• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2013
QUỐC HỘI
Số: 22/2012/QH13
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Giang, ngày 20 tháng 11 năm 2012

LUẬT

Dự trữ quốc gia

_______

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật Dự trữ quốc gia,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định việc hình thành, qun lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động dự trữ quốc gia.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Luật này là cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc hình thành, quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia.

Điều 3. Mục tiêu của dự trữ quốc gia

Nhà nước hình thành, sử dụng dự trữ quốc gia nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dự trữ quốc gia là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước qun lý, nắm giữ.

2. Hoạt động dự trữ quốc gia là việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự toán ngân sách về dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật; quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia.

3. Hàng dự trữ quốc gia là vật tư, thiết bị, hàng hóa trong Danh mục hàng dự trquốc gia do Nhà nước quản lý, nắm giữ đsử dụng vào mục tiêu dự trữ quốc gia.

4. Danh mục hàng dự trữ quốc gia là tên nhóm hàng hóa, tên vật tư, tên thiết bị dự trữ quốc gia.

5. Điều hành dự trữ quốc gia là hoạt động qun lý, nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ bng dự trữ quốc gia.

6. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia theo phân công của Chính phủ.

7. Đơn vị dự trữ quốc gia là tổ chức thuộc bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ hàng dự trữ quốc gia.

8. Tình huống đột xut, cấp bách là tình trạng thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trên diện rộng; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; trật tự an toàn xã hội cần được giải quyết ngay.

9. Tổng mức dự trữ quốc gia là tổng giá trị dự trữ quốc gia.

10. Mức phân bổ cho dự trữ quốc gia là stiền bố trí cho dự trữ quốc gia trong dự toán ngân sách nhà nước hng năm.

11. Thời hạn lưu kho hàng dự trữ quốc gia là khoảng thời gian tối đa được xác định từ thời điểm nhập kho đến thi điểm xuất kho hàng dự trữ quốc gia.

12. Xuất cấp hàng dự trữ quốc gia là việc xuất hàng dự trquốc gia không thu tiền đcấp cho các tổ chức, cá nhân.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về dự trữ quốc gia

1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dự trquốc gia phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

2. Nhà nước xây dựng dự trữ quốc gia đủ mạnh, cơ cấu hợp lý, bảo đảm thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia, phù hợp với khnăng cân đối của ngân sách nhà nước.

3. Nhà nước có chính sách đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học - kỹ thuật về dự trữ quốc gia, ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ thông tin để hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia.

4. Nhà nước có chính sách huy động nguồn lực, khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dự trữ quốc gia.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 6. Nguồn hình thành dự trữ quốc gia

Dự trữ quốc gia được hình thành từ các nguồn sau đây:

1. Ngân sách nhà nước;

2. Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm các nguồn lực có được từ tự nguyện đầu tư xây dựng cơ svật chất, cung cấp công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nguyên tắc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia

1. Hàng dự trữ quốc gia phải được quản lý chặt chẽ, an toàn, bí mật theo quy định của pháp luật; chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu, mục tiêu của dự trữ quốc gia. Hàng dự trữ quc gia sau khi xuất phải được bù lại đủ, kịp thời.

2. Hàng dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật; không được sử dụng hàng dự trữ quốc gia để kinh doanh.

Điều 8. Tổ chức dự trữ quốc gia

1. Tổ chức dự trữ quốc gia phải bảo đảm tập trung, thống nhất theo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ phân công bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

2. Hệ thống tổ chức dự trữ quốc gia được bố trí ở trung ương và các khu vực, địa bàn chiến lược trong cả nước để kịp thời đáp ứng yêu cầu, mc tiêu của dự trữ quốc gia, bao gồm:

a) Cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách thuộc Bộ Tài chính được tổ chức theo hệ thống dọc, gồm cơ quan ở trung ương và các đơn vị ở địa phương theo khu vực;

b) Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và bộ phận làm công tác dự trữ quốc gia kiêm nhiệm tại bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

Điều 9. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác dự trữ quốc gia

1. Người làm công tác dự trữ quốc gia bao gồm:

a) Công chức, viên chức làm vic tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách;

b) Người làm công tác dự trữ quốc gia là quân nhân, công an;

c) Công chức, viên chức làm công tác dự trữ quốc gia tại bộ, ngành.

2. Người làm công tác dự trữ quốc gia theo quy định tại đim a và điểm b khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp thâm niên; tùy theo lĩnh vực, tính chất công việc, được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Điều 10. Nội dung quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia

1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về dự trữ quốc gia.

2. Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát trin dự trữ quốc gia.

3. Quy định chi tiết Danh mục hàng dự trữ quốc gia; phân bngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia; quyết định xuất, nhập, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.

4. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

5. Tuyên truyền, phbiến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia.

6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ quốc gia.

7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia.

8. Hợp tác quốc tế về dự trữ quốc gia.

Điều 11. Thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia

1. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực dự trữ quốc gia thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2. Thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia là thanh tra việc chấp hành pháp luật về dự trữ quốc gia theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Quyền hạn, trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội

1. Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quyết định chính sách phát triển dự trữ quốc gia, định hướng nguồn lực dự trữ quốc gia, phê duyệt kế hoạch 5 năm về dự trữ quốc gia;

b) Quyết định mức phân bngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hng năm.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm (nếu có);

b) Quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp;

c) Điều chnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia.

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Trình Quốc hội quyết định chính sách phát trin dự trữ quốc gia, định hướng nguồn lực dự trữ quốc gia, kế hoạch 5 năm về dự trữ quốc gia;

b) Trình Quốc hội quyết định mức phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm;

c) Trình y ban thường vụ Quốc hội quyết định mức bổ sung tngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm (nếu có);

d) Trình y ban thường vụ Quốc hội quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp;

đ) Trình y ban thường vụ Quốc hội điều chnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia;

e) Phân công bộ, ngành thực hiện qun lý hàng dự trữ quốc gia.

2. Thủ tướng Chính phcó nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Phê duyệt chiến lược dự trữ quốc gia, kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm, quy hoạch tổng thhệ thống kho dự trữ quốc gia;

b) Giao kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội phê duyệt;

c) Quyết định việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính

Bộ Tài chính giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Chủ trì, phối hp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu để Chính phủ trình Quốc hội chính sách phát triển dự trữ quốc gia, định hướng nguồn lực dự trữ quốc gia, kế hoạch 5 năm về dự trữ quốc gia;

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương để Chính phủ trình Quốc hội quyết định phương án phân bngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ mức bsung ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm (nếu có) trình y ban thường vụ Quốc hội quyết định;

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng chiến lược dự trữ quốc gia, kế hoạch dự trữ quốc gia hằng năm, quy hoạch tổng thhệ thống kho dự trữ quốc gia, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

4. Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia;

5. Tổ chức điều hành hoạt động dự trữ quốc gia, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia hằng năm và theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia theo thẩm quyền;

6. Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch dự trữ quốc gia hằng năm, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia, bảo đảm nguồn tài chính cho dự trữ quốc gia đối với bội ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia;

7. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về chế độ quản lý tài chính, ngân sách, quyết định giá mua tối đa, giá bán tối thiểu, giá bồi thường thiệt hại đối với hàng dự trữ quốc gia và mức chi phí cho việc nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra số lượng, chất lượng và giá trị hàng dự trữ quốc gia; tổ chức thực hiện các quy định về qun lý, bảo quản, mua, bán, nhập, xuất, luân phiên đi hàng dự trữ quốc gia.

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với dự trữ quốc gia.

2. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hằng năm về dự trữ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ.

3. Phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu đề Chính phủ trình Quốc hội quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm; phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ mức bsung ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hàng năm (nếu có) trình y ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia

1. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, Danh mục hàng dự trữ quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và mức dự trữ từng loại hàng dự trữ quốc gia.

2. Tổ chức chỉ đạo các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia; ký và thực hiện hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trquốc gia theo quy định của pháp luật.

3. Báo cáo công tác quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính tổng hp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách

1. Tham mưu để Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia; trực tiếp qun lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tham mưu để Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia báo cáo Thtướng Chính phủ.

3. Kim tra việc nhập, xuất, mua, bán, bảo qun, sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật này.

4. Tham mưu giúp Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; tổng hợp, báo cáo về hoạt động dự trữ quốc gia để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ.

5. Trình Bộ Tài chính quyết định kinh phí quản lý, bảo quản cho các đơn vị bảo qun hàng dự trữ quốc gia.

Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự trữ quốc gia

1. Trực tiếp bảo quản, bo vệ hàng dự trữ quốc gia bảo đảm đủ số lượng, đúng chất lượng, chủng loại và tại các địa đim theo đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu huy động và sử dụng hàng dự trữ quốc gia trong mọi tình huống.

3. Nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

4. Tổ chức theo dõi việc nhập, xuất, mua, bán, luân phiên đi hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản

1. Trực tiếp bo quản hàng dự trquốc gia bảo đảm đsố lượng, đúng chất lượng, chủng loại và tại các địa đim theo đúng hợp đồng đã ký.

2. Thực hiện nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia kịp thời theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

3. Thực hiện luân chuyn, hoán đi hàng dự trữ quốc gia cũ, mới phải cùng chng loại, số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện báo cáo việc nhập, xuất, tn kho hàng dự trữ quốc gia cho cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách và bộ, ngành thuê bảo quản.

Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Tuyên truyền, phổ biến, thực hiện chính sách, pháp luật về dự trữ quốc gia.

2. Chđạo các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý dự trữ quốc gia trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia, bảo đảm an toàn, bí mật các hoạt động dự trữ quốc gia tại địa phương.

3. Có trách nhiệm bố trí đất xây dựng kho dự trữ quốc gia theo quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 21. Phân công quản lý hàng dự trữ quốc gia

1. Bộ Tài chính trực tiếp tổ chức qun lý, bo quản những mặt hàng dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu về sản xuất, đời sống, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ, phòng, chng, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản những mặt hàng dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

3. Chính phủ phân công bộ, ngành trực tiếp tổ chức quản lý, bo quản những mặt hàng dự trữ quốc gia không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 22. Các hành vi bị cấm

1. Tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia.

2. Lợi dụng việc nhập, xuất, mua, bán, bảo qun, vận chuyển hàng dự trquốc gia, tự ý thay đi giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia để trục lợi.

3. Thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định về quản lý dự trữ quốc gia gây hư hỏng, mất mát, lãng phí tài sản thuộc dự trữ quốc gia.

4. Xâm phạm, phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật, hàng hóa dự trữ quốc gia.

5. Cản trở hoạt động dự trữ quốc gia.

6. Sử dụng hàng dự trữ quốc gia sai mục đích.

7. Nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia không đúng thẩm quyền, không đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, địa đim.

8. Can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia.

9. Thực hiện không đúng; các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê trong hoạt động dự trữ quốc gia.

10. Thuê tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện bảo quản hàng dự trquốc gia.

Chương II

CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 23. Chiến lược dự trữ quốc gia

1. Nguyên tắc xây dựng chiến lưc dự trữ quốc gia:

a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và quy hoạch ngành, vùng lãnh thtrong từng thời kỳ;

b) Phù hợp với khả năng cân đi của ngân sách nhà nước;

c) Căn cứ vào dự báo tình hình thế giới, khu vực và trong nước, tình huống đột xuất, cấp bách có khả năng xảy ra.

2. Nội dung chiến lược dự trữ quốc gia:

a) Mục tiêu dự trữ quốc gia, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;

b) Nguồn lực dự trữ quốc gia; kế hoạch bố trí dự trữ quốc gia theo các khu vực, địa bàn chiến lược; bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích; sẵn sàng ứng phó với tình huống đột xuất, cấp bách;

c) Định hướng phát triển dự trữ quốc gia;

d) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hin chiến lược dự trữ quc gia.

3. Chiến lược dự trữ quốc gia được xây dựng cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm phù hp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 24. Kế hoạch dự trữ quốc gia

1. Kế hoạch dự trữ quốc gia được xây dựng 5 năm, hằng năm và được tng hợp chung vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

2. Căn cứ xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia:

a) Chiến lược phát trin dự trữ quốc gia;

b) Mục tiêu của dự trữ quốc gia;

c) Khả năng cân đối của ngân sách nhà nước;

d) Dự báo về tình hình kinh tế - xã hội trong nước, quốc tế.

3. Nội dung kế hoạch dự trữ quốc gia:

a) Mức dự trữ quốc gia cuối kỳ;

b) Kế hoạch tăng, giảm dự trữ quốc gia, luân phiên đi hàng;

c) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật;

d) Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ;

đ) Phương án cân đối nguồn tài chính cho hoạt động dự trữ quốc gia.

Điều 25. Tổng mức dự trữ quốc gia

Tổng mức dự trữ quốc gia được bảo đảm thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia.

Điều 26. Phương thức dự trữ quốc gia

Dự trữ quốc gia được dự trữ bằng vật tư, thiết bị, hàng hóa.

