QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng
|
|
1/01/clip_image001.gif" width="228" /> |
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ban hành ngày 24/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VII;
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định về việc ban hành Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng.
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 06/2012/QĐ-KTNN ngày 11/4/2012 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21/11/2017
của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng (viết tắt TCNH) quy định trình tự, nội dung, thủ tục tiến hành các công việc của cuộc kiểm toán các tổ chức TCNH do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Quy trình kiểm toán này được xây dựng trên cơ sở Luật Kiểm toán nhà nước (viết tắt KTNN); hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về các tổ chức TCNH; Quy trình kiểm toán của KTNN (ban hành theo Quyết định số 08/2016/QĐ-KTNN ngày 23/12/2016 của Tổng KTNN); Hệ thống Chuẩn mực KTNN (ban hành theo Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/7/2016 của Tổng KTNN); Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN (ban hành theo Quyết định số 01/2016/QĐ-KTNN ngày 20/6/2016 của Tổng KTNN) và thực tiễn hoạt động kiểm toán trong lĩnh vực TCNH.
Quy trình kiểm toán các tổ chức TCNH quy định những nội dung cụ thể, mang tính đặc thù đối với kiểm toán các tổ chức TCNH theo 4 bước sau:
- Chuẩn bị kiểm toán.
- Thực hiện kiểm toán.
- Lập và gửi báo cáo kiểm toán.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy trình này áp dụng cho các đơn vị trực thuộc KTNN, các Đoàn KTNN và các tổ chức, cá nhân có liên quan, khi thực hiện cuộc kiểm toán đối với các đơn vị là các tổ chức TCNH mà Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần vốn góp của Nhà nước; các tổ chức TCNH khác theo đề nghị của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
Đối với các doanh nghiệp trực thuộc các tổ chức TCNH nhưng hoạt động kinh doanh các ngành nghề khác ngoài lĩnh vực TCNH, được thực hiện kiểm toán theo Quy trình kiểm toán doanh nghiệp của KTNN.
Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các tổ chức TCNH có thụ hưởng Ngân sách nhà nước (viết tắt NSNN) thì riêng phần NSNN cấp được thực hiện kiểm toán theo Quy trình kiểm toán NSNN của KTNN.
Khi kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của các tổ chức TCNH, được thực hiện kiểm toán theo Quy trình kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình của KTNN.
Điều 3. Yêu cầu đối với Đoàn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán
Khi thực hiện cuộc kiểm toán các tổ chức TCNH, Đoàn kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán, phải tuân thủ các quy định tại Quy trình kiểm toán của KTNN và các quy định tại Quy trình này.
Điều 4. Nội dung kiểm toán
Tùy theo đặc điểm, tính chất của từng cuộc kiểm toán có thể áp dụng các nội dung kiểm toán như: kiểm toán tài chính; kiểm toán tuân thủ; kiểm toán hoạt động, hoặc kết hợp cả 3 nội dungkiểm toán này.
Điều 5. Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quy trình kiểm toán của KTNN.
Điều 6. Tài liệu, hồ sơ kiểm toán
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy trình kiểm toán của KTNN.
Chương II
CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
Điều 7. Khảo sát, thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán
1. Lập, phê duyệt và gửi Đề cương khảo sát
a) Trước khi tiến hành khảo sát, thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, Đoàn khảo sát của Đoàn KTNN phải tiến hành lập Đề cương khảo sát. Nội dung chủ yếu của Đề cương khảo sát phải xác định rõ: căn cứ và yêu cầu khảo sát; thông tin cơ bản cần thu thập theo tính chất của cuộc kiểm toán; các tài liệu, hồ sơ khác cần thu thập liên quan đến vấn đề được kiểm toán; phương thức tổ chức khảo sát; đơn vị được khảo sát chi tiết; thời gian, nhân sự thực hiện; yêu cầu đánh giá và phân tích thông tin thu thập được…theo các qui định tại mục 1 Điều 7 Quy trình kiểm toán của KTNN và nội dung cụ thể tại Mẫu đề cương khảo sát đối với từng loại hình đối tượng được kiểm toán tại Phụ lục số 10.
Chất lượng của Đề cương khảo sát phải đảm bảo yêu cầu: thông tin, số liệu cần thu thập đầy đủ, hợp lý; phương thức thu thập thông tin phù hợp (yêu cầu đơn vị được kiểm toán và đơn vị có liên quan cung cấp bằng văn bản; tìm kiếm từ cơ sở dữ liệu, hồ sơ các cuộc kiểm toán liên quan; tìm kiếm từ nguồn khác…); lựa chọn đơn vị được khảo sát và thời gian khảo sát trực tiếp phù hợp. Bố trí nhân sự khảo sát, thu thập thông tin cần đảm bảo số lượng nhân sự đáp ứng được yêu cầu khảo sát thu thập thông tin; chất lượng nhân sự phù hợp (am hiểu về đối tượng và đơn vị được kiểm toán, có khả năng xây dựng Kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán...).
b) Trình Kiểm toán trưởng phê duyệt Đề cương khảo sát trước khi triển khai thực hiện khảo sát.
c) Gửi Đề cương khảo sát (bằng văn bản) cho đơn vị được khảo sát trước khi thực hiện các thủ tục khảo sát, thu thập thông tin tại đơn vị.
2. Khảo sát, thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ
Thực hiện theo Đề cương khảo sát đã được phê duyệt.
a) Thông tin cần thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ
- Các nhân tố kiểm soát chung như: môi trường hoạt động; luật pháp quy định đối với đơn vị được kiểm toán; các chính sách, quy chế, cơ chế quản lý kinh doanh, quản lý tài chính, kế toán và tín dụng; các quy định về quy trình nghiệp vụ,... mà đơn vị đang thực hiện; ngoài ra, cần thu thập thêm các văn bản có liên quan và nghiên cứu xác định những nội dung cơ bản và các quy định đặc thù của mỗi văn bản này.
- Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ:
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy và tổ chức kinh doanh, hoạt động, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: nghiên cứu Điều lệ, Quy chế tổ chức hoạt động, các văn bản phân cấp trong nội bộ của đơn vị được kiểm toán để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của từng bộ phận (tốt, chưa tốt, không tốt, không đúng thẩm quyền; đánh giá trách nhiệm,…), đánh giá tính phù hợp, hiệu lực, hiệu quả của các quy chế nội bộ.
+ Tổ chức công tác kế toán (tập trung hay phân tán; cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống công nghệ ứng dụng trong công tác kế toán); hệ thống chứng từ kế toán (chứng từ bắt buộc, chứng từ do đơn vị tự quy định hoặc tự in); hệ thống tài khoản kế toán (hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng; việc quy định chi tiết về hệ thống tài khoản kế toán có tính chất đặc thù...); hệ thống sổ kế toán: hình thức kế toán được áp dụng (Nhật ký chứng từ, Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ....); hệ thống báo cáo tài chính; chính sách kế toán đơn vị áp dụng (phương pháp kế toán tiền mặt hay dồn tích; phân bổ chi phí; phương pháp khấu hao; trích lập và xử lý dự phòng....); việc chỉ đạo và kiểm tra công tác tài chính, kế toán.
+ Hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin, công nghệ ứng dụng trong việc xử lý, quản lý các dịch vụ, hoạt động: quá trình tạo lập, kiểm soát, phê duyệt, chia sẻ, lưu trữ, tiếp cận,… thông tin của tổ chức.
+ Tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ (viết tắt KTNB), kiểm soát nội bộ (viết tắt KSNB): các quy định về tổ chức, nhân sự; các quy định, quy chế, quy trình, hướng dẫn, thủ tục hoạt động của KTNB, KSNB; tình hình và kết quả của KTNB, KSNB: các kết quả từ báo cáo, biên bản kiểm tra, các phát hiện,… của KTNB, KSNB trong niên độ được kiểm toán và những năm gần nhất.
Từ kết quả nghiên cứu các tài liệu trên, xác định vai trò, vị trí của KTNB, KSNB trong cơ cấu tổ chức của đơn vị; đánh giá sự quan tâm của người đứng đầu đơn vị đối với bộ phận của KTNB, KSNB; xác định tính độc lập, khách quan của của KTNB, KSNB; chức năng, nhiệm vụ của của KTNB, KSNB; tìm hiểu năng lực chuyên môn cũng như hiệu quả hoạt động của bộ phận của KTNB, KSNB…
b) Phương pháp thu thập thông tin về hệ thống KSNB: thực hiện theo các quy định tại Điều 7 Quy trình kiểm toán của KTNN; lưu ý thêm một số nội dung sau: các chính sách, nội quy, quy định của đơn vị (nếu kiểm toán lần đầu) hoặc các thay đổi liên quan đến các nội dung trên (nếu đã kiểm toán); các báo cáo về quản trị, điều hành của năm hiện hành và các năm trước; Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Biên bản các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý, Hội đồng thành viên, Ban điều hành (Ban Tổng Giám đốc hoặc Ban Giám đốc); những cam kết với các cổ đông chiến lược, công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các đơn vị, tổ chức có liên quan; thông tin từ các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, Hiệp hội, mạng internet, báo chí,...
3. Thu thập thông tin về tình hình tài chính và thông tin liên quan khác
Thực hiện theo các quy định tại Điều 7 Chương II Quy trình kiểm toán của KTNN, lưu ý thêm một số nội dung sau:
a) Thông tin cần thu thập
- Tùy thuộc vào loại hình tổ chức TCNH cần nắm mục tiêu hoạt động chủ yếu, chức năng, nhiệm vụ được quy định của từng đối tượng; cấp quyết định để làm cơ sở xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi của cuộc kiểm toán phù hợp với loại hình tổ chức được kiểm toán.
- Những thay đổi hiện tại hoặc sắp tới về công nghệ, loại hình, quy trình nghiệp vụ; tình hình triển khai và dự định kế hoạch, chiến lược của đơn vị trong việc cải tiến công nghệ, quy trình nghiệp vụ, dịch vụ, sản phẩm mới có thể cung cấp trong tương lai nhằm đánh giá sơ bộ về tính hoạt động liên lục và lâu dài của đơn vị.
- Khảo sát và thu thập các thông tin liên quan khác như thông tin về kế hoạch kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước, địa phương, bộ ngành (nếu có) để xem xét, tránh trùng lặp các đơn vị, đối tượng khi lập Kế hoạch kiểm toán.
b) Phương pháp thu thập thông tin: Thực hiện theo các quy định tại mục b Điều 7 Quy trình kiểm toán của KTNN; quy định tại đoạn 13 đến đoạn 44 của CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán tài chính; đoạn 15 đến đoạn 18 CMKTNN 1300 - Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính; đoạn 18 đến đoạn 20 của CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; đoạn 10 đến đoạn 13 của CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan của KTNN.
Điều 8. Đánh giá hệ thống KSNB và thông tin đã thu thập
1. Đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán
Ngoài các nội dung phân tích, đánh giá hệ thống KSNB và các thông tin đã thu thập được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Chương II của Quy trình kiểm toán của KTNN, cần tập trung một số nội dung sau:
a) Đánh giá độ tin cậy, tính hợp pháp, hợp lệ của các thông tin thu thập được.
b) Tổng hợp, nghiên cứu và phân tích các tài liệu do các đơn vị báo cáo theo quy định của Luật KTNN và theo yêu cầu của KTNN.
c) Thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin liên quan khác về các đơn vị được kiểm toán và các đơn vị trực thuộc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
d) Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị được kiểm toán (phân tích tổng quát báo cáo tài chính và các vấn đề liên quan).
đ) Phân tích, đánh giá về môi trường kiểm soát của các đơn vị được kiểm toán.
e) Đánh giá về tổ chức công tác kế toán.
g) Đánh giá về các quy định về tổ chức và hoạt động, kiểm soát, kiểm tra, thanh tra, quản lý, điều hành hoạt động của các đơn vị được kiểm toán …
h) Đánh giá việc chấp hành các quy định, quy chế nội bộ trong lập Báo cáo tài chính …
i) Đánh giá về hoạt động kiểm soát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của các đơn vị được kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước;
k) Đánh giá tổng hợp về độ tin cậy của hệ thống KSNB của các đơn vị được kiểm toán.
Thủ tục đánh giá hệ thống KSNB thực hiện theo quy định tại đoạn 18 đến đoạn 44 CM KTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính.
2. Phân tích, đánh giá thông tin
Sau khi đã phân loại thông tin thu thập được, tiến hành nhận xét, đánh giá sơ bộ và rút ra các ý kiến về mức độ tin cậy của hệ thống KSNB, bao gồm các nội dung sau: tính đầy đủ và hiệu lực của hệ thống KSNB; tính đầy đủ và hiệu lực của những quy định, quy trình KTNB, KSNB; hoạt động của hệ thống KTNB, KSNB; những hạn chế của hệ thống KTNB, KSNB.
Trên cơ sở thông tin đã thu thập về đơn vị được kiểm toán, Đoàn khảo sát tiến hành phân tích, đánh giá mức độ tin cậy; tính hợp pháp và hợp lệ các thông tin thu thập được; đánh giá tổng quát về tình hình tài chính và hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Thủ tục phân tích, đánh giá thông tin thực hiện theo quy định tại đoạn 5 đến đoạn 18 CMKTNN 1520 - Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính và các quy định khác có liên quan của KTNN.
Điều 9. Xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán
Trên cơ sở thông tin thu thập được và kết quả phân tích, đánh giá thông tin, kiểm toán viên nhà nước (viết tắt KTV) thực hiện việc xác định và đánh giá rủi ro để phục vụ việc xây dựng KHKT tổng quát. Trình tự, thủ tục xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán thực hiện theo quy định tại Điều 9 Chương II Quy trình kiểm toán của KTNN và các đoạn 45 đến đoạn 56 CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán tài chính; đoạn 23 đến đoạn 24 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; đoạn 16 đến đoạn 18 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan của KTNN.
Việc đánh giá và xác định rủi ro kiểm toán trong giai đoạn này là dựa trên những đánh giá tổng quát về các yếu tố tác động đến rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của từng đơn vị để làm cơ sở cho việc lựa chọn đơn vị được kiểm toán.
Điều 10. Xác định trọng yếu kiểm toán
Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thông tin về đơn vị được kiểm toán, kết quả đánh giá rủi ro, KTV xác định trọng yếu kiểm toán làm cơ sở xây dựng kế hoạch cuộc kiểm toán.
Trình tự, thủ tục xác định trọng yếu kiểm toán trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán thực hiện theo quy định tại đoạn 21 đến đoạn 42 CMKTNN 1320 - Xác định và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tài chính; đoạn 21 đến đoạn 22 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; đoạn 19 đến đoạn 24 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan của KTNN.
Đoàn khảo sát phải lập Báo cáo khảo sát và báo cáo này phải phản ánh đầy đủ tình hình, kết quả khảo sát; phản ánh đầy đủ kết quả đánh giá và phân tích thông tin; lập đúng tiến độ và tuân thủ quy định về mẫu biểu, cũng như các quy định khác của KTNN.
Điều 11. Lập và phê duyệt Kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán
1. Trên cơ sở khảo sát, thu thập và đánh giá thông tin về hệ thống KTNB, KSNB, thông tin về tài chính và các thông tin khác về đơn vị được kiểm toán, Trưởng Đoàn/Tổ trưởng khảo sát lập kế hoạch kiểm toán (viết tắt KHKT) theo quy định tại Điều 11 Quy trình kiểm toán của KTNN và các đoạn 11 đến đoạn 35 CMKTNN 1300 - Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính; đoạn 21 đến đoạn 48 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; đoạn 8 đến đoạn 38 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ. KHKT của cuộc kiểm toán thường có các nội dung cơ bản sau:
1.1. Mục tiêu kiểm toán
Mục tiêu của cuộc kiểm toán được xác định căn cứ vào định hướng kiểm toán hàng năm của KTNN; yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán; đặc điểm và tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán hoặc vấn đề được kiểm toán. Tùy theo loại hình kiểm toán, mục tiêu của chủ yếu của cuộc kiểm toán là:
- Xác nhận tính đúng đắn, trung thực của thông tin tài chính, báo cáo tài chính.
- Kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, các quy định nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
- Thông qua hoạt động kiểm toán chỉ ra các sai phạm và kiến nghị với đơn vị được kiểm toán về biện pháp khắc phục, chấn chỉnh công tác quản lý nội bộ; kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước; đề xuất với Chính phủ và cơ quan liên quan những kiến nghị sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính, tài sản công được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
1.2. Nội dung kiểm toán
Tùy theo tính chất của từng cuộc kiểm toán, nội dung kiểm toán được xác định theo quy định tại Điều 32 Luật KTNN. Thông thường nội dung kiểm toán được xác định căn cứ vào mục tiêu của cuộc kiểm toán; đặc điểm của đơn vị được kiểm toán, vấn đề được kiểm toán; yêu cầu của từng cuộc kiểm toán do Tổng KTNN quyết định nội dung kiểm toán; căn cứ vào yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán, tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán, Đoàn KTNN xác định những nội dung kiểm toán trọng tâm, trọng điểm trong những nội dung kiểm toán đã được xác định…
- Kiểm toán tài chính: đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
- Kiểm toán tuân thủ: đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
- Kiểm toán hoạt động: đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
1.3. Xác định tiêu chí kiểm toán
Tiêu chí kiểm toán được xác định cho từng cuộc kiểm toán phù hợp với mục đích, nội dung của cuộc kiểm toán, phù hợp với các dạng công việc là kiểm tra xác nhận hoặc kiểm tra đánh giá.Thực hiện xác định tiêu chí kiểm toán theo quy định tại khoản 3, Điều 11, Chương II của Quy trình kiểm toán của KTNN. Đối với kiểm toán tài chính, việc xác định tiêu chí kiểm toán thực hiện theo quy định tại các đoạn 26 đến đoạn 28 CMKTNN số 1300 - Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính; đối với kiểm toán hoạt động, việc xác định tiêu chí kiểm toán thực hiện theo quy định tại các đoạn 37 đến đoạn 43 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; đối với kiểm toán tuân thủ, việc xác định tiêu chí kiểm toán thực hiện theo quy định tại các đoạn 28 đến đoạn 32 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.
1.4. Phạm vi, giới hạn kiểm toán
a) Phạm vi kiểm toán: nêu những lĩnh vực hoạt động cần phải kiểm toán; xác định các nội dung, các đơn vị, các dự án, các vấn đề được kiểm toán chi tiết; danh sách các đơn vị được kiểm toán; quy mô, tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu được kiểm toán so với tổng thể của đơn vị được kiểm toán;
b) Thời kỳ kiểm toán: xác định rõ niên độ kế toán, hoặc khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc của chương trình, dự án hay công trình đầu tư XDCB,…
c) Giới hạn kiểm toán: nêu những giới hạn kiểm toán không thực hiện được bởi những lý do khách quan, chủ quan (phải nêu rõ lý do).
1.5. Phương pháp, thủ tục kiểm toán
Xác định các phương pháp theo quy định tại đoạn 31 CMKTNN 1300 -Lập KHKT của cuộc kiểm toán tài chính; đoạn 6 đến đoạn 31 CMKTNN số 1330 - Biện pháp xử lý rủi ro trong kiểm toán tài chính; đoạn 33 đến đoạn 36 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; đoạn 35 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.
Trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm toán, đánh giá mức độ sai sót có thể chấp nhận được của từng nội dung cần kiểm toán xác định trọng yếu và đưa ra phương pháp, thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm hạn chế mức thấp nhất rủi ro kiểm toán; xác định các thủ tục kiểm toán cần thiết phù hợp với nội dung, tính chất của khoản mục và dựa vào kết quả đánh giá rủi ro, có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.
1.6. Thời hạn kiểm toán
Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố Quyết định kiểm toán, đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán nhưng không quá 60 ngày. Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng KTNN quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày. Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng KTNN quyết định cụ thể về thời hạn kiểm toán.
1.7. Bố trí nhân sự kiểm toán
Thực hiện theo quy định tại tiểu mục 7 Điều 11 Chương II Quy trình kiểm toán của KTNN. Trong KHKTphải xác định rõ nhân sự của Đoàn KTNN gồm: Trưởng đoàn, các Phó trưởng đoàn, Tổ trưởng và các thành viên Đoàn KTNN. Việc bố trí Tổ trưởng và phân công nhiệm vụ cho các KTV, thành viên Đoàn KTNN phải phù hợp với trình độ, năng lực, đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan và phù hợp với các quy định của KTNN.
1.8. Kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết cho cuộc kiểm toán
Thực hiện theo quy định tại mục 8 Điều 11 Chương II Quy trình kiểm toán của KTNN, KHKT tổng quát phải xác định rõ kinh phí và các điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán như: chi phí ăn, ở, đi lại và các phương tiện làm việc phục vụ cho hoạt động của Đoàn KTNN; xác định kinh phí cụ thể cho từng tổ kiểm toán và của cả Đoàn KTNN; các điều kiện vật chất khác (xe ô tô, máy tính, văn phòng phẩm,...) phục vụ cho cuộc kiểm toán, kể cả chi phí dự kiến thuê tư vấn chuyên gia (nếu có)….
2. Xét duyệt KHKT tổng quát của cuộc kiểm toán
Thực hiện theo các quy định tại Điều 12 Quy trình kiểm toán của KTNN, gồm các bước: Kiểm toán trưởng xét duyệt KHKT tổng quát; Lãnh đạo KTNN xét duyệt KHKT tổng quát; sau khi xét duyệt, Kiểm toán trưởng chỉ đạo Trưởng đoàn KTNN hoàn thiện KHKT tổng quát, theo kết luận của Lãnh đạo KTNN, gửi Lãnh đạo và các bộ phận, đơn vị theo quy định của KTNN để ban hành Quyết định kiểm toán.
Việc điều chỉnh KHKT tổng quát: thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy trình lập, thẩm định, xét duyệt và tổ chức thực hiện KHKT tổng quát của cuộc kiểm toán ban hành theo Quyết định số 09/2016/QĐ-KTNN ngày 26/12/2016 của Tổng KTNN.
