• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 05/06/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 08/09/2006
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 62/2001/TT-BNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Kạn, ngày 5 tháng 6 năm 2001

THÔNG TƯ

 

Hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diệnquản lý chuyên ngành nông nghiệp theo

 Quyết định46/2001/QĐ- TTg ngày 4/4/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ

về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 -2005

 ____________________

 

Thi hành Điều 3 vàĐiều 4 Quyết định 46/2001/QĐ- TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quảnlý xuất, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 -2005, Bộ Nông nghiệp và phát triểnnông thôn hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc diện quảnlý chuyên ngành nông nghiệp.

Chương I. Quy định chung.

1. Thông tư này ápdụng đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngànhnông nghiệp, gồm:

Xuất khẩu gỗ, sản phẩmgỗ;

Xuất khẩu động vậthoang dã, động vật quý hiếm, thực vật rừng quý hiếm;

Xuất khẩu, nhập khẩugiống cây trồng, giống vật nuôi;

Nhập khẩu thuốc thú y,nguyên liệu sản xuất thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong thú y;

Nhập khẩu thuốc bảo vệthực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và côn trùng các loại;

Nhập khẩu thức ăn chănnuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi;

Nhập khẩu phân bón vàcác chế phẩm phân bón;

Xuất khẩu, nhập khẩunguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoahọc kỹ thuật.

2. Hàng hoá thuộc đốitượng kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật thực hiện theo các quy định phápluật hiện hành.

3. Các doanh nghiệpchịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu khai báo khi nhập khẩu, xuấtkhẩu và chịu trách nhiệm với người sử dụng về chất lượng hàng nhập khẩu theopháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

Chương II. Quy định cụ thể.

1. Xuất khẩu gỗ vàsản phẩm gỗ.

1.1- Gỗ, sảnphẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước cấm xuất khẩu, gồm:

Gỗ tròn các loại;

Gỗ xẻ các loại;

Sản phẩm gỗ quý hiếmtừ rừng tự nhiên trong nước thuộc nhóm IA qui định tại Nghị định số 18/HĐBTngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);

Củi, than làm từ gỗhoặc từ củi có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước;

Các loại gỗ có têntrong Danh mục động, thực vật hoang dã cấm buôn bán quốc tế của Công ước vềbuôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng(sau đây gọi tắt là CITES).

1.2- Các sảnphẩm gỗ xuất khẩu theo giấy phép hoặc theo điều kiện:

a. Đối với gỗ có têntrong Danh mục động vật, thực vật hoang dã xuất khẩu có điều kiện (phụ lục IIcủa CITES), khi xuất khẩu phải có giấy phép của Văn phòng CITES Việt Nam;

b. Sản phẩm gỗ quýhiếm thuộc nhóm IIA quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992 chỉ được phépxuất khẩu ở dạng hàng mỹ nghệ và đồ gỗ cao cấp, khi xuất khẩu doanh nghiệp phảicó giấy phép của Chi cục Kiểm lâm sở tại.

1.3- Các sảnphẩm được xuất khẩu không hạn chế số lượng và giá trị:

Tất cả các sản phẩmlàm từ các loại gỗ không quy định tại khoản 1.1, khoản 1.2 và các sản phẩm từrừng trồng (trừ gỗ tròn, gỗ xẻ) đều được phép xuất khẩu không hạn chế về số lượngvà giá trị; khi xuất khẩu doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửakhẩu.

1.4- Gỗ tròn, gỗxẻ có nguồn gốc từ rừng trồng và từ nhập khẩu:

a. Đối với gỗtròn, gỗ xẻ có nguồn gốc từ rừng trồng:

Đối với gỗ tròn, gỗ xẻcác loại có nguồn gốc từ rừng trồng, doanh nghiệp được xuất khẩu không hạn chếvề số lượng và giá trị; khi xuất khẩu doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục hảiquan tại cửa khẩu và xuất trình biên bản xác nhận của Hạt kiểm lâm nơi khaithác;

b. Đối với gỗtròn, gỗ xẻ có nguồn gốc nhập khẩu:

