• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 23/05/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 11/01/2006
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 20/1999/TT-BLĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Giang, ngày 8 tháng 9 năm 1999

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 121/1999/QĐ-TTG

ngày 08/5/1999của Thủ tướng Chính phủ

về tiền lương và thu nhập của Tổng Công ty điện lực Việt Nam

Thi hành Quyết định số 121/1999/QĐ-TTg ngày 8/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tiền lương và thu nhập của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 4074 TC/TCDN ngày 18 tháng 8 năm 1999, Bộ Công nghiệp tại Công văn số 3008/CV-TCCB ngày 21 tháng 7 năm 1999 và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam tại Công văn số 4106 EVN/TCCB-LĐ ngày 19 tháng 7 năm 1999, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG

Đối tượng áp dụng là công nhân, viên chức Tổng Công ty Điện lực Việt Nam gồm các đơn vị thành viên thuộc khối sản xuất, trực tiếp điều hành phục vụ, phụ trợ sản xuất kinh doanh điện, cụ thể:

- Hội đồng quản trị; Cơ quan Tổng Công ty;

- Các Nhà máy phát điện (nhiệt điện, thuỷ điện, diêzel, tuốc bin khí);

- Các Công ty Truyền tải điện;

- Các Công ty Điện lực;

- Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia;

- Trung tâm nghiên cứu khoa học - Công nghệ - Môi trường và máy tính;

- Công ty Thông tin Viễn thông điện lực.

II. CÁC CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG

1. Đơn giá tiền lương.

a. Việc xây dựng và thẩm định đơn giá tiền lương;

Tổng Công ty Điện lực Việt Nam xây dựng, thẩm định đơn giá tiền lương của toàn bộ Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/LĐTBXH -TT ngày 10/4/1997 và Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b. Điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu:

Việc áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương của Tổng Công ty theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ khi thực hiện đầy đủ các điều kiện sau:

- Sản xuất, kinh doanh có lãi;

- Bảo đảm thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật;

- Mỗi năm giảm tổn thất điện năng từ 0,2% - 0,3% so với chỉ tiêu kế hoạch được Hội đồng quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam phê duyệt (chỉ tiêu tổn thất điện được xây dựng trên cơ sở số thực hiện của năm trước liền kề).

- Năng suất lao động bình quân của công nhân, viên chức ngành điện tính theo Kwh điện thương phẩm năm sau phải cao hơn năm trước liền kề.

c. Đơn giá tiền lương:

Đơn giá tiền lương của Tổng Công ty gồm 2 phần:

- Đơn giá tiền lương tính theo quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10 /4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tiền thưởng vận hành an toàn điện được tính trên lương cấp bậc công việc theo hướng dẫn tại điểm 2, mục II của Thông tư này.

Trên cơ sở đơn giá tiền lương được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, Hội đồng quản trị có trách nhiệm giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên, trong đó ghi rõ phần tiền thưởng vận hành an toàn trong đơn giá tiền lương tính theo Thông tư số 13/LĐTBXH- TT nêu trên.

2. Chế độ thưởng vận hành an toàn điện.

a. Đối tượng áp dụng: theo quy định tại mục I Thông tư này.

b. Mức thưởng:

- Mức 15% lương cấp bậc công việc, áp dụng đối với công nhân, viên chức khối kinh doanh, phục vụ, phụ trợ sản xuất kinh doanh điện, cụ thể:

+ Các Công ty Điện lực (trừ một số đối tượng hưởng mức 20%);

+ Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (trừ một số đối tượng hưởng mức 20%);

+ Trung tâm nghiên cứu Khoa học - Công nghệ - Môi trường và máy tính;

+ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (trừ một số đối tượng hưởng mức 20%);

+ Hội đồng quản trị, Cơ quan Tổng Công ty.

Mức hưởng 20% lương cấp bậc công việc, áp dụng đối với công nhân, viên chức khối sản xuất, truyền tải điện, cụ thể:

+ Các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, diêzel, tuốc bin khí;

+ Quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện và phân phối điện có cấp điện áp lớn hơn 380V; hệ thống thông tin điện lực từ 110Kv đến 500Kv;

+ Làm việc ở cấp điện áp lớn hơn 380Kv: sửa chữa lớn, sửa chữa sự cố, sửa chữa thường xuyên, thí nghiệm trong các nhà máy điện, đường dây và thiết bị điện;

+ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (điều độ hệ thống điện).

c. Cách tính tiền thưởng vào đơn giá tiền lương của Tổng Công ty Điện.

