Sign In

NGHỊ QUYẾT

Phê chuẩn đề án hỗ trợ người lao động đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 07 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Xét Tờ trình số 254/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn đề án hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020; báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội của Hội đồng nhân dân; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn đề án hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh (kèm theo Đề án số 03/ĐA-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020).

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu Khóa IX, Kỳ họp thứ năm thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 17 tháng 12 năm 2017./.

 

CHỦ TỊCH

 

 

Lê Thị Ái Nam

ĐÊ ÁN

Hỗ trợ người lao động đi làm việc nước ngoài
theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020

Phần I

LỜI MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết ban hành Đề án hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động là vấn đề được Đảng, Nhà nước luôn quan tâm vì đây là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là hoạt động góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nhàn rỗi, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhằm giảm nghèo, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác. Bên cạnh các biện pháp giải quyết việc làm trong nước thì việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp hiệu quả cần được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động sẽ được đào tạo, tiếp thu công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ, tay nghề, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm tiên tiến và tích lũy được một phần vốn để đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm sau khi về nước. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng tạo điều kiện thay đổi đời sống của người lao động, nhiều người từ nghèo trở nên khá giả, nhiều người trở về nước đã trở thành các nhà đầu tư, thành lập doanh nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương. Do đó, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được coi là ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội. Cùng với cả nước tỉnh Bạc Liêu đã và đang chú trọng đến việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.

Tuy nhiên, trong thời gian qua người lao động Bạc Liêu đi làm việc ở nước ngoài còn ít, do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là do thiếu vốn để đóng các khoản phí tư vấn, học phí đào tạo nghề, học phí học ngoại ngữ, học phí giáo dục kiến thức cần thiết, chi phí khám sức khỏe, chi phí làm hộ chiếu, tiền ăn trong thời gian học, chi phí môi giới đóng cho các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền mua vé máy bay... từ đó rất nhiều người lao động có nguyện vọng muốn đi làm việc ở nước ngoài nhưng không thể đi được vì không có vốn, đặc biệt là những lao động có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay, hàng năm số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng qua Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bình quân hàng năm khoảng 103 lao động (đạt 34,3% chỉ tiêu kế hoạch), số lao động còn lại đi lao động ở nước ngoài thông qua người thân bảo lãnh không theo hợp đồng chứa đựng nhiều rủi ro đối với người lao động; bên cạnh đó, hàng năm nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia có hỗ trợ kinh phí cho người lao động của tỉnh thuộc đối tượng thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số; hộ nghèo, hộ cận nghèo; hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ tiêu khoảng 30 lao động/năm, chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của tỉnh (kế hoạch mỗi năm đưa 300 lao động đi làm việc ở nước ngoài); Ngân hàng Chính sách xã hội cho người lao động thuộc diện hộ nghèo vay tối đa 50 triệu đồng để đóng các khoản chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chỉ đáp ứng được khoảng 50% đến 60% chi phí bình quân của người lao động; số lao động không thuộc đối tượng thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số; hộ nghèo, hộ cận nghèo; hộ bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng gia đình rất khó khăn có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài chưa nhận được sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh. Do đó, người lao động rất cần sự hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách này.

Để tạo điều kiện cho người lao động trong tỉnh có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững, trong điều kiện Ngân sách Trung ương chỉ hỗ trợ một phần cho lao động thì ngân sách tỉnh cần hỗ trợ thêm để đóng các khoản chi phí khác. Vì vậy, việc xây dựng và triển khai Đề án hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020 là rất cần thiết, nhằm hỗ trợ kinh phí cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tạo điều kiện cho người lao động trong tỉnh có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài, tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình.

II. Tên Đề án: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020

III. Cơ quan chủ quản Đề án: Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu

IV. Căn cứ pháp lý

- Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội Khóa XI, kỳ họp thứ 10 về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đông;

- Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

- Thông tư số 2l/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị đinh số 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm (Sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH- BTC);

- Chỉ thị số 14-CT/TƯ ngày 09/10/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu (Khóa XIV) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê chuẩn Chương trình Việc làm và Giảm nghèo bền vững tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2020.

