QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Bản quy định về chế độ sinh hoạt phí
đối với cán bộ xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh An Giang.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 99/1998/TT-LT TCCP-BTC-BLĐTB & XH ngày 19/5/1998 của Liên tịch: Ban Tổ chức – cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998;
Căn cứ vào đặc điểm về dân số, diện tích, tình hình thực tế của địa phương và xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:- Ban hành kèm theo quyết định này Bản quy định về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh An Giang.
Điều 2:- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế quyết định số 981/QĐ.UB.TC ngày 27/11/1995 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang.
Điều 3:- Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan, Ban ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT TU, TT HĐND tỉnh (b/cáo).
- Ban TC TU, UBMTTQ tỉnh,
- HĐND huyện, thị xã
- Như điều 3.
- Lưu.
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long Xuyên, ngày 18 tháng 11 năm 1998
BẢN QUY ĐỊNH
Về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3035/1998/QĐ.UB.TC ngày 18/11/1998 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang)
Thi hành Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; Thông tư 99/1998/TT-LT TCCP-BTC-BLĐTB và XH ngày 19/5/1998 của Liên tịch Ban Tổ chức – cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động thương binh – xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ; và Nghị định 174/CP ngày 29/9/1994 của Chính phủ về quy định số lượng thành viên UBND và số Phó Chủ tịch UBND các cấp.
Xét tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban Nhân dân Tỉnh An Giang quy định cụ thể về số lượng cán bộ và chế độ sinh hoạt phí cho cán bộ xã, phường, thị trấn như sau:
CHƯƠNG I
ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 1:- Số lượng cán bộ làm công tác Đảng, công tác chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) trong tỉnh cụ thể như sau:
- Xã dưới 10.000 dân = 19 Cán bộ
- Xã từ 10.000 dân đến 20.000 dân = 21 Cán bộ.
- Xã trên 20.000 dân = 25 Cán bộ.
Điều 2:- Đối với ấp, khóm và hai lực lượng công an, quân sự tạm thời bố trí theo yêu cầu của ngành và chính quyền cơ sở cụ thể như sau:
1- Ấp, khóm (gọi chung là ấp): mỗi ấp bố trí 03 người gồm Trưởng ấp và 2 phó ấp.
2- Lực lượng Công an:
+ Xã dưới 10.000 dân: tổng số chung mỗi xã là 10 người (trong đó kể cả chức danh công án đã được xếp sinh hoạt phí trong bộ máy chính quyền xã quy định tại điều 3,4,5 bản quy định này và chức danh phó công an hưởng trợ cấp của địa phương).
+ Xã từ 10.000 dân trở lên và xã biên giới: tổng số chung từ 11 đến 13 người (trong đó kể cả chức danh công an đã được xếp trong bộ máy chính quyền xã quy định tại điều 3,4,5 bản quy định này và chức danh phó công an hưởng trợ cấp của địa phương).
+ Riêng cấp phường và thị trấn Tân Châu thực hiện biên chế của đồn Công an do ngành trực tiếp quản lý theo quy định hiện hành.
3- Lực lượng Quân sự:
- Đối với các xã biên giới: tổng số chung mỗi xã là 22 người (trong đó kể cả chức danh quân sự được xếp hưởng sinh hoạt phí trong bộ máy chính quyền quy định tại điều 3,4,5 của bản quy định này).
- Đối với các xã còn lại: tổng số chung mỗi xã là 11 người (trong đó kể cả chức danh quân sự được xếp hưởng sinh hoạt phí trong bộ máy chính quyền quy định tại điều 3,4,5 bản quy định này)
CHƯƠNG II
BỐ TRÍ, SẮP XẾP CHỨC DANH CÁN BỘ XÃ
Điều 3:- Đối với xã có 19 Cán bộ:
1- Cán bộ Đảng, Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân:
- Bí thư Đảng Ủy hoặc Bí thư chi bộ đối với nơi chưa có Đảng ủy (01).