Điều 27. Danh mục hàng dự trữ quốc gia

1. Các mặt hàng thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia phải đáp ứng mục tiêu dự trữ quốc gia quy định tại Điều 3 của Luật này và một trong các tiêu chí sau đây:

a) Là mt hàng chiến lược, thiết yếu, có tần suất sử dụng nhiều, có tác dụng ứng phó kịp thời trong tình huống đột xuất, cấp bách;

b) Là mặt hàng đặc chng, không thể thay thế;

c) Là vật tư, thiết bị, hàng hóa bảo đm quốc phòng, an ninh mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về slượng, chất lượng, chủng loại.

2. Danh mục hàng dự trữ quốc gia bao gồm các nhóm hàng sau đây:

a) Lương thực;

b) Vật tư, thiết bị cu hộ, cứu nạn;

c) Vt tư thông dụng động viên công nghiệp;

d) Muối trắng;

đ) Nhiên liệu;

e) Vật liệu nổ công nghiệp;

g) Hạt giống cây trồng;

h) Thuốc bảo vệ thực vật;

i) Hóa chất khử khuẩn, khtrùng làm sạch môi trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt và trong nuôi trồng thủy sản;

k) Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người;

l) Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cây trồng, nuôi trồng thủy sản;

m) Vật tư, thiết bị, hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh.

3. Trong trường hợp cần điều chnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia, Chính phủ trình y ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Chương III

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHI CHO DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 28. Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia

1. Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và được btrí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

2. Bộ Tài chính quản lý, phân bổ khoản chi cho mua hàng dự trữ quốc gia, mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất trong năm kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 29. Ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia

1. Căn cứ vào kế hoạch dự trữ quốc gia và dự toán chi cho dự trữ quốc gia được giao, Bộ Tài chính cấp kinh phí cho bộ, ngành qun lý hàng dự trữ quốc gia để mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định.

2. Trường hợp mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất thì bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán bổ sung gửi Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ.

3. Dự toán ngân sách nhà nước giao cho bộ, ngành đmua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch chưa sử dụng hết do chưa mua đủ số lượng hàng dự trữ quốc gia; vật tư, thiết bị, hàng hóa có chu kỳ sản xuất vượt quá năm ngân sách, có tính chất thời vụ; hàng hóa đặc thù phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định chuyn nguồn sang năm sau trên cơ sở đề nghị của Th trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

Điều 30. Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của dự trữ quốc gia

1. Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của dự trữ quốc gia được bố trí trong kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

2. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia

1. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia bao gồm: chi cho hoạt động của bộ máy quản lý; chi hoạt động nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia; chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ bảo quản; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dự trữ quốc gia và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia của bộ, ngành, đơn vị dự trữ quốc gia được thực hiện theo kế hoạch, dự toán, định mức, hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia và theo chế độ quản lý tài chính, ngân sách hiện hành.

3. Chi phí nhập, xuất, bảo qun hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo chế độ khoán.

4. Chi phí nhập, xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phđược Bộ Tài chính cấp theo dự toán được phê duyệt.

Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ vào định mức kinh tế - k thuật, hp đồng bảo quản hàng dự trữ quc gia, lập dự toán chi cho việc nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; trường hợp chưa được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để các cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia triển khai thực hiện.

Điều 32. Cơ chế tài chính; chế độ kế toán, kiểm toán; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia

1. Cơ chế tài chính đối với dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho hoạt động dự trữ quốc gia, gửi Bộ Tài chính kiểm tra, thm định, tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.

Sau khi được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao dự toán và Bộ Tài chính thực hiện phân bổ cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

2. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, doanh nghiệp bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, ngân sách, kế toán, thống kê, kim toán và chế độ báo cáo về dự trữ quốc gia.

3. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm kim tra, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước đã cp cho đơn vị bảo quản hàng dự trữ quốc gia và chịu trách nhiệm về quyết toán đã được duyệt; tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính thm định, tổng hp quyết toán về dự trữ quốc gia, báo cáo Chính phủ.

Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước về dự trữ quốc gia phải được kim toán theo quy định của pháp luật.

Chương IV

QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH DỰ TRỮ QUỐC GIA

Mục 1

NHẬP, XUẤT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 33. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

Việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

1. Đúng kế hoạch, thẩm quyền;

2. Đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, giá, địa điểm; bảo đm kịp thời, an toàn; đúng thủ tục nhập, xut theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

1. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điu 35 của Luật này.

2. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách quy định tại Điều 36 của Luật này.