Phần II

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐƯA

LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐÔNG

I. Thực trạng lao động việc làm năm 2016

Tính đến thời điểm 31/12/2016, dân số tỉnh Bạc Liêu là 893.790 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) là 635.135 người và đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 482.312 người, cụ thể:

Nội dung

Toàn tỉnh (ĐV

T:Người) Ghi chú

Tổng số

Nữ

1. Dân số

893.790

455.832

 

2. Số người trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên

635.135

323.918

 

3. Lao động từ 15 tuổi tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân

482.312

245.979

 

4. Cơ cấu lao động (%)

100%

51%

 

- Nông lâm nghiệp và thủy sản

64,20%

32,74%

 

- Công nghiệp, xây dựng

9,20%

4,69%

 

- Dịch vụ

26,60%

13,57%

 

5. Tỷ lệ lao động thất nghiệp (%)

2,7%

1,38%

 

 

II. Đánh giá thực trạng công tác đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2011 - 2016

1. Kết quả thực hiện:

Trong 6 năm qua (2011 - 2016) tỉnh đã đưa 1.335 lao động đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu tập trung vào các thị trường có yêu cầu phù hợp với trình độ năng lực của người lao động Bạc Liêu và có thu nhập khá, mức chi phí môi giới phù hợp với khả năng tài chính của người lao động tại địa phương (trong đó đặc biệt là những lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách, người có công với cách mạng; lao động là người dân tộc thiểu số; lao động thuộc hộ nghèo; lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; lao động thuộc hộ cận nghèo). Cụ thể:

Năm

Tổng

số

Nữ

Thị trường

Nhật bản

Hàn quốc

Đài loan

Malaysia

Nước

khác

2011

224

34

32

185

2

5

0

2012

131

24

10

104

8

9

0

2013

196

123

4

71

26

51

44

2014

223

92

25

50

49

75

24

2015

256

118

23

76

62

67

28

2016

305

143

35

104

106

22

38

Tổng

cộng

1.335

534

129

590

253

229

134

 

Thu nhập của đa số lao động Bạc Liêu làm việc ở nước ngoài mức lương bình quân cao hơn ở Việt Nam và được lo ăn, chỗ ở. Ngoài tiền lương người lao động còn có tiền làm thêm giờ, tăng ca và nếu làm việc tốt sau 3 năm làm việc cố gắng tiết kiệm có thể tích lũy về cho gia đình khoảng 120 đến 150 triệu đồng đối với thị trường Malaysia; từ 360 đến 500 triệu đồng đối với thị trường Đài Loan và từ 600 đến 800 triệu đồng đối với thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản.

2. Đánh giá kết quả thực hiện

Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong quá trình thực hiện tuy còn gặp nhiều khó khăn trở ngại nhưng với sự cố gắng của các cấp uỷ, chính quyền, các Sở, ban, ngành đoàn thể có liên quan, trong 6 năm toàn tỉnh đã đưa được 1.335 lao động đi làm việc ở nước ngoài bước đầu đã tạo được phong trào trong nhân dân, góp phần thực hiện công tác giải quyết việc làm và giảm nghèo; tuy nhiên trong quá trình thực hiện có những mặt mạnh, mặt yếu như sau:

a) Thuận lợi

- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kịp thời các chủ trương, chính sách hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, sự phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo các ngành chức năng của tỉnh, cấp uỷ, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tốt công tác quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các chủ trương chính sách hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Do đó, công tác phối họp, triển khai thực hiện từ cấp tỉnh đến cơ sở diễn ra đồng bộ, kịp thời.

- Các đơn vị cung ứng lao động và các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh, các địa phương trong tư vấn tuyển dụng lao động.

- Các ngành chức năng (Lao động - Thương bỉnh và Xã hội, Công an, Y tế) tích cực hỗ trợ các đơn vị cung ứng lao động cũng như các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong việc giải quyết hồ sơ, khám sức khỏe và tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động.

