Sign In

NGHỊ QUYẾT

Ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp

 và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023 - 2030

____________________________________

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 11

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Về khuyến nông;

Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ Về tổ hợp tác;

Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ Về nông nghiệp hữu cơ;

Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản;

Căn cứ Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định tiêu chí kinh tế trang trại;

Căn cứ Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; Thông tư số 06/2018/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt;

Xét Tờ trình số 175/TTr-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023 - 2030.

Điều 2. Bãi bỏ Nghị quyết số 24/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của HĐND tỉnh ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 10 tháng 8 năm 2021 của HĐND tỉnh Bắc Giang Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của HĐND tỉnh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang Khoá XIX, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2023 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030./.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

 

 
 
 

 


          

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

Chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023 - 2030

(Kèm theo Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh)

 

 
 
 

 


Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023 - 2030, bao gồm: hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng; hỗ trợ tập trung đất đai; hỗ trợ cơ giới hoá trong nông nghiệp, thủy sản; hỗ trợ giống lúa thuần chất lượng; hỗ trợ cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, GACP - WHO, hữu cơ; hỗ trợ vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung; hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn; hỗ trợ trồng cây dược liệu và cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tự nhiên; hỗ trợ làm giàu rừng tự nhiên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác và các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng (gọi chung là tổ chức), các trang trại, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là cá nhân) sản xuất, chế biến, bảo quản nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được quy định ở từng chính sách cụ thể tại các Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Quy định này.

2. Cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc triển khai thực hiện Quy định này.

Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ

1. Đối với nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nhau của Trung ương và của tỉnh thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất. Những nội dung đã được nhận hỗ trợ kinh phí từ các chương trình, dự án, cơ chế chính sách khác thì không được nhận chính sách hỗ trợ theo Quy định này.

2. Một tổ chức, cá nhân có thể được hưởng nhiều nội dung hỗ trợ tại Quy định này, nhưng mỗi nội dung chỉ được hỗ trợ một lần cho cả giai đoạn (trừ hỗ trợ giống lúa thuần chất lượng) và tổng mức nhận hỗ trợ không quá 2.000 triệu đồng/mô hình/tổ chức, cá nhân trong cả giai đoạn (trừ các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng).

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng

1. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Có hợp đồng tín dụng với một trong các ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh; có chứng từ chi trả lãi suất tiền vay.

3. Nội dung và mức hỗ trợ:

a) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng thương mại để đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà màng, nhà kính; hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm sản và thủy sản; sản xuất giống cây lâm nghiệp và mua máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hoá, tự động hóa sản xuất.

b) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay ngân hàng thương mại nhưng không quá 1.000 triệu đồng/dự án (phương án sản xuất, mua sắm), riêng đối với các cơ sở sản xuất, chế biến có sản phẩm xuất khẩu thì được hưởng mức hỗ trợ 70% lãi suất vốn vay ngân hàng thương mại, nhưng không quá 1.500 triệu đồng/dự án (phương án sản xuất, mua sắm). Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án (phương án sản xuất, mua sắm); thời gian hỗ trợ lãi suất theo thời gian vay vốn nhưng tối đa không quá 36 tháng, không hỗ trợ đối với lãi suất vay quá hạn.

4. Phương thức hỗ trợ: Thực hiện hỗ trợ theo kỳ trả lãi suất đối với khoản vay được quy định tại hợp đồng vay vốn.

5. Các nội dung đã được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất theo Điều này thì không được hưởng nội dung hỗ trợ quy định tại Điều 6 Quy định này.

6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hỗ trợ:

a) Thành phần hồ sơ

Đơn đề nghị hỗ trợ được UBND cấp xã nơi đầu tư, sản xuất xác nhận (theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này);

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Bản sao hợp đồng vay vốn; chứng từ chi trả lãi suất tiền vay đối với nội dung được hỗ trợ lãi suất;

Bản sao dự án (phương án) vay vốn được ngân hàng duyệt cho vay.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trang trại có sản phẩm xuất khẩu thì ngoài các thành phần hồ sơ quy định chung ở trên còn phải có bản sao hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn bán hàng và hồ sơ của cơ quan hải quan liên quan đến lô hàng xuất khẩu, bao gồm: tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan) và giấy chứng nhận kiểm dịch động, thực vật.

b) Trình tự, thủ tục hỗ trợ

Đối tượng được hưởng chính sách có nhu cầu hỗ trợ gửi 01 bộ hồ sơ gồm những thành phần quy định tại điểm a khoản 6 Điều này đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện (lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nơi đầu tư sản xuất, chế biến, bảo quản nông, lâm sản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu thành phần hồ sơ không đảm bảo theo quy định, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện trả lại để hoàn thiện.

Trường hợp thành phần hồ sơ đảm bảo theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và kiểm tra, xác minh thực tế (theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này). Nếu đủ điều kiện hỗ trợ thì tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ; trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt hỗ trợ. Căn cứ vào quyết định phê duyệt hỗ trợ của Chủ tịch UBND cấp huyện và nguồn vốn được giao, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng chính sách.

Điều 5. Hỗ trợ tập trung đất đai

1. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Có quy mô diện tích thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp, mặt nước theo vùng tập trung tối thiểu 2 ha đối với địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và tối thiểu 5 ha đối với các địa bàn còn lại;

c) Thời gian thuê đất, thuê mặt nước, góp vốn bằng quyền sử dụng đất tối thiểu là 5 năm tính từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành;

d) Có hợp đồng thuê đất nông nghiệp, thuê mặt nước, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, mặt nước và phương án sản xuất phù hợp với mục đích sử dụng đất, mặt nước được UBND cấp xã nơi tập trung đất đai xác nhận.

3. Nội dung và mức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ tập trung đất đai bằng hình thức thuê đất nông nghiệp, thuê mặt nước: Hỗ trợ 30 triệu đồng/ha/năm, nhưng tối đa không quá 1.000 triệu đồng/doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác để trả tiền thuê đất, thuê mặt nước. Thời gian hỗ trợ không quá 5 năm kể từ khi bắt đầu thuê.

b) Hỗ trợ tập trung đất đai bằng hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp: Hỗ trợ 75 triệu đồng/ha nhưng không quá 1.000 triệu đồng/ doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác để xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu.

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ hợp tác tập trung đất đai bằng cả hai hình thức quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này thì được Nhà nước hỗ trợ cho cả hai nội dung.

4. Phương thức hỗ trợ:

a) Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này: Thực hiện hỗ trợ hằng năm theo thời điểm thanh toán ghi trong Hợp đồng thuê đất nông nghiệp, thuê mặt nước và diện tích thuê đất, thuê mặt nước đã đi vào sản xuất.

b) Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này: Thực hiện hỗ trợ một lần sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng.