- Phó Bí thư Đảng bộ cơ sở (01)
- Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã (nơi Bí thư Đảng bộ cơ sở không kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã) (01).
- Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (01).
- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (01).
- Phó Chủ tịch UBND (01).
- Uỷ viên quân sự (01).
- Uỷ viên công an (01).
- Uỷ viên p/trách giao thông - thủy lợi; nếu phường phụ trách nhà đất (01)
- Uỷ viên phụ trách Văn hóa xã hội, thông tin hoặc Uỷ viên tài chính (01).
2- Cán bộ bốn chức danh chuyên môn:
- Uỷ viên UBND phụ trách Văn phòng (thuộc 4 chức danh hưởng SHP theo ngạch bậc chuyên môn đào tạo) (01).
- Cán bộ Địa chính (thuộc 4 chức danh hưởng SHP theo ngạch bậc chuyên môn đào tạo) (01).
- Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch (thuộc 4 chức danh hưởng SHP theo ngạch bậc chuyên môn đào tạo) (01).
- Cán bộ Tài chính - Kế toán (thuộc 4 chức danh hưởng SHP theo ngạch bậc chuyên môn đào tạo – có thể là Uỷ viên tài chính) (01).
3- Cán bộ đoàn thể (5 chức danh):
- Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc.
- Chủ tịch Hội phụ nữ.
- Chủ tịch Hội nông dân.
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
- Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Điều 4:- Đối với xã có 21 Cán bộ:
Ngoài 19 chức danh quy định tại điều 3, còn lại 2 cán bộ sẽ được bố trí tăng cường cho công tác Đảng 01 và 01 tăng cường cho lĩnh vực công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân xã.
Điều 5:- Đối với xã có 25 Cán bộ bố trí như sau:
1- Cán bộ Đảng, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân:
- Bí thư Đảng Ủy hoặc Bí thư Chi bộ xã (nơi chưa có Đảng Uỷ) (01).
- Phó Bí thư Đảng Uỷ hoặc Phó Bí thư Chi bộ xã (01).
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân nơi Bí thư đảng bộ cơ sở không kiêm Chủ tịch HĐND (01).
- Cán bộ giúp việc Đảng Uỷ hoặc Chi bộ xã (01).
- Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã (01).
- Chủ tịch UBND (01).
- Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân (01).
- Uỷ viên Công an (01).
- Uỷ viên Quân sự (01).
- Uỷ viên phụ trách Tài chính (01).
- Uỷ viên phụ trách Giao thông - Thủy lợi (01).
2- Cán bộ thuộc bốn chức danh chuyên môn:
- Uỷ viên phụ trách Văn phòng (01 - thuộc 4 chức danh hưởng SHP theo ngạch bậc chuyên môn đào tạo).
- Cán bộ địa chính (01 - thuộc 4 chức danh hưởng SHP theo ngạch bậc chuyên môn đào tạo).
- Cán bộ Tài chính (01 - thuộc 4 chức danh hưởng SHP theo ngạch bậc chuyên môn đào tạo).
- Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch (01 - thuộc 4 chức danh hưởng SHP theo ngạch bậc chuyên môn đào tạo).
3- Cán bộ khác thuộc UBND xã, phường, thị trấn.
- Cán bộ Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao (01).
- Cán bộ Lao động – Thương binh và xã hội (01).
- Còn lại 03 cán bộ, tùy tình hình thực tế của địa phương bố trí đảm nhận các mặt công tác chuyên môn khác thuộc Uỷ ban Nhân dân xã.
4- Trưởng các đoàn thể:
- Chủ tịch Mặt trận TQ xã.
- Chủ tịch Hội Phụ nữ.
- Chủ tịch Hội Nông dân.
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
- Bí thư Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.
Điều 6:- Việc sắp xếp cán bộ xã nói tại điều 3,4,5 chương II Bản quy định này được thực hiện trên tinh thần một người kiêm nhiệm nhiều việc nhằm đảm bảo mọi mặt công tác ở xã đều có người đảm nhận.