- Một bộ phận người lao động và gia đình của họ đã thoát nghèo và vươn lên khá giả làm giàu chính đáng bằng con đường đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Do đó, người lao động trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến nhận thức về mặt tư tưởng theo hướng tích cực, ngày càng nhiều lao động có mong muốn tham gia đi làm việc ở nước ngoài.

b) Khó khăn

- Công tác tuyên truyền giáo dục về mục đích, ý nghĩa của việc doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động có nơi làm chưa tốt; công tác giáo dục định hướng, chương trình dạy ngoại ngữ cho người lao động chưa phù hợp, thời gian ngắn, ảnh hường đến nhận thức và am hiểu về phong tục tập quán của các nước mà người lao động đến làm việc; thời gian qua đã xảy ra những vụ việc người lao động vi phạm hợp đồng lao động, làm ảnh hưởng đến uy tín của người lao động Bạc Liêu tại nước bạn.

- Sự phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội với các ngân hàng chưa chặt chẽ trong việc hướng dẫn cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đưa người lao động đi làm việc ờ nước ngoài theo hợp đồng khá cao và kéo dài, nhiều người lao động và gia đình không thực hiện đúng cam kết trả nợ đinh kỳ. Các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa tích cực hỗ trợ các ngân hàng thu hồi vốn, từ đó các ngân hàng (trừ Ngân hàng chỉnh sách xã hội) chưa quan tâm cho vay, làm ảnh hưởng đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức, ngoại ngữ của người tham gia đi lao động nước ngoài còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với nhu cầu của các thị trường có thu nhập cao; chính sách cho vay vốn còn hạn chế về đối tượng và định mức vay, người lao động chỉ được vay chi phí theo hợp đồng của doanh nghiệp, còn các chi phí học nghề, ăn, ở, đi lại trong thời gian học thì không được vay. Các chi phí này cũng rất cao, người nghèo, cận nghèo không lo nổi khoản phí này điều đó làm ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng và tham gia xuất khẩu của lao động.

- Các chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ờ nước ngoài theo hợp đồng từ Chương trình hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chưa phù hợp với nhu cầu của từng loại đổi tượng và việc ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm trễ làm cho địa phương thực hiện gặp khó khăn.

- Sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, đoàn thể và các ngành liên quan của tỉnh với các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa đồng bộ, chặt chẽ từ khâu tuyển dụng, đào tạo, lập hồ sơ xuất cảnh (hồ sơ cá nhân, hộ chiếu, phiếu khám sức khoẻ, hồ sơ vay vốn) đến quản lý giám sát người lao động và chủ sử dụng lao động ở nước ngoài.

- Các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa chấp hành tốt chế độ báo cáo định kỳ, tình hình làm việc, thu nhập và đời sống của người lao động tại nước sở tại, nên chưa giải quyết kịp thời những vướng -mắc, tranh chấp hợp đồng lao động, hỗ trợ người lao động giải quyết những khó khăn trong thời gian làm việc ở nước ngoài.  

Phần III

NỘI DUNG HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC
                       Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

I. Muc tiêu

Từ năm 2018 đến hết năm 2020, hỗ trợ bằng 2 hình thức (hỗ trợ chi phí không hoàn lại và hỗ trợ cho vay vốn) cho 900 lao động tỉnh Bạc Liêu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Mỗi năm sẽ hỗ trợ cho 300 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó: hỗ trợ cho 240 lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân của người có công với cách mạng, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp (quy định tại Quyết định sổ 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ) và 60 lao động thuộc đối tượng khác.

II. Nội dung hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1. Hỗ trợ không hoàn lại chi phí ban đầu làm hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1.1 Đối tượng hỗ trợ

Là người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hộ khâu thường trú trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và thuộc đôi tượng sau:

a) Người dân tộc thiểu số;

b) Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật;

c) Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngàỵ 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

d) Người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất (quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ)

đ) Đối tượng khác không thuộc các đối tượng quy định tại Tiết a, b, c, d của Điểm 1.1. II, Phần III của Đề án này (Không quá 20%/chỉ tiêu kế hoạch năm).