3. Nhập, xuất, luân phiên đi hàng dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu kế hoạch được giao quy định tại Điu 37 của Luật này.

4. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác quy định tại Điều 39 của Luật này.

Điều 35. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các tình huống sau đây:

a) Khi Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cp tỉnh) công bố dịch bệnh xảy ra tại địa phương;

b) Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, ha hoạn, cứu đói;

c) Khi giá cả thị trường tăng, giảm đột biến;

d) Đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh.

2. Quy trình xuất hàng dự trữ quốc gia:

a) Trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại điểm a, đim b khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy han nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý lĩnh vực có văn bản báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ Tài chính có trách nhiệm thm định trình Thủ tướng Chính phủ;

b) Trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia khi giá cả thị trường tăng, giảm đột biến, Bộ trưởng Bộ Tài chính đnghị Thủ tướng Chính phủ quyết định;

c) Trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản đề nghị Bộ Tài chính thm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 36. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách

Trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định tại khoản 8 Điều 4 của Luật này, thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được thực hiện như sau:

1. Thủ tướng Chính phquyết định khẩn cấp việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia;

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định sau:

a) Tạm xuất vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia để phục vụ kịp thời nhiệm vụ phát sinh; sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải thu hồi ngay để báo dưỡng, nhập lại kho dự trữ quốc gia và bảo quản theo quy định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý;

b) Nhập, xuất cấp ngay hàng dự trữ quốc gia có giá trị tương ứng với thẩm quyền quyết định chi ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Luật ngân sách nhà nước để phục vụ kịp thời cho mỗi nhiệm vụ phát sinh;

c) Người có thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản 2 Điều này phải quản lý, sử dụng đúng mục đích, đối tượng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, thông báo cho Bộ Tài chính trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

d) Bộ Tài chính kim tra việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia quy định tại Điu này, báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý kịp thời đối với trường hợp vi phạm và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.

Điều 37. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia

1. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia được thực hiện hằng năm. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia; trường hợp chưa thực hiện xong trong năm kế hoạch, báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Trường hợp do giá thay đổi khi xuất bán để luân phiên đổi hàng mà số tiền thu được không mua đủ số lượng hàng theo kế hoạch được duyệt, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia mua số lượng hàng tương ứng với số tiền thu được.

4. Trường hợp mua hàng dự trữ quốc gia mang tính thi vụ, trường hợp luân phiên đổi hàng phải mua nhập hàng mới trước khi xuất bán hàng cũ, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc cho tạm ứng ngân sách nhà nước đmua hàng; bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã tạm ứng trong năm kế hoạch.

Điều 38. Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia

1. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định điều chuyn nội bộ hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp sau đây:

a) Theo quy hoạch, kế hoạch để bảo đảm an toàn, phù hp điều kiện về kho hàng, bo quản hàng dự trữ quốc gia;

b) Hàng dự trữ quốc gia trong vùng bị thiên tai, hoả hoạn hoặc không an toàn;

c) Điều chuyn hàng dự trữ quốc gia đến nơi cần thiết để sẵn sàng phục vụ các nhiệm vụ phát sinh;

d) Do yêu cầu cần thiết của công tác kiểm kê, bàn giao, thanh tra, điều tra.

2. Thủ trưởng bộ, ngành qun lý hàng dự trữ quốc gia thông báo cho Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc điều chuyn nội bộ hàng dự trữ quốc gia trong thời hạn 03 ngày làm việc ktừ ngày quyết định điều chuyển.

Điều 39. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác

1. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác, bao gồm:

a) Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy;

b) Nhập hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kim kê thực tế lớn hơn so với skế toán.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2

MUA, BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 40. Phương thức mua hàng dự trữ quốc gia

Việc mua hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo các phương thức sau đây:

1. Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

2. Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng.

Điều 41. Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu

1. Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu được thực hiện theo các hình thức sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi;

b) Mua sm trực tiếp;

c) Chào hàng cạnh tranh;

d) Chỉ định thầu.

2. Các trường hợp chỉ định thầu được áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu và đối với các trường hợp sau đây:

a) Đối với gói thầu mua hàng dự trữ quốc gia phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phải bảo đảm yêu cầu bí mật thông tin theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Trường hợp không thể áp dụng đấu thầu rộng rãi hoặc chào hàng cạnh tranh do tính chất đột xuất, cấp bách, yêu cầu thời vụ, thời đim đối với gói thầu mua hàng dự trữ quốc gia là thuốc phòng, chống dịch bệnh, hóa chất sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng.