Số cán bộ thuộc biên chế Nhà nước tăng cường cho xã hưởng mọi chế độ, chính sách hiện hành như cán bộ, công chức Nhà nước; nhưng phải được tính vào định mức tổng số chung của cán bộ xã được quy định tại điều 1 Bản quy định này.
CHƯƠNG III
TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN
VÀ QUẢN LÝ BỐN CHỨC DANH CHUYÊN MÔN CÔNG TÁC TẠI XÃ:
Điều 7:- Tiêu chuẩn tuyển chọn:
Việc tuyển chọn cán bộ thuộc bốn chức danh chuyên môn hưởng sinh hoạt phí theo ngạch, bậc lương nhưng không phải công chức Nhà nước, phải căn cứ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của Bộ Tài chính (đối với cán bộ Tài chính - Kế toán), Bộ Tư pháp (đối với cán bộ Tư pháp - Hộ tịch), Tổng cục Địa chính (đối với cán bộ địa chính), Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ và Tổng Cục Thống kê (đối với cán bộ Văn phòng - thống kê tổng hợp) quy định. Những người đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn làm công tác chuyên môn tại Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn:
- Lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt;
- Có văn bằng Nhà nước cấp đạt trình độ từ sơ cấp trở lên về chuyên môn: địa chính (đối với cán bộ địa chính), tài chính - kế toán (đối với cán bộ tài chính - kế toán), pháp lý (đối với cán bộ tư pháp - hộ tịch), văn thư lưu trữ, thành chính, thống kê tổng hợp và các ngành chuyên môn khác phải được bồi dưỡng nghiệp vụ văn phòng (đối với cán bộ văn phòng - thống kê tổng hợp).
- Đủ sức khỏe, tuổi đời không quá 35 đối với nữ và không quá 40 đối với nam; cụ thể về tuổi đời như sau:
+ Đối với số cán bộ đang công tác hiện nay tại các chức danh này, nếu đã có đủ điều kiện về tiêu chuẩn chuyên môn, lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt thì không nhất thiết phải xem xét tuổi đời.
+ Việc áp dụng tiêu chuẩn về tuổi đời như nói trên chỉ thực hiện đối với việc tuyển chọn người mới để bố trí vào bốn chức danh chuyên môn công tác tại xã.
Điều 8:- Quy trình tuyển chọn:
- Ủy ban Nhân dân xã làm đề nghị; UBND huyện phê duyệt và có sự thỏa thuận với Trưởng Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh.
- Sau khi được UBND huyện phê duyệt thì Chủ tịch UBND xã tiến hành ký hợp đồng lao động với từng cán bộ theo từng chức danh chuyên môn.
Điều 9;- Chế độ công tác và chế độ quản lý cán bộ thuộc bốn chức danh chuyên môn:
1- Cán bộ thuộc bốn chức danh chuyên môn có nhiệm vụ giúp Ủy ban Nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn theo lĩnh vực chuyên môn được phân công.
2- Việc thay thế cán bộ xã thuộc bốn chức danh chuyên môn chỉ được thực hiện trong các trường hợp:
- Cán bộ được điều động đi nhận nhiệm vụ khác.
- Không đủ tiêu chuẩn để đảm nhiệm công tác chuyên môn.
- Vi phạm hợp đồng buộc phải thôi việc.
Việc thay thế này được thực hiện theo yêu cầu UBND xã, có sự phê duyệt của UBND huyện sau khi đã thỏa thuận với Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
Số cán bộ này trước khi chuyển sang nhiệm vụ khác hoặc thôi việc phải bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu, công việc chuyên môn lại cho UBND xã (có biên bản bàn giao cụ thể).
