Sign In

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

V/v ban hành Quy chế tuyên truyền viên pháp luật

_____________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND 1994;

Căn cứ Quyết định số 210/ 1999/ QĐ - BTP ngày 9.7.1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế Báo cáo viên pháp luật;

Căn cứ Quyết định số 98/2000/ QĐ - UB ngày 02.02.2000 của uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bắc Kạn;

Căn cứ Quyết định số 241/ 1999/ QĐ - UB ngày 26.3.1999 của uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ năm 1999 đến năm 2002;

Xét đề nghị của Hội đổng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tại Tờ trình SỐ 185 / TT - HĐPH ngày 01 tháng 6 năm 2000.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế tuyên truyền viên pháp luật ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Điều 2: Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo hướng dẫn các Phòng Tư pháp cấp huyện, Ban Tư pháp cấp xã triển khai thực hiện theo đúng nội dung qui chế đã đề ra.

Điều 3 : Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Các ông, bà: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 

TM Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bắc Kạn

K/T Chủ Tịch

Phó Chủ Tịch

Nông Văn Lệnh

 

QUY CHẾ

Tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn

( ban hành theo quyết định số 632/2000/QĐ-UB ngày 09/06/2000 của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn )

________________

CHƯƠNG I

Những quy định chung

Điều 1: Tuyên truyền pháp luật.

Tuyên truyền pháp luật là một trong những nhiệm vụ trong công tác tư tưởng, văn hoá của Đảng và Nhà nước, được Tuyên truyền viên pháp luật tiến hành bằng những hình thức nhất định trước những đối tượng nhất định, nhằm giải thích và truyền đạt tinh thẩn, nội dung pháp luật, giúp đối tượng được tuyên truyền hiểu pháp luật để tôn trọng, làm theo pháp luật một cách đúng đắn.

Điều 2: Tuyên truyền viên pháp luật.

Tuyên truyền viên pháp luật theo Quy chế này là những người được Chủ tịch UBND cấp xã công nhận để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật ở cơ sở.

Điều 3: Yêu cầu đối với công tác tuyên truyền pháp luật.

Công tác tuyên truyền pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

1.   Nội dung tuyên truyền phải đứng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2.   Ngôn ngữ tuyên truyền phải chính xác, phổ thông, dễ hiểu.

3.   Phương pháp truyền đạt phải có tính thuyết phục cao, tác động tích cực đến người nghe.

Điều 4: Phạm vi hoạt động của Tuyên truyền viên pháp luật.

Tuyên truyền viên pháp luật hoạt động tại các xã, phường, thị trấn thực hiện việc tuyên truyền trong phạm vi địà bàn xã, phường, thị trấn nơi tuyên truyền viên pháp luật cư trú hoặc công tác.

Điều 5: Phương thức tổ chức hoạt động tuyên truyền pháp luật.

Hoạt động tuyên truyền pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở cơ sở theo kế hoạch của xã, phường, thị trẵh hoặc theo hướng dẫn của cơ quan Tư pháp cấp trên.

Điều 6: Bảo đảm sự hoạt động có hiệu quả của Tuyên truyền viên pháp luật

Ban Tư pháp cấp xã có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cùng cấp xây dựng, bồi dưỡng Tuyên truyền viên, bố trí thời gian và tạo điều kiện thuận lợi để Tuyên truyền viên nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Tuyên truyền viên được trả thù lao 3Ọ.000đ/ buổi tuyên truyền.

UBND các huyện, thị xã, Sở Tư pháp, các Phòng Tư pháp và Ban Tư pháp có trách nhiệm lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho Tuyên truyền viên hàng tháng, quý, năm.

CHƯƠNG II

Tổ chức, hoạt động của tuyên truyền viên pháp luật

Điều 7: Nguồn lựa chọn Tuyên truyền viên pháp luật.

Tuyên truyền viên pháp luật được lựa chọn từ các cán bộ đã và đang làm việc tại UBND cấp xã, đại biểu HĐND cấp xã, các cơ quan đoàn thể cấp xã hoặc cán bộ đã từng làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư tưởng - văn hoá, cơ quan tuyên huấn thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội hiện đang cư trú tại xã, phường, thị trấn, tổ trưởng, trưởng thôn, bản, làng.

Điều 8: Tiêu chuẩn của Tuyên truyền viên pháp luật.