1.2. Mức hỗ trợ không hoàn lại, gồm các khoản chi phí

a) Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết

- Đào tạo nghề: Theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới. 03 tháng (từ 2 triệu - 4 triệu đồng/người/khóa học);

- Đào tạo ngoại ngữ: Theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học;

- Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: Theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;

- Tiền ăn trong thời gian đào tạo: Mức 40.000 đồng/người/ngày (tạm tính 5,2 triệu đồng)/khóa học;

- Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên;

b) Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài gồm:

- Lệ phí làm hộ chiếu theo mức quy định tại Thông tư số 157/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam (200.000 đồng);

- Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nôp, quản lý và sử dung lê phí cấp phiếu lý lich tư pháp (từ 100.000 -200.000 đồng) ;

- Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động;

- Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.

c) Mức hỗ trợ bình quân tối đa không quả 13.930.000 đồngâao động

- Mức hỗ trợ cho lao động thuộc các đối tượng Tiết a, b, c, d, Điểm 1.1. II, Phần III, Đề án này, mức hỗ trợ tối đa không quá 13.930.000 đ/lao động (100% chi phí hồ sơ).

- Mức hỗ trợ cho lao động thuộc đối tượng Tiết đ, Điểm 1.1. II, Phần III, Đề án này, mức hỗ trợ tối đa không quá 6.965.000 đ/lao động (50% chi phí hồ sơ).

* số lần được hỗ trợ: Người lao động chỉ được hỗ trợ một lần các khoản chi phí theo quy định tại các khoản nêu trên.

2. Hỗ trợ cho vay chi phí xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

2.1. Điều kiện vay vốn:

Có hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc tổ chức, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm vịệc ở nước ngoài theo hợp đồng; có lịch xuất cảnh của người lao động, được doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài xác nhận; cư trú hợp pháp tại địa phương nơi ngân hàng cho vay. Đề nghị vay vốn nếu thuộc các đối tượng sau:

- Người lao động có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thuộc các đối tượng dưới đây, lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội:

+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định tại Khoản 1, Điều 11 của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.

+ Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo họp đồng theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.

- Người lao động có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu không thuộc đối tượng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phải đáp ứng điều kiện sau:

+ Có hợp đồng ký kết giữa người đi lao động với doanh nghiệp dịch vụ về việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; có hợp đồng ký kết sử dụng người đi lao động giữa doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong nước với doanh nghiệp sử dụng lao động ở nước ngoài, trong hợp đồng phải có tên người đi lao động;

+ Có Biên bản cam kết giữa người đi lao động/Đại diện hộ gia đình của người đi lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi cho vay về việc cam kết sử dụng vốn vay của ngân hàng đúng mục đích;

+ Người vay phải mở tài khoản tiền gửi, duy tri tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi cho vay; hàng tháng người đi lao động phải chuyển tiền từ nước ngoài về tài khoản tiền gửi của người vay (người lao động/đại diện hộ gia đình của người lao động) đê trả nợ theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; người đi lao động có văn bản cam kết hàng tháng chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của người vay (người lao động/đại diện hộ gia đình của người lao động) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi cho vay để trả nợ, qua hệ thống chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.2. Mục đích sử dụng vốn vay: vốn vay được sử dụng vào việc chi trả các chi phí, lệ phí hợp pháp cần thiết để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đã ký giữa bên tuyển dụng và người lao động gồm: Phí tư vấn hợp đồng, phí đặt cọc, vé máy bay một lượt từ Việt Nam đến nước mà ngưòi lao động tới làm việc, chi phí cần thiết khác tại Hợp đồng lao động.

* Nhu cầu vốn vay tạm tính của người lao động

Mỗi năm hỗ trợ cho vay vốn là 300 lao động, chia theo thị trường và chi phí xuất cảnh:

Nhật Bản: 80 lao động x 100 triệu đồng =  8.000 triệu đồng;

Hàn Quốc: 20 lao động x 50 triệu đồng  =  1.000 triệu đồng;

Đài Loan: 90 lao động x 100 triệu đồng =  9.000 triệu đồng;

Malaysia: 40 lao động x 28 triệu đồng    =  1.120 triệu đồng;

Nước khác: 70 lao động x 50 triệu đồng =  3.500 triệu đồng;

Tổng kinh phí hỗ trợ vay:                         22.620 triệu đồng.

