• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 21/11/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 16/12/2013
CHÍNH PHỦ
Số: 82/2001/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Giang, ngày 6 tháng 11 năm 2001

 

 

 

 

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định những hoạt động chính kỷ niệm các ngày lễ lớn và nghi lễ Nhà nước về đón tiếp khách cấp cao nước ngoài nhằm phát huy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và góp phần tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước và các Tổ chức Quốc tế.

Điều 2. Trong công tác đón tiếp khách cấp cao nước ngoài, cơ quan chủ trì đón khách phải chú trọng yêu cầu chính trị và vận dụng nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại để kiến nghị mức độ đón tiếp thích hợp.

Điều 3. Bộ Ngoại giao kiến nghị mức độ đón tiếp các Đoàn cấp cao nước ngoài khác không thuộc đối tượng quy định tại Nghị định này theo từng trường hợp cụ thể.

Điều 4. Trong Nghị định này một số từ ngữ được hiểu như sau:

1. Năm chẵn, năm tròn, năm lẻ là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.

"Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0";

"Năm tròn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5 ";

"Năm lẻ" là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại.

2. "Đoàn Ngoại giao" bao gồm các vị đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;

3. "Các Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội" bao gồm các Tổ chức Quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và các Tổ chức Quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc có Cơ quan đại diện tại Hà Nội.

 

Chương II

KỶ NIỆM NHỮNG NGÀY LỄ LỚN

Điều 5. Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 02 tháng 9).

1. Năm lẻ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là các đoàn thể) đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (sau đây gọi tắt là Đài tưởng niệm).

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân, y ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội với hình thức tiệc rượu.

Bộ Ngoại giao tổ chức cho Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân, y ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

2. Năm tròn.

Tại Thủ đô Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Bí thư), Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiêu đãi trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước đọc lời chúc rượu; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

Tại Hà Nội, tổ chức đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm như năm lẻ.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân, y ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

3. Năm chẵn.

Tổ chức mít tinh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình; lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự. Chủ tịch nước đọc diễn văn; nếu có duyệt binh thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đọc nhật lệnh; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự.

Các hoạt động khác tổ chức như năm tròn.

Điều 6. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 Âm lịch).

Việc xác định năm lẻ, năm tròn, năm chẵn để tổ chức ngày Giỗ tổ Hùng Vương được tính theo năm dương lịch.

1. Năm lẻ.

y ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

2. Năm tròn.

y ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.

3. Năm chẵn.

Bộ Văn hoá - Thông tin và y ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.

Điều 7. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03 tháng 02).

1. Năm lẻ.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân, y ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

2. Năm tròn.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân, y ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân, y ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

3. Năm chẵn.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm.

Tại Thủ đô Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân, y ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

Điều 8. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19 tháng 5).

1. Năm lẻ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Năm tròn.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân, y ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân, y ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân, y ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh.

3. Năm chẵn.

Tại Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

Các hoạt động khác tổ chức như năm tròn.

Điều 9. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4).

1. Năm lẻ.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân, y ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân, y ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

2. Năm tròn.

Tại Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

Các hoạt động khác tổ chức như năm lẻ.

3. Năm chẵn.

Tại Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

Các hoạt động khác tổ chức như năm tròn.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức diễu binh, diễu hành.

Điều 10. Tết Nguyên đán.

Chủ tịch nước chúc Tết đồng bào cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài trên Đài Truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam lúc giao thừa.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gặp mặt Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội.

 

Chương III

ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH CẤP CAO NƯỚC NGOÀI THĂM CHÍNH THỨC

Điều 11. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia.

1. Đón tại sân bay.

Thành phần đón có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Vụ trưởng vụ Khu vực Bộ Ngoại giao và Đại sứ nước khách.

2. Lễ đón tại Phủ Chủ tịch.

a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón.

b) Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch nước, nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, một Phó Thủ tướng Chính phủ nếu Nguyên thủ Quốc gia nước khách đồng thời là Người đứng đầu Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch y ban nhân dân thành phố Hà Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, các quan chức Việt Nam có chức vụ tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách.

c) Nghi thức buổi lễ được tiến hành như sau :

Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) tại nơi xe đỗ. Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.

Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân).

Hai Nguyên thủ Quốc gia đứng trên bục danh dự.

Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước (Quốc thiều nước khách trước).

Đội trưởng Đội danh dự chào, báo cáo và mời Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm đại diện 3 quân chủng hải, lục, không quân.

Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự.

Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách.

Chủ tịch nước giới thiệu với Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan chức Việt Nam. Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Chủ tịch nước các thành viên trong Đoàn khách.

d) Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) chụp ảnh kỷ niệm, sau đó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) tiếp Đoàn tại phòng khách.

3. Hội đàm.

Hai Nguyên thủ Quốc gia hội đàm tại Phủ Chủ tịch. Thành phần dự hội đàm phía ta tương ứng với thành viên chính thức Đoàn khách. Nếu có yêu cầu thì hai Nguyên thủ Quốc gia gặp riêng trước khi hai Đoàn hội đàm.

4. Tiếp xúc.

Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.

Thủ tướng Chính phủ hội kiến.

Chủ tịch Quốc hội hội kiến nếu khách có nguyện vọng.

5. Chiêu đãi.

Chủ tịch nước chiêu đãi trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Tại chiêu đãi, Chủ tịch nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn đáp từ.

Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.

Sau chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại Phủ Chủ tịch. Nếu tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát thành phố hoặc một địa điểm khác thì mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

6. Lễ tiễn.

Chủ tịch nước tiễn Đoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân); có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.

Thành phần phía Việt Nam dự lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch và tiễn tại sân bay như khi đón.

Điều 12. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia hoặc Người đứng đầu Chính phủ đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam mang danh nghĩa Đoàn đại biểu Đảng - Nhà nước hoặc Đoàn đại biểu Đảng - Chính phủ.

Mức độ và nghi thức đón tiếp áp dụng như đối với Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức.

Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hoặc Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ chủ trì đón, tiễn, hội đàm, chiêu đãi. Tổng Bí thư và Trưởng đoàn khách duyệt Đội danh dự.

Đón Đoàn tại sân bay, ngoài thành phần như đón Nguyên thủ Quốc gia, còn có Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Tham dự lễ đón, lễ tiễn, hội đàm, chiêu đãi có đại diện các cơ quan của Đảng, Nhà nước tương ứng với thành viên chính thức của đoàn khách.

Điều 13. Đón tiếp người đứng đầu Chính phủ.

1. Đón tại sân bay.

Thành phần đón có Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Vụ trưởng Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao.

2. Lễ đón.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón.

Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Thủ tướng Chính phủ, nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Người đứng đầu Chính phủ nước khách đi cùng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, các quan chức Việt Nam có chức vụ tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách.

Nghi thức lễ đón áp dụng như được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

3. Hội đàm.

Hai Người đứng đầu Chính phủ hội đàm. Thành phần tham dự hội đàm phía ta tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Nếu có yêu cầu thì hai Người đứng đầu Chính phủ gặp riêng trước khi hai Đoàn hội đàm.

4. Tiếp xúc.

Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.

Chủ tịch nước tiếp tại Phủ Chủ tịch.

Chủ tịch Quốc hội tiếp nếu khách có nguyện vọng.

5. Chiêu đãi.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì chiêu đãi. Tại chiêu đãi, Thủ tướng Chính phủ đọc diễn văn chào mừng, Người đứng đầu Chính phủ nước khách đọc diễn văn đáp từ.

Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.

Tại cuộc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đoàn.

6. Lễ tiễn

Lễ tiễn (nếu có): Thủ tướng Chính phủ tiễn Đoàn. Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). Thành phần dự lễ tiễn như khi đón.

Thành phần tiễn đoàn tại sân bay như khi đón tại sân bay.

Điều 14. Đón tiếp Chủ tịch Quốc hội.

1. Đón tại sân bay.

Thành phần đón có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm y ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách.

2. Lễ đón.

Chủ tịch Quốc hội chủ trì lễ đón.

Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch Quốc hội, nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch Quốc hội nước khách đi cùng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm y ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội và quan chức tương ứng với thành viên chính thức Đoàn khách.

Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Chủ tịch Quốc hội nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.

3. Hội đàm.

Theo thỏa thuận, có thể có hội đàm hoặc hội kiến giữa hai Đoàn.

4. Tiếp xúc.

Chủ tịch nước tiếp.

Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng Chính phủ tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.

5. Chiêu đãi.

Chủ tịch Quốc hội chiêu đãi Chủ tịch Quốc hội nước khách. Tại chiêu đãi, Chủ tịch Quốc hội đọc diễn văn chào mừng, Chủ tịch Quốc hội nước khách đọc diễn văn đáp từ.

Thành phần dự chiêu đãi phía ta có các vị tham gia hội đàm, đón tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.

