• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 18/10/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 05/09/2007
CHÍNH PHỦ
Số: 16/2000/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Giang, ngày 18 tháng 10 năm 2000

NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ

Về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hànhchính,

đơn vị sự nghiệp

 

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ươngĐảng (khóa VIII) "Một số vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trịvà tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách nhà nước", trong hai ngày 29và 30 tháng 3 năm 2000, Chính phủ đã thảo luận và thống nhất về việc thực hiệntinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp từ nay đếnhết năm 2002 như sau:

I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC VÀ ĐỐI TƯỢNG TINH GIẢN BIÊN CHẾ

1. Mục tiêu tinh giản biên chế

a)Mục tiêu tổng quát

Tinhgiản biên chế được tiến hành cùng với việc rà soát, xác định rõ chức năng,nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức; nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu lực, hiệu quả của tổ chứcbộ máy, làm tiền đề cho việc đổi mới căn bản hệ thống hành chính nhà nước trongthời gian tới.

b)Mục tiêu cụ thể

Từnay đến hết năm 2002, phấn đấu giảm khoảng 15% biên chế trong các cơ quan hànhchính nhà nước và biên chế gián tiếp trong các đơn vị sự nghiệp.

 

2. Nguyên tắc tinh giản biên chế

a)Bảo đảm hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở sắp xếp bố tríhợp lý lại lao động trong cơ quan, đơn vị để nâng cao năng suất lao động vàtinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.

b)Trên cơ sở rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế quản lýcủa từng cơ quan, đơn vị để sắp xếp tổ chức hợp lý và phân định rõ biên chếtrong các cơ quan hành chính với biên chế trong các đơn vị sự nghiệp, kinh tế,dịch vụ công; có kế hoạch giảm biên chế phù hợp cho từng loại tổ chức; khôngquy định tỷ lệ giảm biên chế bình quân như nhau, không tiến hành giảm biên chếmột cách nhất loạt, máy móc, cào bằng.

c)Biên chế của từng cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương phải được dựa trêncơ sở xác định nội dung, khối lượng công việc cụ thể và tiêu chuẩn chức danh,cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý; có cơ chế thích hợp để bố trí kinh phí chohoạt động của các cơ quan, đơn vị thay cho việc cấp kinh phí theo số ngườitrong biên chế hiện nay.

d)Bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, theo đúng quy định của pháp luật.

đ)Bảo đảm thực hiện tốt việc tinh giản biên chế mà không gây ảnh hưởng lớn đến tưtưởng, đời sống cán bộ, công chức, viên chức.

3. Phạm vi tinh giản biên chế

Tinhgiản biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước, biên chế gián tiếp trongcác đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện (gồm cả công chức làm việctrong các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an). Việctinh giản biên chế gián tiếp trong các doanh nghiệp nhà nước được thực hiệntrong đề án sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Chính phủ.

4. Đối tượng giảm biên chế

Cácđối tượng giảm biên chế (trừ những người nghỉ hưu theo quy định hiện hành), baogồm:

a)Những người trong diện phải sắp xếp sau khi rà soát chức năng, nhiệm vụ và sắpxếp lại tổ chức.

b)Những người không thường xuyên bảo đảm chất lượng và thời gian lao động quyđịnh đối với công việc được giao do năng lực lãnh đạo, quản lý và chuyên mônnghiệp vụ yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật kém.

c)Những người không đủ sức khỏe để làm việc.

d)Những người dôi ra do việc điều chỉnh cơ cấu công chức, viên chức ở bộ phậnphục vụ.

đ)Những người được cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức điều động sang tổ chứckhông sử dụng biên chế, ngân sách nhà nước.

II.VỀ NỘI DUNG,GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ

1. Tiến hành việc rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếptổ chức bộ máy

a)Đối với các cơ quan hành chính nhà nước

Việcrà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quanhành chính nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc và nội dung quy định tại cácmục 2, 3 và 5 phần I Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 1999của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BanChấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII).