Trường hợp doanhnghiệp nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng không sử dụng mà tái xuất, khilàm thủ tục xuất khẩu doanh nghiệp chỉ cần xuất trình tờ khai hải quan nhậpkhẩu được Hải quan cửa khẩu nhập cấp theo quy định hiện hành;

Trường hợp doanhnghiệp uỷ thác nhập khẩu gỗ qua doanh nghiệp khác thì khi xuất khẩu phải có hợpđồng uỷ thác và bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu do doanh nghiệp nhận uỷ thácxác nhận;

Trường hợp doanhnghiệp xuất khẩu mua lại của doanh nghiệp nhập khẩu để tái xuất thì khi làm thủtục xuất khẩu phải có:

Hợp đồng mua, bán giữahai đơn vị;

Bản sao tờ khai Hảiquan nhập khẩu do Hạt Kiểm lâm nơi doanh nghiệp bán xác nhận, đã trừ lùi khối lượngbán trên bản sao;

Trường hợp gỗ cắt ngắnhoặc xẻ ra từ gỗ tròn nhập khẩu cần có biên bản xác nhận của Hạt kiểm lâm sởtại và có dấu búa kiểm lâm Việt Nam trên gỗ;

Tất cả gỗ tròn, gỗ xẻcó nguồn gốc nhập khẩu phải có dấu búa của nước xuất khẩu (nếu nước xuất khẩukhông có dấu búa thì đóng búa kiểm lâm của Việt Nam theo qui định và mẫu búariêng).

2. Xuất khẩu độngvật hoang dã, động vật quý hiếm và thực vật rừng quý hiếm.

2.1- Cấm xuất khẩuvì mục đích thương mại các loài động vật hoang dã và thực vật rừng quý hiếm sauđây:

a. Các loài động vậtrừng, thực vật rừng quý hiếm đã được quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);

b. Các loài động vậthoang dã thông thường, khai thác, đánh bắt trực tiếp từ tự nhiên theo qui địnhtrong Chỉ thị số 359/TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ;

c. Các loài động vật,thực vật hoang dã có tại Việt Nam và có tên trong Phụ lục I của CITES;

d. Các loài động vậthoang dã là thiên địch của chuột theo Chỉ thị số 9/1998/ CT-TTg ngày 18/2/1998của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 140/ 2000/ QĐ/ BNN-KL ngày 21/12/ 2000của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố Danh mụcmột số loài động vật hoang dã là thiên địch của chuột;

đ. Tinh dầu trầm (gióbầu) và tinh dầu xá xị theo Quyết định số 45/1999/QĐ-BNN- KL ngày 2/3/1999 củaBộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2.2- Các loài độngvật hoang dã, động vật quý hiếm và thực vật rừng quý hiếm được xuất khẩu khi cónhững điều kiện như sau:

a. Đối với các loàiđộng vật hoang dã, thực vật rừng quý hiếm đã được quy định tại các điểm a và ccủa khoản 2.1 khi xuất khẩu vì mục đích nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác quốctế phải được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép; riêng đối vớinhững loài thuộc nhóm I của Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 phải được Thủ TướngChính phủ cho phép;

b. Đối với các loàiđộng vật hoang dã, thực vật rừng quý hiếm đã được quy định tại các điểm a,b vàd của khoản 2.1 do gây nuôi, nhân giống phát triển tại trại hoặc hộ gia đình, đượcxuất khẩu sản phẩm từ thế hệ F2 trở đi, nhưng phải có xác nhận của Chi cục Kiểmlâm sở tại; Văn phòng CITES Việt Nam căn cứ vào đó để cấp giấy phép xuất khẩu;

c. Đối với loài độngvật hoang dã thuộc điểm c - khoản 2.1 được xuất khẩu sản phẩm từ thế hệ F2 trởđi do nhân nuôi, sinh sản tại trại với các điều kiện:

Có trại nuôi do CITESquốc tế xác nhận;

Có quota do CITES quốctế cấp;

CITES Việt Nam căn cứvào đó để làm thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu.

2.3. Nhập khẩu cácloài động vật hoang dã và thực vật rừng nêu ở điểm c khoản 2.1: phải được Văn phòng CITESViệt Nam cấp giấy phép.