5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hỗ trợ:

a) Thành phần hồ sơ

Đơn đề nghị hỗ trợ được UBND cấp xã nơi tập trung đất đai xác nhận (theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này);

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Bản sao Hợp đồng thuê đất nông nghiệp, thuê mặt nước, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, mặt nước được UBND cấp xã nơi tập trung đất đai xác nhận;

Đối với nội dung hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì ngoài các thành phần hồ sơ quy định chung ở trên còn phải có bản sao 01 bộ hồ sơ quyết toán dự án, bao gồm: Hợp đồng, thanh lý hợp đồng và hóa đơn tài chính đối với trường hợp thuê đơn vị thi công; bảng kê chi phí xây dựng kèm theo hóa đơn tài chính mua các loại vật tư xây dựng đối với trường hợp tự thi công.

b) Trình tự, thủ tục hỗ trợ

Đối tượng được hưởng chính sách có nhu cầu hỗ trợ gửi 01 bộ hồ sơ gồm những thành phần quy định tại điểm a khoản 5 Điều này đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện (lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nơi tập trung đất đai. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu thành phần hồ sơ không đảm bảo theo quy định, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện trả lại để hoàn thiện.

Trường hợp thành phần hồ sơ đảm bảo theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và kiểm tra, xác minh thực tế (theo Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này). Nếu đủ điều kiện hỗ trợ thì tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ; trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt hỗ trợ. Căn cứ vào quyết định phê duyệt hỗ trợ của Chủ tịch UBND cấp huyện và nguồn vốn được giao, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng chính sách.

Điều 6. Hỗ trợ cơ giới hoá trong nông nghiệp, thủy sản

1. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Điều kiện được hỗ trợ:

          a) Các loại máy móc, thiết bị phải mới 100%; đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải được bảo hành theo đúng quy định của nhà sản xuất;

b) Cam kết sử dụng máy móc, thiết bị để trực tiếp sản xuất và làm dịch vụ trong thời gian ít nhất là 3 năm không được chuyển nhượng hoặc bán máy cho bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào khác.

3. Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% kinh phí mua máy móc, thiết bị, hệ thống tưới tiết kiệm nước phục vụ cơ giới hoá trong nông nghiệp, thủy sản nhưng không quá 500 triệu đồng/Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, trong đó:

a) Máy làm đất, vun luống: Mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng/máy.

b) Máy cấy và gieo sạ hàng lúa: Mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/máy.

c) Máy bay không người lái dùng để phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân và gieo sạ: Mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/máy.

d) Hệ thống tưới tiết kiệm nước: Mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng/ha.

đ) Các loại máy móc, thiết bị phục vụ sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm (không bao gồm lĩnh vực lâm nghiệp): Mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/máy móc, thiết bị.

4. Phương thức hỗ trợ: Thực hiện hỗ trợ một lần sau khi hoàn tất thủ tục mua bán, nhận được máy móc, thiết bị, hệ thống tưới tiết kiệm nước và có hóa đơn tài chính mua máy móc, thiết bị, hệ thống tưới tiết kiệm nước.

5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hỗ trợ:

a) Thành phần hồ sơ

Đơn đề nghị hỗ trợ được UBND cấp xã nơi đặt trụ sở (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác), nơi đăng ký thường trú (đối với trang trại) xác nhận (theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này);

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Bản sao hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính mua máy móc, thiết bị, hệ thống tưới tiết kiệm nước.

b) Trình tự, thủ tục hỗ trợ

Thực hiện theo điểm b khoản 5 Điều 5 Quy định này.

6. Trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện theo đúng cam kết thì phải hoàn trả lại 100% kinh phí đã nhận hỗ trợ của Nhà nước. UBND cấp huyện có trách nhiệm thu hồi nộp hoàn trả lại ngân sách tỉnh theo quy định.

Điều 7. Hỗ trợ giống lúa thuần chất lượng 

1. Đối tượng áp dụng: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Nằm trong cơ cấu giống lúa thuần chất lượng hằng năm của tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;

c) Sản xuất lúa thuần chất lượng thành vùng tập trung có quy mô từ 2 ha trở lên đối với địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và từ 5 ha trở lên đối với các địa bàn còn lại.

3. Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ giống lúa thuần chất lượng với mức 20.000 đồng/kg thóc giống.

4. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ thông qua trợ giá thóc giống cho đơn vị trúng thầu cung ứng giống lúa.

5. Trình tự, thủ tục hỗ trợ:

a) Đăng ký danh sách hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân mua giống lúa thuần chất lượng

UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đăng ký danh sách hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân trên địa bàn mua giống lúa thuần chất lượng gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định nhu cầu cung ứng (theo Mẫu số 05, 06, 07 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này).

Thời gian đăng ký đối với vụ lúa Chiêm xuân xong trước ngày 10 tháng 11 năm trước và đối với vụ lúa Mùa xong trước ngày 30 tháng 4.

b) Tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị cung ứng giống lúa thuần chất lượng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lựa chọn đơn vị cung ứng giống lúa thuần chất lượng theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu.

c) Thực hiện cung ứng, cấp phát giống lúa thuần chất lượng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với đơn vị trúng thầu cung ứng giống lúa thuần chất lượng thực hiện cung ứng, cấp phát giống lúa thuần chất lượng đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn (theo Mẫu số 08, 09, 10 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này).

d) Tạm ứng, thanh toán kinh phí hỗ trợ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán kinh phí hỗ trợ cho đơn vị trúng thầu cung ứng giống lúa thuần chất lượng theo đúng quy định hiện hành và hợp đồng đã ký kết.

Điều 8. Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, GACP - WHO, hữu cơ

1. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân sản xuất nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Sản phẩm thuộc danh mục các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh;

c) Thực hiện áp dụng quy trình VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, GACP - WHO, hữu cơ trong quá trình sản xuất đối với từng loại sản phẩm;

d) Sản xuất trồng trọt thành vùng hàng hoá tập trung có quy mô từ 2 ha trở lên đối với địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và từ 5 ha trở lên đối với các địa bàn còn lại; chăn nuôi từ 5.000 con/ cơ sở chăn nuôi trở lên đối với chăn nuôi gia cầm và từ 1.000 con/cơ sở chăn nuôi trở lên đối với chăn nuôi lợn; thủy sản từ 1 ha trở lên/hộ và 5 ha trở lên/tổ chức; cây dược liệu từ 1 ha trở lên đối với một loại cây dược liệu.

3. Nội dung và mức hỗ trợ:

Hỗ trợ một lần đầu cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, GACP - WHO, hữu cơ, trong đó:

a) Đối với sản phẩm trồng trọt và thủy sản: Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP là 5 triệu đồng/ha và không quá 50 triệu đồng/vùng; đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và hữu cơ là 10 triệu đồng/ha và không quá 100 triệu đồng/vùng.

b) Đối với sản phẩm chăn nuôi: Hỗ trợ 50 triệu đồng/loại sản phẩm/giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAHP hoặc GlobalGAP hoặc hữu cơ.

c) Đối với sản phẩm cây dược liệu: Hỗ trợ 60 triệu đồng/ha đối với sản phẩm đạt tiêu chuẩn GACP - WHO nhưng không quá 300 triệu đồng/Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác và 150 triệu đồng/cá nhân.

