp ngân hàng và quy định pháp luật hiện hành (Danh mục đầu tư xây dựng trụ sở làm việc trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2008 - 2012 như phụ lục kèm theo Quyết định này).

6. Những căn cứ cơ bản trong lập dự toán đầu tư trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp:

Căn cứ suất vốn đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan, quy định “Phân cấp nhà và công trình - nguyên tắc cơ bản” và các yêu cầu, quy định về phân loại trụ sở cơ quan do các cơ quan có thẩm quyền ban hành; các giải pháp thiết kế; phòng cháy chữa cháy; yêu cầu kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật điện, vệ sinh… của TCVN 4601 - 1988 tiêu chuẩn thiết kế trụ sở cơ quan và quy mô diện tích của các cấp ngân hàng.

Chi phí đầu tư xây dựng trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp bao gồm: chi phí xây dựng các phòng làm việc, sàn giao dịch, các phòng phục vụ công cộng và kỹ thuật (phòng họp, phòng tiếp dân, phòng quản trị hệ thống máy tính, kho tiền, kho lưu trữ dữ liệu thông tin, hội trường…), các phòng phụ trợ (khu vệ sinh, bếp ăn, kho ấn chỉ, chỗ để xe…). 

7. Tổng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến: 772.900 triệu đồng, trong đó:

a) Vốn đầu tư xây dựng mới dự kiến cho 203 trụ sở (trong đó có Hội sở chính, 15 trụ sở ngân hàng cấp tỉnh và 187 trụ sở ngân hàng cấp huyện), cụ thể:

 

TT

Tên đơn vị

Đơn vị

Chi phí xây lắp Thành tiền

Chi phí thiết bị Thành tiền

Tổng chi phí (triệu đồng)

1

Hội sở chính

1

142.000

8.000

150.000

2

Ngân hàng cấp tỉnh

15

99.750

6.750

106.500

3

Ngân hàng cấp huyện

187

348.755

25.245

374.000

 

Tổng cộng

203

590.505

39.995

630.500

 

b) Vốn đầu tư để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở cũ của các tổ chức cơ quan chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội làm trụ sở dự kiến: 123 trụ sở (trong đó có 70 trụ sở được bàn giao trong năm 2007 và 53 trụ sở dự kiến được bàn giao thêm trong thời gian tới), (20 trụ sở ngân hàng cấp tỉnh và 103 trụ sở ngân hàng cấp huyện), cụ thể:

 

TT

Tên đơn vị

Đơn vị

Chi phí xây lắp Thành tiền

Chi phí thiết bị Thành tiền

Tổng chi phí (triệu đồng)

1

Ngân hàng cấp tỉnh

20

54.000

6.000

60.000

2

Ngân hàng cấp huyện

103

61.800

20.600

82.400

 

Tổng cộng

123

115.800

26.600

142.400

 

8. Các giải pháp thực hiện:

a) Tiếp tục thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: số 05/2003/CT-TTg ngày 18 tháng 03 năm 2003 về việc chỉ đạo hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội và Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg ngày 16 tháng 03 năm 2004 về việc nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội và các văn bản khác có liên quan; Ngân hàng Chính sách xã hội làm việc với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan  tiếp nhận các trụ sở dôi dư để sử dụng theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4141/VPCP-KTTH ngày 25 tháng 07 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ và các văn bản khác liên quan;

b) Ngân hàng Chính sách xã hội làm việc với các địa phương cấp tỉnh, cấp huyện có điều kiện hỗ trợ Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc xây dựng trụ sở làm việc tại địa phương. Đối với các địa phương không thuộc diện nhận vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, có trách nhiệm: ngoài việc đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào (đường đi, điện, cấp, thóat nước,...), đóng góp tổi thiểu 15% tổng mức vốn đầu tư trụ sở từ hàng rào trở vào;

c) Triển khai lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện đầu tư xây dựng các dự án (trụ sở) đã xác định rõ khả năng cân đối vốn theo quy định pháp luật hiện hành.

9. Kế hoạch triển khai:

a) Tiến độ thực hiện:

Căn cứ vào mục tiêu đầu tư của Đề án: đến năm 2012 bảo đảm các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (từ Trung ương đến cấp huyện) có trụ sở làm việc ổn định, theo đúng tiêu chuẩn của một trụ sở ngân hàng, nhằm phục vụ thuận lợi cho nhân dân và an toàn kho quỹ.

