• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 26/03/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 06/02/2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 05/2002/QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Kạn, ngày 11 tháng 3 năm 2002

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

                         

QUY CHẾ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vị điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về tổ chức, hoạt động giáo dụcvà công tác quản lý của trường trung học phổ thông chuyên.

2. Trường trung học phổ thông chuyên có trách nhiệmtuân theo Điều lệ trường trung học và các quy định trong bản Quy chế này.

3. Các khối lớp trung học phổ thông chuyên thuộc cácđại học, các trường đại học có trách nhiệm tuân theo những quy định tương ứngtrong Quy chế này.

Điều 2. Vị trí, nhiệm vụ

1. Trường trung học phổ thông chuyên được thành lập ởcấp trung học phổ thông, dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong họctập nhằm phát triển năng khiếu của học sinh về một số môn học trên cơ sở bảođảm giáo dục phổ thông toàn diện.

2. Ngoài nhiệm vụ đã quy định trong Điều lệ trườngtrung học, trường trung học phổ thông chuyên còn có các nhiệm vụ:

a) Bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của học sinh vềmột môn học nhất định gọi là môn chuyên; đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ kếhoạch và chương trình giáo dục toàn diện của trung học phổ thông.

b) Tổ chức các hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa họcphù hợp với trình độ và tâm sinh lý học sinh.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức

1. Trường trung học phổ thông chuyên được tổ chức theonhững nguyên tắc chung đã được quy định trong Điều lệ trường trung học.

2. Hằng năm trường trung học phổ thông chuyên đượctuyển bổ sung những học sinh mới xuất sắc và chuyển những học sinh không cònđạt yêu cầu sang học tại các trường, lớp trung học phổ thông bình thường.

Điều 4. Hình thức tổ chức

Trường trung học phổ thông chuyên được thành lập theocác hình thức sau:

1. Trường trung học phổ thông chuyên thuộc tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là trường trung học phổ thôngchuyên thuộc tỉnh).

2. Trường trung học phổ thông chuyên thuộc đại họcquốc gia, đại học khu vực, các trường đại học sư phạm (sau đây gọi chung là trườngtrung học phổ thông chuyên thuộc trường đại học).

Điều 5. Chính sách ưu tiên

1. Giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường được hưởngchính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09/07/2001của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tácở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Trường trung học phổ thông chuyên được ưu tiên vềbố trí cán bộ, giáo viên đủ phẩm chất và năng lực, về trang bị cơ sở vật chấtvà thiết bị theo tiêu chuẩn trường trung học chuẩn quốc gia; được tiếp nhận sựgiúp đỡ của các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước.

3. Tuỳ điều kiện và hoàn cảnh địa phương, Uỷ ban nhândân cấp tỉnh có thể có chính sách ưu đãi thêm nhằm khuyến khích động viên giáoviên, học sinh trường trung học phổ thông chuyên.

4. Ngoài những quy định ưu tiên trong Quy chế này, trườngtrung học phổ thông chuyên thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành như các trườngtrung học phổ thông bình thường.

 

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG

Điều 6. Thành lập và giải thể

1. Trường trung học phổ thông chuyên thuộc tỉnh doGiám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhquyết định thành lập sau khi đã thoả thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phốHồ Chí Minh, Trường đại học sư phạm Hà Nội, Trường đại học sư phạm thành phố HồChí Minh, đại học khu vực, Trường đại học Vinh được phép mở trường trung họcphổ thông chuyên theo quy định sau đây:

Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học (sau đâygọi chung là Hiệu trưởng) đề nghị; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (nơi đặttrụ sở của trường đại học) quyết định thành lập sau khi thoả thuận với Bộ Giáodục và Đào tạo.

3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập cũng làcấp có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động, giải thể nhà trường theo thủtục quy định tại Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ.

Điều 7. Điều kiện, thủ tục thành lập

Ngoài những điều kiện và thủ tục quy định tại Điều lệtrường trung học, việc thành lập trường trung học phổ thông chuyên phải có thêmcác điều kiện sau:

1. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ trình độgiảng dạy theo chương trình trung học phổ thông chuyên;

2. Có cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết theo quy địnhđối với trường trung học đạt chuẩn quốc gia;

3. Có nguồn tuyển sinh ổn định, có chỗ ở nội trú chohọc sinh ở xa.

Điều 8. Lớp trong trường trung học phổ thông chuyên

1. Chỉ được thành lập một lớp cho mỗi môn chuyên trongtừng khối lớp 10, 11, 12.

2. Mỗi lớp chuyên có từ 30 đến 35 học sinh, học theochương trình một môn chuyên.

3. Tuỳ điều kiện cụ thể của địa phương hoặc trường đạihọc, trường trung học phổ thông chuyên có thể có một số hoặc tất cả các lớpchuyên sau:

a) Chuyên Toán,

b) Chuyên Tin học,

c) Chuyên Vật lý,

d) Chuyên Hoá học,

đ) Chuyên Sinh học,

e) Chuyên Văn,

g) Chuyên Lịch sử,

h) Chuyên Địa lý,

i) Chuyên tiếng Anh,

k) Chuyên tiếng Nga,

l) Chuyên tiếng Pháp.