6. Lễ tiễn.

Chủ tịch Quốc hội tiễn Đoàn khách. Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Chủ tịch Quốc hội nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.

Thành phần dự lễ tiễn và tiễn đoàn ra sân bay như khi đón.

Điều 15. Đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia.

1. Đón tại sân bay.

Thành phần đón có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân và Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách.

2. Lễ đón tại Phủ Chủ tịch.

Phó Chủ tịch nước chủ trì lễ đón.

Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Phó Chủ tịch nước nếu Phu nhân (hoặc Phu quân) Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, các quan chức tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách.

Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón khách tại nơi xe đỗ; có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.

Tặng hoa Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân).

Phó Chủ tịch nước giới thiệu với Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan chức Việt Nam. Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Phó Chủ tịch nước các thành viên trong Đoàn khách.

Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) cùng Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) chụp ảnh kỷ niệm, sau đó Phó Chủ tịch nước tiếp Đoàn.

3. Hội đàm.

Theo thỏa thuận, có thể có hội đàm hoặc hội kiến giữa hai Đoàn.

4. Tiếp xúc.

Chủ tịch nước tiếp.

Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Quốc hội tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.

5. Chiêu đãi.

Phó Chủ tịch nước chủ trì chiêu đãi. Tại chiêu đãi, Phó Chủ tịch nước đọc diễn văn hoặc lời chúc rượu. Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc lời đáp từ.

Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.

6. Lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch.

Phó Chủ tịch nước tiễn Đoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân); có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.

Thành phần dự lễ tiễn và tiễn đoàn ra sân bay như khi đón.

Điều 16. Đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

1. Đón tại sân bay.

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân và Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách tại sân bay.

Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách tại sân bay.

2. Lễ đón, hội đàm, tiếp xúc.

Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì đón và hội đàm với Phó Thủ tướng Chính phủ nước khách. Thành phần dự tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ tiếp.

Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì đón và hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách. Thành phần dự tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Chủ tịch Quốc hội tiếp.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách. Thành phần dự tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ tiếp.

3. Chiêu đãi.

Thành phần phía Việt Nam dự chiêu đãi có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn.

Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự.

4. Tiễn đoàn.

Không tổ chức lễ tiễn. Thành phần tiễn Đoàn đi sân bay như thành phần đón Đoàn.

Điều 17. Đón tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm y ban của Quốc hội hoặc cấp tương đương.

1. Đón tiếp Bộ trưởng (hoặc cấp tương đương):

Vụ trưởng phụ trách đối ngoại của Cơ quan chủ trì đón khách đón Đoàn tại sân bay.

Bộ trưởng của Bộ, cơ quan chủ trì đón, hội đàm, chiêu đãi.

Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ tiếp.

Không tổ chức lễ tiễn. Thành phần tiễn Đoàn ra sân bay như thành phần đón Đoàn.

Bộ Quốc phòng quy định nghi lễ đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh nước khách trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.

2. Đón tiếp Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội (hoặc cấp tương đương):

Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón Đoàn tại sân bay.

Chủ nhiệm y ban của Quốc hội chủ trì đón, hội đàm, chiêu đãi.

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp.

Không tổ chức lễ tiễn. Thành phần tiễn Đoàn ra sân bay như thành phần đón Đoàn.

 

Chương IV

ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH CẤP CAO NƯỚC NGOÀI THĂM VÀ LÀM VIỆC

Điều 18. Đối với các Đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc, mức độ đón, tiễn tại sân bay, hội đàm, chiêu đãi, tiếp xúc áp dụng như thăm chính thức; không tổ chức lễ đón, lễ tiễn; tại chiêu đãi không có diễn văn, chỉ chúc rượu; không trang trí thành phố; lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm được thu xếp theo thoả thuận với phía khách.

 

Chương V

ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN CẤP CAO NƯỚC NGOÀI THĂM CÁ NHÂN, QUÁ CẢNH

Điều 19. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

1. Thăm cá nhân.

Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ tại sân bay. Không có nghi thức đón và tiếp xúc chính thức. Chủ tịch nước tiếp xã giao và mời cơm thân Nguyên thủ Quốc gia nước khách; Thủ tướng Chính phủ tiếp xã giao và mời cơm thân Người đứng đầu Chính phủ nước khách.

Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Chủ tịch Quốc hội nước khách tại sân bay. Không có nghi thức đón và tiếp xúc chính thức. Chủ tịch Quốc hội tiếp xã giao và mời cơm thân Chủ tịch Quốc hội nước khách.