Điều 10: - Mức sinh hoạt phí và chế độ phụ cấp, trợ cấp:
Mức sinh hoạt phí cho cán bộ xã được thực hiện đúng tinh thần quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, và Thông tư liên tịch số 99/1998/TT-LT-TCCP-BTC-BLĐTB và XH ngày 19/5/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ; nhằm giải quyết một phần khó khăn về đời sống đối với cán bộ xã, địa phương có thêm khoản trợ cấp tạm thời hàng tháng cụ thể như sau:
1- Mức sinh hoạt phí và trợ cấp:
- Bí thư Đảng bộ xã (Bí thư Chi bộ nơi chưa có Đảng ủy):
270.000đ Sinh hoạt phí + 130.000đ trợ cấp địa phương = 400.000đ/tháng.
- Phó Bí thư Đảng bộ xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã (nơi Bí thư kh6ong kiêm nhiệm Chủ tịch HĐND xã), Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân hưởng mức:
260.000đ sinh hoạt phí + 130.000đ trợ cấp địa phương = 390.000đ/tháng.
- Chủ tịch Mặt trận xã hưởng mức:
240.000đ sinh hoạt phí + 130.000đ trợ cấp của địa phương = 370.000đ/tháng
- Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã, Thường trực Đảng ủy xã (nơi Bí thư hoặc Phó Bí thư kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐND và UBND), Trưởng các Đoàn thể nhân dân xã (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), và Xã đội trưởng, Trưởng Công an xã hưởng mức:
240.000đ Sinh hoạt phí + 100.000đ trợ cấp địa phương = 340.000đ/tháng.
- Uỷ viên Uỷ ban Nhân dân xã hưởng mức:
230.000đ sinh hoạt phí + 80.000đ trợ cấp địa phương = 310.000đ/tháng
- Các chức danh khác thuộc Uỷ ban Nhân dân xã hưởng mức:
210.000đ sinh hoạt phí + 50.000đ trợ cấp địa phương = 260.000đ/tháng
- Cán bộ thuộc bốn chức danh chuyên môn ở xã đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thì được vận dụng xếp mức sinh hoạt phí theo hệ số của ngạch, bậc quy định tại Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ. Quá trình chuyển xếp phải căn cứ vào vị trí công việc đã phân công theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998, đồng thời có xem xét thâm niên công tác để xếp vào ngạch, bậc tương ứng.
Cán bộ thuộc bốn chức danh chuyên môn ngày, nếu chưa có bằng cấp chuyên môn qua đào tạo do Nhà nước cấp, thì hưởng mức:
154.000đ sinh hoạt phí + 50.000đ trợ cấp địa phương = 204.000đ/tháng.
Những trường hợp đang hưởng mức sinh hoạt phí cao hơn 204.000 đồng/tháng thì được giữ nguyên.
- Cán bộ xã được phân công kiêm nhiệm các chức danh khác thì được hưởng mức sinh hoạt phí của chức danh có mức sinh hoạt phí cao hơn trong số các chức danh kiêm nhiệm. Khi không còn kiêm nhiệm, đảm nhận chức danh nào hưởng mức sinh hoạt phí của chức danh đó.
- Cán bộ xã không hưởng sinh hoạt phí mà chỉ hưởng trợ cấp của địa phương bao gồm:
+ Phó Công an xã, Phó xã đội được hưởng trợ cấp của địa phương bằng 210.000 đồng/tháng.
+ Chiến sĩ hai lực lượng Công an và Quân sự xã được hưởng trợ cấp địa phương là: 150.000 đồng/tháng.
+ Trưởng ấp được hưởng trợ cấp của địa phương bằng 192.000 đồng/tháng và Phó ấp được hưởng trợ cấp địa phương bằng 150.000 đồng/tháng.
- Cán bộ thuộc biên chế Nhà nước tăng cường làm việc tại xã, phường, thị trấn thì hưởng chế độ tiền lương hiện hành như đối với công chức Nhà nước và thuộc ngân sách huyện, thị xã đảm nhận.
2- Chế độ nâng sinh hoạt phí đối với bốn chức danh chuyên môn:
Sau 05 năm công tác phải được đánh giá, trong quá trình làm việc chấp hành đúng quy định trong hợp đồng, không vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên sẽ được nâng mức sinh hoạt phí theo ngạch, bậc chuyên môn do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã đề nghị UBND huyện quyết định sau khi thống nhất với Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.