3. Trong trường trung học phổ thông chuyên có thể cómột số lớp không chuyên. Số lớp không chuyên chiếm không quá 30% so với tổng sốlớp chuyên toàn trường. Lớp không chuyên được tổ chức theo quy định trong Điềulệ trường trung học.

Điều 9. Quản lý và chỉ đạo

1. Trường trung học phổ thông chuyên thuộc tỉnh do SởGiáo dục và Đào tạo quản lý và chỉ đạo trực tiếp.

2. Trường trung học phổ thông chuyên thuộc trường đạihọc chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng trường đại học về tổchức, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính và chịu sự chỉ đạo của SởGiáo dục và Đào tạo địa phương về thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, tổchức thi tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường đại học,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

<span lang="EN-GBstyle=" font-family:'times"="">                                               

Chương III

NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TRUNGHỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN

Điều 10. Tuyển sinh vào lớp đầu cấp

1. Kế hoạch tuyển sinh:

a) Đối với trường trung học phổ thông chuyên thuộctỉnh:

Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm lập kế hoạch,phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh và dự kiến ngày thi tuyển trình Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b) Đối với các trường trung học phổ thông chuyên thuộctrường đại học: Hiệu trưởng trường đại học phê duyệt kế hoạch tuyển sinh, ấnđịnh ngày thi tuyển.

2. Chỉ tiêu tuyển sinh:

a) Đối với trường trung học phổ thông chuyên thuộctỉnh: do UBND cấp tỉnh giao chỉ tiêu hằng năm.

b) Đối với trường trung học phổ thông chuyên thuộc trườngđại học (hoặc các khối lớp trung học phổ thông chuyên hiện có): do Bộ Giáo dụcvà Đào tạo quyết định sau khi đã thoả thuận với UBND cấp tỉnh nơi trường đóng.

3. Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển.

Chậm nhất trước ngày thi tuyển 2 tháng, các Sở Giáodục và Đào tạo, các trường đại học có trường trung học phổ thông chuyên phải cóthông báo tuyển sinh rộng rãi bằng văn bản và qua các phương tiện thông tin đạichúng.

4. Môn thi:

Toán, Văn - Tiếng Việt, Môn chuyên.

Nếu môn chuyên là môn Toán hoặc Văn - Tiếng Việt, thìở mỗi môn học này học sinh phải dự thi hai bài: một bài thi bình thường và mộtbài thi theo quy định cho môn chuyên.

5. Hệ số môn thi:

Toán, Văn - Tiếng Việt: Hệ số 1.

Môn chuyên: Hệ số 2.

6. Thời gian thi:

Thời gian làm bài của mỗi môn thi là 150 phút, khôngkể thời gian giao đề.

7. Điều kiện dự tuyển: Ngoài các quy định chung vềtuyển sinh, học sinh dự tuyển vào trung học phổ thông chuyên phải có thêm 2điều kiện:

a) Môn đăng ký vào lớp chuyên phải có điểm trung bìnhcả năm lớp 9 từ 8,0 trở lên đối với các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học,Tin học và từ 7,0 trở lên đối với các môn Văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Nga,tiếng Anh, tiếng Pháp.

b) Xếp loại tốt nghiệp trung học cơ sở từ loại khá trởlên.

8. Điểm khuyến khích cộng thêm (chỉ thực hiện đối vớituyển sinh vào trường trung học phổ thông chuyên thuộc tỉnh):

Học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bộmôn lớp 9 cấp tỉnh được cộng thêm điểm khi tuyển vào lớp 10 trung học phổ thôngchuyên nếu môn đạt giải là môn chuyên đăng ký dự thi. Mức điểm được cộng thêmnhư sau:

Giải nhất: 2 điểm.

Giải nhì: 1,5 điểm.

Giải ba: 1 điểm.

9. Điều kiện trúng tuyển:

a) Điểm xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ thôngchuyên là tổng số điểm của điểm bình quân các bài thi tuyển (đã tính hệ số) vàđiểm khuyến khích (nếu có).