Điều 42. Điều kiện chỉ định thầu

1. Các trường hợp chđịnh thầu được quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có trong kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia được giao;

b) Có kế hoạch chỉ định thầu được phê duyệt;

c) Có dự toán được duyệt theo quy định;

d) Có thời gian thực hiện hợp đồng không quá 12 tháng.

2. Việc chỉ định thầu phi tiến hành chậm nhất 30 ngày, ktừ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, tính chất phức tạp thì không quá 60 ngày.

3. Thẩm quyền, quy trình chỉ định thầu được áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều 43. Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng

1. Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng chỉ được áp dụng trong trường hợp mua thóc dự trữ quốc gia.

2. Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đi tượng thực hiện như sau:

a) Đơn vị được giao nhiệm vụ mua hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng trình Thủ trưởng cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách phê duyệt;

b) Xác định số lượng, chất lượng, chng loại thóc mua; địa điểm mua; thời hạn mua; giá mua;

Căn c kế hoạch được phê duyệt, đơn vị được giao nhiệm vụ mua hàng dự trữ quốc gia đăng ti trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và tại địa đim mua thóc về kế hoạch mua; tổ chức thực hiện mua theo đúng kế hoạch và giá niêm yết.

Điều 44. Phương thức bán hàng dự trữ quốc gia

Việc bán hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo các phương thức sau đây:

1. Bán đấu giá;

2. Bán chỉ định;

3. Bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng.

Điều 45. Bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia

1. Bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá.

2. Trường hợp đấu giá không thành thì đơn vị được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia báo cáo Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng.

Điều 46. Bán chỉ định, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng

1. Hàng dự trữ quốc gia phục vụ quốc phòng, an ninh chỉ được bán chỉ định cho mục đích quốc phòng, an ninh.

2. Các mặt hàng dự trữ quốc gia được bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng bao gồm:

a) Thóc, vắc xin, hóa chất kh trùng, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng, muối trắng;

b) Hàng dự trữ quốc gia không thuộc quy định tại khoản 1 và điểm a khoản này phải bán đấu giá nhưng bán đấu giá 02 cuộc không thành. Giá bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng không được thấp hơn giá khởi đim bán đấu giá.

3. Bán chỉ định, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng được thực hiện theo quy trình sau đây:

a) Đơn vị được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch bán chỉ định, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng trình Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phê duyệt;

b) Xác định tên hàng; số lượng, chất lượng hàng dự trữ quốc gia bán; địa điểm bán; thời hạn bán; giá bán;

c) Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, đơn vị được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia đăng tải trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và tại địa điểm bán hàng về kế hoạch bán; tổ chức thực hiện bán theo đúng kế hoạch và giá niêm yết.

Đối với hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này không phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; giá bán theo giá được phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 47. Thanh lý hàng dự trữ quốc gia

1. Hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp không đáp ứng tiêu chí phục vụ mục tiêu dự trữ quốc gia thì thanh lý theo quy định của pháp luật. Việc thanh lý hàng dự trữ quốc gia do Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định.

2. Tiền thu được từ thanh lý hàng dự trữ quốc gia sau khi trđi các chi phí hợp lý được nộp vào ngân sách nhà nước.

3. Đối với hàng dự trữ quốc gia không thể sử dụng được thì tiêu hủy. Việc tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 48. Thẩm quyền quyết định phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia

Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ vào quy định của Lut này, quyết định phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Mục 3

GIÁ MUA, GIÁ BÁN, CHI PHÍ NHẬP, CHI PHÍ XUẤT VÀ CHI PHÍ BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 49. Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia

1. Giá mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức đấu thầu, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá và pháp luật về giá.

2. Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá mua tối đa, giá bán tối thiểu đối với hàng dự trữ quốc gia trên cơ sđề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia;

b) Thủ trưởng bộ, ngành qun lý hàng dự trữ quốc gia, trBộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định mức giá cụ ththeo giá thị trường tại thời điểm và từng địa bàn khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhưng không được cao hơn giá mua tối đa và thấp hơn giá bán tối thiu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định;

c) Khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia, nếu giá thị trường biến động cao hơn giá mua tối đa, thấp hơn giá bán tối thiu, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh giá mua ti đa, giá bán tối thiểu trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ ng an quyết định giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính về nguyên tắc định giá.