Điều 12. Lập và phê duyệt KHKT chi tiết
1. Lập KHKT chi tiết
Căn cứ trên KHKT tổng quát của cuộc kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán xây dựng KHKT chi tiết theo mẫu KHKTchi tiết doTổng KTNN quy định (trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá hệ thống KSNB; các thông tin tài chính và các thông tin có liên quan; đánh giá mức độ rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán; xác định cách thức tiếp cận rủi ro đối với từng nội dung kiểm toán cụ thể; thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán, đối với từng nội dung kiểm toán cụ thể; thời gian kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán cụ thể, nhân sự của Tổ kiểm toán). KHKT chi tiết gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu; nội dung; phạm vi, giới hạn kiểm toán; đối tượng kiểm toán; đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán; xác định trọng yếu kiểm toán; xác định mẫu chọn kiểm toán cụ thể cho từng cơ sở dẫn liệu; phân công nhiệm vụ kiểm toán và tiến độ thời gian thực hiện công việc; phương pháp, thủ tục kiểm toán phải thực hiện…Lưu ý một số nội dung sau:
- Nghiên cứu và đánh giá chung về hệ thống KSNB, KTNB của đơn vị được kiểm toán:
+ Đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát đạt được từ hệ thống kiểm soát của đơn vị được kiểm toán và ảnh hưởng tới bản chất và phạm vi của thủ tục kiểm toán chi tiết. KTV khi thực hiện kiểm toán phải đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát đạt được từ kiểm tra hệ thống KSNB của đơn vị. Khi đánh giá được mức độ rủi ro kiểm soát đạt được từ hệ thống KSNB, KTV có thể xác định bản chất và phạm vi thực hiện thủ tục kiểm toán chi tiết. Phạm vi của thử nghiệm cơ bản có thể tăng lên nếu kết quả kiểm tra hệ thống KSNB cho thấy hệ thống kiểm soát hoạt động không hiệu quả;
+ Công việc kiểm toán dựa trên sự đánh giá rủi ro của KTV. Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá càng lớn thì cần nhiều bằng chứng kiểm toán tin cậy và phù hợp từ thực hiện thủ tục kiểm toán chi tiết. KTV xem xét để thu thập được sự đảm bảo kiểm toán từ quy trình phân tích trước, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết nếu thấy cần thiết.
- Đánh giá rủi ro kiểm soát
+ KTV cần ghi chép các giải pháp tổng thể nhằm xác định các rủi ro đã được xác định về sai sót trọng yếu cũng như bản chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo, mối liên hệ giữa các thủ tục đó với các rủi ro đã xác định ở mức độ hợp lý của cơ sở dẫn liệu và kết quả của các thủ tục kiểm toán;
+ Phương pháp kiểm toán lựa chọn nhằm hạn chế những rủi ro này.
- Phân tích thông tin thu thập được để làm cơ sở xác định trọng yếu kiểm toán, rủi ro kiểm toán, phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu kiểm toán; những nội dung trọng tâm kiểm toán; các phương pháp kiểm toán cho từng khoản mục, nội dung kiểm toán.
2. Phê duyệt KHKT chi tiết và điều chỉnh KHKT chi tiết:
Thực hiện theo quy định tại mục 2 Điều 13 Quy trình kiểm toán của KTNN. Lưu ý: Trưởng đoàn phê duyệt KHKT chi tiết của Tổ kiểm toán trước khi triển khai kiểm toán. Trường hợp các thông tin liên quan đến đơn vị và đối tượng kiểm toán thu thập được khi khảo sát lập KHKT tổng quát còn chưa đầy đủ và không có điều kiện để khảo sát thêm, Tổ kiểm toán thực hiện lập KHKT chi tiết dựa trên các thông tin hiện có. Khi triển khai kiểm toán tại đơn vị sẽ thu thập, bổ sung các thông tin còn thiếu để hoàn thiện KHKT chi tiết trình Trưởng đoàn phê duyệt theo qui định của KTNN.
Điều 13. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi triển khai kiểm toán
1. Phổ biến Quyết định, KHKT tổng quát và cập nhật kiến thức cho thành viên Đoàn kiểm toán
- Trưởng đoàn KTNN có trách nhiệm phổ biến Quyết định kiểm toán, KHKT tổng quát, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN và các quy định khác có liên quan để thành viên Đoàn KTNN nắm vững và hiểu thống nhất về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi và thời hạn tiến hành cuộc kiểm toán. KTV cÇn chän c¸ch thøc tiÕn hµnh c«ng viÖc mét c¸ch phï hîp để hoµn thµnh c«ng viÖc vµ ¶nh hëng Ýt nhÊt ®Õn ho¹t ®éng kinh doanh b×nh thêng cña đơn vị ®îc kiÓm to¸n.
- Trưởng đoàn KTNN có trách nhiệm tổ chức cập nhật kiến thức cần thiết cho thành viên Đoàn KTNN như: nghe c¸c b¸o c¸o thùc tÕ vÒ ®èi tîng kiÓm to¸n, kinh nghiÖm vÒ qu¶n lý, kÕ to¸n chuyªn ngµnh, kiÓm to¸n, ph©n tÝch ho¹t ®éng kinh tÕ, c¸c chÝnh s¸ch, c¬ chÕ, chÕ ®é chung vµ ®Æc thï cña ®èi tîng kiÓm to¸n... cña c¸c chuyªn gia trong vµ ngoµi ngµnh, trong níc vµ quèc tÕ; phổ biến cơ chế, chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán của nhà nước mà đơn vị được kiểm toán phải tuân thủ hoặc được phép áp dụng; tæ chøc cho c¸c KTV ®îc nghiªn cøu kü c¸c quy chÕ ¸p dông ®èi víi c¸c ®èi tîng kiÓm to¸n …
2. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Đoàn KTNN
- Tài liệu làm căn cứ pháp lý cho cuộc kiểm toán và các văn bản về chính sách, chế độ tài chính, kế toán cần thiết như QuyÕt ®Þnh kiÓm to¸n; KÕ ho¹ch kiÓm to¸n; c¸c MÉu biÓu x¸c nhËn, Biªn b¶n; c¸c tµi liÖu thu thËp ®îc phôc vô cho cuéc kiÓm to¸n, c¸c v¨n b¶n vÒ chÝnh s¸ch, c¬ chÕ, chÕ ®é tµi chÝnh, kÕ to¸n, t×nh h×nh kinh doanh, B¸o c¸o quyÕt to¸n...
- Tài liệu về quá trình hoạt động của đơn vị được kiểm toán trong các năm trước.
- Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của KTNN.
- Giấy tờ khác phục vụ cho liên hệ công tác trong quá trình kiểm toán.
- Các phương tiện, thiết bị hỗ trợ kiểm toán.
Chương III
THỰC HIỆN KIỂM TOÁN
Điều 14. Công bố Quyết định kiểm toán
Tổ chức công bố Quyết định kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán; thông báo KHKT tổng quát; nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng đoàn và các thành viên; quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật; thống nhất sự phối hợp hoạt động giữa Đoàn KTNN và đơn vị được kiểm toán.
Điều 15. Tiến hành kiểm toán
1. Thu thập các thông tin bổ sung để hoàn thiện KHKT chi tiết
Trong trường hợp thiếu thông tin, chưa hoàn thiện KHKT chi tiết, Tổ kiểm toán phải thực hiện thu thập bổ sung đầy đủ các thông tin còn thiếu để hoàn thiện KHKT chi tiết trình Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt (nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ; nghiên cứu, đánh giá các thông tin tài chính và các thông tin có liên quan, xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán, xác định trọng yếu kiểm toán…).
2. Thu thập bằng chứng kiểm toán
Các thành viên Đoàn KTNN thực hiện các phần việc được giao theo KHKT chi tiết đã được phê duyệt; kiểm tra, soát xét lại kết quả kiểm toán; tổng hợp kết quả kiểm toán, báo cáo Tổ trưởng quá trình thực hiện kiểm toán; ghi chép tài liệu, hồ sơ kiểm toán; Tổ trưởng kiểm tra, soát xét các phần việc kiểm toán do KTV thực hiện; KTV ký Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán; … thực hiện theo các quy định tại mục 2 Điều 18. Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán, Chương III Quy trình kiểm toán của KTNN.
Lưu ý, trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có các dấu hiệu làm cho KTV nhà nước tin rằng một tài liệu có thể không xác thực hoặc đã bị sửa đổi mà không được thông báo hoặc những nội dung, số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận thì Kiểm toán viên nhà nước phải tiến hành kiểm tra thêm bằng các thủ tục như: xác nhận trực tiếp với bên thứ ba; sử dụng chuyên gia và các phương pháp hợp pháp khác để đánh giá tính xác thực của tài liệu đó; kiểm tra, xác minh tài liệu đó từ các nguồn thông tin khác. Nếu các giải trình của đơn vị được kiểm toán là không nhất quán, thì Kiểm toán viên nhà nước phải tiến hành kiểm tra về các điểm không nhất quán đó nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để khẳng định hoặc loại bỏ nghi ngờ của Kiểm toán viên nhà nước. Việc xác minh, điều tra,… phải lập Biên bản và các bằng chứng thu thập được kèm theo. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu sai phạm lớn, các sai phạm có dấu hiệu hình sự, Kiểm toán viên nhà nước, Tổ trưởng phải báo cáo kịp thời cho Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng; Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng phải báo cáo kịp thời với Tổng KTNN để chỉ đạo làm rõ, xử lý.
3. Ghi chép tài liệu, hồ sơ kiểm toán
Kiểm toán viên thực hiện việc ghi chép tài liệu, hồ sơ kiểm toán theo quy định tại CMKTNN 1230 - Tài liệu, hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính; đoạn 123 đến đoạn 127 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; đoạn 98 đến đoạn 103 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác của KTNN về mẫu biểu hồ sơ kiểm toán.
4. Tổ trưởng Tổ kiểm toán kiểm tra, soát xét các phần việc kiểm toán do KTV thực hiện
a) Tổ trưởng Tổ kiểm toán kiểm tra, soát xét lại các nội dung kiểm toán mà KTV đã thực hiện, các trọng yếu và rủi ro kiểm toán, so sánh với Kế hoạch kiểm toán chi tiết. Kiểm tra các bằng chứng kiểm toán mà KTV đã thu thập được, kết quả kiểm toán và các ý kiến của KTV; đánh giá mức độ công việc KTV đã thực hiện; yêu cầu KTV thực hiện các thủ tục, nội dung kiểm toán bổ sung, thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán nếu cần thiết. Trong trường hợp có phát hiện gian lận thì Tổ trưởng Tổ kiểm toán phải chỉ đạo để làm rõ trách nhiệm cá nhân để xảy ra gian lận tại đơn vị được kiểm toán và thực hiện theo đúng các quy định tại CMKTNN 1240 - Trách nhiệm của KTV nhà nước liên quan đến gian lận trong cuộc kiểm toán tài chính, đoạn 56 đến đoạn 57 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan.
b) Kiểm toán viên có trách nhiệm chấp hành ý kiến chỉ đạo và kết luận của Tổ trưởng Tổ kiểm toán. Trường hợp còn có ý kiến khác với kết luận của Tổ trưởng Tổ kiểm toán thì KTV có quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN.
5. Kiểm toán viên lập và ký Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán
a) Căn cứ vào ý kiến kết luận của Tổ trưởng Tổ kiểm toán, KTV tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm bảo đảm tính thích hợp, đầy đủ, logic của các bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán.
b) Tổng hợp kết quả kiểm toán, trao đổi và tiếp thu ý kiến giải trình của đơn vị được kiểm toán; củng cố các bằng chứng, kết luận kiểm toán; thống nhất và ký biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán với người có trách nhiệm liên quan đến phần việc kiểm toán của đơn vị được kiểm toán.
Thực hiện việc trao đổi với đơn vị được kiểm toán về các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán, các phát hiện kiểm toán trong kiểm toán tài chính thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1260 - Trao đổi các vấn đề với đơn vị kiểm toán trong kiểm toán tài chính; thực hiện thảo luận về các phát hiện và kết luận kiểm toán sơ bộ trong kiểm toán hoạt động theo quy định tại đoạn 86 đến đoạn 87 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; thực hiện trao đổi thông tin trong kiểm toán tuân thủ theo quy định tại đoạn 66 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.
Trường hợp người có trách nhiệm, liên quan đến phần việc kiểm toán của đơn vị được kiểm toán còn có ý kiến chưa thống nhất với kết luận kiểm toán, KTV yêu cầu giải trình chính thức bằng văn bản để báo cáo lại Tổ trưởng Tổ kiểm toán xem xét, quyết định theo quy định.
Điều 16. Lập và thông qua đơn vị được kiểm toán Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán và Dự thảo Thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết
Thực hiện theo các quy định tại Điều 19 Chương III Quy trình kiểm toán của KTNN; lưu ý nội dung: “Tổ trưởng phải bảo vệ kết quả kiểm toán trong dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán và dự thảo thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết trước Trưỏng đoàn; báo cáo Trưởng đoàn xem xét, giải quyết theo thẩm quyền về những vấn để còn có các ý kiến khác nhau trong Tổ kiểm toán. Trưởng đoàn kiểm tra, soát xét biên bản kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán; yêu cầu Tổ kiểm toán làm rõ, giải trình những nội dung ghi trong dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán và dự thảo thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết; đánh giá mức độ hoàn thành KHKT và mục tiêu kiểm toán; xem xét, giải quyết những đề nghị của Tổ kiểm toán; chỉ đạo Tổ kiểm toán tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung nếu thấy cần thiết; đồng thời, Trưởng đoàn phải lập báo cáo kết quả trọng yếu báo cáo Kiểm toán trưởng và Tổng KTNN để chỉ đạo”.
Điều 17. Quy định chung về thực hiện kiểm toán đối với một số khoản mục trên Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán
Quy trình này hướng dẫn việc thực hiện kiểm toán đối với một số khoản mục mang tính chung, tại BCTC của các đơn vị được kiểm toán. Các nội dung, phương pháp, thủ tục kiểm toán chủ yếu áp dụng cho từng loại hình đơn vị được kiểm toán, được hướng dẫn chi tiết tại các phụ lục đính kèm quy trình này, cụ thể:
Phụ lục I: Hướng dẫn chi tiết nội dung, phương pháp - thủ tục kiểm toán một số nội dung của Ngân hàng nhà nước.
Phụ lục 2: Hướng dẫn chi tiết nội dung, phương pháp - thủ tục kiểm toán hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại.
Phụ lục 3: Hướng dẫn chi tiết nội dung, phương pháp - thủ tục kiểm toán hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội
Phụ lục 4: Hướng dẫn chi tiết nội dung, phương pháp - thủ tục kiểm toán hoạt tín dụng và hoạt động thu, chi của Ngân hàng Phát triển.
Phụ lục 5: Hướng dẫn chi tiết nội dung, phương pháp - thủ tục kiểm toán đối với một số hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Phụ lục 6: Hướng dẫn chi tiết nội dung, phương pháp - thủ tục kiểm toán đối với một số hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi.
Phụ lục 7: Hướng dẫn chi tiết nội dung, phương pháp - thủ tục kiểm toán đối với một số hoạt động của Bảo hiểm xã hội.
Phụ lục 8: Hướng dẫn chi tiết nội dung, phương pháp - thủ tục kiểm toán đối với một số hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Phụ lục 9: Hướng dẫn chi tiết nội dung, phương pháp - thủ tục kiểm toán đối với một số hoạt động của các Công ty Chứng khoán.
1. Kiểm toán tài sản và nguồn vốn
1.1. Kiểm toán các tài khoản tiền
a) Mục đích kiểm toán
- Nh»m x¸c ®Þnh r»ng sè d ®· ®îc b¸o c¸o lµ hîp lý vµ ®óng ®¾n; sè tiÒn cßn l¹i lµ cã thùc vµ ®Çy ®ñ; c¸c kho¶n tiÒn mÆt thu, chi trong qu¸ tr×nh ho¹t ®éng kinh doanh lµ hîp lý, ®óng ®¾n vµ b×nh thêng.
- §¶m b¶o r»ng vµng, kim lo¹i quý thùc sù cã vµo ngµy lËp b¸o c¸o vµ thuéc së h÷u cña đơn vị; ®îc ®Þnh gi¸ ®óng, phï hîp c¸c quy ®Þnh cña nhµ níc.
b) Nội dung kiểm toán
Các tài khoản trong mục này gồm: tiền mặt; các chứng từ có giá trị; ngoại tệ và kim loại quý, đá quý; các khoản tiền gửi tại NHNN; tiền gửi tại nước ngoài; tiền, vàng gửi và cho TCTD khác vay. Kiểm toán các tài khoản tiền là việc xem xét tính trung thực, đầy đủ của số liệu, cũng như việc thực hiện các biện pháp an toàn đối với các khoản tiền hiện đang có ở đơn vị; chấp hành chế độ quản lý kho quỹ, điều chuyển tiền, hàng đặc biệt; chấp hành các chế độ ghi chép, hạch toán, báo cáo...
c) Phương pháp, thủ tục kiểm toán
Khi kiÓm to¸n c¸c tµi kho¶n tiÒn, KTV ph¶i xem xÐt tÝnh h÷u hiÖu cña hÖ thèng KSNB ®Ó ®¸nh gi¸ c¸c rñi ro. Rñi ro kiÓm to¸n thêng lµ sè d c¸c tµi kho¶n trong BCTC bÞ ghi gi¶m ®i, hoÆc cã thÓ ®îc ghi t¨ng lªn; đối víi ngo¹i tÖ lµ c¸c sè d cuèi kú ®îc chuyÓn ®æi sang ®ång ViÖt Nam mét c¸ch kh«ng ®óng (sai tû gi¸ hèi ®o¸i)...
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Biên bản kiểm kê tiền mặt thực tế với sổ kế toán với số dư trên Bảng cân đối kế toán; giữa sổ nhật ký quỹ (của kế toán viên) với sổ quỹ (của thủ quỹ); giữa sổ kế toán với báo cáo kế toán và số dư mang sang trên sổ kế toán. KTV có thể tiến hành kiểm kê tại thời điểm kiểm toán, dùng phương pháp loại trừ, để xác định số dư trên BCTC (trừ đi số tiền thu vào và cộng thêm các khoản đã chi ra tại thời điểm ghi trong Bảng cân đối kế toán đến thời điểm kiểm kê, để xác định số dư tiền mặt tại quỹ có đúng với số tiền ghi trong Bảng cân đối kế toán). Biên bản kiểm kê quỹ phải có đầy đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm về quỹ (thủ quỹ, kế toán, KSNB, Giám đốc).
- KTV kiểm soát chứng từ chi tiền mặt, cùng với việc kiểm kê tiền mặt. Các công việc sau đó thường liên quan đến việc so sánh tổng số chuyển tiếp với số dư sổ cái và xác định chênh lệch; đánh giá từng khoản mục để xác định các khoản mục bất thường; xác nhận tính hợp lý của việc thanh toán hay chi dùng khác. Đối với các khoản mục bị trả lại sau khi thanh toán, KTV phải xác định nguyên nhân và quyết định xử lý sau đó.
- Đối với chứng khoán (chứng từ có giá): cách tiến hành tương tự như các khoản tiền; lập riêng bảng kê các loại chứng khoán có thể mua bán được, các chứng khoán giữ hộ...
- Đối với các tài khoản ngoại tệ, ngoài việc tiến hành kiểm tra như đã nêu trên, cần tính toán lại việc chuyển đổi sang đồng Việt Nam bằng cách kiểm tra tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi trong Bảng cân đối kế toán.
1.2. Kiểm toán các khoản đầu tư
a) Mục đích kiểm toán
Xác định các khoản đầu tư là có thực, thuộc sở hữu của đơn vị và được phản ánh đúng đắn trong BCTC; thẩm tra xem danh mục chứng khoán bằng ngoại tệ được xác định giá trị đúng đắn; các khoản thua lỗ đã được lập dự phòng đầy đủ; đánh giá mức độ tuân thủ các quy định và nguyên tắc về đầu tư của đơn vị và cơ quan quản lý nhà nước, cấp trên.
b) Nội dung kiểm toán
Các khoản đầu tư gồm: chứng khoán kinh doanh; chứng khoán đầu tư; các công cụ tài chính phái sinh; góp vốn đầu tư dài hạn...
Kiểm toán và xác định: các khoản đầu tư có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền theo qui định không; tính an toàn của các khoản đầu tư; hay mức độ rủi ro của các khoản đầu tư; việc bảo quản các giấy tờ có giá liên quan đến các khoản đầu tư và việc kiểm kê định kỳ; xác định nguồn vốn dùng để góp vốn kinh doanh, giới hạn được phép góp vốn kinh doanh;việc chấp hành các quy định của Nhà nước liên quan đến nghiệp vụ đầu tư.
c) Phương pháp, thủ tục kiểm toán
- KTV liệt kê các khoản đầu tư, góp vốn; tiến hành kiểm tra, đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán, chứng từ gốc và các giấy báo Nợ, báo Có của NHNN và các tổ chức khác; xác định tính đầy đủ, hợp lý của chi phí phát sinh.
- Đối với trái phiếu, cổ phiếu hoặc các khoản đầu tư dài hạn khác: KTV phải kiểm tra thực tế từng loại chứng khoán; khi các khoản đầu tư này, do một bên thứ ba nắm giữ, thì phải kiểm tra sự tồn tại của chúng bằng cách lấy xác nhận của người nắm giữ.
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng hợp đồng góp vốn; các điều khoản của hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng; đối chiếu lợi nhuận hoặc tổn thất trong liên doanh (đã được xác nhận của liên doanh); kiểm tra cổ phần của đơn vị trong BCTC liên doanh, nhằm bảo đảm sự đúng đắn, khớp đúng với số liệu phản ánh trên sổ kế toán của đơn vị.
- So sánh, đánh giá về hiệu quả của dự án và xác định tính đầy đủ về dự phòng cho việc suy giảm giá trị đầu tư cũng như các khoản phải thu lãi cộng dồn (tuỳ theo sự thoả thuận đối với từng khoản đầu tư).
- Kiểm tra đối chiếu giá hạch toán tại thời điểm ghi trong Bảng cân đối kế toán với giá trên thị trường chứng khoán tại thời điểm hạch toán; căn cứ vào các chỉ số về thu nhập hàng năm của các loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn… để xem xét tính hợp lý trong việc lập khoản dự phòng giảm giá cho từng khoản đầu tư.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước liên quan đến nghiệp vụ đầu tư (tỷ lệ vốn tham gia, ngành nghề lĩnh vực được đầu tư…).
1.3. Kiểm toán các khoản phải thu
a) Mục đích kiểm toán
Xác định những khoản phải thu được trình bày trong BCTC là đầy đủ, đúng đắn và được phân loại chính xác; bảo đảm rằng các khoản phải thu được thể hiện trên BCTC có khả năng thu hồi được; xác định mức độ đầy đủ các khoản dự phòng đối với các khoản phải thu không có khả năng thu hồi được.
b) Nội dung kiểm toán
Kiểm tra các khoản phải thu khách hàng gồm: các khoản ký quỹ, thế chấp, cầm cố, các khoản thanh toán với NSNN và các khoản phải thu nội bộ, chi phí trả trước, các khoản phải thu khác... xác nhận các khoản mục quan trọng; việc theo dõi thu hồi, xoá nợ hoặc các xử lý khác.
c) Phương pháp, thủ tục kiểm toán
- Đối chiếu số liệu giữa BCTC, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và bảng sao kê các khoản phải thu; so sánh số dư cuối năm với BCTC năm trước đã được duyệt, hoặc đã được kiểm toán, để có được sự giải thích cho những thay đổi quan trọng; trên cơ sở đó lựa chọn mẫu, đối chiếu với chứng từ gốc.