Nhu cầu vay vốn của người lao động bình quân 01 lao động vay 75.400.000đ

2.3 Mức cho vay tối đa:

Mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồầg ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo họp đồng. Cụ thê như sau:          

- Lao động thuộc các đối tượng Tiết a, b, c, d, Điểm 1.1. II, Phần III, Đề án

này lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội:

+ Từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm: Cho vay tín chấp 50 triệu đồng.

+ Từ ngân sách tỉnh uỷ thác: Cho vay tín chấp số tiền chênh lệch còn lại của tổng chi phí xuất cảnh của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Lao động thuộc các đối tượng Tiết đ, Điểm 1.1. II, Phần III Đề án này lập hồ sơ vay vốn tại:

+ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Căn cứ vào nguồn vốn; nhu cầu vay và khả năng trả nợ của người lao động, hộ gia đĩnh người lao động, giá trị tài sản đảm bảo quyết định mức cho vay; mức cho vay tối đa không quá 80% tổng số các chi phí hợp lý được ghi trong hợp đồng lao động ký kết với ngựời đi lao động với doanh nghiệp dịch vụ. Việc cho vay có đảm bảo và không có đảm bảo thực hiện theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn từng thời kỳ (tạm tính mức cho vay hình quân 50 triệu đồng/01 lao động).

+ Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay tín chấp từ vốn ngân sách tỉnh uỷ thác: Số tiền chênh lệch còn lại của tổng chi phí xuất cảnh của lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2.4.Thời han vay: Việc xác định thời hạn cho vay căn cứ vào thời hạn đi lao đông ở nước ngoài theo Hợp đồng tuyển dụng và khả năng trả nợ của người vay nhưng tối đa không quá thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

2.5. Lãi suất cho vay: Lãi suất vay vốn ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định (riêng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam quy định mức lãi suất riêng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

3. Hình thức hỗ trợ tài chính

3.3. Hình thức hỗ trợ không hoàn lại chi phí ban đầu làm hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện. Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu Kế hoạch đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; xây dựng Kế hoạch dự toán kinh phí trình Sở Tài chính, UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện theo các hình thức sau:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ căn cứ Giấy đề nghị thanh toán của người lao động và mức hỗ trợ để xem xét, quyết định hỗ trợ cho người lao động.

Chứng từ quyết toán lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gồm:

- Giấy đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLDTBXH-BTC;

- Giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1.1. II, Phần III Đề án này gồm:

+ Người lao động là người dân tộc thiểu số: bản sao chứng minh nhân dân (thẻ căn cước công dân) hoặc hộ chiếu;

+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo: Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại Giấy đề nghị hỗ trợ của người lao động;

+ Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng: Giấy xác nhận là thân nhân người có công với cách mạng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

+ Riêng đối với người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp (quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ): Bản sao quyết định cấp có thẩm quyền về việc thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình.

- Bản sao hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (có xác nhận của doanh nghiệp) hoặc bản sao hợp đồng cá nhân ký giữa người lao động với chủ sử dụng lao động (nếu hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có chứng thực) và xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Bản sao hộ chiếu và thị thực;

- Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết của người lao động làm cơ sở thanh toán chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo;

- Hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng, kiến thức cần thiết, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp;

Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ (trực tiếp hoặc qua tài khoản ngân hàng) cho người lao động; lưu giữ các hồ sơ, chứng từ nêu trên theo quy định.

3.2. Hình thức, phương thức, quy trình thủ tục cho vay, quy trình thu nợ, thu lãi, xử lý rủi ro

- Thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Mục 3 Chương V, Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

- Hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghỉệp và phát triển nông thôn về cho vay vốn đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Thực hiện theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và cho vay Giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.

4. Huy động nguồn lực hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

4.1. Nguồn Quỹ quốc gia về việc làm được Trung ương phân bổ hàng năm

- Hỗ trợ không hoàn lại 100% chi phí làm hồ sơ, học nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động thuộc đối tượng Tiết a, b, c, d, Điểm 1.1. II, Phần III, Đề án này.