2. Quá cảnh.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đón, tiễn Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ tại sân bay. Nếu Đoàn có yêu cầu ở lại, ta giúp thu xếp ăn, ở, đi lại. Nếu Đoàn quá cảnh tại một địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) đón tiếp Đoàn.

Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hay Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Chủ tịch Quốc hội nước khách tại sân bay. Nếu Đoàn có yêu cầu ở lại, ta giúp thu xếp ăn, ở, đi lại. Nếu Đoàn quá cảnh tại một địa phương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đón tiếp Đoàn.

Điều 20. Đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia.

1. Thăm cá nhân.

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách; Phó Chủ tịch nước tiếp xã giao và mời cơm thân.

2. Quá cảnh.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách tại sân bay. Nếu Đoàn quá cảnh tại một địa phương, Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh đón tiếp Đoàn.

Điều 21. Đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

1. Thăm cá nhân.

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn Phó Thủ tướng Chính phủ nước khách tại sân bay. Phó Thủ tướng Chính phủ tiếp xã giao và mời cơm thân Phó Thủ tướng Chính phủ nước khách.

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách tại sân bay. Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xã giao và mời cơm thân Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách.

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc vụ khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách tại sân bay. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tiếp xã giao và mời cơm thân mật Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách.

2. Quá cảnh.

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao nước khách tại sân bay. Nếu đoàn quá cảnh tại một địa phương, Phó Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh đón tiếp Đoàn.

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Phó Chủ tịch Quốc hội tại sân bay. Nếu đoàn quá cảnh tại một địa phương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đón tiếp Đoàn.

 

Chương VI

ĐÓN TIẾP MỘT SỐ ĐOÀN KHÁC

 Điều 22.

1. Mức độ đón tiếp Chủ tịch Thượng Nghị viện, Chủ tịch Hạ Nghị viện, Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Chủ tịch Tổ chức liên Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPO) áp dụng như đón tiếp Chủ tịch Quốc hội; đón tiếp Phó Chủ tịch Thượng Nghị viện, Phó Chủ tịch Hạ Nghị viện áp dụng như đón tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội.

2. Mức độ đón tiếp người kế vị Vua hoặc người kế vị Nữ hoàng là khách của Phó Chủ tịch nước áp dụng như đối với Phó Nguyên thủ Quốc gia.

3. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì đón tiếp và chiêu đãi các thành viên khác của Hoàng gia là khách của Bộ Ngoại giao. Phó Chủ tịch nước hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ tiếp xã giao nếu khách có nguyện vọng.

4. Thành viên Hoàng gia dẫn đầu đoàn kinh tế, văn hóa, xã hội là khách của Bộ, ngành nào thì lãnh đạo Bộ, ngành đó chủ trì đón tiếp, chiêu đãi.

5. Mức độ đón tiếp Tổng Thư ký Liên hợp quốc là khách của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao áp dụng như đối với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

6. Bộ Ngoại giao chủ trì đón tiếp các cựu Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ nước khách đến thăm theo lời mời của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ.

7. Văn phòng Quốc hội chủ trì đón tiếp các cựu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách, Tổng Thư ký AIPO, IPU và các tổ chức liên Nghị viện đến thăm theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội.

8. Các cựu Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội là khách mời của cơ quan nào thì cơ quan đó chủ trì đón tiếp. Nếu khách có nguyện vọng, Cơ quan chủ trì đón tiếp kiến nghị lãnh đạo cấp cao tiếp.

 

Chương VII

MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC VỀ ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH CẤP CAO NƯỚC NGOÀI

Điều 23. Lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm.

1. Đối với Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức:

Tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đón và hướng dẫn đoàn đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại Đài tưởng niệm, lãnh đạo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đón và hướng dẫn đoàn đặt vòng hoa; có hai hàng tiêu binh danh dự. Khi mặc niệm, Quân nhạc cử nhạc "Chiêu hồn tử sĩ".

2. Đối với các Đoàn khách nước ngoài khác từ cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên: Đại diện Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng dẫn Đoàn đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm. Tại Đài tưởng niệm có mở nhạc "Chiêu hồn tử sĩ".

Điều 24. Người tháp tùng và vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách.

1. Người tháp tùng:

Một Bộ trưởng hoặc Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước tháp tùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách thăm chính thức, thăm làm việc.

Một Bộ trưởng hoặc một Thứ trưởng tháp tùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm chính thức, thăm làm việc.

Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm y ban Đối ngoại của Quốc hội hay Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tháp tùng Chủ tịch Quốc hội nước khách thăm chính thức, thăm làm việc.

2. Vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách.

Trong các hoạt động đối ngoại, vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách được xếp ngay sau vị trí của các thành viên Chính phủ.

Điều 25. Treo cờ và trang trí.

1. Đối với Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức: Tại sân bay treo cờ hai nước và khẩu hiệu chào mừng; trước cổng Phủ Chủ tịch và một số điểm trên các tuyến đường chính mà đoàn đi qua trang trí các cụm cờ hai nước và khẩu hiệu chào mừng bằng tiếng Việt và tiếng nước khách hoặc tiếng Anh/Pháp; tại nơi ở và trên xe của Trưởng đoàn treo cờ hai nước.

Đối với Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ thăm làm việc, có treo cờ hai nước tại sân bay, nơi đón tiếp, nơi ở và trên xe của Trưởng đoàn.

2. Đối với Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức, có treo cờ hai nước tại sân bay, nơi đón tiếp, nơi ở và trên xe của Trưởng đoàn.

3. Đối với Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thăm chính thức, thăm làm việc: treo cờ hai nước tại nơi đón tiếp và trên xe của Trưởng đoàn.

4. Khi đón, tiễn Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức, thăm làm việc, thảm đỏ được trải từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Trưởng đoàn.

Điều 26. Xe hộ tống, xe dẫn đường.

1. Xe của Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức có 8 mô-tô hộ tống; có xe cảnh sát dẫn đường. Xe của Người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức có 6 mô-tô hộ tống; có xe cảnh sát dẫn đường. Mô-tô hộ tống chỉ áp dụng trong các hoạt động chính thức tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

2. Các Đoàn sang thăm làm việc, thăm cá nhân, quá cảnh không có mô-tô hộ tống.

3. Các Đoàn từ cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm y ban của Quốc hội trở lên thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân, quá cảnh có xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính thức.

Điều 27. Đài thọ.

Việc đài thọ cho các đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam được áp dụng theo thông lệ quốc tế và trên cơ sở có đi có lại. Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện quy định này.

Điều 28. Tặng phẩm.

Có tặng phẩm tặng Trưởng đoàn, Phu nhân (hoặc Phu quân) các Đoàn thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân. Trong trường hợp đặc biệt, có tặng phẩm tặng đoàn viên chính thức và quan chức tuỳ tùng. Tặng phẩm là sản phẩm do ta sản xuất và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Điều 29. Đón, tiễn đoàn cấp cao nước ngoài đến và về bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy.

Đón, tiễn các Đoàn cấp cao nước ngoài đến thăm bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy được vận dụng tương tự như đón, tiễn Đoàn đi bằng đường hàng không nhưng thực hiện theo khả năng thực tế của ta.

Điều 30. Đón tiếp các đoàn cấp cao nước ngoài thăm địa phương.

Khi các Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài đến thăm địa phương, đại diện lãnh đạo y ban nhân dân cấp tỉnh đón, tiễn Đoàn tại sân bay nếu đi bằng đường hàng không, tại địa giới tỉnh nếu đi bằng đường bộ, tại bến cảng nếu đi bằng đường thủy. Đối với Chủ tịch Quốc hội, đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đón, tiễn Đoàn tại sân bay nếu đi bằng đường hàng không, tại địa giới tỉnh nếu đi bằng đường bộ, tại bến cảng nếu đi bằng đường thủy.

Khi đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài đến thăm địa phương, cần bảo đảm trọng thị, chu đáo, tiết kiệm; không duyệt đội danh dự, không tổ chức mít tinh chào mừng; chỉ trang trí cờ, khẩu hiệu ở nơi đón tiếp nếu thăm chính thức. Tổ chức một cuộc chiêu đãi hoặc mời cơm thân; về phía Việt Nam mời những người trực tiếp làm việc với Đoàn; về phía khách mời thành viên chính thức và một số quan chức tuỳ tùng.

Cơ quan chủ quản đón tiếp Đoàn có trách nhiệm hướng dẫn địa phương các biện pháp lễ tân và chương trình đón tiếp Đoàn cho thích hợp.

 

Chương VIII

TIỄN VÀ ĐÓN CÁC ĐOÀN CẤP CAO NƯỚC TA ĐI NƯỚC NGOÀI

Điều 31. Không tổ chức lễ tiễn và lễ đón các đoàn cấp cao nước ta đi nước ngoài. Đại diện các Cơ quan sau đây ra sân bay đón và tiễn đoàn:

1. Chánh Văn phòng hoặc Phó Văn phòng Trung ương Đảng và Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng tiễn và đón Tổng Bí thư.

2. Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước tiễn và đón Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.

3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiễn và đón Thủ tướng Chính phủ.

4. Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm y ban Đối ngoại của Quốc hội và Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tiễn và đón Chủ tịch Quốc hội.

 

Chương IX

MỘT SỐ NGHI LỄ ĐỐI VỚI ĐOÀN NGOẠI GIAO VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ TẠI HÀ NỘI

Điều 32. Đại sứ trình Quốc thư.

1. Đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước tại Phủ Chủ tịch. Dự Lễ trình Quốc thư có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Lễ tân và Vụ trưởng Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao.

2. Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao tiếp Đại sứ để nhận bản sao Quốc thư và giới thiệu nghi lễ trình Quốc thư.

3. Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao đưa Đại sứ đi trình Quốc thư. Xe đưa đón Đại sứ có cắm cờ hai nước, có 4 mô-tô hộ tống.

Điều 33. Đại sứ chào xã giao và chào từ biệt.

Bộ Ngoại giao thu xếp cho Đại sứ sau khi trình Quốc thư đến chào Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam đến chào từ biệt Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao. Việc thu xếp cho Đại sứ kiêm nhiệm chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo cấp cao vận dụng như đối với Đại sứ thường trú nhưng tùy thuộc vào thời gian và hoàn cảnh cụ thể.

Điều 34. Tiếp các Trưởng Cơ quan đại diện của Tổ chức Quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ tiếp chung các Trưởng Cơ quan đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Liên hợp quốc 24/10 hàng năm.

Các cuộc tiếp xúc khác do Bộ Ngoại giao và các Cơ quan chủ quản cân nhắc, kiến nghị lãnh đạo tiếp.

Điều 35. Dự chiêu đãi Quốc khánh của các nước tại Hà Nội.

1. Năm lẻ và năm tròn.

Một Bộ trưởng hoặc một Thứ trưởng là khách chính dự chiêu đãi Quốc khánh nước ngoài tại Hà Nội. Khách chính đến dự tương đương với cấp lãnh đạo của nước bạn dự chiêu đãi Quốc khánh nước ta. Khách chính có lời chúc rượu ngắn.

2. Năm chẵn.

Một Phó Thủ tướng hoặc một Bộ trưởng là khách chính dự chiêu đãi Quốc khánh nước ngoài tại Hà Nội. Khách chính đến dự tương đương với cấp lãnh đạo của nước bạn dự chiêu đãi Quốc khánh nước ta. Khách chính có lời chúc rượu ngắn.

Điều 36. Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự khai mạc kỳ họp Quốc hội.

Hàng năm, mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự phiên khai mạc các kỳ họp của Quốc hội.

Điều 37. Ngoài các quy định tiếp xúc với Đoàn Ngoại giao như đã nêu trong Nghị định này, nếu cơ quan, địa phương hoặc cá nhân có yêu cầu gặp gỡ hoặc mời tập thể Đoàn Ngoại giao tham dự các hoạt động phải trao đổi thống nhất với Bộ Ngoại giao.

 

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Để thống nhất quản lý về tiếp khách nước ngoài của lãnh đạo cấp cao, cơ quan chủ quản thu xếp cho khách chào lãnh đạo Đảng thông qua Ban đối ngoại Trung ương Đảng; chào Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước thông qua Văn phòng Chủ tịch nước; chào Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ thông qua Văn phòng Chính phủ; chào Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội thông qua Văn phòng Quốc hội.

Bộ Ngoại giao làm đầu mối, thông qua Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chính phủ thu xếp để lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ tiếp Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội.

Điều 39.

1. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để công tác tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn và đón tiếp khách cấp cao nước ngoài đạt kết quả tốt đẹp.

3. Việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn được thực hiện theo quy định tại Chương II của Nghị định này. Trường hợp đặc biệt, Chính phủ sẽ có chỉ đạo cụ thể. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác không được nêu trong Nghị định này, việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn được thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình.

Điều 40. Hiệu lực thi hành.

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các quy định về kỷ niệm những ngày lễ lớn và đón tiếp khách nước ngoài tại Nghị định số 186-HĐBT ngày 02 tháng 6 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành "Quy định một số nghi lễ nhà nước và tiếp khách nước ngoài".

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.