- Kiểm tra nguồn gốc phát sinh các khoản phải thu; quy trình xét duyệt để thu hồi; đối với các khoản phải thu tồn đọng lâu ngày, những khoản vượt mức quy định... cần phân loại các khoản phải thu có khả năng thu hồi, không có khả năng thu hồi; các biện pháp đôn đốc để giải quyết dứt điểm... Cuối năm phải được xác nhận các khoản phải thu để đảm bảo rằng sẽ được thu hồi đúng hạn.
- Các khoản ký quỹ thế chấp, cầm cố: kiểm tra số tiền hoặc các tài sản, hiện vật được đơn vị đem ra làm vật đảm bảo cho một cam kết với bên thứ ba, về một việc làm trong tương lai. Nếu chúng được thu về trước thời gian kiểm toán, thì phải kiểm tra các chứng từ thu tiền... nếu các khoản này vẫn chưa được trả về cho đơn vị, thì phải chứng minh được rằng thời hạn cho các khoản này vẫn còn hiệu lực và phải điều tra về khả năng thu hồi; các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn được chứng minh là không có khả năng thu hồi, khi đơn vị không thực hiện theo hợp đồng, hoặc không có khả năng thực hiện các cam kết đó.
- Xác định lại tính đúng đắn các khoản phải thanh toán với NSNN như tạm ứng nộp NSNN, thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào, các khoản chờ NSNN thanh toán…
- Kiểm tra các khoản phải thu thực tế với các số dư cuối kỳ, bằng cách lấy xác nhận trực tiếp với khách hàng về các khoản nợ đó; KTV có thể thu được bằng chứng đáng tin cậy về sự tồn tại thực tế của khoản nợ và tính đúng đắn của các số dư tài khoản đã được ghi sổ; tuy nhiên, không thể xác nhận toàn bộ số dư tài khoản phải thu, nhưng hầu hết các khoản phải thu có số dư lớn phải được xác nhận trực tiếp với khách nợ; KTV sử dụng phương pháp chọn mẫu để lấy xác nhận của khách hàng đối với các khoản phải thu khách hàng còn lại.
Các khoản phải thu được đánh giá là trung thực khi tồn tại thực tế tại thời điểm kiểm toán, khi khách hàng không có ý kiến bác bỏ về khoản nợ và không được coi là không có khả năng thu hồi. KTV kiểm tra kỹ các khoản phải thu khó đòi, đã xử lý trong kỳ để xác định có khoản phải thu khó đòi nào đã được xóa sổ, xử lý trong kỳ mà thực chất không phải như vậy.
- Với các nghiệp vụ thanh toán nội bộ đơn vị: Kiểm tra thủ tục, quy trình và hạch toán thanh toán để phát hiện các trường hợp thực hiện không đúng quy định; kiểm tra việc xử lý các sai phạm và việc mở sổ ghi chép không đúng quy định chế độ kế toán; cần rà soát lại các nội dung phát sinh công nợ, tính kịp thời, đầy đủ việc thanh quyết toán các khoản công nợ này; cần kiểm tra việc phân loại các khoản phải thu nội bộ.
- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi, phải được tính toán đầy đủ cho bất cứ khoản phải thu nào tại thời điểm ghi trong Bảng cân đối kế toán, nhưng chưa được thu hồi vào thời điểm kiểm toán. KTV phải kiểm tra các khoản phải thu lớn, đã quá hạn so với thời điểm ghi trong bảng cân đối, để đánh giá khả năng thu hồi và không có khả năng thu hồi của các khoản phải thu.
Sau khi đã hoàn tất việc kiểm toán các khoản phải thu và đã thu được các bằng chứng (đầy đủ và tin cậy), KTV đưa ra kết luận các khoản công nợ phải thu phản ảnh trên BCTC của đơn vị về mức độ trung thực, hợp lý, đúng quy định hiện hành.
1.4. Kiểm toán các khoản lãi cộng dồn dự thu
a) Mục đích kiểm toán
- Nhằm đảm bảo BCTC đã phản ánh đầy đủ, hợp lý và đúng đắn các khoản thu nhập, các khoản thu nhập tương ứng với các khoản chi phí đã bỏ ra trong một thời kỳ kế toán.
- Kiểm tra khoản lãi phải thu đã được tính và luỹ kế trong các tài khoản; các khoản lãi không thực hiện được, hoặc có dấu hiệu nghi vấn không được luỹ kế.
b) Nội dung kiểm toán
Kiểm toán các khoản tiền lãi cộng dồn dự tính thu được, được tính trên các khoản tiền gửi, cho vay, đầu tư chứng khoán ở trong và ngoài nước, mà đơn vị sẽ được nhận khi đến hạn thanh toán. Ở kho¶n mục nµy, đơn vị thường kh«ng quan t©m tíi viÖc ®· nhËn ®îc tiÒn hay cha, mµ ®îc h¹ch to¸n thu nhËp khi tiÒn l·i ph¸t sinh, ®îc ghi nhËn trong kú tÝnh l·i .
c) Phương pháp, thủ tục kiểm toán
- Ngoài việc xác nhận các khoản lãi đã thu (thực thu), còn phải xác nhận các khoản thu nhập trong tương lai; tính toán các khoản tiền lãi cộng dồn để xác định tính chính xác; đối chiếu với kết quả đánh giá danh mục cho vay và đầu tư; kiểm tra việc tính lãi dự thu đối với các khoản nợ luân chuyển bình thường, nợ quá hạn. Khi kiểm toán các tài khoản này cần gắn liền với việc kiểm tra việc trích lập dự phòng rủi ro.
- Dùng phương pháp đối chiếu, để xem xét việc hạch toán số liệu trên các tài khoản này có được tuân thủ các quy định; víi c¸c kho¶n nî b»ng ngo¹i tÖ th× cÇn xem thªm viÖc chuyÓn ®æi sang ®ång ViÖt nam vµo ngµy lËp b¸o c¸o.
- Đánh giá các khoản lãi được miễn, giảm, xoá nợ: đối chiếu với các quy định và hướng dẫn có liên quan của Chính phủ, Bộ Tài chính và NHNN.
1.5. Kiểm toán công cụ lao động và vật liệu
a) Mục đích kiểm toán
Xác định tính tồn tại và tính đúng đắn về giá trị của các tài sản theo các nguyên tắc kế toán; xác định việc đầu tư tiền vào các tài sản này có phù hợp với c¸c nguyªn t¾c, c¸c quy ®Þnh hay kh«ng?
b) Nội dung kiểm toán
- Kiểm tra việc mở sổ theo dõi, việc lưu giữ các chứng từ gốc về việc mua sắm công cụ dụng cụ, trang thiết bị, vật liệu.
- Xác định giá trị công cụ lao động và vật liệu đã xuất dùng, giá trị hàng tồn kho có phù hợp với số liệu kiểm kê và số liệu trên BCTC; xác định trách nhiệm việc quản lý và sử dụng tài sản.
- Việc thực hiện định mức sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ và quy trình quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ tại đơn vị.
- Việc thanh lý, nhượng bán công cụ lao động, vật liệu.
c) Phương pháp, thủ tục kiểm toán
Chủ yếu dùng phương pháp kiểm tra chi tiết và phân tích, so sánh với các quy định về quản lý và sử dụng công cụ lao động, vật liệu.
- Đối chiếu biên bản kiểm kê với sổ kế toán và BCTC; nếu thấy cần thiết có thể cho tiến hành kiểm kê.
- Kiểm tra việc mở sổ theo dõi công cụ lao động (số lượng, giá trị); việc hạch toán giá trị công cụ lao động đưa ra sử dụng, phân bổ vào chi phí và giá trị xuất khỏi tài sản của đơn vị.
- Kiểm tra việc mua sắm: gồm kiểm tra về dự toán, số lượng, chủng loại, giá cả có phù hợp với định mức, sự phê duyệt và giá cả thị trường.
- Việc mở sổ chi tiết theo dõi vật liệu; việc kiểm tra đối chiếu, kiểm kê hàng tháng; việc giao nhận, bảo quản, sử dụng và hạch toán vào chi phí...
1.6. Kiểm toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
a) Mục đích kiểm toán
Xác định tính hiện hữu, quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt các tài sản đó; xác định đúng giá trị của các tài sản theo các nguyên tắc kế toán; xác định các TSCĐ được khấu hao phù hợp các quy định của Nhà nước; KTV phải có ý kiến về việc đầu tư tiền vào các tài sản này có phù hợp với các nguyên tắc, các quy định hiện hành; đồng thời, bảo đảm có sự kiểm soát đầy đủ việc quản lý các TSCĐ đó.
b) Nội dung kiểm toán
Kiểm toán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư; kiểm tra xem các TSCĐ đó có được quản lý, sử dụng và hạch toán có đúng chế độ quy định hiện hành không?
c) Phương pháp, thủ tục kiểm toán
- Kiểm tra hồ sơ, thủ tục: các thủ tục phê duyệt, cấp vốn, điều động vốn, hợp đồng mua bán, biên bản nghiệm thu, bàn giao tài sản, hồ sơ đấu thầu đối với các TSCĐ có giá trị lớn...; kiểm tra sự hợp lý về giá cả; chứng từ, hoá đơn có hợp lệ, hợp pháp; việc thanh quyết toán là đúng đắn; xác định sự tồn tại có thực đối với các tài sản đã kiểm tra và quyền sở hữu đối với tài sản đó.
- Kiểm tra việc lập thẻ TSCĐ; đối chiếu về mặt giá trị giữa sổ kế toán chi tiết và thẻ TSCĐ.
- Kiểm tra việc hạch toán tăng, giảm TSCĐ; việc theo dõi, quản lý TSCĐ, trích khấu hao; thanh lý TSCĐ có đúng với các quy định không?
+ Đối với TSCĐ hữu hình: Thông qua việc kiểm kê thực tế, đối chiếu với sổ sách và BCTC, với các văn bản quy định các chứng từ hợp lý, hợp lệ khi ghi tăng, giảm TSCĐ.
+ Với các công trình XDCB: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư XDCB trong các bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và quyết toán vốn đầu tư; hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị; hồ sơ đấu thầu, chọn thầu; hồ sơ quyết toán công trình... Các công trình XDCB được thực hiện kiểm toán theo Quy trình kiểm toán Dự án đầu tư của KTNN.
+ Đối với TSCĐ thuê tài chính: KTV phải kiểm tra các hợp đồng thuê tài chính về nội dung và việc thực hiện các điều khoản; kiểm tra, đối chiếu giá trị với số dư tài khoản thuê tài chính; kiểm tra việc trích và trả nợ gốc, nợ lãi có theo đúng với quy định trong hợp đồng thuê tài sản…
+ Đối với TSCĐ vô hình: Xác định các bằng chứng về sự tồn tại của TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, các công trình nghiên cứu, phát triển, chi phí chuyển giao công nghệ... được cơ quan chuyên môn ghi nhận là đã đăng ký bản quyền và các chứng từ, hoá đơn xác nhận thực tế đã chi ra…
- Phát hiện, làm rõ nguyên nhân những trường hợp quản lý TSCĐ thiếu chặt chẽ (xem xét kiểm tra thông qua các Biên bản kiểm kê tài sản, danh mục tài sản trong BCTC, biên bản bàn giao cho các đối tượng sử dụng…); TSCĐ để ngoài sổ kế toán, không trích khấu hao hoặc trích không đúng tỷ lệ quy định, trích khấu hao đối với TSCĐ không thuộc loại phải khấu hao, hoặc TSCĐ đã hết thời gian sử dụng...; KTV phải xác định việc quản lý và sử dụng TSCĐ có đúng mục đích không; với các TSCĐ không sử dụng trực tiếp vào hoạt động của đơn vị, mà dùng để cho thuê thì các khoản thu nhập từ hoạt động cho thuê TSCĐ có được hạch toán đầy đủ, kịp thời, đúng qui định không.
- KTV tính toán, xác định việc mua sắm, đầu tư TSCĐ đảm bảo trong phạm vi cho phép: không quá 50% vốn tự có (đối với các TCTD); cần chú ý quy định đơn vị không được phép trực tiếp kinh doanh bất động sản…
- Kiểm tra, xác nhận về bất động sản đầu tư: điÒu kiÖn ghi nhËn bÊt ®éng s¶n ®Çu t; x¸c ®Þnh gi¸ trÞ ban ®Çu của bất động sản đầu tư; các khoản chi phÝ ph¸t sinh sau ghi nhËn ban ®Çu; x¸c ®Þnh gi¸ trÞ sau ghi nhËn ban ®Çu; việc chuyÓn ®æi môc ®Ých sö dông; viÖc thanh lý mét bÊt ®éng s¶n ®Çu t…theo các quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt nam số 05 - Bất động sản đầu tư.
1.7. Kiểm toán chi phí XDCB dở dang
a) Mục tiêu kiểm toán
KiÓm tra vµ x¸c ®Þnh ®óng nh÷ng chi phÝ x©y dùng, n©ng cÊp, c¶i t¹o, mua s¾m TSC§ ®Õn thêi ®iÓm kÕt thóc n¨m tµi chÝnh cha hoµn thµnh, bµn giao ®Ó trë thµnh TSC§.
b) Nội dung kiểm toán
X¸c ®Þnh ®óng c¸c chi phÝ XDCB dë dang; cÇn kiÓm tra c¸c c«ng viÖc cña KSNB ®èi víi c¸c c«ng tr×nh x©y dựng; Chi phÝ XDCB dë dang trong b¶ng c©n ®èi cã thÓ bÞ ghi t¨ng lªn; điÒu nµy cã thÓ x¶y ra do c¸c sè tiÒn cha ®îc chi cho c¸c c«ng tr×nh, nhng ®îc h¹ch to¸n víi sù ®ång ý cña lãnh đạo đơn vị; cÇn lu ý lµ nguyªn vËt liÖu ®a vµo c«ng tr×nh cã ®óng chñng lo¹i, ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt nh thiÕt kÕ, dù to¸n ®îc duyÖt hay kh«ng?
c) Phương pháp, thủ tục kiểm toán
- Kiểm tra thực tế, so sánh khối lượng thực tế với sổ sách. Trong tất cả các trường hợp, KTV phải tiến hành kiểm tra các tài liệu bổ sung cho chi phí XDCB dở dang, tại thời điểm ghi trong bảng cân đối kế toán; đặc biệt là việc kiểm tra các hoá đơn mua nguyên vật liệu có được nhập và xuất kho, đưa vào cho công trình đúng với chủng loại và định mức kinh tế kỹ thuật quy định.
- Xem xét lại hồ sơ các công trình, các khoản mục và xác định tính đúng đắn của các khoản chi phí dở dang mà đơn vị hạch toán; Dự án, công trình có thực sự là chưa hoàn thành, hay còn vướng mắc chưa quyết toán được, mặc dù công trình đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng; hay vì một lý do khác mà vẫn hạch toán trên tài khoản này.
1.8. Các khoản phải trả khách hàng, NSNN và phải trả nội bộ
a) Mục đích kiểm toán
Xác nhận các khoản nợ được giải trình một cách thỏa đáng theo các nguyên tắc kế toán và được phản ánh đầy đủ, chính xác trong BCTC.
b) Nội dung kiểm toán
Xác nhận số liệu, sự phù hợp, đúng đắn, đầy đủ tại thời điểm báo cáo, bao gồm các khoản phải trả về XDCB, mua sắm TSCĐ, tiền giữ hộ và đợi thanh toán; chuyển tiền phải trả, nhận ký quỹ, phải trả cán bộ, công nhân viên; thuế và các khoản phải nộp NSNN …
Kiểm tra các thủ tục về kê khai và nộp các loại thuế theo đúng các quy định của pháp luật tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc; kiểm tra tính hợp pháp việc sử dụng các hoá đơn, chứng từ thuế GTGT theo các quy định của Bộ Tài chính; phân loại các đối tượng để áp dụng các phương pháp tính thuế GTGT cho phù hợp (phương pháp tính trực tiếp: hoạt động kinh doanh mua, bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý; phương pháp khấu trừ: các hoạt động dịch vụ đơn vị còn lại).
c) Phương pháp, thủ tục kiểm toán
- Đối chiếu số liệu trên BCTC với sổ tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, sao kê; từ đó tiến hành chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu khác có liên quan.
- Kiểm tra việc tuân thủ quy trình XDCB, mua sắm TSCĐ; tính toán lại số phải nộp NSNN; việc trích lập và sử dụng quỹ tiền lương theo đúng các quy định; đèi víi c¸c kho¶n ph¶i tr¶ néi bé, cÇn xem xÐt kü nguån gèc ph¸t sinh c¸c kho¶n nµy vµ c«ng t¸c thanh, quyÕt to¸n. Víi c¸c kho¶n môc lín, bÊt thêng vµ c¸c kho¶n tån ®äng l©u ngµy cha ®îc gi¶i quyÕt: ph¶i xem xÐt kü hå s¬, x¸c ®Þnh nguyªn nh©n, néi dung cô thÓ vµ cã ph¬ng ¸n xö lý cô thÓ.
- NÕu xÐt thÊy cÇn thiÕt, KTV ph¶i lÊy x¸c nhËn cña tõng chñ nî.
- KTV kiểm toán tuân thủ đối với việc thực hiện các Luật thuế của đối tượng được kiểm toán, cụ thể:
+ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: đánh giá việc nghiên cứu và thực hiện các quy định về thuế có liên quan đến đơn vị; đánh giá trình tự kê khai và nộp thuế của đơn vị; đánh giá việc quyết toán thuế của đơn vị.
+ Thủ tục phân tích
Phân tích tỷ trọng số dư thuế còn phải nộp cuối kỳ trên tổng số thuế phải nộp NSNN;
So sánh với năm trước về tổng số thuế phát sinh trong kỳ, nếu có biến động lớn phải tìm hiểu nguyên nhân biến động bất thường;
Phân tích những biến động về thuế do thay đổi luật thuế của nhà nước; do thay đổi cơ cấu sản phẩm kinh doanh của đơn vị.
+ Thủ tục kiểm toán chi tiết
Căn cứ vào Luật Thuế và các văn bản hướng dẫn để kiểm toán việc tuân thủ chính sách thuế; thủ tục kiểm toán chi tiết một số loại thuế thông dụng:
• Kiểm toán thuế giá trị gia tăng (GTGT)
* Kiểm toán xác định thuế GTGT đầu ra:
- Kiểm tra sự biến động thuế GTGT giữa các tháng so với doanh thu.
- Căn cứ Luật Thuế GTGT để tính toán thuế GTGT đầu ra.
- Đối chiếu số thuế GTGT đầu ra hàng tháng trên sổ kế toán với các tờ kê khai thuế chi tiết hàng tháng.
- Đối chiếu doanh thu với hoá đơn bán hàng.
- Kiểm tra các chứng từ có liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu.
- Kiểm tra việc tính thuế GTGT trên hoá đơn theo chế độ hiện hành.
* Kiểm toán xác định thuế GTGT đầu vào:
- Kiểm tra sự biến động về thuế GTGT đầu vào giữa các tháng so với chi phí.
- Đối chiếu số thuế GTGT đầu vào hàng tháng trên sổ kế toán với các tờ kê khai thuế chi tiết hàng tháng.
- Đối chiếu Bảng kê chi tiết thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với các hoá đơn chứng từ để phát hiện sự sai lệch.
- Kiểm tra các hoá đơn đầu vào có đủ điều kiện khấu trừ theo quy định.
- Đối chiếu thời gian ghi trên hoá đơn với thời gian được phép khấu trừ.
- Tham chiếu đến phần kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán TSCĐ và kiểm toán chi phí để xác định số thuế GTGT được khấu trừ.
* Kiểm toán xác định thuế GTGT phải nộp:
- Căn cứ kết quả kiểm toán xác định số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT đầu vào để xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ.
- Đối chiếu giữa các bút toán nộp thuế trên sổ cái tài khoản thuế với chứng từ trả tiền thuế và biên lai nộp thuế của cơ quan thuế.
• Kiểm toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
- Kiểm tra sự biến động của thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải trả so với sự biến động của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu, nhập khẩu.
- Đối chiếu về tên, số lượng, giá giữa các chứng từ trên.
- Đối chiếu giữa Tờ khai hải quan với Biểu thuế xuất nhập khẩu.
- Đối chiếu số thuế được tính trên Tờ khai hải quan với số tiền ghi vào Tài khoản thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp.
- Nếu là hàng miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì phải kiểm tra đối chiếu bộ chứng từ xuất khẩu, nhập khẩu với danh mục hàng miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền duyệt.
- Nếu là hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thì phải kiểm tra số lượng hàng nhập khẩu, số lượng cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu, số lượng hàng xuất khẩu, kèm theo bộ chứng từ hàng xuất khẩu. Kiểm tra thuế được hoàn lại với công văn chấp thuận hoàn thuế nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền, phiếu thu hoặc giấy báo có số tiền thuế hoàn lại. Kiểm tra hạch toán hoàn lại thuế nhập khẩu (ghi giảm giá trị nguyên vật liệu hay giảm giá vốn hàng bán).
- Kiểm tra, đối chiếu các bút toán nộp thuế trên sổ cái tài khoản thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải trả, chứng từ trả tiền thuế và biên lai thu thuế của cơ quan hải quan.
• Kiểm toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
- Lập bảng tính toán thuế TNDN phải nộp:
+ Xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ theo từng loại thuế suất.
+ Lập một bảng danh sách các chi phí có thể coi là không hợp lý, hợp lệ khi tính thuế TNDN.
- Kiểm tra các điều kiện miễn, giảm thuế TNDN.
- Đối chiếu giữa các bút toán nộp thuế trên sổ kế toán với chứng từ trả tiền thuế và biên lai nộp thuế của cơ quan thuế.
- Kiểm tra các vấn đề có liên quan đến hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp do tái đầu tư (nếu có).
• Kiểm toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
- Kiểm tra sự biến động của thuế TNCN so với sự biến động của mức lương, thưởng...
- Tổng hợp thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản thu nhập khác phải chịu thuế thu nhập cá nhân và các khoản giảm trừ của từng người cho cả năm.
- Xác định số thuế nộp thừa, nộp thiếu của từng người.