Điều 50. Định mức chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Việc quy định chi phí nhập, chi phí xuất và chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải căn cvào định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho, chi phí bo qun trên cơ sở đề nghị của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

Mục 4

BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 51. Nguyên tắc bảo quản hàng dự trữ quốc gia

1. Hàng dự trữ quốc gia phải được cất giữ riêng đúng địa điểm quy định, bảo quản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia, bảo đảm về số lượng, chất lượng, an toàn.

2. Bo quản hàng dự trữ quốc gia nếu hao hụt quá định mức theo quy định của pháp luật do nguyên nhân chủ quan thì đơn vị, cá nhân bảo quản phải bồi thường đối với số lượng hao hụt quá định mức đó; trường hợp giảm hao hụt so với định mức thì đơn vị, cá nhân được trích thưởng theo quy định của Chính phủ.

3. Hàng dự trữ quốc gia bị hư hng, giảm chất lượng trong quá trình bảo quản phải được phục hi hoặc xuất bán kịp thời đhạn chế thiệt hại. Trường hợp hàng dự trữ quc gia bị hư hỏng, giảm chất lượng do nguyên nhân khách quan thì đơn vị, cá nhân bảo quản không phải bồi thường; trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 52. Trách nhiệm bảo quản hàng dự trữ quốc gia

1. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải tuân thủ các quy định về quy chun kỹ thuật quc gia hàng dự trữ quc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm chđạo việc tổ chức thực hiện, kiểm tra bo quản hàng dự trữ quốc gia; kịp thời ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

3. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia và người trực tiếp quản lý, bảo qun hàng dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm về slượng, chất lượng hàng dự trữ quốc gia được giao.

4. Đối với hàng dự trữ quốc gia có đặc thù về kỹ thuật, kho chứa, yêu cầu bảo quản, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này để ký hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc bo quản hàng dự trữ quốc gia của bộ, ngành, đơn vị quản lý hàng dự trữ quốc gia và tổ chức, doanh nghiệp bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

Điều 53. Điều kiện được thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Tổ chức, doanh nghiệp được bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lựa chọn đthuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Có tư cách pháp nhân;

2. Sản xuất, kinh doanh mặt hàng phù hợp với mặt hàng được thuê bảo quản;

3. Kho tàng, trang thiết bị phục vụ công tác nhập, xuất, bảo quản phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia;

4. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm quản lý, chuyên môn phù hp để đáp ứng yêu cầu bảo quản hàng dự trữ quốc gia;

5. Đủ năng lực tài chính để thực hiện hp đồng bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

Điều 54. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế- kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia

1. Cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp bảo qun hàng dự trữ quốc gia phải áp dụng quy chun kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan kiểm tra việc áp dụng; rà soát, sa đổi, bsung kịp thời quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia phù hp với mặt hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia để xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách, thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia nghiên cu, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia bảo đảm phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý.

Mục 5

SỬ DỤNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 55. Nguyên tắc sử dụng hàng dự trữ quốc gia

1. Hàng dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng; đúng chế độ quản lý tài chính, tài sn nhà nước, thống kê theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức sử dụng hàng dự trữ quốc gia chịu sự giám sát, kim tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền; báo cáo kết quả sử dụng hàng dự trữ quốc gia với cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách.

3. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Chủ tịch y ban nhân dân cp tỉnh chịu trách nhiệm vviệc đnghị cp và sử dụng hàng dự trữ quốc gia.

Điều 56. Trách nhiệm xuất cấp, tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xuất cp hàng dự trữ quốc gia có trách nhim thực hiện đúng các thtục xuất kho, vận chuyển, giao hàng tại địa điểm quy định, kịp thời, an toàn, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại.

2. Bộ, ngành, y ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ nhận hàng dự trữ quốc gia phải tiếp nhận kịp thời, phân phối đúng chế độ, chính sách, đối tượng; chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản nhà nước, chế độ thống kê và chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.

Điều 57. Quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia

Bộ, ngành, y ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức sau khi nhận hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm:

1. Qun lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia đúng mục đích, đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; bảo đảm không tht thoát, lãng phí;

2. Lập hồ sơ theo dõi, hạch toán, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đối với hàng dự trữ quốc gia được cấp theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Đối với hàng dự trữ quốc gia được sử dụng nhiều lần phi mở s theo dõi chi tiết theo quy định của pháp luật.