- Hỗ trợ cho vay chi phí xuất cảnh của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải đóng cho doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4.2. Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ hàng năm

- Hỗ trợ không hoàn lại 50% chi phí làm hồ sơ, học nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động, thuộc đối tượng Tiết đ, Điểm 1.1. II, Phần III, Đề án này.

- Hỗ trợ cho vay chi phí xuất cảnh của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải đóng cho doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4.3. Nguồn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hỗ trợ cho người lao động vay.

4.4. Nguồn kinh phí người lao động tự túc: 50% chi phí làm hồ sơ, học nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết.

5. Kinh phí dự kiến thực hiện Đề án

Dự kiến bình quân mỗi năm Đề án sẽ hỗ trợ kinh phí cho khoảng 300 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó: Nguồn vốn Trung ương từ Quỹ quốc gia về việc làm hỗ trợ cho 240 người/năm, nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 60 người/năm.

Thời gian thực hiện Đề án là 03 năm (từ năm 2018 đến hết năm 2020).

5.1. Ngân sách Trung ương (từ Quỹ quốc gia về việc làm)

Dự kiến bình quân hỗ trợ cho 240 lao động.

- Hỗ trợ kinh phí không hoàn lại: 240 lao động x 13.930.000 đ (hỗ trợ 100% chi phí) = 3.343.200.000 đ.

- Hỗ trợ cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội: 240 lao động x 50.000.000 đ = 12.000.000.000 đ.

Tổng kinh phí hỗ trợ 01 năm: 15.343.200.000 đ.

Tổng kinh phí hỗ trợ 03 năm: 46.029.600.000 đ      (1).

5.2. Ngân sách tỉnh

Dự kiến bình mỗi năm hỗ trợ kinh phí không hoàn lại cho 60 lao động, hỗ trợ cho vay (số chênh lệch chi phí xuất cảnh) cho 300 lao động.

Hỗ trợ kinh phí không hoàn lại: 60 lao động x 6.965.000 đ (hỗ trợ 50% chi phí) = 417.900.000 đ.

Hỗ trợ cho vay: Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ cho vay từ vốn ngân sách tỉnh uỷ thác: 300 lao động x 25.400.000 đ = 7.620.000.000 đ.

Tổng kinh phỉ hỗ trợ 01 năm: 8.037.900.000 đ.

Tổng kinh phỉ hỗ trợ 03 năm: 24.113.700.000 đ            (2).

(Trong đó, 9.000.000.000 đ hỗ trợ cho xuất khẩt lao động từ Nghị Quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh chuyển sang).

5.3. Vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Dự kiến bình mỗi năm hỗ trợ cho vay 60 lao động: 60 lao động x 50.000.000 đ = 3.000.000.000 đ.

Tổng kinh phí hỗ trợ 03 năm: 9.000.000.000 đ  (3).

5.4. Nguồn kinh phí người lao động tự túc: 60 lao động x 6.965.000 đ (hỗ trợ 50% chi phí) = 417.900.000 đ.

Tổng kinh phỉ hỗ trợ 03 năm: 1.253.700.000 đ  (4).

5.5. Tổng nhu cầu tài chỉnh của Đề án: (l)+(2)+(3)+(4) = 80.397.000.000 đ

Trong đó:

+ Hỗ trợ không hoàn lại 11.283.300.000 đ;

+ Hỗ trợ cho vay 67.860.000.000 đ;

+ Người lao động tự túc 1.253.700.000 đ.

