CHỈ THỊ
Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an loàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
__________________________________
Đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) có vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; trong phát triển kinh tế, thương mại và hội nhập quốc tế. Thời gian qua tại tỉnh ta, công tác đảm bảo chất lượng. VSATTP đã được các cấp, các ngành, đoàn thể, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm quan tâm; song vẫn còn một số tồn tại, như:
Ô nhiễm thực phẩm về hóa học (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất ngoài danh mục Bộ Y tế quy định...) và vi sinh vật chưa kiểm soát được.
Do không đảm bảo các điều kiện về cơ sở, thiết bị, dụng cụ và con người, nên hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có khoảng 50% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn VSATTP.
Còn nhiều người tiêu dùng chưa biết lựa chọn thực phẩm an toàn
Nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền một số nơi, một số ngành liên quan chưa thực sự quan tâm đến công tác đảm bảo chất lượng. VSATTP: hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông chưa được đẩy mạnh, sự phối hợp liên ngành chưa đồng bộ; công tác thanh, kiểm tra chưa được thường xuyên.
Để tăng cường công tác quản lý chất lượng, VSATTP, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tổ chức quán triệt Pháp lệnh VSATTP; Nghị định số: 163/2004/ND CP ngày 07/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh VSATTP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý VSATTP.
2.Phải coi công tác đảm bảo chất lượng, VSATTP là một việc làm thường
xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm; mục tiêu của công tác này là để bảo vệ và nâng cao sức khỏ nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu và quan hệ quốc tế.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp phải là chủ trì thực hiện quản lý Nhà nước về VSATTP trên địa bàn từ nuôi, trồng, thu hái, khai thác, giết mổ, chế biến, bảo quản, lưụ thông trên thị trường đến khi thực phẩm tới người tiêu dùng: quản lý VTATTP đối với thức ăn đường phố, chợ, khu du lịch, lễ hội.
4.Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về VSATTP để chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm biết cách sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm an toàn.
5.Giao nhiệm vụ cho các Sở ban, ngành như sau:
5.1 - Sở Y tế: Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về VSATTP trên địa bàn tỉnh:
Theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch hàng năm và 5 năm của tỉnh, Tổ chức tốt “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP" trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành trong đảm bảo chất lượng. VSATTP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành về VSATTP.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về VSATTP. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông: Trên Đài PT- TH tỉnh, huyện, dùng pa nô, áp phích, tờ rơi, nói chuyện trực tiếp tại cộng đồng... để không ngừng nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
Tổ chức cấp giấy chứng nhận Tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm cho các cơ sở sản xuất thực phẩm theo Quyết định số: 42/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế và kiểm tra việc thực hiện cam kết mà các cơ sở sản xuất thực phẩm đã công bố.
Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã khẩn trương tổ chức việc cấp giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện VSATTP đối với các cơ sở thực phẩm nguy cơ cao theo Quyết định số: 11/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
5.2- Sở Thương mại và du lịch:
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong quản lý thực phẩm lưu thông trên thị trường.
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm lưu thông trên thị trường về nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác hàng hoá thực phẩm theo Quyết định số: 178/1999/QĐ-TTg của tướng Chính phủ. Phối hợp với sở Y tế, Công an tỉnh tổ chức dự kiểm tra VSATTP tại các nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch; duy trì việc kiểm tra này thành nề nếp.
Chỉ đạo Ban quản lý các chợ chủ động kiểm tra, kiểm soát thực phẩm lưu thông hàng ngày, phối hợp các ngành liên quan xử lý kịp thời khi phát hiện thực phẩm không đảm bảo chất lượng theo quy định của Pháp luật.
5.5- Sở Công nghiệp - Khoa học và Công nghệ:
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện quản lý về VSATTP đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm công nghiệp từ khi bắt đầu thiết kế xây dựng nhà máy, mua thiết bị máy móc cho đến khi sản phẩm thực phẩm được lưu thông trên thị trường. Phấn đấu đến năm 2010, tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm công nghiệp đều áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP để tiến tới xuất khẩu
thực phẩm. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất đăng ký sở hữu trí tuệ, ghi mã số, mã vạch cho sản phẩm thực phẩm.
Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các điều kiện VSATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến công nghiệp thực phẩm trên địa bàn
tỉnh.
5.4-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Quản lý các sản phẩm thực phẩm trong quá trình sản xuất từ nuôi trồng, khai
thác, thu hái, chế biến, giết mổ, bảo quản, vận chuyển cho đến khi được đưa la lưu thông trên thị trường đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP.
Tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, hoá chất bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, tăng cường kiểm dịch động thực vật, kiểm soát giết mổ, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Khẩn trương hoàn chỉnh Đề án quy họach khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, khu trồng rau sạch trên địa bàn thị xã Bắc Kạn.
Tăng cường phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi, đảm bảo các quy định về kháng sinh, hooc môn tăng trọng theo quy định của Bộ Nông nghiệp&PTNT. Bộ Thủy sản để hạn chế tối đa các tồn dư hóa chất trong sản phẩm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người sử dụng.
5.5-Sở Giáo dục và Đào tạo:
Phối hợp với Sở Y tế tăng cường kiểm tra việc thực hiện đảm bảo VSATTP tại bếp ăn nội trú, bán trú của các trường mẫu giáo, tiểu học, dân tộc nội trú, và trường Sư phạm. Phối hợp với ngành Y tế trong việc tuyên truyền giáo dục về VSATTP cho học sinh và giáo viên các trường học trong tỉnh.
Đối với các trường chuẩn bị xây mới hoặc nâng cấp mà có bếp ăn tập thể
thì bếp ăn phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều, đảm bảo các thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm phải vệ sinh, dễ dàng cọ rửa. Các công trình vệ sinh phải được thiết kế theo tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y tế. Hàng năm có kế hoạch phối hợp với ngành Y tế tập huấn kiến thức VSATTP cho nhân viên nấu ăn tại các bếp ăn tập thể do ngành quản lý.
5.6-Công an tỉnh: Phối hợp với ngành Y tế, Quản lý thị trường trong
công tác thanh kiểm tra liên ngành về VSATTP, đảm bảo cho các cuộc thanh kiểm tra an toàn, đạt hiệu quả cao. Nếu phát hiện có hành vi vi phạm mang tính chất hình sự thì tiến hành điều tra, đề xuất các hình thức xử lý thích đáng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm.
5.7-Sở Văn hoá - Thông tin:
Phối hợp với các ngành, các địa phương tăng cường chỉ đạo cơ quan truyền thông các cấp tích cực tham gia phổ biến, giáo dục kiến thức phổ thông trên các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều hình thức, đảm bảo cho các tầng Iớp nhân dân hiểu và nâng cao ý thức về VSATTP.
5.8-Đài PT - TH tỉnh, Báo Bắc Kạn: Phối hợp với các ngành: Y tế, Nông nghiệp&PTNT... hàng tuần, hàng tháng xây dựng chuyên mục VSATTP, nhằm chuyển tải, hướng dẫn nhân dân cách lựa chọn thực phẩm an toàn, sơ cấp cứu ban đầu khi bị ngộ độc thực phẩm.
5.9-Các Sở, ban, ngành, đoàn thể khác: Tuỳ theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng
VSATTP theo ngành dọc.
Định kỳ 6 tháng một lần, Thủ trưởng các Sơ, ban, ngành, Chủ lịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm gửi báo cáo cho Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Chỉ thị này./.