3- Xuất, nhập khẩugiống cây trồng và giống vật nuôi.

3.1 Xuất khẩu giốngcây trồng và giống vật nuôi.

a. Cấm xuất khẩu cácloại giống cây trồng, giống vật nuôi quý hiếm nằm trong Danh mục giống câytrồng quý hiếm cấm xuất khẩu, Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu doBộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số58/2001/QĐ/BNN- KNKL ngày 23 tháng 5 năm 2001.

b. Đối với các loạigiống cây trồng, giống vật nuôi khác không thuộc Danh mục trên, khi xuất khẩu,doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

3.2 Nhập khẩu giốngcây trồng, giống vật nuôi.

a. Đối với giống câytrồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục giống cây trồng được nhập khẩu, Danh mụcgiống vật nuôi được nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn banhành tại Quyết định số 58/2001/QĐ/BNN- KNKL ngày 23 tháng 5 năm 2001, khi nhậpkhẩu doanh nghiệp phải có hồ sơ về nguồn gốc, lý lịch giống, hướng dẫn sử dụngvà chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

b. Các loại giống câytrồng, vật nuôi ngoài Danh mục trên, khi nhập khẩu phải được Cục Khuyến nông vàkhuyến lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy phép khảonghiệm. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thônsẽ bổ sung vào Danh mục giống cây trồng, giống vật nuôi được nhập khẩu vào ViệtNam.

c. Đối với phôi, tinhdịch gia súc, trứng giống gia cầm khi nhập khẩu phải có giấy phép của CụcKhuyến nông và khuyến lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

4- Nhập khẩu thuốcthú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong thúy.

a. Đốivới các loại trong Danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y được phép nhậpkhẩu vào Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành tại Quyếtđịnh số 45/2001/QĐ-BNN-TY ngày 18/4/2001, khi nhập khẩu doanh nghiệp chỉ phảilàm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

b. Những loại thuốcthú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong thúy ngoài Danh mục nêu trên được Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triểnnông thôn cấp giấy phép khảo nghiệm theo quy định đối với từng loại. Căn cứ vàokết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ bổ sung vào Danhmục thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y và chế phẩm sinh học dùngtrong thú y được nhập khẩu vào Việt Nam.

c. Đối với vaccin cácloại, khi nhập khẩu phải có giấy phép của Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn.

5- Nhập khẩu thuốcbảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và côn trùng trongbảo vệ thực vật.

a. Đối với các loạitrong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số 17/2001/QĐ-BNN- BVTVngày 6/03/2001, khi nhập khẩu doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục hải quan tạicửa khẩu.

b. Cấm nhập khẩu cácloại trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số 17/2001/QĐ-BNN- BVTVngày 6/03/2001.

c. Đối với các loạitrong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt nam do Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số 17/2001/QĐ-BNN-BVTVngày 6/3/2001, hàng năm Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố số lượngđược nhập khẩu. Các doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh loại thuốc này đăngký để được Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấpgiấy phép nhập khẩu.

d. Những loại thuốcbảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không thuộc cácDanh mục nêu trên và côn trùng các loại dùng trong bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệthực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy phép khảo nghiệmtheo quy định đối với từng loại. Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn sẽ bổ sung vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệusản xuất thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

6- Nhập khẩu thứcăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

a. Đối với các sảnphẩm trong Danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng chế biến thức ăn chănnuôi được nhập khẩu vào Việt Nam thời kỳ 2001-2005 do Bộ Nông nghiệp và pháttriển nông thôn ban hành tại Quyết định số 55/2001/QĐ/BNN-KNKL ngày 11/5/2001,khi nhập khẩu doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

b. Cấm nhập khẩu cácloại sản phẩm trong Danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ănchăn nuôi cấm nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thônban hành tại Quyết định số 55/2001/QĐ/ BNN-KNKL ngày 11/5/2001.

c. Những loại thức ănchăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi không thuộc các Danh mục nêutrên khi nhập khẩu phải có giấy phép khảo nghiệm do Cục Khuyến nông và khuyếnlâm thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp theo quy định đối với từngloại. Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ bổsung vào Danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đượcphép nhập khẩu vào Việt Nam.

