SẮC LỆNH
Số 34 NV ngày 25 tháng 3 năm 1946
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu lời đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Chiểu sự cần thiết đặt một vài căn bản cho việc tổ chức Quốc phòng,
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ nhất: Bộ Quốc phòng gồm có những cơ quan sau này:
1- Văn phòng
2- Các cục chuyên môn
Điều thứ hai: Văn phòng thuộc quyền điều khiển của ông "Chánh Văn phòng" có các "tham chính văn phòng" và các "chủ sự" giúp việc. Mỗi chủ sự trông coi một phòng sự vụ.
Điều thứ ba: Các phòng sự vụ gồm có:
Phòng nhất: Phòng hành chính
Nhiệm vụ: thu nhận, đệ ký, tống đạt các công văn, lưu trữ công văn. Đánh máy, dụng cụ, kế toán, nhân viên tuyển bổ, thưởng phạt, lương bổng, v.v...
Phòng nhì: Phòng chính trị
Nhiệm vụ: liên lạc với ngoại quốc, với các chính đảng và quốc dân.
Phòng ba: Phòng mật mã
Nhiệm vụ: chuyên về các công văn bí mật, báo cáo quân sự.
Phòng tư: Phòng báo chí
Nhiệm vụ: chuyên việc thông cáo, liên lạc với các báo chí, và với Bộ Tuyên truyền.
Chương thứ hai:
CÁC CỤC CHUYÊN MÔN
Điều thứ 4: Các cục chuyên môn đặt dưới quyền điều khiển của ông Thứ trưởng Bộ Quốc phòng , có một "Chủ nhiệm trực tiếp giúp việc. Mỗi cục sẽ do một "Cục trưởng" Giám đốc.
Điều thứ 5: Ông Chủ nhiệm có một phòng hành chính và một ty quản lý giúp việc.
Phòng hành chính: Nhiệm vụ: thu nhận, đệ ký, tống đạt công văn, lưu trữ công văn, dụng cũ, đánh máy, nhân viên, v.v... Phòng hành chính có một "chủ sự" trông coi.
Ty quản lý: Nhiệm vụ: trông nom các công việc quản lý, giữ quỹ, kế toán, phân phát tiền nong, dụng cụ và cho thư cần dùng cho tất cả các cục. Ty quản lý có một "Quản lý ty trưởng" trông coi.
Điều thứ 6: Các cục chuyên môn gồm có:
1- Chế tạo quân nhu cục,
2- Chế tạo quân giới cục,
3- Chính trị cục,
4- Tình báo cục,
5- Quân chính cục,
6- Quân huấn cục,
7- Công chính giao thông cục,
8- Quân pháp cục,
9- Quân nhu cục,
10- Quân y cục.
Điều thứ 7: "Chế tạo quân nhu cục" có nhiệm vụ chuyên việc chế tạo các thứ cần thiết cho quân đội (quân áo, giầy dép, yên cương, lương thực, v.v...).
Điều thứ 8: "Chế tạo quân giới cục" chuyên việc chế tạo các vũ khí, đạn dược, chiến cụ, cần trong quân đội.
Điều thứ 9: "Chính trị cục" có nhiệm vụ đào tạo các chính trị viên phái đi các bộ đội để giữ vững và nâng cao tinh thần chiến đấu, tinh thần ái, và sự tôn trọng kỷ luật trong quân đội.
Điều thứ 10: "Tình báo cục" có nhiệm vụ trinh sát tình hình quân địch, tình hình quân đội của mình, và thu thập các tin tức lợi cho việc hành binh.
Điều thứ 11: "Quân chính cục" có nhiệm vụ tổ chức lục quân, hai quân và không quân, đặt các quy tắc và thi hành việc tuyển binh, cải thiện quân đội.
Điều thứ 12: "Quân huấn cục" có nhiệm vụ đào luyện những người chỉ huỷ quân sự, tổ chức những lớp huấn luyện, hoặc những trường quân sự cao cấp.
Điều thứ 13: "Công chính giao thông cục" có nhiệm vụ tổ chức và thi hành việc vận tải, thông tấn, về đồ bản và tổ chức công binh dùng vào các việc chuyên môn: cầu đê, đường xá, máy móc, v.v...
Điều thứ 14: "Quân pháp cục" có nhiệm vụ tổ chức các toà án binh và các Toà án quân sự.
Điều thứ 15: "Quân nhu cục" có nhiệm vụ mua bán hoặc tập trung, và tiếp tế quân giới, quân lương, quân trang cho bộ đội.
Điều thứ 16: "Quân y cục" có nhiệm vụ tổ chức việc y tế, cứu thương, thú y trong quân đội.
Điều thứ 17: Chi tiết tổ chức từng cục sẽ do Nghị định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, định sau, theo lời đề nghị của Chủ nhiệm và các Cục trưởng.
Điều thứ 18: Ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chiểu Sắc lệnh thi hành.