Trong số 203 đơn vị còn lại chưa có trụ ở làm việc gồm: hội sở chính, 15 ngân hàng cấp tỉnh, 187 ngân hàng cấp huyện thuộc các địa phương mới chia tách, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đầu tư theo danh mục các công trình được sắp xếp thứ tự ưu tiên như sau: 

- Đối với các trụ sở xây dựng mới: 630.500 triệu đồng.

+ Năm 2008, ưu tiên đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho 03 ngân hàng cấp tỉnh mới chia tách (Lai Châu, Đắk Nông, Hậu Giang), 49 ngân hàng cấp huyện mới chia tách, huyện vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không tiếp nhận được nhà dôi dư theo các Chỉ thị của Thủ tướng và Hội sở chính.

+ Năm 2009, tiếp tục đầu tư để hòan chỉnh các trụ sở làm việc cho 03 ngân hàng cấp tỉnh mới chia tách (Lai Châu, Đắk Nông, Hậu Giang), 42 ngân hàng cấp huyện thuộc vùng mới chia tách, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và Hội sở chính.

+ Năm 2010, đầu tư xây dựng 40 ngân hàng cấp huyện vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và Hội sở chính.

+ Năm 2011, đầu tư xây dựng 41 ngân hàng cấp huyện vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và Hội sở chính.

+ Năm 2012, đầu tư xây dựng trụ sở cho 12 ngân hàng cấp tỉnh và 15 ngân hàng cấp huyện còn lại.

Kế hoạch vốn:

+ Năm 2008: 117.000 triệu đồng.

+ Năm 2009: 146.300 triệu đồng.

+ Năm 2010: 140.000 triệu đồng.

+ Năm 2011: 112.000 triệu đồng.

+ Năm 2012: 115.200 triệu đồng.

- Đối với các trụ sở được tiếp nhận, bàn giao từ các Bộ, ngành và địa phương: sẽ tiến hành lập kế hoạch và dự trù kinh phí sửa chữa, cải tạo và nâng cấp ngay sau khi được tiếp nhận.

b) Nguồn vốn:

- Nguồn vốn đầu tư sửa chữa, cải tạo các công trình, sử dụng từ nguồn  chi phí hoạt động hàng năm trong mức chi phí quản lý của Bộ Tài chính giao;

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng các trụ sở mới từ nguồn vốn: ngân sách trung ương, nguồn vốn được trích quỹ để đầu tư phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.

10. Tổ chức thực hiện:

a) Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước;

b) Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội về việc tổ chức thực hiện Đề án theo đúng mục tiêu, kế hoạch; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích bảo đảm tiết kiệm, đúng quy định hiện hành của Nhà nước;

c) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, các quy định đặc thù của ngành, triệt để phân quyền, phân cấp trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng, bảo đảm thực hiện Đề án hòan thành đúng tiến độ và hiệu quả; đồng thời không làm ảnh hưởng đến các công tác chuyên môn của ngành.

11. Trách nhiệm của các cơ quan phối hợp thực hiện Đề án:

a) Ngân hàng Chính sách xã hội là đơn vị chủ trì thực hiện Đề án:

- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án, đúng mục tiêu, bảo đảm tiến độ, hiệu quả đầu tư, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư và xây dựng. Định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan về tiến độ thực hiện Đề án, các khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện;

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế đặc thù huy động đủ các nguồn lực để thực hiện Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương có trụ sở dôi dư không sử dụng hết, tận dụng sửa chữa, cải tạo, nâng cấp làm trụ sở ngân hàng để giảm thiểu tối đa mức vốn đầu tư thực hiện Đề án. Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở được tiếp nhận, được tính vào chi phí hoạt động hàng năm của ngân hàng.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, huy động đủ nguồn lực để thực hiện Đề án.

c) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện xây dựng trụ sở trên địa bàn: các thủ tục về đầu tư và xây dựng; chuyển giao các trụ sở dôi dư không còn nhu cầu sử dụng; bố trí quỹ đất, cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng để xây dựng mới các trụ sở làm việc của ngân hàng tại địa phương;

- Đối với các địa phương không thuộc diện nhận vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, có trách nhiệm: ngoài việc đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào (đường đi, điện, cấp thóat nước,...); đóng góp tổi thiểu 15% tổng mức đầu tư của trụ sở từ hàng rào trở vào.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.