- Bình quân mỗi năm đề nghị hỗ trợ 26.381.100.000đ

+ Ngân sách Trung ương 15.343.200.000đ

Hỗ trợ không hoàn lại 3.343.200.000đ

Hỗ trợ cho vay 12.000.000.000đ

+ Ngân sách tỉnh 8.037.900.000đ

Hỗ trợ không hoàn lại 417.900.000đ

Hỗ trợ cho vay 7.620.000.000đ

+ Vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3.000.000.000đ

- Bình quân mỗi năm người lao động tự túc kinh phí 417.900.000 đ.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài chính

- Trên cơ sở dự toán kinh phí hàng năm để thực hiện hỗ trợ cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tham mưu đề xuất với ủy ban nhân dân tỉnh:

+ Bố trí kinh phí từ Ngân sách tỉnh cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (phần chênh lệch giữa nhu cầu thực tế với phần kinh phí từ Dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững) để thực hiện các chính sách hỗ trợ không hoàn lại đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Bố trí nguồn vốn từ ngân sách tỉnh ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội, đảm bảo chuyển vốn đầy đủ, kịp thời cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay các đối tượng chính sách đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn và thực hiện kiểm tra kết quả tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn ủy thác tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Trực tiếp tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ không hoàn lại đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm (hỗ trợ chi phí học nghề, chi phí học ngoại ngữ, chi phí học giáo dục định hướng, tiền ăn trong thời gian học nghề, học ngoại ngữ, học giáo dục định hướng, chi phí làm hộ chiếu, chi phí làm visa, chi phí khám sức khỏe, chi phí đi lại trong thời gian học nghề, học ngoại ngữ, học giáo dục định hướng).

- Kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo hoặc các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong việc thực hiện hợp đồng đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục kiến thức cần thiết cho người lao động.

- Quản lý sử dụng kinh phí hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đúng quy định của pháp luật.

- Quyết toán kinh phí với Sở Tài chính và báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

- Sở lao động - Thương binh và Xã hội phối họp với các các Sở, ngành có liên quan thực hiện tốt việc cam kết của người lao động trở về nước sau khi hết hạn hợp đồng lao động, nhằm hạn chế tình trạng trốn ở lại, cư trú bất hợp pháp, vi phạm luật pháp nước sở tại.

3. Công an tỉnh

- Cấp hộ chiếu cho người lao động theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo lực lượng công an các cấp trên địa bàn tỉnh nắm tình hình các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm phòng ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan có liên quan điều tra, xử lý đối với những trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm theo quy định của pháp luật.

4.Sở Ytế

Chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức khám và chứng nhận sức khoẻ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.

5. Cơ quan thông tin, truyền thông

a) Sở Thông tin - Truyền thông

Định hướng cho các cơ quan báo chí, Trang thông tin điện tử (Website), bản tin trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

b) Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bạc Liêu

Phối hơp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan để làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, kịp thời phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

6. Các tổ chức chính tri - xã hội nhận ủy thác

- Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn hộ vay vốn gia nhận vào thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn để thực hiện uỷ thác cho vay.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động tín dụng theo văn bản liên tịch và hợp đồng uỷ thác đã ký với Ngân hàng Chính sách xã hội.

7. Ngân hàng Chính sách xã hội

- Thống nhất quy trình chung hướng dẫn trong hệ thống, phối hợp với các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để cho vay đối với người lao động (theo Hướng dẫn số: 3798/NHCS-TDSV ngày 20/11/2015 của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm).

- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ngân sách của tỉnh chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra vốn vay, xử lý nợ theo quy định.

- Định kỳ, hàng năm báo cáo kết quả tình hình tạo lập, quản lý, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh chuyển qua Ngân hàng chính sách xã hội về Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/01 của năm sau.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Căn cứ quy định trong hệ thống về cho vay đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo họp đồng bố trí nguồn vốn bảo đảm cho vay đáp ứng nhu cầu lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Đề án.        

- Xem xét cho vay không thế chấp tới 50 triệu đồng để người lao động thuộc gia đình cận nghèo, khó khăn được tiếp cận vay vốn.

- Thống nhất quy trình chung hướng dẫn trong hệ thống, phối hợp với các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để cho vay đối với người lao động (theo Quyết định sổ 1168/QĐ-NHNo-HSX ngày 11/11/2014 của Tổng Giám đốc Agribank về việc ban hành hướng dẫn cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong hệ thống Ngân hàng Agribank).

Trên đây là Đề án Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu./.

 

Hội đồng Nhân dân tỉnh Bạc Liêu

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Lê Thị Ái Nam