- Căn cứ vào số đối tượng được áp dụng và mức thưởng quy định tại khoản a, b, điềm 2, mục II nêu trên, xác định tỷ lệ (%) thưởng bình quân của từng đơn vị và toàn bộ Tổng Công ty (theo phương pháp bình quân gia quyền);

- Căn cứ vào hệ số lương cấp bậc công việc bình quân và tỷ lệ (%) thưởng bình quân của từng đơn vị và toàn bộ Tổng Công ty, xác định hệ số tiền thưởng bình quân (Htt) so với mức lương tối thiểu tính trong đơn giá của từng đơn vị và toàn bộ Tổng Công ty bằng cách lấy hệ số lương cấp bậc công việc bình quân nhân (x) với tỷ lệ (%) thưởng bình quân;

- Căn cứ vào quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và hệ số tiền thưởng bình quân của từng đơn vị và toàn bộ Tổng Công ty, đơn giá tiền lương của từng đơn vị và toàn bộ Tổng Công ty được tính như sau:

+ Nếu đơn giá tiền lương tính theo đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) thì:

Đơn giá tiền lương doanh nghiệp


=

TLmindn x (Hcb + Hpc)

26 ngày x (8h á 6h)


x Tsp +

TLmindn x Htt

26 ngày x (8h á 6h)


x Tsp

Trong đó:

* TLmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn theo quy định tại Thông tư số 13/LĐTBXH- TT nói trên;

* Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân theo quy định tại Thông tư số 13/LĐTBXH-TT nói trên;

* Hpc: Hệ số bình quân các khoản phụ cấp lương được tính trong đơn giá tiền lương theo quy định tại Thông tư số 13/LĐTBXH-TT nói trên;

* Tsp: Mức lao động tổng hợp tính cho đơn vị sản phẩm theo quy định tại Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

* Htt: Hệ số tiền thưởng bình quân của doanh nghiệp theo cách tính trên;

* 26 ngày: là số ngày làm việc trong tháng;

* 8h á 6h: là số giờ làm việc theo quy định trong ca làm việc (tuỳ theo nghề được rút ngắn hay không được rút ngắn thời gian làm việc).

+ Nếu đơn giá tiền lương tính theo danh thu (doanh số), hoặc tổng thu trừ (-) tổng chi (trong tổng chi chưa có tiền lương) hoặc theo lợi nhuận, thì đơn giá được tính làm 2 phần, trong đó phần tiền thưởng được tính trên cơ sở hệ số tiền thưởng bình quân của doanh nghiệp. Phương pháp tính như hướng dẫn tại Thông tư số 13/LĐTBXH-TT nói trên.

Ví dụ: Năm 1999, qua thẩm định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb) của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là 2,75; mức lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương (TLmindn) là 350.000đ/tháng; hệ số các khoản phụ cấp bình quân tính trong đơn giá (Hpc) là 0,35; tỷ lệ thưởng an toàn bình quân là 17,8% lương cấp bậc công việc và hệ số tiền thưởng bình quân (Htt) là 0,49 (= 2,75 x 17,8%), định mức lao động tổng hợp cho một 1000 kwh điện thương phẩm (Tsp) là 7,5 h, thời gian làm việc bình quân trong ca là 7h/ngày. Như vậy đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm giao cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam năm 1999 là:

Đơn giá tiền lương


=

TLmindn x (Hcb + Hpc)

26 ngày x (8h á 6h)


x 7,5h/1000kwh +

TLmindn x Htt

26 ngày x (8h á6h)

x 7,5h/1000kwh

 


=

350.000 x (2,75 + 0,35)

26 ngày x 7h


x 7,5h/1000kwh +

350.000 x 0,49

26 ngày x 7h


x 7,5h/1000kwh

= 44.712đ/1000kwh điện thương phẩm + 7.067đ/1000kwh điện thương phẩm.

Căn cứ vào đơn giá được thẩm định, tương tự như cách tính ở trên, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên.

d. Nguyên tắc thưởng.

- Gắn tiền thưởng với việc bảo đảm an toàn sản xuất điện, không an toàn thì không thưởng;

- Tiền thưởng chủ yếu tập trung cho đối tượng làm các công việc trực tiếp đến vận hành an toàn mạng lưới điện và cung cấp điện;

- Nếu để xảy ra sự cố không an toàn mà ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của toàn Tổng Công ty thì phải giảm trừ tiền thưởng của Tổng Công ty;

- Khối nào, đơn vị nào để xảy ra sự cố không an toàn thì khối đó, đơn vị đó căn cứ vào mức độ sự cố để giảm trừ hoặc không được thưởng;

- Quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên chức trong quan hệ với khách hàng, tránh cửa quyền, sách nhiễu với khách hàng, nếu vi phạm thì bị giảm trừ hoặc không được thưởng;

- Quy chế phải thể hiện rõ thưởng, phạt nghiêm minh. Những trường hợp vi phạm nội quy an toàn lao động để xảy ra sự cố không an toàn hoặc không kịp thời khắc phục sự cố, thiếu trách nhiệm với khách hàng, ngoài việc bị xử lý kỷ luật và bồi thường vật chất, cần quy định chế độ phạt;

- Tiền thưởng vận hành an toàn không được trả cùng với tiền lương mà trả theo kết quả bảo đảm an toàn điện.

Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng quy chế thưởng vận hàng an toàn theo các nguyên tắc nêu trên và lấy ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi ban hành. Trường hợp chưa có quy chế thưởng thì chưa được áp dụng chế độ thưởng vận hành an toàn điện.

3. Phụ cấp thu hút.

a. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Công nhân viên làm việc ở các tổ, đội quản lý, vận hành sửa chữa điện, thí nghiệm điện, thông tin điện lực thuộc hệ thống truyền tải điện 500kv.

b. Mức phụ cấp.

- Mức 70% lương cấp bậc (chức vụ) áp dụng đối với:

+ Trạm Ngọc Lạc, trạm Như Xuân thuộc tỉnh Thanh Hoá;

+ Trạm lặp Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh;

+ Trạm Phước Sơn, trạm Giằng, chốt vận hành Phước Sơn, chốt vận hành Giằng thuộc tỉnh Quảng Nam;

+ Trạm Ngọc Hồi, trạm Đắc Uy, chốt vận hành Đắc Lei thuộc tỉnh Kon Tum;

+ Trạm IA Rứ thuộc tỉnh Gia Lai;

+ Trạm Cư Né, trạm Quảng Tín, trạm Quảng Sơn, chốt vận hành Krông Nô thuộc tỉnh Đắc Lắc.

- Mức 50% lương cấp bậc (chức vụ) áp dụng đối với:

+ Chốt vận hành Cẩm Thuỷ, chốt vận hành Yên Cát thuộc tỉnh Thanh Hoá;

+ Trạm lặp Yên Thành, trạm lặp Nam Đàn thuộc tỉnh Nghệ An;

+ Trạm Bạch Mã thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế;

+ Trạm Hoà Xuân, trạm tải ba Đắc Nông, chốt vận hành Đắc Nông thuộc tỉnh Đắc Lắc;

+ Chốt vận hành Đắc Tô thuộc tỉnh Kon Tum;

+ Chốt vận hành Chư Sê -Plâycu, trạm biến áp 500 Kv Plâycu thuộc tỉnh Gia Lai;

+ Chốt vận hành Bù Na thuộc tỉnh Bình Phước.

- Mức 30% lương cấp bậc (chức vụ) áp dụng đối với:

+ Chốt Lạc Sơn, Trạm lặp Lạc Sơn thuộc tỉnh Hoà Bình;

+ Chất vận hàn Mục Sơ thuộc tỉnh Thanh Hoá;

+ Chốt vận hành Nghĩa Đàn thuộc tỉnh Nghệ An;

+ Chốt vận hành Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;

+ Trạm Bố Trạch, trạm Lệ Thuỷ thuộc tỉnh Quảng Bình;

+ Trạm Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị;

+ Trạm Phong Sơn thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế;

+ Chốt vận hành Kon Tum thuộc tỉnh Kon Tum;

+ Trạm Bố La thuộc tỉnh Bình Dương;

+ Chốt vận hành Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Phước.

- Mức 20% lương cấp bậc (chức vụ) áp dụng đối với:

+ Trạm 500Kv Hoà Bình;

+ Trạm bù Hà Tĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;

+ Chốt vận hành Ba Đồn, chốt vận hành Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình;

+ Chốt vận hành Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị;

+ Chốt vận hành Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế;

+ Chốt vận hành Buôn Ma Thuột tỉnh Đắc Lắc;

+ Trạm biến áp 500 Kv Đà Nẵng, chốt vận hành Đà Nẵng;

+ Trạm biến áp 500 Kv Phú Lâm.

c. Thời gian hưởng, cách tính và trả phụ cấp thu hút.

Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là 3 năm kể từ ngày 1/1/1999. Cách tính và trả phụ cáp thu hút thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 16/LĐTBXH-TT ngày 2/6/1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội .

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ vào các điều kiện áp dụng hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu quy định tại điểm 1, mục II nêu trên và hướng dẫn tại Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997; Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Giám đốc Công ty Điện lực Việt Nam chỉ đạo xây dựng đơn giá tiền lương, báo cáo Hội đồng quản trị xem xét, có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị thẩm định đơn giá tiền lương theo quy định.

2. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam khẩn trương tổ chức xây dựng quy chế thưởng vận hành an toàn điện theo nguyên tắc quy định tại khoản d điểm 2, mục II Thông tư này trước ngày 30/9/1999, gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thoả thuận trước khi thực hiện.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/5/1999. Các chế độ tiền lương quy định tại mục II nêu trên được tính hưởng từ ngày 1/1/1999. Riêng điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu theo quy định tại khoản b, điểm 1, mục II có hiệu lực thi hành trong 2 năm (1999 - 2000).

Trong quá trìn thực hiện có gì vướng nắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu giải quyết.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Lê Duy Đồng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.