4. Phương thức hỗ trợ: Thực hiện hỗ trợ một lần sau khi có giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, GACP - WHO, hữu cơ.

5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hỗ trợ:

a) Thành phần hồ sơ

Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí chứng nhận sản phẩm đạt VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, GACP - WHO, hữu cơ được UBND cấp xã nơi sản xuất xác nhận (theo Mẫu số 11 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này);

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Bản sao giấy chứng nhận sản phẩm đạt VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, GACP - WHO, hữu cơ của tổ chức chứng nhận có thẩm quyền;

Bản sao quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, GACP - WHO, hữu cơ của cơ quan có thẩm quyền ban hành áp dụng vào sản xuất sản phẩm.

b) Trình tự, thủ tục hỗ trợ

Thực hiện theo điểm b khoản 5 Điều 5 Quy định này.

Điều 9. Hỗ trợ vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung

1. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Sản xuất thành vùng hàng hoá tập trung có quy mô từ 2 ha trở lên đối với địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và từ 5 ha trở lên đối với các địa bàn còn lại;

c) Sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ;

d) Có hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm.

3. Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 10 triệu đồng/ha/vụ, số lần hỗ trợ không quá 3 vụ sản xuất/mô hình.

4. Phương thức hỗ trợ: Thực hiện hỗ trợ một lần sau khi kết thúc từng vụ sản xuất.

5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hỗ trợ:

a) Thành phần hồ sơ

Đơn đề nghị hỗ trợ được UBND cấp xã nơi sản xuất xác nhận (theo Mẫu số 12 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này);

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc bản sao Hợp đồng thuê, mượn ruộng đất ít nhất 5 năm có chính quyền địa phương cấp xã nơi sản xuất xác nhận hoặc Danh sách xã viên hợp tác xã (tổ viên tổ hợp tác) tham gia vùng sản xuất rau tập trung được chính quyền địa phương cấp xã nơi sản xuất xác nhận (theo Mẫu số 13 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này);

Bản sao Hợp đồng bao tiêu sản phẩm;

Bản sao quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ của cơ quan có thẩm quyền ban hành áp dụng vào sản xuất.

b) Trình tự, thủ tục hỗ trợ

Thực hiện theo điểm b, khoản 5, Điều 5 Quy định này.

Điều 10. Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn

1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.

2. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định giao rừng của cấp có thẩm quyền;

c) Có hồ sơ thiết kế - dự toán trồng rừng gỗ lớn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

d) Có diện tích trồng rừng gỗ lớn từ 10ha trở lên đối với cây sinh trưởng nhanh (keo) và 5 ha trở lên đối với cây sinh trưởng chậm (Giổi, Sồi phảng, Vù hương, Trám trắng, Lát hoa, Mỡ, Xoan đào, Chò nâu, Chò chỉ, Lim xanh, Táu, Sưa trắng, Xoan nhừ, Re, Sao đen, Xoan ta, các loại Dẻ, Lát Mexico, Thông Caribe, Thông nhựa, Thông mã vĩ, Gáo trắng, Trám đen, Vối thuốc, Thông ba lá, Thanh thất, Đàn hương);

đ) Thời gian tối thiểu để khai thác rừng là 10 năm đối với loài cây sinh trưởng nhanh, 15 năm đối với loài cây sinh trưởng chậm kể từ thời điểm trồng.

3. Nội dung và mức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ 20 triệu đồng/ha để thực hiện trồng cây sinh trưởng nhanh nhưng không quá 1.000 triệu đồng/tổ chức, cá nhân (trừ các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng), hỗ trợ được chia làm 3 đợt: Đợt 1 hỗ trợ 5 triệu đồng/ha vào năm 1; đợt 2 hỗ trợ 10 triệu đồng/ha vào năm 5; đợt 3 hỗ trợ 5 triệu đồng/ha vào năm thứ 9.

b) Hỗ trợ 55 triệu đồng/ha để thực hiện trồng các loài cây sinh trưởng chậm, được chia làm 3 đợt: Đợt 1 hỗ trợ 20 triệu đồng/ha vào năm 1; đợt 2 hỗ trợ 20 triệu đồng/ha vào năm thứ 5; đợt 3 hỗ trợ 15 triệu đồng/ha vào năm thứ 10.

c) Hỗ trợ 1 lần kinh phí cho công tác khảo sát, thiết kế lập hồ sơ dự toán với mức 1 triệu đồng/ha.

4. Phương thức hỗ trợ:

a) Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này: Thực hiện hỗ trợ theo từng đợt quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này sau khi có văn bản nghiệm thu.

b) Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 3 Điều này: Thực hiện hỗ trợ một lần sau khi hoàn thành công tác khảo sát, thiết kế lập hồ sơ dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hỗ trợ

a) Thành phần hồ sơ

Đơn đề nghị hỗ trợ được UBND cấp xã nơi trồng rừng xác nhận (theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này);

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định giao rừng;

Bản sao hồ sơ thiết kế - dự toán trồng rừng gỗ lớn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Bản sao hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính mua cây giống trồng rừng (đối với trường hợp mua ngoài); phiếu xuất cây giống trồng rừng (đối với trường hợp tự sản xuất);

Bản cam kết thời gian tối thiểu để khai thác rừng là 10 năm đối với loài cây sinh trưởng nhanh, 15 năm đối với loài cây sinh trưởng chậm tính từ thời điểm trồng và được UBND cấp xã nơi trồng rừng xác nhận (theo Mẫu số 14 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này).

b) Trình tự, thủ tục hỗ trợ

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác và cá nhân thực hiện theo điểm b khoản 5 Điều 5 Quy định này; đối với các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh nộp hồ sơ đến bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung tâm phục vụ Hành chính công của tỉnh để xem xét hỗ trợ.

6. Trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện theo đúng cam kết thì phải hoàn trả lại 100% kinh phí Nhà nước hỗ trợ. UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thu hồi nộp hoàn trả lại ngân sách tỉnh theo quy định.

Điều 11. Hỗ trợ trồng cây dược liệu và cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tự nhiên

1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.

2. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định giao rừng của cấp có thẩm quyền;

c) Có dự án hoặc hồ sơ thiết kế, dự toán trồng cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tự nhiên được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

d) Có quy mô diện tích trồng từ 1 ha trở lên;

đ) Thuộc danh mục cây dược liệu và cây lâm sản ngoài gỗ cần khuyến khích đầu tư và phát triển trên địa bàn tỉnh.

3. Nội dung và mức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ một lần 100% chi phí mua cây giống cho diện tích trồng cây dược liệu và cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. Mức hỗ trợ không quá 90 triệu đồng/ha. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/dự án.

b) Hỗ trợ chi phí nhân công bảo vệ sau khi trồng, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/năm. Thời gian hỗ trợ tính từ năm thứ 2 trở đi sau khi trồng cho đến khi khai thác, nhưng không quá 3 năm (36 tháng).

c) Hỗ trợ 1 lần kinh phí cho công tác lập dự án hoặc khảo sát, thiết kế lập hồ sơ dự toán với mức 1 triệu đồng/ha.