7- Nhập khẩu phânbón và chế phẩm phân bón.

a. Đối với các loạiphân bón và chế phẩm phân bón trong Danh mục phân bón được sử dụng và lưu thôngở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số123/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 25/8/1998, Quyết định số 219/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày30/12/1998 và Quyết định số 12/2000/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/2/2000, khi nhập khẩudoanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

b. Những loại phân bónvà chế phẩm phân bón ngoài Danh mục nêu trên, Cục Khuyến nông và khuyến lâmthuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ cấp giấy phép khảo nghiệm theoquy định đối với từng loại khi nhập khẩu. Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn sẽ bổ sung vào danh mục được phép sử dụng và lưuthông ở Việt Nam .

8- Xuất, nhập khẩunguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoahọc kỹ thuật.

Tất cả vật thể lànguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật, chế phẩm sinh học mới dùng trongnông nghiệp phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thử nghiệm, trao đổi khoa học kỹthuật khi xuất, nhập khẩu phải được Cục Khuyến nông và khuyến lâm thuộc Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy phép.

Chương III. Điều khoản thi hành.

1. Cơ quan tiếp nhậnvà giải quyết hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu và giấy phép khảo nghiệmtheo các địa chỉ sau:

a. Chi cục Kiểm lâm sởtại : các trường hợp qui định tại điểm b khoản 1.2 - Mục 1 thuộc Chương II;

b. Cục Kiểm lâm (số 2Ngọc Hà - Quận Ba Đình - Hà Nội, điện thoại 7335674, Fax: 7335685): các trườnghợp quy định tại điểm a - khoản 1.2 - Mục 1, khoản 2.2 và khoản 2.3 - Mục 2thuộc Chương II;

c. Cục Khuyến nông vàkhuyến lâm (số 2 Ngọc Hà - Quận Ba Đình - Hà Nội, điện thoại: 8234651, Fax:8236403) hoặc Đại diện Cục Khuyến nông và khuyến lâm tại thành phố Hồ Chí Minh(số 12 Phùng Khắc Khoan - thành phố Hồ Chí Minh, điện thoại: 088.243.870 và088.293.280): các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c - khoản 3.2 - Mục 3(trừ những loại giống cây trồng, giống vật nuôi có trong qui định của Nghị định18/HĐBT ngày 17/1/1992 và qui định của CITES phải gửi về Cục Kiểm lâm), điểm c- Mục 6, điểm b - Mục 7 và Mục 8 thuộc Chương II;

d. Cục Thú y (phườngPhương Mai - Quận Đống Đa - Hà Nội, điện thoại: 8696788, Fax: 8691311) hoặc Cơquan thường trực Cục Thú y tại thành phố Hồ Chí Minh (số 521 Hoàng Văn Thụ-QuậnTân Bình - thành phố Hồ Chí Minh, điện thoại: 08.8444024, Fax: 08.8569050): cáctrường hợp quy định tại điểm b và c - Mục 4 thuộc Chương II;

đ. Cục Bảo vệ thực vật(số 149 phố Hồ Đắc Di - Quận Đống Đa - Hà Nội, điện thoại: 8519451, Fax:5330043) hoặc Đại diện Cục Bảo vệ thực vật tại thành phố Hồ Chí Minh (số 28 phốMạc Đĩnh Chi - Quận I - thành phố Hồ Chí Minh, điện thoại: 8221413, Fax:8244187): các trường hợp quy định tại điểm c và d - Mục 5 thuộc Chương II;

2. Mẫu hồ sơ: Theomẫu hồ sơ do các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và phát triểnnông thôn ban hành.

3. Thời hạn giải quyếthồ sơ: Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cáccơ quan tiếp nhận hồ sơ nói tại Mục 1 Chương này phải có văn bản trả lời.

4. Hiệu lực thi hành.

Thông tư này thay thếThông tư số 41/2000/TT-BNN-KH ngày 13/4/2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triểnnông thôn về hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lýchuyên ngành nông nghiệp.

Thông tư này có hiệulực thi hành kể từ ngày ký.

Trong quá trình thựchiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn để xem xét giải quyết./.

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Lê Huy Ngọ

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.