Chương V

KHO DỰ TRỮ QUỐC GIA, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

Điều 58. Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia

1. Nguyên tắc quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia:

a) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và vùng lãnh thổ;

b) Phù hợp với chiến lược dự trữ quc gia, quy hoạch sử dụng đất;

c) Đồng bộ, phù hợp với nơi sản xuất nguồn hàng, mật độ dân cư; bảo đảm an toàn.

2. Nội dung quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với mục tiêu và yêu cu dự trữ quốc gia;

b) Bảo đảm tính liên hoàn của hệ thống kho dự trữ quốc gia theo tuyến, vùng lãnh th;

c) Bảo đảm phát trin theo hướng hiện đại hóa;

d) Phù hợp với khả năng vốn đầu tư;

đ) Xác định rõ giải pháp và lộ trình thực hiện.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 59. Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia

1. Nguyên tắc quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia:

a) Phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia và quy hoạch sử dụng đất của địa phương;

b) Thuận lợi cho bảo vệ, phòng chống cháy nổ, giao thông, thông tin liên lạc, nhập, xuất hàng; bảo đảm kho không bị ngập lụt; đồng bộ, quy mô lớn, công nghệ bảo qun tiên tiến, cơ giới hóa trong nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia.

2. Nội dung quy hoạch chi tiết mạng lưi kho dự trữ quốc gia phải đáp ng các yêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm tính liên hoàn, kết ni giữa các trung tâm kinh tế lớn với các vùng khác nhau trên toàn quốc, thuận lợi trong nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia;

b) Bảo đảm hiệu quả sử dụng cao;

c) Bảo đảm phát triển theo hướng hiện đại hóa công nghệ bo quản và quy trình nhập, xuất;

d) Phù hợp với khả năng vốn đầu tư;

đ) Xác định rõ giải pháp và lộ trình thực hiện.

3. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 60. Quy hoạch quỹ đất sử dụng xây dựng kho dự trữ quốc gia

1. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia lập kế hoạch sử dụng đất xây dựng kho dự trữ quc gia phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm bố trí quỹ đất xây dựng kho dự trữ quốc gia theo quy hoạch và thực hiện quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích xây dựng kho dự trữ quốc gia.

Điều 61. Yêu cầu đối với kho dự trữ quốc gia

1. Kho dự trữ quốc gia phải được xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt; từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, có công nghệ bảo qun tiên tiến, trang bị đphương tiện, thiết bị kỹ thuật cần thiết đthực hiện cơ giới hóa, tự động hóa việc nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

2. Khu vực kho dự trữ quốc gia phải được tổ chức bảo vệ chặt chẽ, an toàn, bí mật theo quy định của pháp luật; trang bị đa phương tiện, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho quan sát, giám sát, phòng, chống thiên tai, hoả hoạn, hư hng, mất mát và các yếu tố khác có thể gây thiệt hại đến hàng dự trữ quốc gia.

3. Căn cứ quy hoạch kho dự trữ quốc gia đã được phê duyệt, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia huy động tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng kho dự trữ quc gia theo tiêu chun kho được quy định tại Điều 62 của Luật này để đơn vị dự trữ quốc gia thuê hoặc nhận hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

Điều 62. Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia

1. Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia phải phù hợp với yêu cầu công nghệ bảo quản và đặc thù của mỗi loại hàng dự trữ quốc gia.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia sau khi thống nhất vi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. Đối với kho dự trữ quốc gia thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 63. Hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia

Hoạt động dự trữ quốc gia phải được đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ bảo qun; đầu tư phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện khác; bảo đảm hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia.

Điều 64. Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia

1. Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

a) Kéo dài thời hạn lưu kho bảo quản, bo đảm chất lượng, giảm hao hụt hàng dự trữ quốc gia; hạn chế ô nhiễm môi trường;

b) Phù hợp với thực tiễn; tiếp thu, chuyển giao có chọn lọc công nghệ bảo quản tiên tiến của quốc tế.

2. Nội dung nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia bao gồm:

a) Nghiên cứu công nghệ bảo qun mới thay thế công nghệ bo quản hàng dự trữ quốc gia đã lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, thay thế công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài;

b) Mở rộng hợp tác quốc tế trong chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến bảo quản hàng dự trữ quốc gia;

c) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng kế hoạch nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quc gia.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 65. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

Điều 66. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012./.

Chủ tịch Quốc hội

(Đã ký)

 

Nguyễn Sinh Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.