4. Phương thức hỗ trợ:

a) Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này: Thực hiện hỗ trợ một lần sau khi hoàn thành trồng cây dược liệu và cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.

b) Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này: Thực hiện hỗ trợ hằng năm sau khi có văn bản nghiệm thu.

c) Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 3 Điều này: Thực hiện theo điểm b khoản 4 Điều 10 Quy định này.

5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hỗ trợ

a) Thành phần hồ sơ

Đơn đề nghị hỗ trợ được UBND cấp xã nơi sản xuất xác nhận (theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này);

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định giao rừng;

Bản sao dự án hoặc hồ sơ thiết kế - dự toán trồng cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tự nhiên được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Bản sao hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính mua cây giống dược liệu và cây lâm sản ngoài gỗ.

b) Trình tự, thủ tục hỗ trợ

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện theo điểm b khoản 5 Điều 5 Quy định này; đối với các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh nộp hồ sơ đến bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung tâm phục vụ Hành chính công của tỉnh để xem xét hỗ trợ.

Điều 12. Hỗ trợ làm giàu rừng tự nhiên

1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.

2. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định giao rừng của cấp có thẩm quyền;

c) Có dự án hoặc hồ sơ thiết kế - dự toán làm giàu rừng tự nhiên được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

d) Có quy mô diện tích từ 10 ha trở lên đối với tổ chức và 3 ha trở lên đối với cá nhân;

đ) Làm giàu rừng tự nhiên bằng các loài cây bản địa, cây sinh trưởng chậm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Quy định này.

  3. Nội dung và mức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ 100% chi phí làm giàu rừng tự nhiên. Mức hỗ trợ cụ thể theo thiết kế - dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Hỗ trợ 1 lần kinh phí cho công tác lập dự án hoặc khảo sát, thiết kế lập hồ sơ dự toán với mức 1 triệu đồng/ha.

4. Phương thức hỗ trợ:

a) Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này: Thực hiện hỗ trợ mỗi năm một lần theo tiến độ thực hiện của dự án.

b) Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này: Thực hiện theo điểm b khoản 4 Điều 10 Quy định này.

5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hỗ trợ

a) Thành phần hồ sơ

Đơn đề nghị hỗ trợ được UBND cấp xã nơi làm giàu rừng xác nhận (theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này);

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định giao rừng;

Bản sao dự án hoặc hồ sơ thiết kế - dự toán làm giàu rừng tự nhiên được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Bản sao hồ sơ nghiệm thu đối với các hạng mục đề nghị hỗ trợ theo quy định;

Bản sao hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính mua cây giống trồng bổ sung.

b) Trình tự, thủ tục hỗ trợ

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác và cá nhân thực hiện theo điểm b khoản 5 Điều 5 Quy định này; đối với các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh nộp hồ sơ đến bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung tâm phục vụ Hành chính công của tỉnh để xem xét hỗ trợ.

Điều 13. Nguồn kinh phí và phân bổ nguồn kinh phí thực hiện

1. Nguồn kinh phí: Nguồn ngân sách cấp tỉnh; kinh phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

2. Phân bổ nguồn kinh phí:

Kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Điều 7 Quy định này và kinh phí hỗ trợ cho các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh theo quy định tại các Điều 10, Điều 11, Điều 12 Quy định này được bố trí trong dự toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kinh phí thực hiện chính sách quy định tại các Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Quy định này (trừ kinh phí hỗ trợ cho các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh) được phân bổ cho UBND cấp huyện.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Xây dựng dự toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

2. Phê duyệt danh mục các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Quy định này; danh mục cây dược liệu và cây lâm sản ngoài gỗ cần khuyến khích đầu tư, phát triển quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 11 Quy định này.

3. Chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo đúng phạm vi, đối tượng và hiệu quả.

          Điều 15. Điều khoản thi hành

1. Các chính sách hỗ trợ quy định tại Điều 7 và Điều 9 Quy định này được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.

2. Sau ngày 31 tháng 12 năm 2030 Nghị quyết hết hiệu lực thi hành, các nội dung hỗ trợ quy định tại các Điều 4, Điều 5, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Quy định này chưa hoàn thành thì ngân sách địa phương tiếp tục bố trí kinh phí để thanh toán cho đến khi hoàn thành nội dung hỗ trợ.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc về hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện và thời điểm hỗ trợ thì HĐND tỉnh giao cho Thường trực HĐND xem xét xử lý; trường hợp có vướng mắc khác cần sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

Phụ lục

CÁC MẪU VĂN BẢN VỀ HỒ SƠ, THỦ TỤC THANH TOÁN

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang)

 

Mẫu số 01. Đơn đề nghị hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

          ........................, ngày      tháng      năm 202.....

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ LÃI SUẤT VAY VỐN TÍN DỤNG

Theo Nghị quyết số        /2023/NQ-HĐND ngày       /       /20….

 

Kính gửi:   - UBND cấp huyện……………..……………

                                - Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế ...……

 

- Tên tổ chức/Cá nhân: ………… (1) ……………………………………

 

 

 

   Thuộc loại hình KD (2):  Doanh nghiệp          ;  hợp tác xã, liên hiệp HTX          ;

 

 

 

 

                                             tổ hợp tác            ; trang trại            ;             

 

- Địa chỉ: Thôn…………..xã…… …………..huyện/thành phố………….

- Giấy đăng ký (3): số ………….; cấp ngày………..; nơi cấp…………….

- Người đại diện:…………………………… ; chức vụ: ………...………….

- Số CCCD:…………..cấp ngày………………, nơi cấp………………….

- Điện thoại liên hệ:………………………………………………………

Sau khi nghiên cứu Quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023-2030 (Theo Nghị quyết số     /2023/NQ-HĐND ngày     /   /2023 của HĐND tỉnh); căn cứ vào điều kiện để được hỗ trợ và khả năng của ………(1)….....

        ... (1)……….. đề nghị hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng, cụ thể như sau:

I. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

  1. Tên dự án (phương án) vay vốn được ngân hàng duyệt cho vay: …..(4)…..
  2. Quy mô sản xuất (nếu có):……………………………………………...
  3. Địa điểm thực hiện dự án (phương án) vay vốn:…………………………
  4. Thời gian thực hiện dự án (phương án) vay vốn:………………………...
  5. Tổng số tiền đầu tư:…………………….……………………………….

Trong đó: + Số tiền đầu tư thuộc nội dung được hỗ trợ lãi suất: ……..……

  1. Số tiền ngân hàng cho vay để đầu tư: ………………………………….

Trong đó: + Số tiền vay được hỗ trợ lãi suất: ………………………….

  1. Số tiền lãi suất vốn vay đề nghị hỗ trợ:

- Số tiền lũy kế lãi suất vốn vay đã nhận hỗ trợ của các đợt trước (nếu có): ………………………..