Tuyên truyền viên pháp luật phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a.    Gương mẫu thực hiên chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có uy tín với quần chúng.

b.   Có kiến thức pháp lý cần thiết thực hiện được công tác tuyên truyền pháp luật.

c.    Có khả năng tuyên truyền.

d.   Tự nguyện, nhiệt tình, có đủ điều kiện về sức khoẻ và thời gian để hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật.

e.    Được cơ quan, tổ chức nơi mình công tác, sinh hoạt giới thiệu.

Điều 9: Thủ tục công nhận Tuyên truyền viên pháp luật.

Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật được thực hiện như sau:

Ban Tư pháp cấp xã phối hợp với các ban, đoàn thể cùng cấp lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn quy đinh tại Điều 8 Quy chế này trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết đinh công nhận tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở.

Điều 10: Thẻ tuyên truyền viên pháp luật.

1.    Thẻ tuyên truyền viên pháp luật chứng nhận tư cách tuyên truyền pháp luật của người được cấp thẻ.

2.    Chủ tịch UBND cấp xã cấp thẻ tuyên truyền viên pháp luật cho tuyên truyền viên ở cơ sở.

3.    Thẻ tuyên truyền viên bị thu hồi khi người được cấp thẻ bị xoá tên trong danh sách tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở.

4.    Mẫu thẻ tuyên truyền viên thống nhất theo mẫu của Bộ Tư pháp hướng dẫn.

Điều 11: Quyền của Tuyên truyền viên.

1.    Được cung cấp thông tin, văn bản QPPL và các tài liệu khác cần thiết cho công tác tuyên truyền pháp luật.

2.    Được học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao kiến thức chuyên môn về phổ biến, giáo dục pháp luật.

3.    Được sử dụng thẻ tuyên truyền viên để thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật và tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật khác.

4.    Được hưởng thù lao tuyên truyền viên pháp luật.

Điều 12: Nghĩa vụ của Tuyên truyền viên.

1.    Truyền đạt đúng tinh thần của văn bản pháp luật, phát ngôn đúng đường lối, chính sách của Đảng, không được tiết lộ bí mật Nhà nước và chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung tuyên truyền.

2.    Tự rèn luyện, học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền, thường xuyên tìm hiểu thực tiễn, thu thập thông tin để nâng cao năng lực tuyên truyền pháp luật.

3.    Đảm bảo mối quan hệ thường xuyên, liên tục với các Ban Tư pháp, cơ quan Tư tưởng - Văn hóa, đảm bảo nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo với cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và cơ quan Tư pháp về hoạt động của mình nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch tuyên truyền đã đề ra.

4.    Đảm bảo chất lượng tuyên truyền pháp luật, giữ gìn thẻ tuyên truyền, không sử dụng thẻ vào mục đích khác ngoài mục đích giới thiệu tư cách Tuyên truyền viên.

Điều 13: Trách nhiệm của cơ quan Tư pháp, UBND cấp xã trong việc tạo điều kiện để Tuyên truyền viên hoạt động.

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tư tưởng - Văn hoá và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở trong việc:

1.    Xây dựng tổ chức, quản lý hoạt động của Tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở.

2.    Tổ chức hướng dãn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền pháp luật với Tuyên truyền viên.

3.    Cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật cần thiết cho Tuyên truyền viên.

4.    Tạo điều kiện về mọi mặt cho Tuyên truyền viên hoạt động có chất lượng.

5.    Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động tuyên truyền pháp luật ở địa phương.

Chương III

Khen thưởng và kỷ luật

Điều 14: Khen thương.

Tuyên truyền viên hoạt động có hiệu quả thì sẽ được khen thưởng.

Ban Tư pháp cấp xã có trách nhiệm tham mưu cho UBND cùng cấp đề nghị cơ quan Tư pháp cấp trên, Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp hoặc UBND cấp trên khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 15: Kỷ luật.

Tuyên truyền viên vi phạm Quy chế này hoặc vi phạm pháp luật không còn đủ tư cách tuyên truyền viên thì tuỳ theo mức độ có thể bị tạm đình chỉ hoạt động, xoá tên trong danh sách tuyên truyền viên, thu hồi thẻ tuyên truyền viên.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nông Văn Lệnh