- Tham chiếu đến phần kiểm toán chi lương và phân chia quỹ cho cán bộ, công nhân viên để xem xét việc tính thuế.
- Kiểm tra việc hạch toán thuế thu nhập cá nhân.
- Đối chiếu, kiểm tra tính thống nhất giữa sổ chi tiết tài khoản thuế với kê khai thuế, quyết toán thuế.
- Kiểm tra, đối chiếu các bút toán nộp thuế trên sổ kế toán với các chứng từ trả tiền thuế và biên lai thu thuế của cơ quan thuế.
1.9. Kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu và các quỹ
a) Mục đích kiểm toán
Xác định các khoản mục vốn, quỹ được ghi nhận theo đúng các nguyên tắc kế toán, tài chính; các biến động đều phải được uỷ quyền hợp pháp hay được phê duyệt theo các quy định hiện hành.
b) Nội dung kiểm toán
Kiểm toán, đánh giá nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn của TCTD (vốn điều lệ, vốn đầu tư XDCB, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu ưu đãi, vốn khác); các quỹ của TCTD (Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ; quỹ đầu tư phát triển; quỹ dự phòng tài chính; quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; quỹ khen thưởng phúc lợi; Qũy khác); chênh lệch tỷ giá hối đoái; chênh lệch đánh giá lại tài sản; lợi nhuận chưa phân phối.
c) Phương pháp, thủ tục kiểm toán
- Kiểm tra việc cấp vốn ban đầu, cấp bổ sung, các nguồn khác và các phê duyệt liên quan đến nguồn vốn chủ sở hữu.
- Kiểm tra việc hạch toán tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ; đối chiếu sổ kế toán chi tiết với sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra chứng từ gốc để xác định tính hợp lệ của nghiệp vụ (so với quy định về Quản lý tài chính và Điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị); có được ghi chép đúng với chế độ kế toán hiện hành.
- Kiểm tra việc trích lập và sử dụng các quỹ có đúng với các quy định Nhà nước.
- Đối với các quỹ phát triển kinh doanh, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng và phúc lợi, nguồn vốn XDCB, KTV cần tiến hành các công việc sau:
+ Đối chiếu số dư đầu kỳ với BCTC đã được phê duyệt hoặc được kiểm toán của năm trước.
+ Kiểm tra các tài liệu hỗ trợ, để đảm bảo những thay đổi trong năm đối với các tài khoản này đã được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền và được vào sổ một cách đúng đắn.
- Kiểm tra việc đánh giá lại tài sản và tỷ giá theo các quy định của Nhà nước; đánh giá phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá của đơn vị, có phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và nhất quán; thu thập, phân tích chênh lệch tỷ giá cho số ngoại tệ còn tồn đến 31/12 theo tỷ giá quy định tại thời điểm ghi trong Bảng cân đối kế toán.
- Kiểm tra các nghiệp vụ xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản có được xét duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền; có thể kiểm tra chênh lệch đánh giá lại tài sản theo cách: đối chiếu số dư đầu kỳ với BCTC đã được duyệt, hoặc kết quả kiểm toán năm trước; đối chiếu việc đánh giá lại trong năm, với báo cáo đánh giá hoặc các tài liệu hỗ trợ khác; đồng thời, đối chiếu với công việc kiểm toán đã được thực hiện về phần kiểm toán TSCĐ; kiểm tra các tài sản đã đánh giá, được bán ra, đã được trích khấu hao hết chưa.
Khi kiểm toán đối với nguồn vốn chủ sở hữu và các quỹ, thông thường KTV sử dụng phương pháp phân tích cơ cấu nguồn vốn và các chỉ số, để đánh giá tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của đơn vị; xem xét tình hình tăng, giảm cơ cấu nguồn vốn, cụ thể từng trường hợp, KTV cã thÓ ®¸nh gi¸ chiÒu híng ph¸t triÓn cña ®¬n vÞ tèt hay xÊu.
- Kiểm toán lãi chưa phân phối: đối chiếu số dư đầu kỳ với BCTC của năm trước đã được phê duyệt, hoặc được kiểm toán; đối chiếu lãi hoặc lỗ trong năm với báo cáo lãi lỗ; đối chiếu và tính toán kiểm tra việc phân phối lãi...
1.10. Kiểm toán các tài khoản ngoại bảng
a) Mục đích kiểm toán
Xác nhận tính đầy đủ, trung thực, hợp lý số liệu các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán.
b) Nội dung kiểm toán
Theo các chỉ tiêu cụ thể quy định tại mẫu biểu về các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối của cơ quan có thẩm quyền.
c) Phương pháp, thủ tục kiểm toán
Áp dụng theo các phương pháp kiểm toán như với các khoản nợ phải thu, phải trả, các khoản tiền và tài sản phản ánh trong Bảng cân đối kế toán.
2. Kiểm toán hoạt động huy động vốn của các TCTD
§©y lµ c¸c kho¶n tiÒn göi cña kh¸ch hµng doanh nghiÖp, tæ chøc ®oµn thÓ, c¸ nh©n, Kho bạc nhà nước..; tiền gửi và tiền vay của c¸c TCTD t¹i NHTM; vµ phÇn vèn do NHTM ph¸t hµnh c¸c lo¹i giÊy tê cã gi¸ trÞ, ®Ó huy ®éng vèn nh chøng chØ tiÒn göi, kú phiÕu...
2.1. Mục đích kiểm toán
X¸c ®Þnh sè tiÒn TCTD nî vÒ c¸c lo¹i tiÒn göi, còng nh c¸c kho¶n thu - chi liªn quan ®· ®îc b¸o c¸o, cã theo c¸c nguyªn t¾c kÕ to¸n hay kh«ng? B¶o ®¶m l·i suÊt tr¶ cho kh¸ch hµng lµ ®óng quy định; x¸c ®Þnh møc ®é hîp lý cña viÖc ph©n lo¹i c¸c tµi kho¶n trong BCTC? b¶o ®¶m cã sù kiÓm so¸t ®èi víi viÖc më, ®ãng tµi kho¶n còng nh c¸c kho¶n göi vµ rót tiÒn.
Đánh giá tính tuân thủ, việc chấp hành các quy định trong công tác huy động vốn; đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động; xác định ảnh hưởng của hoạt động huy động vốn đến kết quả tài chính nói riêng và toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị; cảnh báo những dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra.
2.2. Nội dung kiểm toán
- Xác định số tiền đơn vị huy động về các loại tiền gửi, tiền vay cũng như các khoản thu - chi liên quan, đã được hạch toán và trình bày trên BCTC là hợp lý.
- Bảo đảm lãi suất trả cho khách hàng đúng theo quy định.
- Xác định mức độ hợp lý của việc phân loại các tài khoản trong BCTC; bảo đảm có sự kiểm soát đối với việc mở, đóng tài khoản cũng như các khoản gửi và rút tiền.
- Đánh giá hoạt động nguồn vốn của đơn vị được kiểm toán; đánh giá tính tuân thủ, hiệu quả trong việc huy động và sử dụng vốn.
- Đánh giá việc chấp hành tuân thủ các tỷ lệ an toàn bắt buộc theo quy định của NHNN; sự ổn định và khả năng thanh toán của TCTD; cảnh báo các dấu hiệu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
2.3. Phương pháp, thủ tục kiểm toán
- Đánh giá hệ thống KSNB: Đánh giá hệ thống quy định, quy trình, hướng dẫn về công tác huy động vốn của TCTD đã được ban hành có đầy đủ và thường xuyên được chỉnh sửa, cập nhật cho phù hợp với những quy định mới của Nhà nước hay không? đánh giá hệ thống hỗ trợ kỹ thuật cho nghiệp vụ huy động vốn như hệ thống báo cáo, mã sản phẩm, khung lãi suất áp dụng trong sản phẩm huy động, hệ thống mạng vi tính, chương trình phần mềm... có được xây dựng đầy đủ khoa học hay không? đánh giá việc phân công nhiệm vụ trong quy trình có rõ ràng, và theo đúng các quy định của NHTM hay không? đội ngũ cán bộ làm công tác huy động vốn có được đào tạo bài bản, có kỹ năng làm việc hay không? - Phân tích, đánh giá kết quả huy động vốn và các biến động trong công tác huy động vốn tại đơn vị được kiểm toán: cần phân tích kết quả và các biến động trong công tác huy động vốn của đơn vị; từ đó, xác định rủi ro trong huy động vốn, đặc biệt lưu ý chính sách huy động vốn, báo cáo kết quả huy động vốn, báo cáo diễn biến lãi suất huy động vốn của đơn vị...; KTV cần phân tích các chỉ tiêu về huy động vốn như tỷ trọng huy động vốn; tăng trưởng huy động vốn bình quân, cuối kỳ; tăng trưởng huy động vốn dân cư, tổ chức kinh tế; khả năng tự cân đối nguồn vốn; thị phần huy động vốn;... Ngoài ra, KTV có thể phân tích dựa trên thông tin phản ánh, đánh giá của khách hàng về dịch vụ huy động vốn đã thu thập được.
- Xác định và đánh giá các rủi ro trọng yếu trong hoạt động huy động vốn
+ Rủi ro về lãi suất: do biến động của lãi suất trên thị trường có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của ngân hàng.
+ Rủi ro môi trường: Những biến đổi của môi trường kinh tế, xã hội luôn có tác động trực tiếp đến xu hướng đầu tư các nguồn tiền nhàn rỗi của những người đầu tư (cá nhân, doanh nhân, tổ chức...).
+ Rủi ro đạo đức: cán bộ làm công tác huy động vốn thông đồng, cấu kết với những phần tử lừa đảo bên ngoài để chiếm đoạt vốn hoặc lợi dụng sự quản lý, kiểm tra, giám sát lỏng lẻo của ngân hàng để trục lợi. Thông tin, báo cáo, chỉ đạo không kịp thời, đầy đủ về kết quả huy động vốn và các diễn biến bất thường về huy động vốn.
- Phương pháp, thủ tục kiểm toán cụ thể
+ §èi chiÕu sè liÖu trªn BCTC víi sæ tæng hîp, sæ kÕ to¸n chi tiÕt, sao kª…, tõ ®ã tiÕn hµnh chän mÉu ®Ó tiÕn hµnh c¸c thö nghiÖm kh¸c.
+ Trªn c¬ së c¸c thÓ lÖ, chÕ ®é vÒ tiÒn göi, tiÒn göi tiÕt kiÖm, kú phiÕu, tr¸i phiÕu, l·i suÊt...kiÓm tra viÖc h¹ch to¸n kÕ to¸n, l·i suÊt ¸p dông, ph¬ng thøc thanh to¸n, viÖc thùc hiÖn tÝnh vµ tr¶ l·i; cần chú ý viÖc thanh to¸n tr¶ l·i tríc kú h¹n của c¸c kho¶n tiÒn göi cã kú h¹n, tiÒn göi tiÕt kiÖm cã kú h¹n, kú phiÕu, tr¸i phiÕu... Khi NHTM huy ®éng vèn díi h×nh thøc tÝn phiÕu, tr¸i phiÕu, chøng chØ tiÒn göi cã ®îc phÐp kh«ng? Cã v¨n b¶n chÊp thuËn kh«ng?
+ KiÓm tra, ®èi chiÕu chøng tõ gèc víi nhËt ký quÜ vµ c¸c sæ chi tiÕt, sæ tæng hîp.
+ Víi lo¹i huy ®éng tr¶ l·i tríc, ph¶i kiÓm tra sè l·i ®· tr¶ so víi phiÕu chi ®· ®îc ®ãng trong nhËt ký.
+ Cã thÓ ®èi chiÕu víi kh¸ch hµng ®Ó x¸c nhËn mét sè kho¶n tiÒn göi.
+ §èi víi c¸c tµi kho¶n t¹m ngõng ho¹t ®éng: cÇn chó ý ®Õn các tài khoản ®· ®îc t¸ch theo dâi riªng có được kiÓm so¸t chÆt chÏ kh«ng? NÕu cã ph¸t sinh thu - chi cÇn xem xÐt cô thÓ tÝnh hîp ph¸p vµ hîp lý.
+ §èi víi c¸c kho¶n ph¶i tr¶ cã l·i céng dån: cÇn kiÓm tra sù hîp lý cña c¸c tµi kho¶n, vÝ nh l·i tiÒn göi cã thÓ thÈm tra th«ng qua viÖc tÝnh to¸n l·i ®· tr¶ vµ céng dån; c¸c chi phÝ vÒ l·i suÊt, cã thÓ liªn quan ®Õn sè d b×nh qu©n cña c¸c tµi kho¶n ph¸t sinh l·i ph¶i tr¶ vµ møc l·i suÊt trong thêi gian ®ã.
+ Thu tõ dÞch vô phÝ: ph¶i ®îc kiÓm tra, ®Ó x¸c ®Þnh møc ®é ®óng ®¾n cña viÖc thu ®èi víi tõng lo¹i phÝ, phï hîp víi c¸c chÝnh s¸ch cña Ng©n hµng.
+ Ph©n tÝch sè liÖu: xem xÐt tÝnh hîp lý chung; nhËn d¹ng c¸c biÕn ®éng bÊt thêng; so s¸nh sè d c¸c thêi kú víi nhau; chi phÝ tr¶ l·i tiÒn göi víi sè d...
+ Trên cơ sở những tài liệu được cung cấp, KTV tiến hành đánh giá: Công tác lập kế hoạch nguồn vốn có dựa trên cơ sở thực tiễn và phù hợp với thị trường không? khả năng thực hiện kế hoạch của các chi nhánh? kế hoạch nguồn vốn có đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn, trung, dài hạn và theo từng loại tiền không? xây dựng kế hoạch nguồn vốn có cân đối tỷ trọng hợp lý giữa vốn đi vay và vốn huy động không?
+ Kiểm toán việc thực hiện điều hành vốn trong toàn hệ thống và việc nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm huy động vốn mới…; kiểm tra việc xây dựng các hạn mức đầu tư liên ngân hàng; hạn mức đầu tư vào giấy tờ có giá để đánh giá thời gian đầu tư, lãi suất đầu tư có hiệu quả hay không và việc tuân thủ các hạn mức này; Kiểm tra việc nghiên cứu, ban hành các sản phẩm huy động vốn mới có phù hợp với quy định của nhà nước hay không?
+ Kiểm toán việc thực hiện một số tỷ lệ bảo đảm an toàn bắt buộc có liên quan của TCTD như các giới hạn an toàn trong phạm vi một TCTD…; qua kiểm tra và tính toán, KTV đánh giá nhận xét về tính tuân thủ quy định của TCTD; cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra; xác định nguyên nhân và trách nhiệm của các bên có liên quan (nếu có) trong trường hợp các tỷ lệ an toàn không được bảo đảm theo đúng quy định.
3. Kiểm toán hoạt động tín dụng
3.1. Mục đích kiểm toán
Đánh giá việc tuân thủ các quy định của NHNN và nội bộ TCTD về quy trình, thủ tục cho vay; đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng; xác định ảnh hưởng của hoạt động tín dụng đến kết quả tài chính nói riêng và toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh nói chung.
3.2. Nội dung kiểm toán
- Kiểm toán xác định mức độ phù hợp của quy chế, quy trình thủ tục của từng nghiệp vụ tín dụng do đơn vị ban hành so với các văn bản pháp quy.
- Kiểm toán tổng hợp để xác định mức độ đúng đắn về tổng dư nợ, số dư nợ theo từng nghiệp vụ tín dụng; đánh giá tổng quát việc thực hiện chính sách tiền tệ của đơn vị được kiểm toán.
- Kiểm toán, xác định số liệu về đánh giá chất lượng tín dụng, phân loại nhóm nợ; kiểm toán đánh giá việc trích lập DPRR tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng.
- Kiểm toán đánh giá việc thực hiện các quy định trong việc bán nợ; cơ cấu nợ và miễn giảm lãi.
3.3. Phương pháp, thủ tục kiểm toán
a) Đánh giá độ tin cậy của Hệ thống kiểm soát nội bộ
KTV căn cứ môi trường kiểm soát chung (các yếu tố về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch,...), hệ thống kế toán, hệ thống và quy trình kiểm soát để đánh giá và quyết định sử dụng kết quả KSNB ở mức độ nào.
* Thu thập thông tin, tài liệu
- Các biên bản, báo cáo thanh tra của các cơ quan và nội bộ đơn vị.
- Các báo cáo tổng kết (quý, 6 tháng, 9 tháng và năm về công tác tín dụng).
- Các hồ sơ cho vay, sổ theo dõi của cán bộ tín dụng (CBTD) và các sổ, tài liệu, vật chứng liên quan.
- Chức năng, nhiệm vụ của KSNB và quy trình KSNB đối với hoạt động tín dụng.
- Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng tín dụng.
- Chiến lược kinh doanh của đơn vị.
* Phương pháp đánh giá
Chủ yếu áp dụng các phương pháp kiểm toán tuân thủ: kỹ thuật điều tra hệ thống, các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát, trao đổi, lấy ý kiến của cơ quan quản lý trực tiếp, bộ máy thanh tra của Chính phủ, NHNN.
Để quyết định áp dụng phương pháp kiểm toán thích hợp và xác định mức độ tin cậy vào kết quả KSNB, KTV vận dụng các bước như sau:
- Đánh giá môi trường kiểm soát chung, bao gồm toàn bộ các yếu tố có tính chất môi trường tác động đến quy trình hoạt động và kết quả hoạt động tín dụng; sự tồn tại và hiệu lực của các quy chế, quy trình kiểm soát của đơn vị, gồm:
+ Đặc thù về quản lý: tìm hiểu quan điểm của những người quản lý đơn vị về hoạt động kinh doanh; quan điểm về chính sách và thủ tục kiểm soát; cơ cấu quyền lực tập trung vào một người hay nhiều người...
+ Cơ cấu tổ chức: xem xét mức độ hợp lý, sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động và tính hiệu quả trong công tác quản lý tín dụng của đơn vị.
+ Bộ phận KSNB: cấp quản lý bộ phận KSNB; phạm vi, giới hạn nội dung được phép kiểm soát; tính độc lập có được bảo đảm; mức độ trung thực của nhân viên; năng lực kiểm soát của Kiểm soát viên.
+ Ngoài ra có thể tìm hiểu tác động của các yếu tố khác như công tác kế hoạch, chính sách nhân sự và các yếu tố bên ngoài (ảnh hưởng của cơ quan quản lý Nhà nước, trách nhiệm pháp lý...). Người đứng đầu đơn vị có nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và sử dụng tốt hệ thống KSNB phục vụ cho hoạt động quản lý của mình.
- Nếu môi trường kiểm soát nêu trên yếu, phản ánh hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB của đơn vị kém, rủi ro kiểm soát cao. Khi đó, KTV chuyển sang phương pháp kiểm toán cơ bản; điều này đòi hỏi khối lượng công việc và ch phí cho cuộc kiểm toán sẽ nhiều hơn.
- Nếu môi trường kiểm soát được đánh giá mạnh, thì rủi ro kiểm soát thấp. KTV tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, đánh giá các nghiệp vụ về mức độ tuân thủ quy trình KSNB. Những yếu tố cần kiểm tra để đánh giá mức độ rủi ro như bản chất kinh doanh của khách hàng, bản chất các bộ phận được kiểm toán, bản chất các hệ thống kế toán và thông tin; kiểm tra các loại nghiệp vụ phức tạp và mới, nghiệp vụ có khối lượng giao dịch lớn; cách thức phân bổ lao động theo tính chất công việc,...
Nếu rủi ro kiểm soát thấp thì đánh giá mức thoả mãn chủ yếu dựa vào sự hợp lý về cơ sở dẫn liệu lựa chọn, cân nhắc số lượng mẫu thử nghiệm với chi phí kiểm toán một cách hợp lý.
Nếu mức thoả mãn ở cấp độ cao, trung bình thì áp dụng phương pháp cập nhật kiểm tra hệ thống: kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ để đánh giá lại mức độ rủi ro kiểm soát và thực hiện mẫu thử nghiệm nhỏ để tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán…
Các thử nghiệm chi tiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ được tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của quy chế kiểm soát và quy trình kiểm soát. Các thử nghiệm chủ yếu được thực hiện trên cơ sở kiểm tra chọn mẫu và kết hợp với quan sát trực tiếp, phỏng vấn, đối chiếu,...
b) Kiểm tra quy chế, quy trình thủ tục của từng nghiệp vụ tín dụng do đơn vị được kiểm toán ban hành
Quy chế, quy trình nghiệp vụ của từng đơn vị, có thể ảnh hướng lớn đến kết quả kinh doanh và khả năng kiểm soát của hệ thống KSNB. Công việc của kiểm toán là kiểm tra tính tuân thủ quy chế, quy trình nghiệp vụ nội bộ, mà đơn vị đã ban hành so với quy định chung, các văn bản pháp quy có liên quan tới hoạt động tín dụng do Chính phủ và NHNN đã ban hành.
* Thu thập thông tin, tài liệu
- Các văn bản pháp quy: Luật các TCTD; các quy chế, thể lệ nghiệp vụ do NHNN ban hành; các luật và văn bản có liên quan của Nhà nước và các cơ quan chức năng,... (quy chế về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, cầm đồ, quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối,...).
- Quy chế, quy trình các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tín dụng và các văn bản hướng dẫn khác của đơn vị được kiểm toán.
- Sao kê dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12 năm kiểm toán và đến thời điểm kiểm toán.
- Hồ sơ cho vay: trước khi yêu cầu cung cấp hồ sơ cho vay, KTV cần thực hiện các thủ tục chọn mẫu khách hàng vay nợ, ®Ó yªu cÇu đơn vị cung cÊp c¸c tµi liÖu thÝch hîp. Đoàn KTNN cần phải hình thành tiêu chí để chọn mẫu kiểm toán, đảm bảo thống nhất, đảm bảo tÝnh träng yÕu, tû lÖ thÝch hîp gi÷a giá trị dư nợ vay chọn kiểm tra/tổng giá trị dư nợ cho vay thuộc mỗi nhóm nợ. Lưu ý chọn mẫu khách hàng vay nợ phải gắn ®é lín gi¸ trÞ kho¶n vay và tính chất các khoản nợ.
* Phương pháp kiểm tra, đối chiếu
Đối chiếu các hướng dẫn cụ thể trong quy chế, quy trình nghiệp vụ của đơn vị với quy định trong văn bản pháp quy.
Nội dung đối chiếu chủ yếu về chính sách cho vay chung của đơn vị được kiểm toán; đối tượng, điều kiện (cho vay, bảo lãnh,...) biện pháp bảo đảm tiền vay, bảo đảm nghĩa vụ thanh toán, xử lý nợ xấu; quản lý rủi ro;...