(Thời gian đã được nhận hỗ trợ lãi suất: từ ngày …/.../202... đến ngày …/.../202...)

- Số tiền lãi suất vốn vay đề nghị hỗ trợ đợt này: ……………………...

(Thời gian hỗ trợ lãi suất đợt này: từ ngày …/.../202... đến ngày …/.../202...)

II. CAM KẾT:  ……(1)……… xin cam kết:

          1. Tính chính xác của những thông tin trên đây.

          2. Thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ thanh toán theo quy định.

          3. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật có liên quan.

III. HỒ SƠ KÈM THEO

1……………………………………………………………………...

2….……………………………………………………..……………

3….……………………………………………………..……………

           ………………………………………………………………………

(yêu cầu liệt kê đầy đủ danh mục các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi kèm theo)

 

XÁC NHẬN CỦA UBND

CẤP XÃ … (5)…

(Ký tên, đóng dấu)

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ……..

(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

                      

Ghi chú:

  1. Tên tổ chức/Cá nhân đề nghị hỗ trợ.
  2. Đánh dấu “X” vào ô tương ứng.
  3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (nếu cấp đổi lại là lần gần nhất).
  4. Tên dự án (phương án) vay vốn được ngân hàng duyệt cho vay.
  5. Nội dung xác nhận về loại hình kinh doanh (KD) của tổ chức, cá nhân và sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trường hợp có từ 2 xã trở lên thì UBND cấp xã nơi có quy mô diện tích sản xuất, cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản lớn nhất ký xác nhận.

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 02. Biên bản thẩm định, nghiệm thu hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

 

 

BIÊN BẢN

Thẩm định, nghiệm thu nội dung hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng

theo Nghị quyết số     /2023/NQ-HĐND ngày      /    /2023 của HĐND tỉnh

 

 
 

 

 

 

          Hôm nay, ngày       tháng      năm 202…,  tại …………..…………………..

          Thành phần gồm có:

1. Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện - Cơ quan, đơn vị chủ trì thẩm định, nghiệm thu:

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: …………………

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: ……………………

2. Đại diện Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện:

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: …………………

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: ……………………

3. Đại diện chính quyền cấp xã/thôn, bản, TDP:

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: ……………………

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: ……………………

4. Đại diện tổ chức/cá nhân đề nghị hỗ trợ:

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: ……………………

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: ……………………

          Đã cùng nhau lập biên bản nghiệm thu nội dung đề nghị hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng  theo Nghị quyết số     /2023/NQ-HĐND ngày     /    /2023 của HĐND tỉnh, cụ thể như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NỘI DUNG HỖ TRỢ

  1. Tên dự án (phương án) vay vốn được ngân hàng duyệt cho vay: …..(1)…..
  2. Quy mô sản xuất (nếu có): ………………………………………….
  3. Địa điểm thực hiện dự án (phương án) vay vốn:…………………………
  4. Thời gian thực hiện dự án (phương án) vay vốn:………………………...
  5. Tổng số tiền đầu tư:…………………….……………………………….

Trong đó: + Số tiền đầu tư thuộc nội dung được hỗ trợ lãi suất: ……..……

  1. Số tiền ngân hàng cho vay để đầu tư: ………………………………….

Trong đó: + Số tiền vay được hỗ trợ lãi suất: ………………………….

  1. Số tiền lãi suất vốn vay đề nghị hỗ trợ:

- Số tiền lũy kế lãi suất vốn vay đã nhận hỗ trợ của các đợt trước (nếu có): …………………………….

(Thời gian đã được nhận hỗ trợ lãi suất: từ ngày …/.../202... đến ngày …/.../202...)

- Số tiền lãi suất vốn vay đề nghị hỗ trợ đợt này: ……………………...

(Thời gian hỗ trợ lãi suất đợt này: từ ngày …/.../202... đến ngày …/.../202...)

        II. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH, NGHIỆM THU:

1. Kiểm tra, đối chiếu các bản sao trong hồ sơ đề nghị hỗ trợ với bản gốc lưu tại tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ.

2. Thẩm định, nghiệm thu các điều kiện được hỗ trợ giữa hồ sơ và thực tế.

3. Nghiệm thu và đánh giá hiện trạng của nội dung được hỗ trợ.

4. Thẩm định, nghiệm thu nội dung hỗ trợ:

- Số tiền vay được hỗ trợ lãi suất: ……………………………………….;

- Số tiền lũy kế lãi suất vốn vay đã nhận hỗ trợ của các đợt trước (nếu có): …………………………….

(Thời gian đã được nhận hỗ trợ lãi suất: từ ngày …/.../202... đến ngày …/.../202...)

- Số tiền lãi suất vốn vay đề nghị hỗ trợ đợt này: ……………………...

(Thời gian hỗ trợ lãi suất đợt này: từ ngày …/.../202... đến ngày …/.../202...)  

5. Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ (Kết luận hỗ trợ hay không hỗ trợ, số tiền là bao nhiêu)

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 (Nếu không đủ điều kiện hỗ trợ thì nêu rõ lý do)

Biên bản được lập xong đã thông qua mọi người cùng nghe nhất trí ký tên dưới đây và được lập thành 02 (lưu đơn vị thanh toán vốn 01 bản, đơn vị nhận hỗ trợ 01 bản) và có giá trị như nhau./.

ĐẠI DIỆN PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH CẤP HUYỆN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

(Ký, họ tên, đóng dấu nếu có)

ĐẠI DIỆN PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT/PHÒNG KINH TẾ CẤP HUYỆN

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

ĐẠI DIỆN UBND CẤP XÃ

      (Ký;họ tên, đóng dấu)

 

     TRƯỞNG THÔN, BẢN, TDP

            (Ký; ghi rõ họ tên)

Ghi chú: (1) Tên dự án (phương án) vay vốn được ngân hàng duyệt cho vay.

Mẫu số 03. Đơn đề nghị hỗ trợ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

          ........................, ngày      tháng      năm 202.....

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ …………… (1) …………

Theo Nghị quyết số        /2023/NQ-HĐND ngày       /       /20….

 

Kính gửi:  - UBND cấp huyện ……………..……………. (2);

                           - Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế ...……

 

- Tên tổ chức/Cá nhân: ………… (3) ……………………………………

 

 

 

 

Thuộc loại hình KD (4): Doanh nghiệp         ; hợp tác xã, liên hiệp HTX        ; tổ hợp tác

 

 

 

 

 

              ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng            ; trang trại          ;  hộ gia đình, cá nhân          

 

- Địa chỉ: Thôn…………..xã…… …………..huyện/thành phố………….

- Giấy đăng ký (5): số ………….; cấp ngày………..; nơi cấp…………….

- Người đại diện:…………………………… ; chức vụ: ………...………….

- Số CCCD:…………..cấp ngày………………, nơi cấp………………….