3- Chế độ phụ cấp 5%:
Các chức danh được bầu cử và các chức danh khác hưởng chế độ sinh hoạt phí theo quy định tại bản quy định này, sau 5 năm công tác liên tục, nếu được tái cử hoặc tiếp tục công tác được hưởng phụ cấp 5% của mức sinh hoạt phí đang hưởng (tính từ năm thứ sáu trở đi). Cán bộ thuộc UBND xã có kiêm chức danh bầu cử chỉ được hưởng 5% phụ cấp thâm niên công tác kể từ năm thứ sáu chứ không được hưởng mức phụ cấp 5% tái cử.
Đối với cán bộ xã thuộc 04 chức danh chuyên môn đã được xếp hưởng sinh hoạt phí theo ngạch, bậc chuyên môn đào tạo thì không được hưởng phụ cấp thêm 5%.
CHƯƠNG IV
CHẾ ĐỘ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, CÔNG TÁC PHÍ, KHEN THƯỞNG
Điều 11:- Cán bộ xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ được hưởng các quyền lợi theo quy định của Nhà nước.
Điều 12:- Cán bộ xã được cơ quan có trách nhiệm cử đi công tác được hưởng chế độ công tác phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 13:- Cán bộ xã có thành tích trong công tác được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
CHƯƠNG V
CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ KHI NGHỈ VIỆC
Điều 14: Trợ cấp nghỉ việc:
1- Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp nghỉ việc:
- Bí thư Đảng Uỷ hoặc Bí thư Chi bộ xã (nơi chưa có Đảng Uỷ)
- Phó Bí thư Đảng ủy xã (hoặc phó bí thư chi bộ nơi chưa có Đảng Uỷ), Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (nơi Bí thư Đảng bộ không kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã), Chủ tịch UBND xã.
- Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã, Phó Chủ tịch UBND xã, thường trực Đảng uỷ xã (nơi Bí thư hoặc Phó Bí thư kiêm chức danh Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐND và UBND), Chủ tịch Mặt trận xã, Trưởng các đoàn thể nhân dân xã, (Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh), xã đội trưởng, trưởng công an xã.
- Uỷ viên Uỷ ban Nhân dân xã.
- Bốn chức danh chuyên môn (Địa chính, Tư pháp - Hộ tịch, Tài chính – Kế toán, Văn phòng - thống kê tổng hợp) và các chức danh khác thuộc Uỷ ban Nhân dân xã.
- Cán bộ khác được bố trí công tác theo quy định tại điều 4, và điểm 3 điều 5 của Bản quy định này.
2- Chế độ trợ cấp hàng tháng:
a- Điều kiện được hưởng trợ cấp hàng tháng:
- Thời gian công tác và đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên (180 tháng trở lên).
+ Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng 15% mức sinh hoạt phí hàng tháng; trong đó cán bộ xã đóng bằng 5% mức sinh hoạt phí đang hưởng và ngân sách Nhà nước đóng 10% tổng quỹ sinh hoạt phí của những người đóng bảo hiểm xã hội của mỗi xã.
+ Chủ tịch UBND xã lập danh sách cán bộ xã đóng bảo hiểm xã hội được Phòng Tổ chức chính quyền huyện, thị xã duyệt và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh quyết định.
+ Hàng tháng Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã có trách nhiệm đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội đúng theo quy định.