Nếu phát hiện những trường hợp vượt ra ngoài quy định, cần kiểm tra xác định các nguyên nhân cụ thể.
* Nhận xét, đánh giá
Kết thúc quy trình kiểm tra, KTV đưa ra nhận xét, đánh giá chủ yếu trên các khía cạnh sau:
- Về tính đầy đủ: §¸nh gi¸ møc ®é hoµn thiÖn, tÝnh hÖ thèng cña c¸c quy chế, quy trình kiểm soát tín dụng của đơn vị.
- Về tính hợp pháp: đánh giá mức độ phù hợp các quy chế, quy trình kiểm soát tín dụng của đơn vị víi c¸c quy ®Þnh t¹i c¸c v¨n b¶n ph¸p lÝ cña nhµ nưíc, Ng©n hµng nhµ nưíc ban hµnh. Nếu có trường hợp khác các quy định tại các văn bản pháp quy, thì phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả kinh doanh tín dụng (lµm gia t¨ng rủi ro, hoÆc làm giảm khối lượng tín dụng, hạn chế việc phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế).
c) Kiểm toán tổng hợp: Cần thực hiện kiểm toán tổng hợp để xác định mức độ đúng đắn về tổng dư nợ, số dư nợ theo từng nghiệp vụ tín dụng; đánh giá tổng quát việc thực hiện chính sách tiền tệ. Kiểm toán tổng hợp phải được thực hiện tại Trụ sở chính của mỗi NHTM và của từng đơn vị trực thuộc.
* Thu thập tài liệu, thông tin
- Các văn bản chỉ đạo của NHNN về kế hoạch tăng trưởng tín dụng, Quyết định của HĐQT/HĐTV hoặc kế hoạch được NHTW giao cho từng Chi nhánh về tăng trưởng dư nợ tín dụng.
- Các văn bản triển khai các giải pháp về tăng trưởng tín dụng của NHTM theo kế hoạch được NHNN, HĐQT/HĐTV giao.
- Các báo cáo tổng quát về dư nợ; phân loại nợ và trích lập dự phòng của NHTM/chi nhánh NHTM tại từng thời kỳ và thời điểm 31/12 năm kiểm toán.
- Các báo cáo thống kê về việc phân loại dư nợ theo ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay (ngắn, trung, dài hạn).
- Báo cáo chuyên đề về công tác tín dụng của toàn hệ thống/chi nhánh.
- Các tài liệu có liên quan khác.
* Phương pháp, thủ tục kiểm toán
Chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ, đối chiếu; phân tích số liệu tổng quát, so sánh và đưa ra nhận định.
- KTV thu thập các văn bản của NHNN về chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách cho vay trong niên độ kiểm toán; thu thập Kế hoạch của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị/Đại Hội cổ công về phương án, mục tiêu kinh doanh của niên độ kiểm toán.
- So sánh thực tế thực hiện tăng trưởng cho vay với các văn bản hướng dẫn của NHNN và so với phương án mục tiêu, kế hoạch kinh doanh năm tài chính được kiểm toán; tìm ra sự khác biệt đồng thời phân tích nguyên nhân và đưa ra ý kiến đánh giá, nhận xét.
- Thực hiện thu thập các số liệu từ hệ thống, phân tích đánh giá quy mô tín dụng theo từng lĩnh vực/ ngành kinh tế đã đảm bảo đúng kế hoạch mà NHNN giao hoặc định hướng của HĐQT/HĐTV của ngân hàng hay chưa?.
- Đánh giá việc triển khai, thực hiện các giải pháp, các chương trình cho vay mà NHTM triển khai trong niên độ kiểm toán đã bám sát kế hoạch hay không? Các giải pháp của NHTM đã góp phần thực hiện chính sách tiền tệ (cụ thể là chính sách cho vay của NHNN) từng thời kỳ và trong niên độ kiểm toán như thế nào: chẳng hạn như chính sách của NHTM để góp phần cho vay hỗ trợ các chương trình mà Nhà nước khuyến khích phát triển như cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay hỗ trợ xuất khẩu,…
d) Kiểm toán đánh giá việc chấp hành các quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước, NHNN và nội bộ NHTM về việc cấp tín dụng theo từng loại hình nghiệp vụ.
KTV tổng hợp về số liệu khái quát về tình hình chung để có quan điểm đánh giá tổng hợp. Trên cơ sở đó, KTV tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định cụ thể về hoạt động tín dụng của đơn vị. Nội dung đánh giá chủ yếu gồm: điều kiện tín dụng, công tác thẩm định, hồ sơ tài sản đảm bảo, mức cho vay, bảo lãnh, cho thuê, lãi suất, mức phí áp dụng; việc xử lý nợ (chuyển nợ quá hạn, gia hạn nợ, định lại kỳ hạn nợ, giãn nợ, khoanh nợ, lãi chưa thu; phát mại tài sản thu hồi nợ,...). Trường hợp đơn vị thực hiện không đúng quy định về công tác tín dụng, phải xác định nh÷ng t¸c ®éng, ¶nh hưởng cña c¸c quy ®Þnh sai cña ®¬n vÞ để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng tín dụng.
* Thu thập tài liệu, thông tin
- Sử dụng tài liệu, thông tin đã thu thập.
- Hồ sơ thực tế của từng nghiệp vụ tín dụng (đối với nghiệp vụ cho vay là hồ sơ cho vay, với nghiệp vụ bảo lãnh là hồ sơ bảo lãnh,... của từng món nợ) .
- Báo cáo số liệu tổng hợp thời kỳ kiểm toán về từng nghiệp vụ tín dụng
- Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của đơn vị.
* Phương pháp kiểm toán
- Chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ, kiểm tra đánh giá hệ thống KSNB về tín dụng, đối chiếu; phỏng vấn; phân tích số liệu tổng hợp.
- Chọn mẫu để kiểm tra: tuỳ thuộc lượng thời gian cho phép và yêu cầu của cuộc kiểm toán để xác định số lượng mẫu theo phân nhóm, phân tổ trong từng nghiệp vụ tín dụng, theo qui định từ đoạn 6 đến đoạn 14 CMKTNN 1530 - Lấy mẫu kiểm toán trong kiểm toán tài chính.
- Phương pháp kiểm toán một số nghiệp vụ cụ thể
• Đối với nghiệp vụ cho vay:
Kiểm tra về từng loại hồ sơ cho vay vÒ møc ®é đảm bảo tính pháp lý, tính đầy đủ như hồ sơ vay vốn; hồ sơ giải ngân; hồ sơ kiểm soát sau, xử lý nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng...
Nhận xét việc áp dụng đối tượng cho vay (đối tượng được cho vay, không được cho vay so với quy chế cho vay).
Kiểm tra bên đi vay vÒ møc ®é thỏa mãn c¸c điều kiện vay vốn. Phân loại các trường hợp không đủ điều kiện theo từng tiêu thức: tư cách của khách hàng vay vốn; khả năng tài chính; mục đích sử dụng vốn vay; tính khả thi và hiệu quả phương án kinh doanh, dự án đầu tư; biện pháp bảo đảm tiền vay.
Kiểm tra đánh giá việc áp dụng các phương thức cho vay cña ®¬n vÞ ®ưîc kiÓm to¸n cã phï hîp víi c¸c quy ®Þnh cña nhµ nưíc hiÖn hµnh. Xác ®Þnh râ nh÷ngkhách hàng không đủ tín nhiệm vÉn được vay với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác: mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, thực hiện quy định về quản lý ngoại hối khi cho vay ngoại tệ, miễn, giảm lãi vay...
Nhận xét việc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, xử lý nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, phát mại tài sản thu hồi nợ, thủ tục đấu giá, định giá của đơn vị được kiểm toán. Nếu việc xử lý nợ của đơn vị được xác định không đúng quy định sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc đánh giá chất lượng nợ vay, khả năng thu hồi nợ và trích quỹ dự phòng. KTV phải tiến hành kiểm tra chi tiết và nhận xét đánh giá cụ thể về các sai phạm này.
Đối với các khoản cho vay ưu đãi và cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch Nhà nước của đối tượng đi vay cÇn kiÓm tra, ®èi chiÕu víi c¸c quy ®Þnh hiÖn hµnh ®Ó ph¸t hiÖn c¸c trường hợp đối tượng vay vèn ưu đãi kh«ng ®óng quy ®Þnh hoÆc ®i vay của Chính phủ rồi lại cho vay lại kiếm lời.
Đối với cho vay theo uỷ thác, KTV đối chiếu các quy định của pháp luật về tín dụng với các hợp đồng uỷ thác của đơn vị.
Trên cơ sở kết quả kiểm toán và việc chấp hành quy định về nghiệp vụ cho vay KTV nhận xét, đánh giá và xác định mức độ ảnh hưởng của nó tới chất lượng nợ vay.
• Đối với nghiệp vụ bảo lãnh:
Kiểm tra tổng số dư bảo lãnh của đơn vị được kiểm toán so với mức quy định cho phép bảo lãnh; kiểm tra tình hình ký quỹ bảo lãnh.
+ Bảo lãnh vay vốn nước ngoài:
Kiểm tra, xác định đối tượng được bảo lãnh (bên được bảo lãnh) có đủ điều kiện theo quy định; kiểm tra việc chấp hành quy chế vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ gồm: hợp đồng vay vốn, phương án, dự án đầu tư, tài sản bảo đảm...
Kiểm tra xác định các hình thức bảo lãnh có phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của Chính phủ Việt Nam (lưu ý hình thức L/C mua hàng trả chậm).
Kiểm tra thời hạn bảo lãnh, thời gian vay vốn, khả năng trả nợ của bên được bảo lãnh có phù hợp, lô gích, phát hiện các dấu hiệu bất thường.
+ Bảo lãnh trong nước:
Kiểm tra, xác định bên được bảo lãnh có đủ điều kiện theo quy định như: kinh doanh có lãi; có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán; có tài sản bảo đảm;...
Kiểm tra các loại hồ sơ, thủ tục bảo lãnh có đầy đủ theo quy định. Nội dung cam kết với bên nhận bảo lãnh (theo từng loại: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay,...).
• Đối với nghiệp vụ cho thuê tài chính:
Kiểm tra, đánh giá bên thuê về các điều kiện cho thuê (như là đơn vị được thành lập theo pháp luật Việt Nam, sản xuất kinh doanh có lãi, tài chính lành mạnh, có dự án khả thi,..).
Kiểm tra hồ sơ xin thuê tài chính của bên đi thuê có đầy đủ theo quy định. Thời hạn thuê phải phù hợp với khả năng cho thuê, thời gian thu hồi vốn của đơn vị. Kiểm tra việc tuân thủ quy định về sử dụng nguồn vốn của Công ty cho thuê tài chính...
• Đối với dịch vụ cầm đồ:
Kiểm tra “giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ”, do chi nhánh NHNN cấp cho chi nhánh đơn vị, nếu trong điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị không có dịch vụ này.
Kiểm tra, nhận xét về thủ tục cầm đồ, việc lưu giữ và xử lý vật cầm.
• Đối với nghiệp vụ chiết khấu:
Kiểm tra việc chấp hành các quy định về chiết khấu, trong đó lưu ý các thương phiếu ®ưîc sö dông ®Ó chiÕt khÊu cã gi¸ trÞ, ph¶i lµ nh÷ng thư¬ng phiÕu ®¶m b¶o cßn hiÖu lùc vÒ thêi gian vµ ®óng quy ®Þnh ph¸p luËt vÒ lưu thông hối phiếu vµ lÖnh phiÕu; kiểm tra các giấy tờ có giá về các tiêu chuẩn,điều kiện để được chiết khấu.
Kiểm tra hồ sơ, thủ tục chiết khấu trªn c¶ hai mÆt tÝnh ph¸p lý vµ tÝnh ®Çy ®ñ.
(Xem Phụ lục 02 Hướng dẫn nhận diện rủi ro và xác định các thủ tục kiểm toán chi tiết hoạt động cho vay đối với ngân hàng thương mại)
* Nhận xét, đánh giá
Dựa vào kết quả kiểm tra, KTV đưa ra nhận xét, đánh giá trên các mặt sau:
- Nhận xét khái quát về quy mô khối lượng, chất lượng tín dụng.
- Ph¶n ¶nh các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu,... không đúng quy định; việc chấp hành quy định các văn bản pháp quy về hoạt động tín dụng.
- Nhận xét việc chấp hành các quy định đối với từng nghiệp vụ tín dụng.
e) Kiểm toán, xác định số liệu về đánh giá chất lượng tín dụng, thông qua phân loại nhóm nợ.
Mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, để phân loại dư nợ, phân loại số dư bảo lãnh, số dư cho thuê tài chính,... làm căn cứ để đưa ra các giải pháp ngăn chặn, hạn chế và xử lý các rủi ro, nhằm bảo đảm an toàn tín dụng và là cơ sở để trích lập quỹ dự phòng.
* Thu thập tài liệu, thông tin
- Các văn bản quy định của NHNN, của nội bộ NHTM về chính sách phân loại nợ, trích lập dự phòng.
- Báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo các quý, năm (lưu ý các thời điểm quan trọng là ngày 30/11 và 31/12 của niên độ được kiểm toán) theo quy định của NHNN, của đơn vị... trong trường hợp cần thiết có thể tham chiếu lấy tham báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng của thời điểm kiểm toán để so sánh, đánh giá.
- Sổ theo dõi, báo cáo chuyên đề, báo cáo thống kê của phòng chuyên môn về nghiệp vụ tín dụng.
- Cân đối tài khoản của đơn vị và các chi nhánh tại các thời điểm phân loại nợ và trích lập dự phòng (lưu ý tại thời điểm 30/11 niên độ kiểm toán) và các tài liệu có liên quan khác.
* Phương pháp và thủ tục kiểm toán việc phân loại nợ
• Đối với nghiệp vụ cho vay
+ Kiểm toán tổng hợp việc phân loại nợ
Kiểm toán trên file báo cáo phân loại nợ để đánh giá những trường hợp có thể sai sót như:
- Kiểm toán tổng hợp tại mỗi Chi nhánh và trên Trụ sở chính của NHTM được kiểm toán nhằm xác định đúng số liệu tổng hợp về phân loại nhóm nợ của Chi nhánh/toàn hệ thống. KTV cần đối chiếu số dư nợ trên Biểu phân loại nợ với số dư trên tài khoản cân đối kế toán tại mỗi thời điểm;
- Kiểm toán, xác định trên toàn hệ thống/Chi nhánh việc 01 (một) khách hàng vay tại nhiều Chi nhánh trực thuộc của NHTM đó, theo quy định thì tất cả các khoản vay của khách hàng đó tại Các chi nhánh phải được xếp cùng một nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất.
- Đối chiếu thông tin CIC đối với các khách hàng có vay tại nhiều NHTM để phân loại nợ và trích lập dự phòng bởi lẽ: theo quy định hiện hành thì toàn bộ các khách hàng phải được phân loại theo nhóm nợ cao nhất dựa vào thông tin CIC.
+ Kiểm toán chi tiết việc phân loại nhóm nợ
- Phân tích, đánh giá để chọn mẫu khoản vay cần kiểm tra chi tiết việc phân loại nợ (trên cơ sở hồ sơ tín dụng đã chọn, đồng thời có thể chọn thêm các hồ sơ không kiểm toán đầy đủ mà chỉ kiểm toán việc trích lập dự phòng).
- Cách kiểm tra chi tiết đối với các trường hợp phân loại theo định lượng: thực hiện việc đối chiếu kỳ trả nợ theo hợp đồng và ngày trả nợ của khách hàng từ đấy tính ra được khách hàng đã trả nợ có đúng theo lịch trả nợ không? để điều chỉnh cho phù hợp theo quy định chuyển nhóm nợ về mặt định lượng.
- Cách kiểm tra chi tiết đối với các trường hợp sử dụng phân loại nợ theo định tính:
Kiểm tra lại hệ thống các chỉ tiêu chấm điểm của NHTM có đảm bảo tính phù hợp với các nhóm ngành nghề khác nhau không và chính xác hay không, đã được NHNN chấp thuận hay không.
Kiểm tra lại các khâu từ khâu nhập dữ liệu thông tin tài chính, phi tài chính đã đảm bảo tính chính xác và hợp lý hay chưa;
Phân tích, đánh giá bảng chấm điểm của chi nhánh, chọn mẫu hồ sơ khách hàng (yêu cầu chi nhánh cho vào phần mềm để chấm điểm lại). Thực hiện chấm điểm lại các khoản mục có trong số lớn và các khoản mục có nghi ngờ, từ đó tính lại tổng điểm.
Đối chiếu nhóm nợ của chi nhánh với thông tin có liên quan trên CIC tại cùng thời điểm.
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra KTV phải phân tích kỹ khoản nợ, để phân nhóm cho phù hợp và đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ, bao gồm: nợ quá hạn/nợ xấu nhưng có khả năng thu hồi, nợ quá hạn/nợ xấu khó có khả năng thu hồi, hoặc không có khả năng thu hồi.
Nguyên nhân nợ xấu phải được phân tích rõ để làm cơ sở đánh giá khả năng thu hồi (phân tích khả năng tài chính và tính hoạt động của khách hàng). Số tiền có thể thu nợ từ tiền bán hàng, dịch vụ của bên vay; số tiền có thể thu được từ phát mại tài sản đảm bảo; số tiền không thu được...
KTV đồng thời thực hiện kiểm tra, nhận xét lãi cho vay chưa thu được hạch toán ngoại bảng (theo quy định hiện nay là lãi của những khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5). KTV cần xác định số lãi cho vay chưa thu từ số liệu trên tài khoản ngoại bảng, tính số lãi chưa thu của nợ trả theo phương thức trả lãi cùng nợ gốc,... đối chiếu số liệu hạch toán lãi cho vay chưa thu được trên tài khoản kế toán ngoại bảng với báo cáo thống kê, báo cáo theo mẫu do đơn vị lập cho kiểm toán để phân tích lãi treo theo các nguyên nhân khách quan, chủ quan đối với khách hàng và đối với đơn vị.
• Kiểm toán nghiệp vụ bảo lãnh
+ Kiểm toán doanh số bảo lãnh, số tiền đã thanh toán trong kỳ kiểm toán, số dư cuối kỳ. Căn cứ để kiểm toán là số liệu hạch toán nhập, xuất tài khoản ngoại bảng; số tiền phải trả thay ở tài khoản nội bảng (số tiền đã thanh toán bằng doanh số xuất tài khoản ngoại bảng, trừ đi doanh số xuất tương ứng với số tiền trả thay, cộng với số tiền khách hàng đã trả đơn vị về số tiền đơn vị trả thay).
+ Kiểm tra, nhận xét chất lượng số dư bảo lãnh cuối kỳ kiểm toán: Căn cứ vào các báo cáo, sổ sách và phiếu điều tra; xem xét giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ tương ứng với số dư bảo lãnh (trường hợp bảo lãnh mua hàng trả chậm ngắn hạn); xem xét tình hình hoạt động, hiệu quả của dự án đầu tư; nguồn tiền để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh từ khấu hao, lợi nhuận, nguồn khác (trường hợp bảo lãnh trung, dài hạn mua trả chậm thiết bị, công nghệ); xem xét việc thực hiện các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh (trường hợp bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng...).
+ Đối với các trường hợp trả thay phải phân tích kỹ nguyên nhân, nguồn thu và giá trị tài sản bảo đảm, ước tính số tiền có thể thu từ phát mại tài sản và nguồn khác.
• Kiểm toán nghiệp vụ cho thuê tài chính
+ Kiểm tra, nhận xét tình hình, hiệu quả sử dụng tài sản thuê.
+ Kiểm tra nguồn trả tiền thuê của bên thuê từ việc sử dụng tài sản thuê và nguồn khác.
+ Đối với trường hợp chậm trả tiền thuê, phải phân tích rõ nguyên nhân, dự kiến khả năng thu hồi từ tiền bán tài sản cho thuê hoặc cho bên khác thuê.
• Kiểm toán dịch vụ cầm đồ
+ Đối chiếu số tiền ứng với giá trị vật cầm.
+ Đối với số tiền ứng quá thời hạn thanh toán phải phân tích nguyên nhân vì sao chưa bán được vật cầm, dự kiến số tiền thu được từ việc bán vật cầm đồ tương ứng.
• Kiểm toán nghiệp vụ chiết khấu
+ Trường hợp đơn vị có quyền truy đòi nếu đến hạn thanh toán thương phiếu, nhưng bên có nghĩa vụ thanh toán không trả đủ tiền: Phân tích khả năng tài chính của khách hàng chiết khấu và khả năng trả tiền của bên có nghĩa vụ thanh toán.
+ Trường hợp đơn vị không có quyền truy đòi: phân tích khả năng trả tiền của bên có nghĩa vụ thanh toán, đưa ra mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với từng loại thương phiếu, giấy tờ có giá.
g) Kiểm toán việc trích lập và xử lý rủi ro tín dụng
Mục đích để xác định đơn vị đã trích lập và xử lý rủi ro tín dụng dụng đã tuân thủ theo các quy định của NHNN và đã đúng với tình hình hoạt động và khả năng trả nợ của khách hàng hay chưa? Trên cơ sở kết quả phân loại nhóm nợ, tiến hành kiểm toán việc trích lập và sử dụng dự phòng của đơn vị.
• Kiểm toán trích lập dự phòng
Trên cơ sở thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng (tương tự các thông tin như mục 3.3.5), KTV cần thực hiện các bước kiểm toán trích lập dự phòng như sau:
+ Kiểm toán tổng hợp việc trích lập dự phòng
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu dự phòng cần phải trích lập tại ngày 30/11 năm kiểm toán với số dư nguồn dự phòng đã hạch toán tại ngày 31/12 của năm trên cân đối kế toán (sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của việc sử dụng quỹ dự phòng trong tháng 12 của năm đó);
- Đối chiếu và tính toán lại các khoản trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể trên báo cáo và số liệu đã được hạch toán trên số tổng hợp và số chi tiết và trên cân đối kế toán, xem xét việc ghi sổ đã khớp đúng với các bảng tổng hợp và chi tiết về số liệu dự phòng.
- Kiểm toán tổng hợp toàn bộ tài sản thế chấp để sử dụng làm tài sản đảm bảo trong việc tính trích lập dự phòng.
- Kiểm toán tổng hợp về cách tính toán trích lập dự phòng; các công thức tính toán; số liệu khấu trừ tài sản đảm bảo,…lưu ý về dự phòng chung chỉ tính toán từ nợ nhóm 1 đến nhóm 4; nếu có điều chỉnh nhóm nợ thì đồng thời phải tính toán lại số liệu dự phòng chung. Kiểm tra xem xét công thức tính toán có thực hiện tính riêng tài sản đảm bảo của các khoản vay theo từng hợp đồng không?...