Tổng điểm các bài thi tuyển (đã tính hệ số)

Điểm xét tuyển = -----------------------------------------------------------  + Điểm KK (nếu có)

Tổng các hệ số

Điểm xét tuyển lấy đến hai chữ số thập phân và khônglàm tròn.

b) Được đưa vào danh sách xét tuyển vào trường trunghọc phổ thông chuyên những học sinh dự thi đầy đủ 3 bài thi, không vi phạm quychế thi, không có bài thi nào bị điểm dưới 2, điểm thi môn chuyên phải đạt từ6,5 trở lên, điểm bình quân các bài thi tuyển đạt từ 5,0 trở lên

c) Số lượng học sinh được tuyển phải theo đúng chỉtiêu của từng lớp chuyên.

10. Nguyên tắc xét tuyển:

a) Lấy theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đếnkhi đủ chỉ tiêu tuyển sinh cho từng lớp chuyên.

b) Nếu học sinh có tổng số điểm ngang nhau thì diện ưutiên lấy trước, hạnh kiểm tốt lấy trước.

c) Khi xét tuyển theo nguyên tắc trên, nếu chưa đủ chỉtiêu, Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên có trách nhiệm báo cáo cáccấp có thẩm quyền để xin chủ trương giải quyết.

11. Duyệt danh sách trúng tuyển:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo xét duyệt danh sách trúngtuyển vào trường trung học phổ thông chuyên thuộc tỉnh.

b) Hiệu trưởng trường đại học xét duyệt danh sáchtrúng tuyển vào trường trung học phổ thông chuyên thuộc trường đại học.

12. Phúc khảo: Trong kỳ thi tuyển sinh vào trườngtrung học phổ thông chuyên thuộc tỉnh và trường trung học phổ thông chuyênthuộc các trường đại học, tất cả học sinh dự thi đều được xin phúc khảo điểmbài thi. Học sinh xin phúc khảo phải có đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiếpnhận theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Hiệu trưởng trườngđại học.

13. Tuyển vào lớp 10 không chuyên:

Học sinh đạt điểm gần với điểm xét tuyển thấp nhất vàolớp 10 chuyên được xét tuyển vào các lớp 10 không chuyên trong trường trung họcphổ thông chuyên, theo thứ tự xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

14. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng trườngđại học quyết định thành lập các Hội đồng ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúckhảo và tổ chức kỳ thi theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung họcphổ thông.

15. Sau khi hoàn thành việc tuyển sinh, các Sở Giáodục và Đào tạo, các trường đại học có trường trung học phổ thông chuyên lập hồsơ báo cáo gửi về Bộ (Vụ Trung học phổ thông) gồm:

a) Báo cáo tổng kết kỳ thi tuyển sinh,

b) Danh sách học sinh trúng tuyển.

Điều 11. Tuyển bổ sung và chuyển ra khỏi lớp chuyên

1. Điều kiện tổ chức tuyển bổ sung: Chỉ tuyển bổ sungkhi có học sinh phải chuyển ra khỏi lớp chuyên và khi thấy cần thiết cho lớp11, lớp 12.

2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trườngtrung học phổ thông chuyên thuộc tỉnh), Hiệu trưởng trường đại học (đối với trườngtrung học phổ thông chuyên thuộc trường đại học) quyết định việc tuyển bổ sunghoặc không tuyển bổ sung hằng năm căn cứ vào đề nghị của Hiệu trưởng trườngtrung học phổ thông chuyên.

3. Đối tượng và điều kiện dự tuyển:

a) Đối tượng: Những học sinh đang học lớp 10 hoặc lớp11 không chuyên trong trường, khối lớp chuyên.

b) Điều kiện: Đảm bảo đủ hai điều kiện sau đây

Được xếp loại cả năm lớp 10 (hoặc lớp 11): hạnh kiểmtốt, học lực giỏi,

Môn dự thi vào chuyên đạt điểm trung bình cả năm từ8,0 trở lên.

4. Môn thi tuyển là môn chuyên.

5. Học sinh được đưa vào danh sách xét tuyển bổ sungnếu điểm thi tuyển đạt từ 6,5 trở lên.

6. Nguyên tắc tuyển từ điểm cao xuống thấp đến số cầntuyển thêm. Nếu điểm thi tuyển ngang nhau thi xem xét đến điểm trung bình môndự thi vào chuyên, điểm trung bình các môn học (điểm cao xếp trước, thấp xếpsau).

7. Ngày thi tuyển bổ sung, các quy định về làm đề thi,tổ chức coi thi, chấm thi do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng trườngđại học quy định căn cứ vào Quy chế này.

8. Tuyển bổ sung không có phúc khảo.

9. Học sinh phải chuyển ra khỏi lớp chuyên để sang họclớp không chuyên nếu phạm vào một trong hai điều kiện dưới đây:

Học lực xếp loại yếu,

Môn chuyên có điểm trung bình dưới 3,5.