- Khi nghỉ việc nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.
b- Cách tính mức trợ cấp hàng tháng:
1/01/clip_image004.png" width="668" />
- Người có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng bằng 45% mức sinh hoạt phí bình quân của 5 năm cuối kể cả phụ cấp 5% tái cử và sau 5 năm công tác liên tục (nếu có). Sau đó cứ thêm 1 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2% nhưng mức hưởng trợ cấp hàng tháng cao nhất không quá 75% mức sinh hoạt phí bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ việc theo cách tính sau đây:
- Ví dụ: Ông A khi nghỉ việc đủ 55 tuổi, có 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội, mức sinh hoạt phí của 5 năm cuối là:
-
2 năm là Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã, mức SHP 240.000đồng/tháng
-
3 năm là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã, mức SHP 260.000 đồng/tháng
Mức sinh hoạt phí bình quân 5 năm cuối của ông A sẽ là:
(240.000đ x 24 tháng) + (260.000đ x 36 tháng)
60 tháng
-
Tỉ lệ trợ cấp hàng tháng của ông A là:
15 năm đầu được tính bằng 45%.
Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 (5 năm) tính thêm: 5 x 2% = 10%
Tổng cộng: 45% + 10% = 55%
Mức trợ cấp hàng tháng của ông A là:
252.000 đ x 55% = 138.600 đồng/tháng.
c- Cán bộ xã có thời gian công tác liên tục từ 15 năm trở lên chưa đóng bảo hiểm xã hội, hoặc mới đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/1998 trở đi, khi nghỉ việc nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi được hưởng trợ cấp hàng tháng như trường hợp trên đây.
- Cán bộ xã đã có quyết định nghỉ việc hưởng trợ cấp một lần theo Nghị định 50/CP không giải quyết theo Nghị định 09/1998NĐ-CP.
- Riêng cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, quân nhân, công an nhân dân đã nghỉ việc còn đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, nếu tham gia công tác ở xã thì được hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998, không phải đóng Bảo hiểm xã hội, do vậy, khi nghỉ việc không hưởng trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần.
3- Chế độ trợ cấp một lần:
a- Cán bộ xã không đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại khoản 2 điều 14 chương V nói trên, khi nghỉ việc hưởng trợ cấp một lần.
Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng một tháng sinh hoạt phí tính theo mức bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ việc kể cả phụ cấp 5% tái cửa hoặc sau 05 năm công tác liên tục (nếu có). Cán bộ xã đang công tác nhưng trước ngày 01/01/1998 chưa quy định đóng bảo hiểm xã hội, khi nghỉ việc cũng được cộng số năm công tác để hưởng trợ cấp một lần.
b- Việc tính bình quân mức sinh hoạt phí 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc được tính theo ví dụ khoản 2 điều 14 của văn bản này.
Trường hợp 05 năm cuối chỉ hưởng có một mức sinh hoạt phí thì cách tính trợ cấp như sau:
Ví dụ: Ông B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 5 năm, hưởng mức sinh hoạt phí là 270.000 đồng/tháng, thì mức trợ cấp một lần là:
5 tháng x 270.000 đồng = 1.350.000 đồng
Trường hợp cán bộ xã khi nghỉ việc, đã có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội liên tục trở lên, nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng trợ cấp hàng tháng, mà không hưởng trợ cấp một lần, phải có đơn tự nguyện chờ giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng, có xác nhận của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn, sau đó Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn lập đủ hồ sơ của cán bộ xin chờ gửu cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương quản lý, theo dõi và giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng khi đủ điều kiện về tuổi đời. Trong thời gian chờ để được giải quyết chế độ, nếu được làm việc tiếp thì thời gian cán bộ xã đã làm việc trước đó cộng với thời gian làm việc sau đó để tính hưởng bảo hiểm xã hội. Trong khi chờ hưởng chế độ bị chết, thì thân nhân lo mai táng được nhận tiền mai táng phí do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định tại điều 5 Nghị định 09/1998/NĐ-CP, khoản 7 phần III Thông tư 99/1998/TT-LT TCCP-BTC-BLĐTB và XH và điều 15 của bản quy định này.
Điều 15: - Chế độ mai táng phí:
Cán bộ xã đang công tác được hưởng sinh hoạt phí và cán bộ xã đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 01/01/1998 khi chết thì người lo mai tháng phí được nhận tiền bằng 08 tháng tiền lương tối thiểu.