+ Kiểm toán chi tiết việc trích lập dự phòng
- Trên cơ sở kết quả kiểm toán chi tiết về phân loại nhóm nợ như đã nêu trên; KTV xác định lại số dự phòng phải trích sau khi phân lại nhóm nợ; thưc hiện kiểm toán chi tiết xác định lại giá trị tài sản đảm bảo khấu trừ, tỷ lệ khấu trừ cho từng HSTD để tính toán lại số dự phòng cần phải trích theo mỗi HSTD.
- So sánh số tiền thực trích của đơn vị được kiểm toán với kết quả tính toán của KTV. Nếu có chênh lệch lớn cần xem xét kỹ, tính toán lại. Kết quả cuối cùng lấy theo đánh giá và tính toán của KTV.
• Kiểm tra việc xử lý rủi ro tín dụng từ quỹ dự phòng
+ Kiểm tra các trường hợp được xử lý nợ từ nguồn dự phòng có đúng đối tượng, đúng chế độ, có đủ hồ sơ theo quy định. Việc thực hiện quy chế và quy trình làm việc của Hội đồng xử lý rủi ro có đúng quy định Nhà nước.
+ Kiểm tra đánh giá việc đôn đốc thu hồi nợ sau khi đã xử lý rủi ro. Lưu ý kiểm tra để xác định nguyên nhân gây ra nợ xấu phải xử lý rủi ro; tránh tình trạng ngân hàng dùng biện pháp xử lý rủi ro để che đậy số nợ xấu trong nội bảng và trách nhiệm của người quản lý, giám sát cho vay.
Nếu có sai phạm thì KTV loại trừ số tiền xử lý sai, yêu cầu đơn vị có biện pháp giải quyết, hạch toán lại số tiền đã xử lý nợ không đúng vào tài khoản nội bảng.
+ Kiểm tra số tiền thu hồi được đã hoàn nhập vào thu nhập bất thường trong kỳ kiểm toán.
h) Kiểm toán việc bán nợ cho VAMC và các đơn vị khác
- Kiểm toán đánh giá tổng quát số liệu về bán nợ của năm kiểm toán; so sánh với năm trước và so ánh với kế hoạch được giao để phát hiện những đột biến, bất thường và cần làm rõ nguyên nhân của những đột biến (nếu có).
- Chọn mẫu một số hồ sơ bán nợ để kiểm toán, đánh giá việc tuân thủ quy định về bán nợ; kiểm toán đánh giá chi tiết trên các nội dung như sau:
+ Đánh giá về tính đầy đủ của hồ sơ bán nợ; tính đảm bảo của điều kiện khoản nợ được bán theo quy định.
+ Đánh giá về giá bán nợ thông qua việc xác định việc trích lập dự phòng rủi ro cụ thể tại thời điểm bán nợ .
(Theo quy định về bán nợ cho VAMC: giá bán nợ bằng số dư nợ - số dự phòng cụ thể đã trích; nếu số dự phòng cụ thể xác định tại thời điểm bán nợ không đúng thì dẫn đến giá bán không chính xác).
+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung ủy quyền quản lý khoản nợ sau khi đã bán cho VAMC: quản lý và hạch toán thu nợ gốc, nợ lãi của khoản nợ đã bán cho VAMC như thế nào (theo quy định hiện hành số thu được phải hạch toán phải trả VAMC).
i) Kiểm toán, đánh giá việc miễn giảm lãi
- Kiểm toán đánh giá tổng quát số liệu về miễn giảm lãi của năm kiểm toán; so sánh với năm trước và so sánh với kế hoạch được giao để phát hiện những đột biến, bất thường và cần làm rõ nguyên nhân của những đột biến (nếu có).
- Chọn mẫu một số hồ sơ miễn giảm lãi trong niên độ để kiểm toán, đánh giá việc tuân thủ quy định về bán nợ; kiểm toán đánh giá chi tiết về tính đầy đủ của hồ sơ miễn giảm lãi; tính đảm bảo của điều kiện khoản nợ được miễn giảm lãi theo quy định. (KTV cần bám sát vào các quy định nội bộ về trình tự, thủ tục điều kiện để được miễn giảm lãi; tránh việc lợi dụng miễn giảm lãi thiếu căn cứ, không thống nhất).
4. Kiểm toán doanh thu, thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh
4.1. Kiểm toán doanh thu, thu nhập
a) Mục đích kiểm toán
- Xác nhận về doanh thu, thu nhập trong năm tài chính của đơn vị được kiểm toán đã được trình bày một cách đầy đủ, hợp lý, kịp thời và trung thực trên BCTC;
- Tất cả các nguồn thu được hạch toán phải phù hợp với nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán và phải được phân loại phù hợp trong BCTC.
b) Nội dung kiểm toán
Xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, hợp lý các khoản thu của đơn vị theo chế độ kế toán và tài chính được áp dụng; tuỳ thuộc vào quy chế, chế độ tài chính, mỗi loại hình tổ chức TCNH có các quy định về các khoản thu khác nhau. Căn cứ vào quy chế, chế độ tài chính và thực tế hoạt động của các đơn vị để kiểm tra các khoản thu gồm:
- Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự bao gồm: thu lãi cho vay; thu từ nghiệp vụ bảo lãnh; thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính; thu khác về hoạt động tín dụng (đối với các ngân hàng); các khoản kinh phí được Nhà nước cấp…
- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ gồm: thu về dịch vụ thanh toán; thu từ dịch vụ thẻ; thu về dịch vụ ngân quỹ…
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: thu từ kinh doanh ngoại hối trong nước và quốc tế; thu từ mua bán kinh doanh ngoại tệ; thu từ các dịch vụ khác từ ngoại hối …
- Thu nhập từ mua, bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư.
- Thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần.
- Các khoản thu nhập khác: là những khoản thu nhập mà đơn vị không dự tính được, hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên, gồm:
+ Thu nhập về nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá nợ.
+ Thu từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót năm nay phát hiện ra.
+ Thu hoàn nhập dự phòng đã trích từ chi phí theo quy định.
Các khoản giảm doanh thu của đơn vị theo quy định của mỗi loại hình được kiểm toán.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm (xem Phụ lục số 06); Bảo hiểm tiền gửi (xem Phụ lục số 07); Bảo hiểm xã hội Việt Nam (xem Phụ lục số 08); Công ty Chứng khoán (xem Phụ lục số 09).
c) Phương pháp, thủ tục kiểm toán
Trên cơ sở các văn bản pháp lý quy định về doanh thu, thu nhập của mỗi loại hình đơn vị (căn cứ thu, mức thu, tỷ lệ thu, thời điểm phát hành hoá đơn, thời điểm hạch toán ghi nhận doanh thu...), KTV xác định việc tuân thủ các quy định hạch toán; kiểm tra, xác nhận số liệu dựa, trên 5 cơ sở dẫn liệu về tính có thật, tính đầy đủ, tính đúng kỳ, phân loại và đánh giá thông qua các bước kiểm tra chi tiết, cụ thể:
- KTV phân chia tài khoản doanh thu, thu nhập theo từng nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết; kiểm tra sự có thực của các nghiệp vụ và đảm bảo các khoản thu phải hợp pháp (hợp lý, hợp lệ và thực tế); kiểm tra việc ghi chép hạch toán kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ bằng cách đối chiếu chứng từ gốc với sổ phụ và ngược lại; kiểm tra tính chính xác của số liệu bằng cách tính toán lại.
- KTV kiểm tra các tài khoản doanh thu, thu nhập trong sổ kế toán và ghi nhận các sự khác biệt lớn giữa các tháng trong năm; xác định nguyên nhân các chênh lệch lớn và các bút toán điều chỉnh; so sánh với năm trước và xác định mức độ khác biệt do khối lượng kinh doanh hay các lý do khác.
- Kiểm tra tính chất đúng đắn của việc hạch toán vào các tài khoản theo quy định; một vấn đề rất quan trọng là KTV phải kiểm tra các khoản doanh thu, thu nhập không được ghi chép vào sổ kế toán, hoặc phản ánh sai tài khoản. Các phương pháp kiểm tra chủ yếu được sử dụng gồm:
+ Các nghiệp vụ ghi giảm chi phí trong kỳ
+ Các nghiệp vụ thu tiền bất thường, hoặc có nội dung không rõ ràng.
+ Các khoản phải trả trong kỳ: Nhân viên đơn vị có thể ghi chép các khoản thu nhập bất thường sang các khoản phải trả, các tài khoản trung gian, từ đó sẽ tìm cách biển thủ, hoặc phục vụ cho một ý đồ nào khác.
+ Các khoản thu năm nay, nhưng hạch toán vào tài khoản khác để giấu doanh thu, hoặc phản ánh vào thu nhập năm sau.
- Kiểm toán về doanh thu thường sử dụng phương pháp chọn mẫu; vì vậy, khi kiểm toán doanh thu, thu nhập ngoài việc chọn mẫu các khoản lớn, đủ để đại diện cho tổng thể, KTV cần tiến hành kiểm tra bản chất của sự việc.
Ngoài ra, KTV cần thu thập các Biên bản quyết toán thuế của cơ quan thuế, trong niên độ kế toán (được kiểm toán) làm tài liệu tham khảo, đối chiếu, so sánh số liệu của các tư liệu này với BCTC...
4.2. Kiểm toán chi phí
a) Mục đích kiểm toán
Kiểm toán chi phí để đưa ra sự xác nhận về tính đầy đủ, hợp lý và hợp pháp của các khoản chi phí trong năm tài chính của đơn vị; đồng thời , xác định sự tuân thủ các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán và phân loại phù hợp theo quy định.
b) Nội dung kiểm toán
Xác định tính đúng đắn, trung thực, hợp lý, hợp lệ các chi phí của đơn vị theo đúng chế độ quản lý tài chính được áp dụng.
- Đối với các TCTD: Chi phí lãi và các chi phí tương tự, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí từ kinh doanh ngoại hối, chi phí từ mua bán chứng khoán kinh doanh, chi phí từ mua bán chứng khoán đầu tư, chi phí hoạt động khác, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp...
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm: các khoản chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm, chi tái bảo hiểm, chi hoa hồng, chi phí quản lý đại lý, chi dự phòng, chi phí cho nhân viên, các khoản chi trả nghiệp vụ (đối với Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm tiền gửi)...
c) Phương pháp, thủ tục kiểm toán
Kiểm tra chi tiết, đối chiếu tổng hợp; xem xét các tài khoản trong mối quan hệ qua lại và tính kỳ hạn, thời hạn. Kiểm tra từng nội dung cụ thể:
- Kiểm tra việc chấp hành quy chế tài chính của doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành và các hướng dẫn thực hiện.
- Kiểm tra việc chi trả lãi tiền gửi, tiền vay, lãi từ việc phát hành các giấy tờ có giá, gắn với việc kiểm tra nguồn vốn (đối với các ngân hàng).
- Kiểm tra các khoản chi về bồi thường bảo hiểm gốc (đối với doanh nghiệp bảo hiểm) tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ bồi thường theo quy tắc của từng nghiệp vụ bảo hiểm, đặc biệt lưu ý các tài liệu và vấn đề sau: ảnh chụp không ghi ngày tháng, không rõ các sự cố bị hỏng vỡ, các chứng cứ xác định xe cơ giới bị tai nạn (biển số, số máy, các vết nứt, vỡ…); thiếu thông báo cho khách hàng đến nhận tiền; thiếu biên bản thu hồi phụ tùng thay thế; tính toán bồi thường không loại trừ các yếu tố phải loại trừ theo quy định; giá phụ tùng thay thế không hợp lý; tính lôgic của các tài liệu trong hồ sơ bồi thường; biên bản giám định của giám định viên độc lập trong một số trường hợp bắt buộc.
- Rà soát lại các khoản chi về nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Kiểm tra chi phí cho nhân viên:
+ Trích lập và sử dụng quỹ tiền lương; kế hoạch kinh doanh, quyết toán các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh gắn với chế độ tiền lương, tiền thưởng. Kiểm toán viên tính toán, xác định lại quỹ lương theo đơn giá tiền lương được duyệt và mức khống chế tối đa. Trong nội dung này, yêu cầu KTV phải có đánh giá về hệ thống KSNB: các hoạt động kinh doanh chủ yếu; các chính sách kế toán về tiền lương có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành; đánh giá kiểm soát nội bộ đối với việc quản lý tiền lương, nhất là đánh giá việc hướng dẫn xây dựng, phê duyệt quỹ lương kế hoạch và hướng dẫn việc quyết toán quỹ lương thực hiện của cơ quan cấp trên (nếu có) ...
+ Các chi phí khác cho nhân viên trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, trợ cấp thôi việc...có đúng theo quy định nhà nước. Xác định số phải nộp theo chế độ, đối chiếu với số liệu kế toán đã trích nộp để phát hiện đúng sai.
+ Mức chi trang phục giao dịch có phù hợp tiêu chuẩn đã được quy định, kể cả các trường hợp đã được hưởng tiêu chuẩn bảo hộ lao động.
- Các khoản chi về tài sản:
+ Mua sắm công cụ lao động, chi thuê tài sản..., phải có các thủ tục phê duyệt và đảm bảo theo tiêu chuẩn Bộ Tài chính quy định.
+ Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ, thủ tục (dự toán, hợp đồng thi công, quyết toán, biên bản nghiệm thu bàn giao...) và phân cấp chi tiêu, quyết toán theo điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính...
Kiểm tra giá trị quyết toán: so sánh khối lượng xây dựng, sửa chữa thực tế với dự toán, thiết kế; đơn giá vật liệu, nhân công theo đơn giá XDCB tại địa phương; các loại chi khác phải có hoá đơn, chứng từ với giá cả phù hợp với thị trường từng thời gian.
+ Đối chiếu với các quy định để xác định trong các khoản chi về tài sản có khoản nào không phù hợp, cần thiết phải loại ra khỏi chi phí không.
- Các khoản chi khác: các khoản chi này phải đảm bảo đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp, được phê duyệt của lãnh đạo theo phân cấp và trên cơ sở định mức nhà nước quy định. Phát hiện những trường hợp chi có nội dung chi ở các mục chi trên, nhưng hạch toán vào tài khoản này; đã hạch toán chi phí, nhưng thực tế chưa chi; những khoản không được phép hạch toán vào chi phí theo quy định hiện hành.
- Các khoản dự phòng đối với các ngân hàng (dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng giảm giá vàng, ngoại tệ; dự phòng rủi ro tín dụng): kiểm tra việc phân loại, xác định dự phòng, tỷ lệ trích lập dự phòng, xử lý các khoản dự phòng, hoàn nhập dự phòng khi kết thúc năm tài chính của đơn vị.
- Các khoản dự phòng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm (dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường; các khoản dự phòng có dao động lớn;..); kiểm tra, xem xét nguyên tắc, cơ sở trích lập các khoản dự phòng có đúng chế độ quy định và các tài liệu, chứng từ hợp lý chứng minh cho việc tính toán trích lập dự phòng.
- Các khoản chi phí bất thường: kiểm tra các hồ sơ liên quan, biên bản của Hội đồng xử lý và phải được giám đốc và kế toán trưởng của đơn vị phê duyệt kèm theo các chứng từ, văn bản có liên quan...
4.3. Kiểm toán kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị bao gồm kết quả của hoạt động kinh doanh chính (hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ), kết quả hoạt động khác.
a) Mục đích kiểm toán
Đánh giá nhận xét về kết quả kinh doanh có được xác định đúng đắn phù hợp với doanh thu thu nhập và chi phí trong kỳ, phản ánh đầy đủ, trung thực trên BCTC. Trên cơ sở đó có thể xác định lại các nghĩa vụ phải thực hiện với NSNN và việc trích lập các quỹ. Bên cạnh đó việc xác định kết quả kinh doanh còn đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của đơn vị
b) Nội dung kiểm toán
Việc kiểm toán kết quả hoạt động kinh doanh phải dựa trên cơ sở đã có kết quả kiểm toán của việc kiểm toán doanh thu, chi phí đã thực hiện. Nội dung kiểm toán kết quả kinh doanh về cơ bản là kiểm tra các phương pháp tính toán và việc thực hiện các phép tính toán của KTV sau đó so sánh với số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị.
c) Phương pháp, thủ tục kiểm toán
Chủ yếu áp dụng các phương pháp tính toán thích hợp để xác định kết quả kinh doanh của đơn vị; kiểm tra sự phù hợp giữa doanh thu, thu nhập với chi phí trong một kỳ hoạch toán, phân tích kết quả kinh doanh, đánh giá tính hiệu quả về hoạt động kinh doanh của đơn vị.
5. Kiểm toán việc tuân thủ pháp luật, nội quy và quy chế của đơn vị được kiểm toán
5.1. Kiểm toán tuân thủ thường không được thực hiện riêng biệt mà gắn liền với các mục tiêu, nội dung của kiểm toán BCTC hoặc kiểm toán hoạt động, do vậy khi thực hiện kiểm toán việc tuân thủ pháp luật, nội quy và quy chế của đơn vị được kiểm toán, KTV phải lấy mục tiêu, nội dung của kiểm toán BCTC hoặc kiểm toán hoạt động làm định hướng kiểm toán.
5.2. Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản (phân tích, kiểm tra chi tiết…) đối với các khoản mục trên BCTC và các nội dung kiểm toán đặc thù với từng loại hình đơn vị được kiểm toán, KTV cần đánh giá tính tuân thủ trong việc chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị được kiểm toán.
5.3. Kiểm toán tính tuân thủ cần tập trung vào các nội dung
a) Đánh giá việc tuân thủ pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được áp dụng tại đơn vị.
b) Đánh giá việc tuân thủ các quy định nội bộ do tổ chức cấp trên của đơn vị và do chính đơn vị ban hành (nội dung này được thể hiện tập trung trong kiểm tra hiệu năng và hiệu lực của hệ thống KSNB của đơn vị).
5.4. Các thủ tục kiểm toán có thể áp dụng khi thực hiện kiểm toán
a) Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị; chú trọng đánh giá tính tuân thủ pháp luật trong các quy định nội bộ của tổ chức cấp trên đối với đơn vị và của bản thân đơn vị.
b) Áp dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán đối với từng nội dung, quy trình, thủ tục trong hoạt động của đơn vị. Kiểm tra, đối chiếu các quy định về tổ chức và hoạt động của đơn vị với các quy định của pháp luật để phát hiện những sai phạm có thể tác động đến quản lý và sử dụng các nguồn lực kinh tế của đơn vị.
c) Đối chiếu xác minh để làm rõ: môi trường pháp lý mà doanh nghiệp đang hoạt động, các hoạt động nghiệp vụ, giao dịch của đơn vị có đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định khác có liên quan.
6. Kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán
6.1. Nội dung, mục tiêu, phương pháp, tiêu chí kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán được xác định khi xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát cho từng cuộc kiểm toán (kế hoạch riêng hoặc lồng ghép với kế hoạch kiểm toán BCTC, kiểm toán chuyên đề tùy thuộc vào yêu cầu của từng cuộc kiểm toán) và gắn với thực tế hoạt động của đơn vị được kiểm toán nhưng phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp, tiêu chí kiểm toán chung theo định hướng của ngành và kế hoạch kiểm toán tổng quát.
6.2. Tiêu chí để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả
- Tiêu chí kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả của từng cuộc kiểm toán cần được xác định cụ thể và gắn với mục tiêu, nội dung đã được xác định đồng thời đảm bảo yếu tố phù hợp với thực tiễn hoạt động của đối tượng được kiểm toán.
- Một số tiêu chí cơ bản khi tiến hành kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu quả như sau:
a) Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: tiêu chí đánh giá khả năng bảo toàn, phát triển và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn chủ sở hữu (KTV có thể tham khảo, xây dựng các tiêu chí dựa trên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các TCTD; chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và kết quả hoạt động của HĐQT, Ban điều hành tại các doanh nghiệp,... được quy định hướng dẫn trong các văn bản hiện hành của Nhà nước).
b) Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị của đơn vị.
c) Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả trong việc thực hiện chủ trương của Nhà nước theo quy định của pháp luật, trong việc thực hiện kế hoạch, chiến lược của đơn vị được kiểm toán.
Để kết luận kiểm toán có tính thuyết phục, hợp lý và khả thi, KTV cần lựa chọn và sử dụng các tiêu chí đánh giá theo qui định hiện hành và phù hợp với thực tế và loại hình đơn vị được kiểm toán.
Chương IV
LẬP, PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Điều 18. Lập và gửi Báo cáo kiểm toán
1. Trình tự, thủ tục lập Báo cáo kiểm toán của Đoàn KTNN thực hiện theo Quy định trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán do KTNN ban hành.
2. Báo cáo kiểm toán phải bảo đảm các yêu cầu chung quy định tại Hệ thống chuẩn mực KTNN và theo mẫu quy định của Tổng KTNN. Báo cáo kiểm toán thường gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về đơn vị được kiểm toán; trong đó có nội dung về “Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán”.
b) Khái quát về cuộc kiểm toán; cơ sở lập báo cáo kiểm toán, căn cứ hình thành ý kiến kiểm toán (bao gồm cả tiêu chí kiểm toán), trong đó có đoạn nêu trách nhiệm của Kiểm toán viên; nêu rõ rằng công việc kiểm toán đã được tiến hành theo các chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
c) Ý kiến kiểm toán; các vấn đề cần nhấn mạnh và các vấn đề khác (nếu có).
d) Các kết luận, kiến nghị và các nội dung khác (nếu có).
đ) Các thuyết minh, phụ biểu (nếu có).
e) Các nội dung theo thể thức văn bản: chữ ký, đóng dấu, ngày ký báo cáo kiểm toán thực hiện theo quy định.
Chương V
THEO DÕI, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN,
KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN
Điều 19. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
Thực hiện theo quy định tại Luật KTNN, Chương V của Quy trình kiểm toán của KTNN và Quy trình theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN ban hành tại Quyết định số 07/2016/QĐ-KTNN ngày 14/12/2016 của Tổng KTNN.
Trường hợp trong quá trình theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN có khiếu nại của đơn vị được kiểm toán thì thực hiện theo quy định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán do KTNN ban hành./.
PHỤ LỤC 10
MẪU ĐỀ CƯƠNG KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN ĐỂ
LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN CỦA MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG LÀ
TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
(Kèm theo Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21 tháng 11 năm 2017
của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
KTNN CHUYÊN NGÀNH (KV) ...