Khisắp xếp tổ chức phải xác định rõ những tổ chức cần duy trì và củng cố, những tổchức cần sáp nhập, hợp nhất hay giải thể. Tập trung vào việc tinh giản đầu mốicơ cấu bên trong của các Tổng cục, Vụ, Cục, Sở, Ban, Phòng có chức năng, nhiệmvụ chồng chéo.

b)Đối với các đơn vị sự nghiệp

Căncứ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế tài chính, đối tượng được thụ hưởngsản phẩm và tình hình hoạt động thực tế của các đơn vị sự nghiệp, xác định vàphân loại các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, kinh tế, vănhóa - thông tin, thể dục - thể thao) thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địaphương cần duy trì, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi cơ chế hoạt động.

2. Sắp xếp sử dụng biên chế

a)Căn cứ vào cơ cấu tổ chức đã được sắp xếp và tiêu chuẩn chức danh công chức,viên chức do Nhà nước ban hành, xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chứcđối với từng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Khixây dựng cơ cấu và số lượng cán bộ, công chức, viên chức cần xem xét các yếu tốảnh hưởng:

Khốilượng công việc mà tổ chức phải thực hiện;

Mứcđộ phức tạp của công việc;

Tầmquan trọng công việc;

Phạmvi tác động quản lý;

Đặcđiểm của đối tượng quản lý;

Việchiện đại hóa công sở, phương tiện điều kiện làm việc để nâng cao năng suất laođộng của cán bộ, công chức, viên chức;

Kinhnghiệm và thực tế tổ chức chỉ đạo thực hiện.

b)Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ tiêu chuẩn, nghiệp vụ cácngạch công chức, viên chức do Nhà nước ban hành gắn với việc đánh giá trình độ,năng lực và kết quả công tác của từng người.

Lựachọn những người có năng lực, phẩm chất giữ lại làm việc lâu dài, ổn định đểbảo đảm chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Đốivới những người thuộc đối tượng giảm biên chế được sắp xếp theo các nhóm sau:

Nhóm1: những người làm việc trong các bộ phận phục vụ, dịch vụ cần được tổ chức lạiđể chuyển sang áp dụng chế độ hợp đồng thay cho việc tuyển người vào biên chế;

Nhóm2: những người có thể chuyển đến làm việc trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệpthuộc loại hình bán công theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt độngtrong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và các đơn vị sự nghiệp thựchiện chế độ tự trang trải một phần kinh phí;

Nhóm3: những người do sắp xếp cần bố trí nghỉ hưu trước tuổi;

Nhóm4: những người có hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và những người có chuyên mônkhông phù hợp với công việc mà tuổi đời còn trẻ, thì tạo điều kiện cho đi họcnghề để tìm việc làm mới;

Nhóm5: những người không thuộc các nhóm trên thì giải quyết thôi việc (kể cả nhữngngười chuyển đến làm việc tại các cơ sở dân lập, tư nhân theo Nghị định số73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ).

3. Về các giải pháp tinh giản biên chế

a)Trong khi triển khai Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 1999của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan, đơn vị không lập thêm tổ chức mới. Trườnghợp thật cần thiết, được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập tổ chức mới thìbiên chế của tổ chức mới (trừ sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế) do cơ quan,đơn vị tự điều chỉnh trong phạm vi biên chế được giao.

b)Ưu tiên và tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức trong diện sắp xếpchuyển sang các tổ chức khác không sử dụng biên chế và kinh phí hành chính từngân sách nhà nước.

c)Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức có tuổi đời dưới 45 tuổi, nếu cóhạn chế về trình độ chuyên môn hoặc không phù hợp với nhiệm vụ đang đảm nhậnthì được đi học để chuyển đổi nghề.

d)Thực hiện nghiêm chỉnh việc nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức theoquy định hiện hành. Việc tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức thay thế nhữngngười nghỉ hưu chỉ thực hiện sau khi Chính phủ phê duyệt đề án tinh giản biênchế của các Bộ, ngành, địa phương và phải thực hiện thi tuyển theo quy định củaPháp lệnh Cán bộ, công chức.