CHƯƠNG VI
HOẠT ĐỘNG PHÍ
Điều 16:- Hoạt động phí và sinh hoạt phí cho Mặt trận và các đoàn thể:
Đối với Phó Chủ tịch Mặt trận, Phó các Đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) hưởng trợ cấp trong hoạt động phí từ nguồn mức khoán của ngân sách xã phân bổ cho mỗi đoàn thể. Mức khoán hoạt động phí cho các đoàn thể nhân dân xã và các hội quần chúng, cụ thể như sau:
1- Mức khoán hoạt động phí cho Mặt trận Tổ quốc xã là: 8.000.000 đồng/ năm (trong đó kể cà phần chi trợ cấp cho chức danh phó Chủ tịch MTTQ xã bằng 230.000 đồng/tháng).
2- Mức khoán hoạt động phí cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chính Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên là 7.500.000 đ/năm (trong đó kể cả phần chi trợ cấp cho chức danh Phó Bí thư Đoàn TNCSHCM xã là 210.000đ/tháng).
3- Mức khoán hoạt động phí cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh là 6.000.000đ/năm/mỗi đoàn thể (trong đó kể cả phần chi trợ cấp cho chức danh Phó các đoàn thể này bằng 210.000đồng/xuất/tháng).
Điều 17:- Chế độ tài trợ cho hoạt động Hội Quần chúng:
Đối với Hội Chữ thập đỏ và Hội Y học Dân tộc xã, ngân sách xã tài trợ cho hoạt động cho mỗi Hội bằng 3.000.000 đồng/năm.
CHƯƠNG VII
NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHẾ ĐỘ CẤP PHÁT, THANH TOÁN
Điều 18:- Nguồn kinh phí và quản lý các chế độ đối với cán bộ xã.
Nguồn kinh phí trả sinh hoạt phí, các khoản phụ cấp, trợ cấp và hoạt động phí, mai táng phí đối với cán bộ xã do ngân sách Nhà nước cân đối vào ngân sách xã để đảm bảo trả kịp thời cho cán bộ xã.
Sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp, trợ cấp đối với cán bộ xã trên đây được cấp phát qua Kho bạc Nhà nước. Hàng tháng Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã phải lập bảng kê sinh hoạt phí, bảng kê các khoản phụ cấp theo mẫu quy định của Bộ Tài chính báo cáo cho Kho bạc kèm theo lệnh chi để Tài chính xã thanh toán trực tiếp cho từng cán bộ. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, Uỷ ban Nhân dân xã phải lập báo cáo quyết toán với cơ quan Tài chính Nhà nước và cấp trên.
CHƯƠNG VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Điều 19:- Bản quy định này thay thế Bản quy định được ban hành tại quyết định số 981/QĐ.UB.TC ngày 27/11/1995 của UBND Tỉnh An Giang và mọi chế độ mới được áp dụng thực hiện kể từ ngày 01/01/1998.
Điều 20:- Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm:
1- Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thu bảo hiểm xã hội, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và chi trả trợ cấp cho cán bộ xã.
2- Làm thủ tục, cấp sổ bảo hiểm xã hội cho cán bộ xã tham gia bảo hiểm xã hội và cán bộ đủ điều kiện được hưởng trợ cấp hàng tháng, được hưởng trợ cấp một lần.
3- Trường hợp cán bộ xã hưởng trợ cấp thường xuyên di chuyển đến nơi cư trú hợp pháp, thì cơ quan Bảo hiểm xã hội làm thủ tục cấp giấy chuyển trợ cấp hàng tháng đến nơi ở mới để bảo hiểm xã hội nơi đó tiếp tục chi trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã.
Điều 21:- Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc cấp phát, thanh quyết toán và trích đóng BHXH, đồng thời có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót, sơ hở phát sinh.
Điều 22: - Ban Tổ chức chính quyền tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc sắp xếp cán bộ xã; theo dõi và hướng dẫn, sơ kết, tổng kết tình hình chung mọi mặt, kịp thời báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.