ĐOÀN KHẢO SÁT TẠI NHNN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày… tháng… năm 201..
|
ĐỀ CƯƠNG KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN ĐỂ LẬP
KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN... NĂM… CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Thực hiện Quyết định số ......../QĐ-KTNN ngày ..... của Tổng Kiểm toán nhà nước về Kế hoạch kiểm toán năm .... và Quyết định số ..../QĐ-KTNN ngày .... của Tổng Kiểm toán nhà nước giao nhiệm vụ về hoạt động kiểm toán năm .... cho các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
Căn cứ Quyết định số .... ngày .../.../...của ... về việc thành lập đoàn khảo sát ...
Để phục vụ công tác lập kế hoạch kiểm ...... năm ..... của NHNN, Đoàn khảo sát thuộc KTNN CN (KV)... lập đề cương khảo sát thu thập thông tin theo các nội dung cần thu thập cụ thể sau:
I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ ĐƠN VỊ VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
1. Tình hình chung
- Đơn vị được thành lập theo Quyết định số....
- Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động: Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc và rực thuộc NHNN;
2. Thuận lợi, khó khăn chủ yếu
- Thuận lợi:
- Khó khăn:
3. Khái quát về tình hình hoạt động của NHNN
3.1. Một số chỉ tiêu chính về hoạt động
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
|
Chỉ tiêu
|
Thực hiện năm trước
|
Thực hiện năm kiểm toán
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
Nguyên giá TSCĐ
|
|
|
|
2
|
Tổng thu nhập
|
|
|
|
3
|
Tổng chi phí
|
|
|
|
4
|
Chênh lệch thu – chi
|
|
|
|
5
|
…
|
|
|
|
3.2. Tình hình hoạt động đầu tư XDCB, mua sắm tài sản
- Hoạt động đầu tư XDCB và sửa chữa lớn
+ Các công trình đã quyết toán trong năm: Số lượng/giá trị công trình đã thực hiện quyết toán trong năm;
+ Các công trình xây dựng xong, chờ quyết toán: Số lượng/giá trị công trình đã thực hiện xây dựng xong, đang chờ quyết toán;
+ Các công trình xây dựng dở dang: Số lượng/giá trị công trình
- Tình hình mua sắm tài sản: Tổng giá trị tài sản được mua sắm (trong đó mua TSCĐ/mua CCLĐ).
4. Một số thông tin về nghiệp vụ NHNN
4.1. Công tác điều hành chính sách tiền tệ
- Mục tiêu chủ yếu của điều hành chính sách tiền tệ năm ….. theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của NHNN.
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo báo cáo của NHNN.
- Cở sở để xác định các chỉ tiêu thực hiện theo số báo cáo của NHNN.
a. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế
b. Lượng tiền cung ứng
c. Về Tỷ giá
d. Về điều hành lãi suất
- Lãi suất huy động:
- Lãi suất cho vay:
e. Hoạt động Tái cấp vốn
g. Hoạt động Thị trường mở (OMO)
h. Dự trữ bắt buộc
i. Quản lý Dự trữ ngoại hối
4.2. Các hoạt động khác (tùy theo mục tiêu của cuộc kiểm toán)
a. Công tác thanh tra, giám sát
b. Công tác lập và phân bổ dự toán
........
5. Tình hình quản lý đất đai: Số lượng/Diện tích (trong đó đã cấp Giấy chứng nhận QSD đất/chưa cấp Giấy chứng nhận QSD đất; đang sử dụng/chưa sử dụng)
....
6. Tình hình thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng (nếu có)
7. Tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc dự kiến kiểm toán
7.1. .....
7.2. .....
......
II. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ TÌNH HÌNH THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM TOÁN
1. Môi trường kiểm soát
- Hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành, quản lý tài chính; điều lệ, các quy chế tài chính, quản lý nội bộ;
- Khái quát hệ thống công nghệ thông tin/phần mềm đơn vị đang sử dụng;
....
2. Tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ
- Chức năng nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy;
- Cơ cấu tổ chức của hệ thống kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước;
- Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuôc hệ thống kiểm soát;
.....
3. Hoạt động của bộ máy kiểm soát nội bộ trong năm
- Hoạt động quản lý tài chính của Vụ Tài chính kế toán;
- Tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ;
- Nội dung và kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ;
- Tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ;
...
4. Tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán (nếu có)
- Đơn vị tiến hành thanh tra, kiểm tra;
- Đơn vị được thanh tra, kiểm tra;
- Kết quả thanh tra, kiểm tra;
- Các vấn đề cần lưu ý từ những cuộc kiểm toán kỳ trước của KTNN, kiểm toán độc lập (nếu có).
...
III. HỒ SƠ TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ
Liệt kê danh sách các hồ sơ tài liệu, các báo cáo tài chính theo chế độ báo cáo hiện hành của nhà nước liên quan đến cuộc kiểm toán, các phụ lục báo cáo tổng hợp khác theo mẫu của đoàn khảo sát yêu cầu đơn vị chuẩn bị (nếu có)
IV. DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC KHẢO SÁT
.......
V. YÊU CẦU VỀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC
Phân tích rõ những điểm mạnh yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro để đưa ra các trọng tâm cần tập trung kiểm toán, xác định mục tiêu kiểm toán, nội dung kiểm toán cụ thể, phương pháp và thủ tục kiểm toán cần áp dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán.
VI. THỜI GIAN DỰ KIẾN KHẢO SÁT
Ghi rõ thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc, tổng số ngày khảo sát.
VII. DỰ KIẾN NHÂN LỰC KHẢO SÁT
Đoàn (Tổ) khảo sát gồm ... đồng chí:
- Ông .... - Chức vụ: ....... - Trưởng đoàn (Tổ trưởng);
- Bà .... - Chức vụ: ..... - Thành viên;
Nơi nhận:
- Kiểm toán trưởng KTNN CN (KV)...;
- Trưởng đoàn kiểm toán dự kiến;
- Đoàn khảo sát;
- .....;
- Lưu: VT, KTNN CN (KV)...
|
TRƯỞNG ĐOÀN KHẢO SÁT
(Ký ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTVNN)
|
PHÊ DUYỆT CỦA KIỂM TOÁN TRƯỞNG KTNN CN (KV)…
2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
KTNN CHUYÊN NGÀNH (KV) ...
TỔ/ĐOÀN KHẢO SÁT TẠI …........
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày… tháng… năm …
|
ĐỀ CƯƠNG KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN
ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN … NĂM ...TẠI (ghi tên ngân hàng)
Thực hiện Quyết định số .../QĐ-KTNN ngày...tháng...năm... của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc giao kế hoạch kiểm toán năm cho các đơn vị trực thuộc.
Căn cứ Quyết định.... ngày .../.../...của ... về việc thành lập đoàn khảo sát ....
Để phục vụ công tác lập kế hoạch kiểm toán ... năm ..., Đoàn khảo sát thuộc KTNN CN (KV)... lập đề cương khảo sát thu thập thông tin theo các nội dung cần thu thập cụ thể sau (các thông tin cần thu thập trong đề cương này mang tính hướng dẫn có thể thêm, bớt tùy thuộc thông tin mà đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán đã có sẵn và phù hợp với yêu cầu của từng cuộc kiểm toán):
I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ ĐƠN VỊ VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
1. Tình hình chung
- Đơn vị được thành lập theo Quyết định số....
(Mô tả cơ sở pháp lý, các lần thay đổi, chuyển đổi, điều lệ tổ chức, giấy phép kinh doanh; tên gọi đầy đủ, tên giao dịch; trụ sở; điện thoại; email; website...)
- Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động
+ Hội đồng quản trị/ Ban kiểm soát
+ Ban điều hành;
+ Số lượng phòng (ban) nghiệp vụ, chức năng, nhiệm vụ.
- Thông tin về thay đổi nhân sự cấp cao: Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ… (nếu có).
- Thông tin về số vốn góp của Nhà nước tại đơn vị (tỷ lệ, số tuyệt đối).
- Số lượng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng........ đến .../..../....... (Chi nhánh/đơn vị trực thuộc/liên doanh, liên kết/Phòng Giao dịch)
...
2. Đặc thù kinh doanh và tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị
- Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Các sản phẩm, dịch vụ
- Các thuận lợi, khó khăn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh
+ Thuận lợi:
+ Khó khăn:
3. Khái quát về tình hình kinh doanh của đơn vị
3.1. Một số chỉ tiêu chính về hoạt động kinh doanh (số liệu tổng hợp toàn hệ thống Ngân hàng trong năm)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
|
Chỉ tiêu
|
Thực hiện năm trước
|
Thực hiện năm kiểm toán
|
Tỷ lệ (%)
|
I
|
TỔNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
|
|
|
|
1
|
Tổng Tài sản
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
- Cho vay khách hàng
|
|
|
|
|
+ Dư nợ xấu
|
|
|
|
|
+ Tỷ lệ nợ xấu
|
|
|
|
|
- Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng
|
|
|
|
2
|
Tổng Nguồn vốn
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
- Tiền gửi và vay các TCTD khác
|
|
|
|
|
- Tiền gửi của khách hàng
|
|
|
|
|
- Vốn điều lệ
|
|
|
|
II
|
MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU
|
|
|
|
1
|
Tổng doanh thu, thu nhập
|
|
|
|
2
|
Tổng chi phí
|
|
|
|
3
|
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
|
|
|
|
4
|
Tổng số phải nộp NSNN về thuế TNDN
|
|
|
|
3.2. Tình hình hoạt động đầu tư XDCB, mua sắm tài sản
- Hoạt động đầu tư XDCB và sửa chữa lớn
+ Các công trình đã quyết toán trong năm: Số lượng/giá trị công trình đã thực hiện quyết toán trong năm;
+ Các công trình xây dựng xong, chờ quyết toán: Số lượng/giá trị công trình đã thực hiện xây dựng xong, đang chờ quyết toán;
+ Các công trình xây dựng dở dang: Số lượng/giá trị công trình
- Tình hình mua sắm tài sản: Tổng giá trị tài sản được mua sắm (trong đó mua TSCĐ/mua CCLĐ)
...
3.3. Tình hình quản lý đất đai: Số lượng/Diện tích (trong đó đã cấp Giấy chứng nhận QSD đất/chưa cấp Giấy chứng nhận QSD đất; đang sử dụng/chưa sử dụng)
3.4. Tình hình đầu tư tài chính
- Hoạt động đầu tư tại các Cty con/Cty liên doanh, liên kết.
- Các khoản đầu tư vốn và tiến độ thoái vốn đối với các khoản đầu tư vốn tại các Công ty ngoài Ngân hàng (nếu có)
...
3.5. Thông tin về tình hình quản lý lao động, tiền lương
- Số lượng lao động thời hạn, không thời hạn, lao động thời vụ....
- Quản lý tiền lương: tiền lương bình quân, thu nhập bình quân.
....
3.6. Tình hình thực hiện Đề án Tái cơ cấu và công tác cổ phần hóa
- Thông tin, tiến độ quá trình cổ phần hóa;
- Tình hình thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng
....
3.7. Tình hình vay tái cấp vốn tại NHNN trong năm
3.8. Tình hình đi vay/cho vay trên thị trường liên ngân hàng
3.9. Tình hình cơ cấu nợ
3.10. Nội dung khác
- Những thay đổi cơ bản trong quá trình hoạt động kinh doanh và phương thức hoạt động của Ngân hàng trong năm;
- Những điểm cần chú ý mà ban lãnh đạo đang quan tâm giải quyết;
- Những tồn tại về công tác Tài chính - Kế toán, tín dụng đang giải quyết và chưa giải quyết được.
- Về hoạt động huy động vốn (như: số liệu về cơ cấu thời hạn, lãi suất, đối tượng… của nguồn huy động);
- Về hoạt động tín dụng (số liệu về tín dụng ngắn, trung, dài hạn; số liệu về thực hiện một số chính sách định hướng lớn của Nhà nước; chất lượng tín dụng; nợ xấu, giải quyết nợ xấu, tài sản xiết nợ…).
....
4. Tình hình thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng (nếu có)
...
II. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ TÌNH HÌNH THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM TOÁN
1. Môi trường kiểm soát
- Hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành, quản lý tài chính; điều lệ, Các quy chế tài chính, quản lý nội bộ;
- Khái quát hệ thống công nghệ thông tin/phần mềm đơn vị đang sử dụng;
....
2. Tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ
- Chức năng nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy;
- Cơ cấu tổ chức của hệ thống kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước;
- Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuôc hệ thống kiểm soát;
.....
3. Hoạt động của bộ máy kiểm soát nội bộ trong năm
- Hoạt động quản lý tài chính của hệ thống kế toán;
- Tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ (nếu có);
- Nội dung và kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ (nếu có);
- Tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ (nếu có);
...
4. Tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán (nếu có)
- Đơn vị tiến hành thanh tra, kiểm tra;
- Đơn vị được thanh tra, kiểm tra;
- Kết quả thanh tra, kiểm tra;
- Các vấn đề cần lưu ý từ những cuộc kiểm toán kỳ trước của KTNN, kiểm toán độc lập (nếu có).
...
III. HỒ SƠ TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ
Liệt kê danh sách các hồ sơ tài liệu, các báo cáo tài chính theo chế độ báo cáo hiện hành của nhà nước liên quan đến cuộc kiểm toán, các phụ lục báo cáo tổng hợp khác theo mẫu của đoàn khảo sát yêu cầu đơn vị chuẩn bị (nếu có)
IV. DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC KHẢO SÁT
Liệt kê danh sách các đơn vị có liên quan, cần thiết phải thực hiện khảo sát.
V. YÊU CẦU VỀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC
Phân tích rõ những điểm mạnh yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro để đưa ra các trọng tâm cần tập trung kiểm toán, xác định mục tiêu kiểm toán, nội dung kiểm toán cụ thể, phương pháp và thủ tục kiểm toán cần áp dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán.
VI. THỜI GIAN DỰ KIẾN KHẢO SÁT
Ghi rõ thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc, tổng số ngày khảo sát.
VII. DỰ KIẾN NHÂN LỰC KHẢO SÁT
Đoàn (Tổ) khảo sát gồm ... đồng chí:
- Ông .... - Chức vụ: ....... - Trưởng đoàn (Tổ trưởng);
- Bà .... - Chức vụ: ..... - Thành viên;
Lưu ý: Tên các mục và chỉ tiêu trong các bảng, biểu có thể thay đổi phù hợp với đối tượng kiểm toán và chế độ tài chính, kế toán hiện hành. Ngoài các phụ biểu theo chế độ báo cáo hiện hành, tuỳ theo cuộc kiểm toán, Đoàn kiểm toán có thể bổ sung một số phụ lục khác cho phù hợp.
Nơi nhận:
- Kiểm toán trưởng KTNN CN (KV).....;
- Trưởng đoàn kiểm toán dự kiến;
- Tổ khảo sát;
- .....;
- Lưu: VT, KTNN chuyên ngành (KV).
|
TRƯỞNG ĐOÀN KHẢO SÁT
(Ký ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTVNN)
|
PHÊ DUYỆT CỦA KIỂM TOÁN TRƯỞNG KTNN CN (KV)…
PHỤ LỤC 01
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỦ TỤC
KIỂM TOÁN MỘT SỐ NỘI DUNG ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21 tháng 11 năm 2017
của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Về cơ bản, mục tiêu, nội dung, phương pháp và các thủ tục kiểm toán NHNN thực hiện theo Quy trình kiểm toán các tổ chức TCNH. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù trong hoạt động của NHNN, nên khi thực hiện kiểm toán NHNN cần có hướng dẫn riêng đối với một số hoạt động riêng có của NHNN; Phụ lục này đề cập đến các nội dung kiểm toán chính: kiểm toán việc thực hiện chính sách tiền tệ; hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước; hoạt động điều hành thị trường liên ngân hàng; thu, chi và kết quả hoạt động.
I. Kiểm toán việc thực hiện chính sách tiền tệ
1. Kiểm toán nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHNN thực hiện mua, bán giấy tờ có giá (GTCG) với các thành viên. Thông qua hoạt động mua bán GTCG, NHNN tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Việc mua, bán giấy tờ có giá được thực hiện thông qua Sở Giao dịch NHNN trên cơ sở đề xuất của Vụ Chính sách tiền tệ và Quyết định của Thống đốc NHNN.
- Phương thức giao dịch mua bán GTCG gồm: Mua có kỳ hạn, bán có kỳ hạn, mua hẳn, bán hẳn.
- Phương thức đấu thầu: Đấu thầu khối lượng, đấu thầu lãi suất; phương thức xét thầu đơn giá, phương thức xét thầu đa giá.
- Hàng hóa trên thị trường mở:
+ Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
+ Trái phiếu Chính phủ, bao gồm: Tín phiếu Kho bạc; Trái phiếu Kho bạc; Trái phiếu công trình Trung ương; Công trái xây dựng Tổ quốc; Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành.
+ Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm: Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; Trái phiếu do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn.
+ Trái phiếu Chính quyền địa phương do UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
1.1. Mục tiêu kiểm toán
Mục tiêu kiểm toán là đánh giá quản lý thực hiện và điều hành thị trường mở của NHNN.
1.2. Nội dung kiểm toán
- Kiểm toán, đánh giá tính đúng đắn về kết quả nghiệp vụ thị trường mở: doanh số, thu nhập và chi phí.
- Kiểm toán, đánh giá tính hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
- Kiểm toán, đánh giá việc tuân thủ các quy định trong việc mua, bán giấy tờ có giá.
- Kiểm toán, đánh giá tính đúng đắn về số lượng, chi phí và sự phù hợp trong việc phát hành tín phiếu của NHNN.
1.3. Các thủ tục kiểm toán
* Đánh giá độ tin cậy của thông tin kiểm soát nội bộ
Kiểm toán viên căn cứ môi trường kiểm soát chung (các yếu tố về quản lý, cơ cấu tổ chức...), hệ thống kế toán, hệ thống kiểm tra của NHNN.
* Thu thập thông tin, tài liệu
- Báo cáo công tác điều hành thị trường mở, bảng tổng hợp và chi tiết về số liệu các phiên đấu thầu GTCG và kết quả thực hiện.
- Các báo cáo đánh giá của các Vụ, Cục thuộc NHNN về công tác thực hiện thị trường mở.
- Các hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, bằng chứng liên quan đến hoạt động thị trường mở tại Sở Giao dịch.
- Chức năng, nhiệm vụ của KSNB và quy trình KSNB đối với hoạt động thị trường mở.
- Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các Vụ, cục thuộc NHNN tham gia thị trường mở (Vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao dịch…).
- Các đề xuất về cung ứng tiền của Vụ Chính sách tiền tệ tại các thời điểm.
- Các tài liệu khác có liên quan đến thị trường mở.
* Phương pháp đánh giá
Kiểm toán áp dụng các phương pháp kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động và kiểm toán báo cáo tài chính, các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát, trao đổi, lấy ý kiến của các cục, vụ thuộc NHNN cụ thể:
- Đánh giá về cở sở, căn cứ đề xuất cung ứng tiền thông qua việc mua, bán GTCG tại các thời điểm của NHNN, Kiểm toán viên thực hiện việc kiểm tra lại cách tính toán về mức cung tiền thực hiện trên thị trường mở, trên cở sở phân tích đánh giá các dữ liệu này đưa ra các nhận xét về tính phù hợp của số lượng tiền cung ứng tại các thời điểm.
- Về việc thực hiện mua giấy tờ có giá: Kiểm toán viên đánh giá việc tuân thủ các quy định đối với: Tư cách đơn vị tham gia thị trường mở, thông báo mời thầu, cách thức lập đơn dự thầu, khối lượng dự thầu, mở thầu, tiêu chuẩn xét thầu, kết quả đấu thầu, lưu ký giấy tờ có giá, thông báo kết quả, hợp đồng thực hiện, thanh toán các hợp đồng, thời hạn thực hiện,…
- Kiểm tra việc hạch toán kế toán các khoản giao dịch về giá trị, cũng như thu nhập và chi phí, trong đó lưu ý việc tính toán các khoản lãi phải thu, phải trả đối của các GTCG để đảm bảo hạch toán chính xác.
- Đối với nghiệp vụ phát hành tín phiếu NHNN: Đối chiếu việc phát hành tín phiếu với kế hoạch; đánh giá việc thực hiện giữa kế hoạch và thực tế, kiểm tra việc thực hiện trả gốc và lãi (bao gồm cả lãi dự trả) của các khoản tín phiếu NHNN có phù hợp với chế độ hiện hành.
- Xem xét việc thực hiện các hình thức đầu thầu mua bán giấy tờ có giá, đối chiếu kết quả thực hiện thành công so với dự kiến để đánh giá mức độ tác động của việc thực hiện thị trường mở trong từng giai đoạn nhất định.
- Đối chiếu và quan sát số liệu bằng phương pháp phân tích logic và hệ thống để đưa nhận xét đáng giá đúng tình hình phổ biến, mức độ đa dạng hóa về sản phẩm, cũng như thành viên tham dự trên thị trường.
2. Kiểm toán chính sách lãi suất
Lãi suất được NHNN dùng như là một công cụ điều hành chính sách tiền tệ, do đó NHNN áp dụng đối với các NHTM với tư cách là người cho vay cuối cùng thông qua các nghiệp vụ: Tái chiết khấu các thương phiếu; chứng từ có giá; nghiệp vụ tái cấp vốn… Trong vai trò là ngân hàng Trung ương (NHTW) thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tiền tệ ngân hàng, NHNN có thể can thiệp thị trường tiền tệ thông qua các công cụ lãi suất chủ yếu sau:
- Lãi suất tái chiết khấu: lãi suất tái chiết khấu (hay lãi suất chiết khấu) là lãi suất áp dụng khi NHNN tái chiết khấu thương phiếu và các GTCG ngắn hạn khác (tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi) cho các TCTD. Lãi suất tái chiết khấu thực hiện trên cơ sở chiết khấu các giấy tờ có giá: người nắm giữ giấy tờ có giá đem tới cầm cố tại ngân hàng để có được một khoản vay với giá trị nhỏ hơn giá trị trên các giấy tờ cầm cố (phần chênh lệch chính là tỷ lệ chiết khấu) và ngân hàng sẽ thu lại toàn bộ khoản tiền khi các giấy tờ này đáo hạn. Trong trường hợp các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán mà ngân hàng lại đang cần vốn kinh doanh, họ có thể đem các giấy tờ có giá này tới chiết khấu tại NHNN với lãi suất chiết khấu NHNN đã công bố trước đó để thu được nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Lãi suất tái cấp vốn: lãi suất tái cấp vốn là lãi suất áp dụng khi NHNN tái cấp vốn cho các TCTD thông qua các hình thức như: (i) cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, (ii) chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, (iii) cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Về cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn có cách thức thực hiện gần tương tự nhau, trừ đối tượng. Lãi suất tái cấp vốn có thể áp dụng với nhiều loại giấy tờ có giá hơn và do vậy nó thường cao hơn lãi suất chiết khấu do các giấy tờ có giá đem cầm cố có mức độ rủi ro cao hơn.