đ)Giải quyết nghỉ hưu trước tuổi quy định đối với cán bộ, công chức, viên chứctrong diện tinh giản biên chế.

e)Giải quyết cho thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.

g)Thực hiện mở rộng khoán biên chế và khoán chi hành chính ổn định 3 năm đối vớicác đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đơnvị trực thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh, cấphuyện.

h)Chuyển số lao động đang làm công tác phục vụ đã được tuyển dụng sau khi Chínhphủ ban hành Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 sang áp dụng cơ chếhợp đồng thay cho việc tuyển người vào biên chế như hiện nay (trừ đối tượngphục vụ trong một số cơ quan theo quy định của Chính phủ). Cơ chế hợp đồng doChính phủ quy định.

i)Thực hiện chính sách và cơ chế tài chính mới cho các đơn vị hành chính và đơnvị dịch vụ công (sự nghiệp) có thu.

k)Đẩy mạnh việc xã hội hóa các đơn vị dịch vụ công (sự nghiệp) theo Nghị định số73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ.

Tùytheo loại hình và tính chất nhiệm vụ của đơn vị dịch vụ công để ban hành các cơchế chính sách và tài chính để đổi mới về cơ chế quản lý và thực hiện việc xãhội hóa.

CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và y ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện căn cứ tình hìnhthực tế, tạo điều kiện và cho phép đơn vị trực thuộc thành lập các tổ chức hoạtđộng dịch vụ (không sử dụng biên chế, tài sản và ngân sách nhà nước) theo cáchình thức phù hợp với quy định của pháp luật để giải quyết việc làm cho nhữngngười trong diện tinh giản biên chế.

l)Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để tiếp tục nâng cao kiến thức, năng lực quản lý,điều hành và thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, côngchức hành chính sự nghiệp theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứcgiai đoạn 2000 - 2005.

4. Một số chính sách trong việc tinh giản biên chế

Cánbộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế, ngoài việc thực hiệncác chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện hành còn đượchưởng các chính sách, chế độ như sau:

a)Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc ở các cơ quan, đơn vị được cấp cóthẩm quyền cử sang làm việc ở các cơ sở bán công được hưởng các chính sách, chếđộ:

Đượccơ sở bán công bảo đảm quyền lợi như cán bộ, công chức bao gồm: trả lương, đóngbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, xét đề nghị phong tặng các danh hiệu vinh dựNhà nước và tổ chức việc bồi dưỡng, học tập, tham quan để nâng cao trình độ.

Đượccơ quan quản lý công chức bảo đảm:

Bìnhđẳng trong việc xem xét bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo của cơ quan Nhà nướcnhư cán bộ, công chức làm việc ở cơ sở công lập khi có đủ tiêu chuẩn theo quyđịnh của pháp luật.

Trợcấp một lần bằng 03 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng.

Trongtrường hợp tổ chức bán công bị giải thể thì cán bộ, công chức, viên chức đó đượctiếp tục bố trí về cơ quan, đơn vị công tác cũ với điều kiện người đó vẫn giữ đượcphẩm chất đạo đức tốt và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với côngviệc của cơ quan, đơn vị.

b)Cán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh giản biên chế, nếu tuổi đời đủ 55tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ và cóthời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được nghỉ hưu nhưng khôngtrừ phần trăm do việc nghỉ hưu trước tuổi và còn được hưởng thêm 2 khoản trợcấp sau:

Cứmỗi năm (12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi quy định được trợ cấp thêm 03 tháng lươngvà phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng.

20năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội được trợ cấp 5 tháng lương và phụcấp (nếu có) hiện đang hưởng. Sau đó, cứ mỗi năm công tác thêm có đóng bảo hiểmxã hội thì được trợ cấp thêm 1/2 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng.

c)Cán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh giản biên chế có đủ điều kiện tuổiđời theo quy định tại Bộ luật Lao động, nếu thời gian tham gia đóng bảo hiểm xãhội còn thiếu từ một năm trở xuống thì cơ quan, đơn vị sẽ đóng bảo hiểm xã hộitrong thời gian còn thiếu cho đối tượng này và bố trí để họ nghỉ hưu theo chếđộ.

d)Đối với những người thôi việc chuyển ra ngoài biên chế nhà nước, ngoài việcgiải quyết chế độ thôi việc theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 96/1998/NĐ-CPngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ,công chức còn được trợ cấp thêm như sau:

Cứmỗi năm làm việc được tính bằng 1 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng,nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng.

đ)Cán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 45tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng bị hạnchế về trình độ chuyên môn hoặc không phù hợp với nhiệm vụ đảm nhận, nếu cónguyện vọng thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề để tìm việclàm mới. Những người đi học được hưởng nguyên lương trong thời hạn tối đa 6tháng và được trợ cấp thêm một khoản kinh phí bằng 6 tháng lương và phụ cấp(nếu có) hiện đang hưởng.