Điều 12. Kế hoạch và chương trình học tập

1. Cùng với việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạyhọc chung đối với các môn không chuyên ở trung học phổ thông, các trường trunghọc phổ thông chuyên phải thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học riêng chotừng môn chuyên, lớp chuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Ngoài các hoạt động quy định trong Điều lệ trườngtrung học, trường trung học phổ thông chuyên phải tổ chức cho học sinh tham giacác hoạt động nghiên cứu khoa học, các hội thảo, thực nghiệm khoa học theo mônchuyên.

Thời gian thực hiện các hoạt động tập dượt nghiên cứukhoa học không quá 2 buổi /1 tuần.

Điều 13. Đánh giá, xếp loại và xét lên lớp

Việc kiểm tra cho điểm, xếp loại học lực, xếp loạihạnh kiểm, xét cho lên lớp đối với học sinh trung học phổ thông chuyên thựchiện như quy định đối với học sinh trung học phổ thông bình thường và một sốquy định riêng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 14. Thi tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp

Điều kiện dự thi tốt nghiệp, nội dung thi và bằng tốtnghiệp đối với học sinh trung học phổ thông chuyên thực hiện như đối với họcsinh trung học phổ thông bình thường.

Điều 15. Chuyển trường

Học sinh các trường trung học phổ thông chuyên thuộctỉnh hoặc thuộc trường đại học có nguyện vọng chuyển đến học tập ở một tỉnh,thành phố, trường đại học khác, chỉ được xét tiếp nhận vào học ở các trườngtrung học phổ thông bình thường hoặc lớp không chuyên trong trường chuyên. Nếumuốn được học ở các lớp chuyên của trường trung học phổ thông chuyên thì phảidự thi tuyển theo quy định của Quy chế này và của địa phương, của trường đạihọc.

 

Chương IV

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁOVIÊN VÀ HỌC SINH

Điều 16. Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng, phó hiệutrưởng

1. Sử dụng có hiệu quả kinh phí, tài sản, cơ sở vậtchất, thiết bị; phát huy tốt năng lực và trí tuệ của giáo viên, học sinh tronggiảng dạy, học tập và các hoạt động, đặc biệt đối với môn chuyên.

2. Được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành chocán bộ quản lý trường trung học phổ thông chuyên và các chế độ ưu tiên khác(nếu có) của địa phương hoặc trường đại học.

3. Được tuyển chọn giáo viên về giảng dạy tại trường vàđề nghị thuyên chuyển đối với những giáo viên không đáp ứng yêu cầu giảng dạy ởtrường trung học phổ thông chuyên.

Điều 17. Nhiệm vụ và quyền của giáo viên

1. Giáo viên môn chuyên trường trung học phổ thôngchuyên ngoài việc thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền của giáo viên quy định tạicác Điều 29, 30 của Điều lệ trường trung học hiện hành còn có các nhiệm vụ:

a) Trực tiếp bồi dưỡng và phát triển năng khiếu củahọc sinh về môn chuyên;

b) Tổ chức và hướng dẫn học sinh môn chuyên tập dượtnghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và tâm sinh lý học sinh.

2. Giáo viên các bộ môn khác thực hiện nhiệm vụ theoquy định tại Điều 29, 30 Điều lệ trường trung học.

3. Giáo viên trường trung học phổ thông chuyên được hưởngchế độ phụ cấp, các chính sách hiện hành đối với giáo viên và các chế độ ưutiên quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy chế này.

4. Hằng năm, những giáo viên không đủ điều kiện đểgiảng dạy tại trường chuyên được Sở Giáo dục và Đào tạo (hoặc trường đại họcquản lý trường trung học phổ thông chuyên) tạo điều kiện để được chuyển sanggiảng dạy các lớp không chuyên hoặc giảng dạy ở các trường trung học phổ thôngkhác.

Điều 18. Nhiệm vụ và quyền của học sinh

1. Thực hiện tốt các yêu cầu về giáo dục toàn diện củahọc sinh phổ thông.

2. Tích cực, chủ động trong học tập, phấn đấu học giỏimôn chuyên.

3. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp,các hoạt động chính trị xã hội chung của nhà trường; tham gia các hoạt độngkhoa học do nhà trường tổ chức hoặc theo sự phân công của giáo viên, phù hợpvới năng lực cá nhân đối với từng môn chuyên.

4. Được tạo các điều kiện về: ở nội trú, sử dụng cơ sởvật chất thiết bị và thư viện phục vụ cho học tập.

5. Học sinh thuộc diện được hưởng chính sách ưu tiên, ưuđãi theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 củaChính phủ được xét miễn giảm học phí; học sinh đạt kết quả giỏi được xét cấphọc bổng, được khen thưởng theo quy định của nhà nước, của địa phương và của trườngđại học./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Vọng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.