- Điện thoại liên hệ:………………………………………………………

Sau khi nghiên cứu Quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023-2030 (Theo Nghị quyết số     /2023/NQ-HĐND ngày     /   /2023 của HĐND tỉnh); căn cứ vào điều kiện để được hỗ trợ và khả năng của ………(3)….....

        ... (3)……….. đề nghị hỗ trợ …………(1)………….., cụ thể như sau:

I. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

  1. Tên nội dung đề nghị hỗ trợ:………(1)..…….……………...…………
  2. Quy mô sản xuất (nếu có):……………………………………………...
  3. Địa điểm thực hiện:…………………………………………………….
  4. Thời gian thực hiện:……………………………………………………
  5. Tổng kinh phí thực hiện:……(6)……………………………………….
  6. Kinh phí đề nghị hỗ trợ:

- Liệt kê kinh phí đã nhận hỗ trợ của các đợt trước đối với nội dung đề nghị hỗ trợ (nếu có):………....................……………………………

     - Kinh phí đề nghị hỗ trợ đợt này: ……………………………………

II. CAM KẾT:  ……(3)……… xin cam kết:

          1. Tính chính xác của những thông tin trên đây.

          2. Thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ thanh toán theo quy định.

          3. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật có liên quan.

          4. Cam kết khác (như điểm b khoản 2 Điều 6 và điểm đ khoản 2 Điều 8 - nếu có).

III. HỒ SƠ KÈM THEO

1……………………………………………………………………...

2….……………………………………………………..……………

3….……………………………………………………..……………

           ………………………………………………………………………

(yêu cầu liệt kê đầy đủ danh mục các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi kèm theo)

 

XÁC NHẬN CỦA UBND

CẤP XÃ …(7)….

(Ký tên, đóng dấu)

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ……..

(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

 

 

 

Ghi chú:

  1. Tên nội dung đề nghị hỗ trợ.
  2. Kính gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng.
  3. Tên tổ chức/Cá nhân đề nghị hỗ trợ.
  4. Đánh dấu “X” vào ô tương ứng.
  5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (nếu cấp đổi lại là lần gần nhất).
  6. Tổng kinh phí phải chi cho nội dung đề nghị hỗ trợ.
  7. Nội dung xác nhận về loại hình kinh doanh (KD) của tổ chức, cá nhân và sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trường hợp có từ 2 xã trở lên thì UBND cấp xã nơi có quy mô diện tích sản xuất, cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản lớn nhất ký xác nhận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 04. Biên bản thẩm định, nghiệm thu nội dung hỗ trợ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

 

 

BIÊN BẢN

Thẩm định, nghiệm thu nội dung hỗ trợ: ……(1)……………………

theo Nghị quyết số     /2023/NQ-HĐND ngày      /    /2023 của HĐND tỉnh

 

 
 

 

 

 

          Hôm nay, ngày       tháng      năm 202…,  tại …………..…………………..

          Thành phần gồm có:

 1. Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế cấp huyện (Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với nội dung hỗ trợ cho các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng) - Cơ quan, đơn vị chủ trì thẩm định, nghiệm thu:

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: …………………

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: ……………………

2. Đại diện Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện (Phòng Kế hoạch – Tài chính Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với nội dung hỗ trợ cho các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng):

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: …………………

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: ……………………

3. Đại diện chính quyền cấp xã/thôn, bản, TDP:

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: ……………………

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: ……………………

4. Đại diện tổ chức/cá nhân đề nghị hỗ trợ:

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: ……………………

- Ông (bà): ………………………………., chức vụ: ……………………

          Đã cùng nhau lập biên bản nghiệm thu nội dung đề nghị hỗ trợ: …(1)….. ……………………… theo Nghị quyết số     /2023/NQ-HĐND ngày     /    /2023 của HĐND tỉnh, cụ thể như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NỘI DUNG HỖ TRỢ

  1.  Nội dung đề nghị hỗ trợ:………(1)……………………………………
  2.  Quy mô sản xuất (nếu có): …………………………………………….
  3.  Địa điểm thực hiện:…………………………....……………………….
  4.  Thời gian thực hiện:……………………………………………………
  5.  Tổng kinh phí thực hiện:………(2)……………………...…………….
  6.  Kinh phí đề nghị hỗ trợ:

- Liệt kê kinh phí đã nhận hỗ trợ của các đợt trước đối với nội dung đề nghị hỗ trợ (nếu có):………....................……………………………

     - Kinh phí đề nghị hỗ trợ đợt này: …………………………………..…

        II. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH, NGHIỆM THU :

1. Kiểm tra, đối chiếu các bản sao trong hồ sơ đề nghị hỗ trợ với bản gốc lưu tại tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ.

2. Thẩm định, nghiệm thu các điều kiện được hỗ trợ giữa hồ sơ và thực tế.

3. Nghiệm thu và đánh giá hiện trạng của nội dung được hỗ trợ.

4. Thẩm định, nghiệm thu kinh phí hỗ trợ.

5. Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ (Kết luận hỗ trợ hay không hỗ trợ, số tiền là bao nhiêu)

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 (Nếu không đủ điều kiện hỗ trợ thì nêu rõ lý do)

Biên bản được lập xong đã thông qua mọi người cùng nghe nhất trí ký tên dưới đây và được lập thành 02 (lưu đơn vị thanh toán vốn 01 bản, đơn vị nhận hỗ trợ 01 bản) và có giá trị như nhau./.

ĐẠI DIỆN PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH CẤP HUYỆN (PHÒNG KHTC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

(Ký, họ tên, đóng dấu nếu có)

ĐẠI DIỆN PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT/PHÒNG KINH TẾ CẤP HUYỆN (CHI CỤC KIỂM LÂM)

(Ký tên, đóng dấu)

 

ĐẠI DIỆN UBND CẤP XÃ

      (Ký;họ tên, đóng dấu)

 

     TRƯỞNG THÔN, BẢN, TDP

            (Ký; ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

  1. Tên nội dung đề nghị hỗ trợ.
  2. Tổng kinh phí phải chi cho nội dung đề nghị hỗ trợ.

 

 

Mẫu số 05. Danh sách đăng ký mua giống lúa thuần chất lượng

 

 Thôn/xóm/TDP

...............

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

 

 

 

Mẫu số.....

DANH SÁCH

 

 Đăng ký mua giống lúa thuần chất lượng, vụ..................năm 202...

 

Thôn (Xóm, TDP)..................; xã (phường, thị trấn)...................; huyện/TP....................

Số TT

Họ và tên

Giống ……

Giá dự kiến:… đ/kg

Giống ……

Giá dự kiến:… đ/kg

Số tiền tạm thu đối ứng (đồng)

Ký nộp

Diện tích

Số lượng (kg)

Diện tích

Số lượng (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Ngày…….tháng…….năm 202.....

TRƯỞNG THÔN/ XÓM/ TDP

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 06. Tổng hợp danh sách đăng ký mua giống lúa thuần chất lượng của xã/phường/thị trấn

 

Xã/phường/thị trấn

............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

 

 

Mẫu số.....

 

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH

 Đăng ký mua giống lúa thuần chất lượng, vụ..................năm 202...