Saukhi kết thúc học nghề, người đi học được giải quyết chế độ trợ cấp tìm việc làmvà trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ và tự tìm việc làm mới.

e)Chính sách khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnhđạo sau khi sắp xếp tinh giản tổ chức.

Cánbộ, công chức, viên chức thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức thì được bảo lưuphụ cấp chức vụ 12 tháng. Trong thời gian bảo lưu, nếu được bổ nhiệm lại, bổnhiệm chức vụ mới thì không được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ cũ. Trường hợpkhông bổ nhiệm lại thì điều chỉnh lại bậc lương theo nguyên tắc mức lương mới tươngđương với mức lương cũ cộng với phụ cấp chức vụ đang được bảo lưu.

Cácchính sách được quy định tại các điểm b, c, d, đ của mục này được áp dụng trong3 năm (2000 - 2002).

III. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủvà Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương báo cáo cấp ủy Đảng cùng cấp đề án kiện toàn tổ chức,tinh giản biên chế và trực tiếp chỉ đạo việc sắp xếp tổ chức và tinh giản biênchế của cơ quan, đơn vị mình, chỉ đạo người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trựcthuộc lập đề án về kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế đảm bảo chất lượng,theo tiến độ quy định tại Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm1999 của Thủ tướng Chính phủ.

2.Trình tự thực hiện theo các bước như sau:

a)Bước 1: Rà soát chức năng, nhiệm vụ gắn liền với việc chuyển giao sang cơ quan,đơn vị khác những nhiệm vụ không phù hợp; phân cấp cho địa phương, cấp dưới vàcác tổ chức dịch vụ công đã được xã hội hóa;

b)Bước 2: Sắp xếp lại tổ chức; giải thể ngay những tổ chức trung gian; cải tiếnlề lối làm việc và cải cách thủ tục hành chính;

c)Bước 3: Lập phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức;

Căncứ vào việc lựa chọn, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tạiđiểm b mục 2 phần II của Nghị quyết này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị báo cáo cấpủy và bàn bạc với tổ chức công đoàn cùng cấp về phương án sắp xếp cán bộ, côngchức, viên chức; dự kiến mức kinh phí gồm phần thuộc ngân sách nhà nước, phầndo cơ quan hỗ trợ (nếu có) để thực hiện việc tinh giản biên chế; trình Thủ trưởngcấp trên trực tiếp phương án đã được thông qua cấp ủy cùng cấp;

d)Bước 4: Sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Thủ trưởng cơ quan, đơn vịbáo cáo với cấp ủy Đảng và bàn bạc với tổ chức công đoàn cùng cấp, đồng thờitiến hành tuyên truyền vận động cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơnvị thực hiện phương án tinh giản biên chế. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chứctiến hành sắp xếp điều chuyển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

3.Bộ Tài chính bố trí kế hoạch ngân sách nhà nước thực hiện Nghị quyết này, chủtrì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thủ tục cấp phát,chi trả và quyết toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế trên cơ sở cácnguyên tắc sau:

Khuvực hành chính nhà nước, sự nghiệp dịch vụ công không có thu do ngân sách nhà nướcbảo đảm.

Khuvực sự nghiệp, dịch vụ công có thu do ngân sách nhà nước và đơn vị có thu cùngbảo đảm.

4.Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện việc sắp xếp tổ chức, tinhgiản biên chế đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; chủtrì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi thực hiện Nghị quyết này, địnhkỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Sắpxếp tổ chức, tinh giản biên chế là công việc phức tạp, liên quan trực tiếp tớiquyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy, ngoài việc tổ chức,học tập quán triệt các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước vềthực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII),các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương nắm vững, chỉ đạo nghiêm túc và có chế độ báo cáo việcthực hiện Nghị quyết này.

Thủtướng Chính phủ đề nghị các tổ chức Đảng chỉ đạo, phối hợp với Thủ trưởng, tổchức đoàn thể ở từng cơ quan, đơn vị trong suốt quá trình triển khai thực hiệnkiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế cơ quan, đơn vị để thực hiện có kết quả Nghịquyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII)./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.