 

Xã (phường, thị trấn)...............................huyện/TP....................

Số TT

Thôn (Xóm, TDP)

Giống ……

Giá dự kiến:… đ/kg

Giống ……

Giá dự kiến:… đ/kg

Số tiền tạm thu đối ứng (đồng)

Diện tích

Số lượng (kg)

Diện tích

Số lượng (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Ngày…….tháng…….năm 202....

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

UBND CẤP XÃ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 07. Tổng hợp danh sách đăng ký mua giống lúa thuần chất lượng của huyện/thành phố

 

 

 

 

 
 

Mẫu số.....

 

 

 

UBND cấp huyện

............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

 

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH

 Đăng ký mua giống lúa thuần chất lượng, vụ..................năm 202...

 

Số TT

Xã (phường, thị trấn)

Giống ……

Giá dự kiến:… đ/kg

Giống ……

Giá dự kiến:… đ/kg

Số tiền tạm thu đối ứng (đồng)

Diện tích

Số lượng (kg)

Diện tích

Số lượng (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Ngày…….tháng…….năm 202....

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

UBND CẤP HUYỆN………..

     (Ký tên, đóng dấu)

   

 

 

 

Mẫu số 08. Danh sách cấp phát giống lúa thuần chất lượng

 

 

 

 

 
 

Mẫu số.....

 

 

 

Thôn/xóm/TDP

...............

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

 

 

 

Mẫu số.....

DANH SÁCH

 

 Cấp phát giống lúa thuần chất lượng vụ..................năm 202...

 

Thôn (Xóm, TDP)..................; xã (phường, thị trấn)...................; huyện/TP....................

TT

Họ và tên

Giống ..........

Đơn giá:… đ/kg

Giống ..........

Đơn giá:… đ/kg

Tổng số tiền đối ứng phải nộp (đồng)

Ký nhận

Số lượng (kg)

Số tiền đối ứng phải nộp (đồng)

Số lượng (kg)

Số tiền đối ứng phải nộp (đồng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

Qua ra ha

 

 

 

 

Ngày…….tháng…….năm 202....

TRƯỞNG THÔN/ XÓM/TDP

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐƠN VỊ CUNG ỨNG

(Ký ên, đóng dấu)

            UBND CẤP XÃ

        (Ký tên, đóng dấu)

   

 

Mẫu số 09. Danh sách tổng hợp cấp phát giống lúa thuần chất lượng của xã/phường/thị trấn

 

 

 

 

 
 

Mẫu số.....

 

 

 

 

 

 

Xã/phường/thị trấn

............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

 

 

 

Mẫu số.....

DANH SÁCH TỔNG HỢP

 

Cấp phát giống lúa thuần chất lượng vụ..................năm 202...

 

Xã (phường, thị trấn)...............................huyện/TP....................

TT

Thôn (Xóm, TDP)

Giống ..........

Đơn giá:… đ/kg

Giống ..........

Đơn giá:… đ/kg

Tổng số tiền đối ứng phải nộp (đồng)

Số lượng (kg)

Số tiền đối ứng phải nộp (đồng)

Số lượng (kg)

Số tiền đối ứng phải nộp (đồng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

Qua ra ha

 

 

 

 

Ngày…….tháng…….năm 202....

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐƠN VỊ CUNG ỨNG

(Ký tên, đóng dấu)

                UBND CẤP XÃ

            (Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 10. Danh sách tổng hợp cấp phát giống lúa thuần chất lượng của huyện/thành phố

 

 

 

 

 
 

Mẫu số.....

 

 

 

 

 

 

UBND cấp huyện

............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

 

 

 

 

 
 

Mẫu số.....

 

 

 

 

DANH SÁCH TỔNG HỢP

Cấp phát giống lúa thuần chất lượng vụ..................năm 202...,

 

TT

Xã (phường, thị trấn)

Giống ..........

Đơn giá:… đ/kg

Giống ..........

Đơn giá:… đ/kg

Tổng số tiền đối ứng phải nộp (đồng)

Số lượng (kg)

Số tiền đối ứng phải nộp (đồng)

Số lượng (kg)

Số tiền đối ứng phải nộp (đồng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

Qua ra ha

 

 

 

 

Ngày…….tháng…….năm 202....

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐƠN VỊ CUNG ỨNG

(Ký tên, đóng dấu)

UBND CẤP HUYỆN…………..

    (Ký tên, đóng dấu)

  

 

 

 

 

 
 

Mẫu số.....

 

 

 

 
 

Mẫu số.....

 

 

 

 

 

Mẫu số 11. Đơn đề nghị hỗ trợ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp, thủy sản sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, GACP-WHO, hữu cơ

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

 

............., ngày ..... tháng .....năm 202....

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

Chứng nhận sản phẩm nông nghiệp, thủy sản sản xuất đạt tiêu chuẩn ...(1)........

Kính gửi:   - UBND cấp huyện …………….……………

                                - Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế ...……

 

- Tên tổ chức/Cá nhân: ...........(2)................................................................

 

 

 

 

              Thuộc loại hình KD (3):  Doanh nghiệp           ;  hợp tác xã, liên hiệp HTX           ;

 

 

 

 

                                             tổ hợp tác           ; trang trại           ;  hộ gia đình, cá nhân

 

- Địa chỉ:................................................................................................

- Giấy đăng ký (4): số ………….; cấp ngày………..; nơi cấp…………….

- Người đại diện: ……………………….………… ; chức vụ ....…………

- CCCD số: ………………; Cấp ngày …………..; Nơi cấp…...…………

- Điện thoại liên hệ:  …………………………………………….…………

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số: ……./2023/NQ-HĐND ngày .. tháng ... năm 2023 của HĐND tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023-2030, .... (2)………… đề nghị được hỗ trợ kinh phí hỗ trợ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản đạt tiêu chuẩn ...(1)....... như sau:

  1. Tên sản phẩm sản xuất: ...........................................................................
  2. Quy mô sản xuất: ....................................................................................
  3. Địa điểm sản xuất: ..................................................................................
  4. Thời gian thực hiện: ................................................................................

5. Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ………………..... đồng (bằng chữ………)

Gồm: +………………………..……………………………………………

          + …………………..…………………………………………………

6. Tên, địa chỉ và số tài khoản chuyển tiền (nếu có): ...................................

......................................................................................................................

7. Kèm theo hồ sơ, chứng từ liên quan bao gồm:

- …………………………………………………………………..…..

- ……………………………………………………………………....

- ………………………………………………………………………

………………………………………………………………………….

 ......(2).................đề nghị được hỗ trợ số tiền trên./.

 

XÁC NHẬN CỦA UBND

CẤP XÃ.....(5).....

(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ……..

( Ký, họ tên; đóng dấu- nếu có)

 

 

Ghi chú:

(1) Lựa chọn một trong các quy trình: VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, GACP-WHO, hữu cơ.

(2) Tên tổ chức/Cá nhân đề nghị hỗ trợ.

(3) Đánh dấu “X” vào ô tương ứng.

(4) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (nếu cấp đổi lại là lần gần nhất).

(5) Nội dung xác nhận về loại hình kinh doanh (KD) của tổ chức, cá nhân và sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trường hợp có từ 2 xã trở lên thì UBND cấp xã nơi có quy mô diện tích sản xuất lớn nhất ký xác nhận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 12. Đơn đề nghị hỗ trợ vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……………., ngày…….tháng……năm 202….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

Hỗ trợ vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung vụ……(1)... năm 202..

Kính gửi: UBND cấp huyện ................................

 

- Tên doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác: .....(2)..............

 

 

 

 

Thuộc loại hình KD (3): Doanh nghiệp         ; hợp tác xã, liên hiệp HTX        ; tổ hợp tác

 

- Địa chỉ: ………………………………………………………………………..

- Giấy đăng ký (4): số ………….; cấp ngày………..; nơi cấp………………….

- Người đại diện …………… ……………..……….; chức vụ: ………...………

- Số CMTND/CCDC …………….…..ngày cấp…………..…, nơi cấp…..….....

- Điện thoại liên hệ: ............................... .…………

Sau khi nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Theo Nghị quyết số     /2023/NQ-HĐND ngày     /   /2023 của HĐND tỉnh); căn cứ vào điều kiện thực tế và khả năng của  ……(2)…………. làm đơn này xin được tham gia sản xuất rau hàng hóa tập trung với các nội dung như sau:

1. Quy mô sản xuất: .………..ha. Trong đó:

- Diện tích đất sản xuất của tổ chức sở hữu:…… ha;

- Diện tích đất sản xuất đi thuê/mượn:………… ha.

2. Loại cây trồng:

- Cây …………; diện tích: …... ha; áp dụng sản xuất theo quy trình …(5)……

3. Địa điểm sản xuất:

Thôn (xóm,bản,TDP):……….…xã/phường/thị trấn:…..….... huyện/TP……...

4. Kinh phí đề nghị hỗ trợ: Diện tích........ha x ………… đ/ha =.................đồng

(Bằng chữ...........................................................................................)

5. Cam kết: ……(2)………………………….. cam kết:

- Tính chính xác của các thông tin trên đây.

- Thực hiện sản xuất theo đúng quy trình …….(5)……. của cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán nguồn kinh phí NSNN hỗ trợ theo đúng quy định.

6. Hồ sơ, tài liệu kèm theo

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

     (yêu cầu liệt kê đầy đủ danh mục các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi kèm theo)

 

XÁC NHẬN CỦA

UBND CẤP XÃ…(6)...

(Ký tên, đóng dấu)

XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG

THÔN (XÓM, BẢN, TDP)

…(7)…

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện tổ chức

(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

Ghi chú:

(1) Tên vụ sản xuất rau.

(2) Tên doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác.

(3) Đánh dấu “X” vào ô tương ứng.

(4) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (nếu cấp đổi lại là lần gần nhất).

(5) Tên của quy trình sản xuất áp dụng (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ).

(6) Nội dung xác nhận về loại hình kinh doanh (KD) của tổ chức và sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trường hợp có từ 2 xã trở lên thì UBND cấp xã nơi có quy mô diện tích sản xuất lớn nhất ký xác nhận.

(7) Trưởng thôn (xóm, bản, TDP) nơi tổ chức sản xuất xác nhận về diện tích sản xuất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 13. Danh sách xã viên HTX (tổ viên tổ hợp tác) tham gia vùng sản xuất rau hàng hoá tập trung

 

TÊN TỔ CHỨC ………..………

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

DANH SÁCH XÃ VIÊN HTX (TỔ VIÊN TỔ HỢP TÁC)

Tham gia vùng sản xuất rau hàng hoá tập trung, vụ.....(1) .....năm 202...

(Kèm theo Đơn đề nghị hỗ trợ)

Tên tổ chức: ..............(2)........................................

Địa chỉ:..........(3) ....................................................................................

Loại cây trồng:………………........... áp dụng sản xuất theo quy trình …...(4)…

 

TT

Họ và tên

hộ tham gia

Địa chỉ

Diện tích

(m2)

Ký nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

Quy ra ha

 

 

 

 

………., ngày…….tháng……năm 20…

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA  TRƯỞNG THÔN/XÓM/TDP …(5)…

XÁC NHẬN CỦA UBND

CẤP XÃ …(6)…..

 

 

 

Ghi chú:

(1) Tên vụ sản xuất rau.

(2) Tên doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác.

(3) Địa chỉ nơi đăng ký của tổ chức.

(4) Tên của quy trình sản xuất áp dụng (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ).

(5) Trưởng thôn (xóm, bản, TDP) nơi sản xuất xác nhận về họ tên chủ hộ và diện tích tham gia.

(6) UBND cấp xã nơi sản xuất xác nhận. Nội dung xác nhận về loại hình kinh doanh (KD) của tổ chức và sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trường hợp có từ 2 xã trở lên thì UBND cấp xã nơi có quy mô diện tích sản xuất lớn nhất ký xác nhận.

 

Mẫu số 14. Bản cam kết trồng rừng gỗ lớn

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
---------------

 

..., ngày ... tháng … năm ….

 

BẢN CAM KẾT

Trồng rừng gỗ lớn

(theo Nghị quyết số …/NQ-HĐND ngày … tháng … năm 2023

của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang)

 

Kính gửi:  - UBND cấp huyện ……………..……………. (1);

                           - Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế ...……

 

- Tên tổ chức/Cá nhân:……(2)…………………….………………………

- Địa chỉ: Thôn…………..xã………………..huyện/thành phố………….

- Giấy đăng ký:…………….; cấp ngày………..; nơi cấp…………………

- Người đại diện:…………………………………

- Số CCCD:…………..cấp ngày………………, nơi cấp………………….

- Điện thoại liên hệ:………………………………………………………

Sau khi nghiên cứu Nghị quyết số …./NQ-HĐND ngày …/…/2023 của HĐND tỉnh Bắc Giang về Quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2030,....(2) ... đã có đơn đề nghị hỗ trợ (theo Đơn đề nghị số ..... ngày ... tháng ... năm ....). Nếu được hỗ trợ, .... (2).... xin cam kết: Không khai thác rừng trống trước 10 năm đối với loài cây sinh trưởng nhanh và 15 năm đối với loài cây sinh trưởng chậm tính từ thời gian trồng.

Nếu vi phạm, …(2).......... xin bồi thường toàn bộ 100% kinh phí đã được Nhà nước hỗ trợ đầu tư./.

 

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ….(3)..…

(ký tên, đóng dấu)

 

….., ngày… tháng….năm….

Đại diện tổ chức/Cá nhân
         (ký tên - đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Kính gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng.

(2) Tên tổ chức/Cá nhân.

(3) Địa phương nơi trồng rừng có quy mô diện tích lớn nhất.

 

Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Giang

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Lê Thị Thu Hồng