- Lãi suất OMO: lãi suất OMO chính là mức lãi suất (hay mức chiết khấu) các giấy tờ có giá được áp dụng trong nghiệp vụ OMO của NHNN. NHNN bán giấy tờ có giá làm giảm lượng vốn khả dụng trong các TCTD và hạn chế cung tiền trên thị trường. Ngược lại, khi mua giấy tờ có giá từ các TCTD thì NHNN đã “bơm” một lượng tiền tương ứng ra thị trường tiền tệ.
- Lãi suất cơ bản: lãi suất cơ bản là lãi suất chỉ áp dụng đối với các khoản vay bằng Đồng Việt Nam, do NHNN công bố, làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, lãi suất huy động của các TCTD và xu hướng biến động của cung - cầu vốn trên thị trường.
2.1. Mục tiêu kiểm toán
Đánh giá tính sự phù hợp của việc điều hành lãi suất của NHNN với mục tiêu Chính phủ.
2.2. Nội dung kiểm toán
- Kiểm tra đánh giá việc ban hành lãi suất trần huy động trong từng thời kỳ.
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện lãi suất tái chiết khấu từng thời kỳ.
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện lãi suất thị trường mở từng thời kỳ.
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện lãi suất tái triết khấu.
- Tổng hợp dự liệu các báo cáo về lãi suất phân tích dữ liệu, so sách với thực tế, đánh giá tính phù hợp trong việc điều hành lãi suất của NHNN.
2.3. Các thủ tục kiểm toán
* Thu thập thông tin, tài liệu
- Các Nghị quyết, các công văn, chỉ thị, mục tiêu của Chính phủ về điều hành lãi suất.
- Báo cáo số liệu về lãi suất liên Ngân hàng; số liệu và lãi suất tái cấp vốn; lãi suất cơ bản; lãi suất thị trường mở.
- Các văn bản liên quan đến việc quy định trần lãi suất cho huy động của NHTM, và các cơ sở dự liệu cho việc ban hành các văn bản về quy định trần lãi suất.
- Các báo cáo đánh giá của các vụ, cục thuộc NHNN về công tác thực hiện các công cụ lãi suất.
- Các hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, bằng chứng liên quan đến hoạt động điều hành lãi suất của NHNN.
- Chức năng, nhiệm vụ của KSNB và quy trình KSNB đối với hoạt động điều hành lãi suất của NHNN.
- Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các vụ, cục thuộc NHNN tham gia việc điều hành lãi suất.
- Kế hoạch cung ứng tiền của NHNN, về các báo cáo đề xuất điều hành cung ứng tiền.
- Các tài liệu khác có liên quan đến điều hành lãi suất.
* Phương pháp đánh giá
Chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích đánh giá trong kiểm toán để xem xét việc ra quyết định các loại lãi suất trong thời kỳ có phù hợp với mục tiêu quy định của các cơ quan Nhà nước.
- Kiểm toán đối chiếu, tính toán, phân tích số liệu về cơ sở đánh giá cho sự phù hợp trong việc thay đổi lãi suất trần huy động, cũng như lãi suất trần cho vay trong một số lĩnh vực, xác định tính phù hợp về cơ sở việc quy định giảm lãi suất trần huy động đối với các NHTM.
- Kiểm toán đánh giá qua việc phần tích các số liệu về lãi suất để xem biến động và sự ảnh hưởng tác động qua lại của các lãi suất này đến nhau và đến lãi suất thị trường để đánh giá sự điều hành lãi suất của NHNN.
- Kiểm toán phân tích dữ liệu về việc biến động lãi suất liên ngân hàng so sách với các lãi suất khác như quy định trần lãi suất huy động, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thị trường mở để đánh giá sự phù hợp trong việc điều hành lãi suất của NHNN.
3. Kiểm toán đánh giá công tác điều hành tỷ giá
Tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam. Hiện tại NHNN đang áp dụng tỷ giá linh hoạt. Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá là rất nhiều và rất khó kiểm soát phụ thuộc cả yếu tố trong nước và ngoài nước cụ thể như: mức chêch lệch lạm phát giữa các quốc gia, mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân, chêch lệch lãi suất, thực trạng cán cân thanh toán, can thiệp vào thị trường ngoại hối... Do vậy việc kiểm toán đánh giá hoạt động điều hành tỷ giá là tương đối phức tạp cần kiến thức toàn diện và chuyên sâu của KTV.
3.1. Mục tiêu kiểm toán
Đánh giá sự phù hợp, linh hoạt trong việc điều hành tỷ giá của NHNN trong năm so với mục tiêu đã đề ra của cơ quan có thẩm quyền.
3.2. Nội dung kiểm toán
- Phân tích đánh giá việc điều hành tỷ giá trong kỳ kiểm toán có phù hợp với mục tiêu của cơ quan nhà nước.
- Kiểm toán đánh giá việc thay đổi tỷ giá của NHNN chủ yếu là việc thay đổi tỷ giá giữa VND và USD.
- Kiểm toán đánh giá sự phù hợp của nhóm biện pháp của NHNN tác động trực tiếp đến tỷ giá gồm: Can thiệp trực tiếp vào tỷ giá liên ngân hàng; trực tiếp việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; kiểm soát tín dụng ngoại tệ.
- Kiểm toán đánh giá sự phù hợp trong việc điều hành tỷ giá của NHNN thông qua các nhóm biện pháp tác động gián tiếp như: Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, chính sách thay đổi trạng thái ngoại tệ của các TCTD, quản lý thị trường vàng.
- Đánh giá mức độ phù hợp giữa tỷ giá quy định với với biến động tỷ giá thị trường trong kỳ kiểm toán.
3.3. Các thủ tục kiểm toán
* Thu thập thông tin, tài liệu
- Các Nghị quyết, các công văn, chỉ thị, mục tiêu của Chính phủ và các cơ quan quản lý về điều hành tỷ giá trong năm kiểm toán.
- Báo cáo về số liệu, số lần can thiệu vào tỷ giá của NHNN trong kỳ kiểm toán.
- Các văn bản liên quan đến việc quy định về việc thay đổi tỷ giá trong việc điều hành của NHNN.
- Các báo cáo đánh giá của các vụ, cục thuộc NHNN về công tác thực hiện điều hành tỷ giá.
- Các hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, bằng chứng liên quan đến hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN.
- Chức năng, nhiệm vụ của KSNB và quy trình KSNB đối với hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN.
- Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các vụ, cục thuộc NHNN tham gia việc điều hành tỷ giá.
- Các tài liệu khác có liên quan đến điều hành lãi suất.
* Phương pháp đánh giá
Chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích đánh giá trong kiểm toán hoạt động để xem xét việc điều hành tỷ giá trong thời kỳ có phù hợp với mục tiêu quy định của các cơ quan Nhà nước cụ thể:
- Kiểm toán viên thực hiện đối chiếu và phân tích số liệu giữa việc tỷ giá thực tế thu thập được biết động trong năm so với mục tiêu trong kế hoạch đề ra về tỷ giá của cơ quan có thẩm quyền để đánh giá sự phù hợp trong điều hành tỷ giá của NHNN.
- Kiểm toán viên thực hiện phân tích số liệu về tỷ giá liên ngân hàng bình quân và sự biến động của tỷ giá này để đánh giá sự ốn định, và xu hướng tốt (hay xấu) của diễn biến tỷ giá trong khi kiểm toán.
- Kiểm toán viên đánh giá trong việc xây dựng chính sách về tỷ giá trên cơ sở dữ liệu báo cáo của NHNN như đã xây dựng các kế hoạch về điều hành tỷ giá ngắn hạn và trung hạn. Sự phù hợp của kế hoạch này đối với chiến lược về tỷ giá của Nhà nước.
- Kiểm toán viên xem xét việc việc can thiệp trực tiếp vào tỷ giá thông qua chính sách mua bán ngoại tệ như: số lượng, tỷ giá mua, bán theo từng thời kỳ. Xem xét tính chính xác trong việc hạch toán của các nghiệp vụ này trên báo cáo của NHNN.
- Kiểm toán phân tích đánh giá trong việc ban hành những chính sách của NHNN liên quan đến tỷ giá như chính sách quản lý, kiểm soát tín dụng, thay đổi trạng thái ngoại tệ.
4. Kiểm toán hoạt động tái cấp vốn
Theo Luật NHNN Việt Nam năm 2010, các từ ngữ được hiểu như sau:
- Tái cấp vốn (TCV) là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD.
- NHNN quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho TCTD theo các hình thức sau đây:
+ Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá.
+ Chiết khấu giấy tờ có giá.
+ Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các TCTD.
+ Các hình thức tái cấp vốn khác: Cho vay đặc biệt, cho vay qua đêm và thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng...
4.1. Mục tiêu kiểm toán
- Xác nhận số liệu tái cấp vốn trong niên độ được kiểm toán.
- Đánh giá việc tuân thủ các quy định trong hoạt động tái cấp vốn.
- Đánh giá các tồn tại về cơ chế, chính sách tái cấp vốn; phát hiện các sai sót và nguyên nhân để có kiến nghị chỉnh sửa, khắc phục.
4.2. Nội dung kiểm toán
- Kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp với các văn bản pháp quy đối với quy trình thủ tục TCV của các vụ, cục chức năng thuộc NHNN.
- Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định đối với các nghiệp vụ TCV (điều kiện vay, gia hạn, lãi suất…).
- Xác định mức độ đúng đắn về doanh số TCV, thu hồi và số dư từng nghiệp vụ TCV.
4.3. Thủ tục kiểm toán
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thông tin kiểm soát nội bộ
Kiểm toán viên căn cứ môi trường kiểm soát chung (các yếu tố về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách kế hoạch cung ứng tiền,...), hệ thống kế toán, hệ thống kiểm tra của NHNN.
4.3.1.1. Thu thập thông tin, tài liệu
- Các báo cáo đánh giá của các Vụ, Cục thuộc NHNN về công tác TCV.
- Các hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, bằng chứng liên quan đến hoạt động TCV.
- Chức năng, nhiệm vụ của KSNB và quy trình KSNB đối với hoạt động TCV.
- Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các Vụ, Cục thuộc NHNN tham gia TCV.
- Kế hoạch cung ứng tiền của NHNN.
4.3.1.2. Phương pháp đánh giá
Chủ yếu áp dụng các phương pháp kiểm toán tuân thủ, kỹ thuật điều tra hệ thống, các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát, trao đổi, lấy ý kiến của các Vụ, Cục thuộc NHNN.
Để quyết định áp dụng phương pháp kiểm toán thích hợp và xác định mức độ tin cậy vào kết quả KSNB, KTV vận dụng các bước như sau:
- Đánh giá môi trường kiểm soát chung, bao gồm toàn bộ các yếu tố có tính chất môi trường tác động đến quá trình hoạt động và kết quả hoạt động TCV; sự tồn tại và hiệu lực của các quy chế, quy trình kiểm soát của NHNN gồm:
+ Đặc thù về quản lý: tìm hiểu quan điểm của các Vụ, Cục đến hoạt động TCV; quan điểm về chính sách và thủ tục kiểm soát; cơ cấu quyền lực tập trung vào Vụ, Cục nào?...
+ Cơ cấu tổ chức: Xem xét mức độ hợp lý, sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động TCV.
+ Bộ máy KSNB: Phạm vi, giới hạn nội dung được phép kiểm soát; tính độc lập có được bảo đảm; năng lực kiểm soát của KTV nội bộ.
- Nếu môi trường kiểm soát nêu trên yếu, được hiểu hệ thống KSNB kém hiệu lực, rủi ro kiểm soát cao, KTV chuyển sang phương pháp kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản). Trường hợp này đòi hỏi KTV thực hiện nhiều thử nghiệm cơ bản dẫn đến khối lượng công việc thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán sẽ nhiều hơn.
- Nếu môi trường kiểm soát được đánh giá mạnh, thì rủi ro kiểm soát thấp. KTV tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, đánh giá các nghiệp vụ và mức độ tuân thủ quy trình KSNB. Những yếu tố cần kiểm tra để đánh giá mức độ rủi ro như: bản chất các hệ thống kế toán và thông tin; kiểm tra các loại nghiệp vụ phức tạp, nghiệp vụ có khối lượng giao dịch lớn,...
- Nếu rủi ro kiểm soát thấp thì đánh giá chủ yếu dựa vào sự hợp lý và cơ sở dẫn liệu lựa chọn, cân nhắc số lượng mẫu thử nghiệm một cách vừa phải hợp lý.
- Nếu mức thoả mãn ở cấp độ cao thì áp dụng phương pháp cập nhật kiểm tra hệ thống: kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ để đánh giá lại mức độ rủi ro kiểm soát và thực hiện mẫu thử nghiệm nhỏ để tiết kiệm thời gian kiểm toán,...
Các thử nghiệm chi tiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ được tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của quy chế kiểm soát và quy trình kiểm soát. Các thử nghiệm chủ yếu được thực hiện trên cơ sở kiểm tra chọn mẫu và kết hợp với quan sát trực tiếp, phỏng vấn, đối chiếu,...
4.3.2 Kiểm tra quy chế, quy trình thủ tục của từng nghiệp vụ TCV
Công việc của kiểm toán là kiểm tra tính logic và mức độ phù hợp của quy chế, quy trình nghiệp vụ nội bộ mà NHNN đã ban hành so với quy định chung, các văn bản pháp quy có liên quan tới hoạt động TCV do Luật NHNN và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
4.3.2.1. Thu thập thông tin, tài liệu
- Các văn bản pháp quy: Luật NHNN, Luật các TCTD, các quy chế, thể lệ nghiệp vụ do Thống đốc NHNN ban hành, các luật và văn bản có liên quan của Nhà nước và các cơ quan chức năng,...
- Quy chế, quy trình các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực TCV và các văn bản hướng dẫn khác của NHNN.
- Sao kê dư nợ TCV đến thời điểm 31/12 năm kiểm toán và đến thời điểm kiểm toán.
- Hồ sơ TCV: Trước khi yêu cầu cung cấp hồ sơ KTV cần thực hiện các thủ tục chọn mẫu đối với từng TCTD để yêu cầu đơn vị cung cấp các tài liệu thích hợp. Việc chọn mẫu đối với TCTD phải căn cứ vào giá trị của khoản TCV, tỷ lệ thích hợp giữa giá trị dư nợ TCV chọn kiểm tra/tổng giá trị dư nợ TCV.
4.3.2.2. Phương pháp kiểm tra, đối chiếu
Đối chiếu các hướng dẫn cụ thể trong quy chế, quy trình nghiệp vụ TCV với quy định trong văn bản pháp quy.
Nội dung đối chiếu chủ yếu về chính sách TCV; đối tượng, điều kiện bảo đảm tiền vay, bảo đảm nghĩa vụ thanh toán; lãi suất, các thủ tục gia hạn (nếu có)...
Nếu phát hiện những trường hợp vượt ra ngoài quy định, cần kiểm tra xác định các nguyên nhân cụ thể.
4.3.2.3. Nhận xét, đánh giá
Kết thúc quá trình kiểm tra, KTV đưa ra nhận xét, đánh giá chủ yếu trên các khía cạnh sau:
- Về tính đầy đủ: đánh giá mức độ hoàn thiện, tính hệ thống của các quy chế, quy trình kiểm soát TCV.
- Về tính hợp pháp: đánh giá mức độ phù hợp các quy chế, quy trình kiểm soát TCV của NHNN víi c¸c quy ®Þnh t¹i c¸c v¨n b¶n ph¸p lý cña Nhµ níc. Nếu có trường hợp khác các quy định tại các văn bản pháp quy, cần đánh giá mức độ ảnh hưởng đến kế hoạch cung ứng tiền.
4.3.3 Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về nghiệp vụ TCV
KTV tổng hợp về số liệu khái quát về tình hình chung để có quan điểm đánh giá tổng hợp. Trên cơ sở đó, KTV tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định cụ thể về hoạt động TCV. Nội dung đánh giá chủ yếu gồm: điều kiện, mức TCV; việc xử lý nợ (chuyển nợ quá hạn, gia hạn nợ, định lại kỳ hạn nợ, giãn nợ, khoanh nợ, lãi chưa thu,...). Trường hợp xử lý không đúng quy định, phải xác định nh÷ng t¸c ®éng, ¶nh hëng cña c¸c quy ®Þnh sai để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng TCV.
4.3.3.1. Thu thập tài liệu, thông tin
- Sử dụng tài liệu, thông tin đã thu thập.
- Hồ sơ thực tế của từng nghiệp vụ như: cầm cố giấy tờ có giá, đảm bảo bằng hồ sơ tín dụng.
- Báo cáo số liệu tổng hợp thời kỳ kiểm toán đối với từng nghiệp vụ TCV.
4.3.3.2. Phương pháp kiểm toán
- Chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ, kiểm tra đánh giá hệ thống KSNB về TCV, đối chiếu, phỏng vấn, phân tích số liệu tổng hợp.
- Chọn mẫu để kiểm tra: Tuỳ thuộc lượng thời gian cho phép và yêu cầu của cuộc kiểm toán để xác định số lượng mẫu nhiều hay ít theo phân nhóm, phân tổ trong từng nghiệp vụ TCV.
- Kiểm tra về từng loại hồ sơ TCV và mức độ đảm bảo tính pháp lý, tính đầy đủ như hồ sơ TCV, hồ sơ giải ngân, hồ sơ kiểm soát sau, xử lý nợ và thanh lý hợp đồng TCV...
- Nhận xét việc áp dụng đối tượng được và không được TCV so với quy chế.
- Kiểm tra TCTD về mức độ thoả mãn các điều kiện TCV. Phân loại các trường hợp không đủ điều kiện theo từng tiêu chí: khả năng thanh khoản, mục đích TCV, biện pháp bảo đảm TCV.
- Kiểm tra đánh giá việc áp dụng các phương thức TCV của NHNN cã phï hîp víi c¸c quy ®Þnh cña Nhµ níc hiÖn hµnh.
- Kiểm tra việc chấp hành quy định về lãi suất, thời hạn TCV quy định về quản lý ngoại hối …
- Nhận xét việc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi TCV, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Việc gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ không đúng quy định sẽ ảnh hưởng đến cung ứng tiền. KTV phải kiểm tra chi tiết và nhận xét đánh giá cụ thể các sai phạm.
5. Kiểm toán dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng.
NHNN quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình TCTD đối với từng loại tiền gửi.
5.1.Mục tiêu kiểm toán
- Đánh giá việc tuân thủ các quy định về dự trữ bắt buộc của các TCTD tại NHNN.
- Đánh giá việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của NHNN thông qua công tác thanh tra, giám sát, xử lý đối với các vi phạm về dự trữ bắt buộc.
5.2. Nội dung kiểm toán
- Kiểm toán, đánh giá việc tuân thủ các quy định về dự trữ bắt buộc của các TCTD tại NHNN.
- Kiểm toán, đánh giá việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của NHNN thông qua công tác thanh tra, giám sát, xử lý đối với các vi phạm về dự trữ bắt buộc.
5.3. Các thủ tục kiểm toán
5.3.1. Tài liệu thu thập
- Các văn bản về quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các quy định về xử lý vi phạm đối với các NHTM trong việc vi phạm về tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
- Báo cáo tình hình huy động vốn của các NHTM theo từng kỳ báo cáo.
- Báo cáo số liệu về tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc của các TCTD theo từng kỳ (tháng, quý, năm).
- Các báo cáo của cơ quan thanh tra giám sát thuộc NHNN về việc thanh tra, xử lý vi phạm đối với các TCTD trong lĩnh vực dự trữ bắt buộc.
5.3.2. Phương pháp kiểm toán
- Thực hiện việc kiểm tra đối chiếu giữa số liệu huy động vốn của các NHTM tại các thời kỳ, thực hiện chọn mẫu tính toán xem xét sự khớp đúng giữa sự huy động vốn với số liệu về dự trữ bắt buộc, nếu có sự sai khác tìm nguyên nhân và đưa ra nhận xét đánh giá sự tuân thủ trong công tác dự trữ bắt buộc.
- Đánh giá về công tác quản lý theo dõi tính toán việc thực hiện dự trữ bắt buộc của các TCTD tại Sở giao dịch NHNN.
- Căn cứ vào các báo cáo của Sở giao dịch NHNN, Cơ quan thanh tra giám sát NHNN, Kiểm toán viên đánh giá việc thực hiện quản lý theo dõi và xử lý đối với các TCTD không đảm bảo đúng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định.
- Căn cứ vào các tài liệu, báo cáo thu thập được về việc điều hành chính sách tiền tệ quốc giá của từng thời kỳ để đánh giá việc thực hiện và sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và tác động của công cụ dự trữ bắt buộc trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Kiểm toán phân tích đánh giá việc sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc hiện NHNN đang thực hiện có phù hợp với thực tế hay không? Cụ thể xem xét việc thực hiện các tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHNN quy định trong từng thời kỳ để đánh giá tác động và hiệu quả của việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong từng giai đoạn nhất định.
II. Kiểm toán hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
Theo Luật NHNN năm 2010, các từ ngữ được hiểu như sau:
- Dự trữ ngoại hối nhà nước (DT NHNN) là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong Bảng cân đối tiền tệ của NHNN.
- Ngoại hối bao gồm:
+ Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ).
+ Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác.
+ Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
+ Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối Nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
+ Đồng tiền của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
1. Cách thức kiểm toán hoạt động quản lý DT NHNN
1.1. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của NHNN trong DT NHNN
1.1.1. Môi trường kiểm soát nội bộ
Việc đánh giá môi trường kiểm soát nội bộ của NHNN trong quản lý DT NHNN cần đạt các tiêu chí:
- Về mục tiêu phải đạt được hiệu quả trong hoạt động.
- Về thông tin: phải có được một hệ thống sổ, hồ sơ, BCTC và báo cáo hoạt động đầy đủ, chính xác và kịp thời.
- Mọi nghiệp vụ trong hệ thống NHNN phải tuân thủ theo quy định trong các pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển và quy trình nghiệp vụ.
- Ban lãnh đạo NHNN chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển; chịu trách nhiệm nắm bắt những rủi ro chủ yếu; thiết lập các giới hạn rủi ro; thiết lập và duy trì một cơ cấu tổ chức phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và mối quan hệ thông tin; quy định kiểm soát phù hợp và thường xuyên giám sát hệ thống KSNB để đảm bảo tính đầy đủ và hiệu quả; thiết lập và duy trì cơ chế lao động kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp.
- Hệ thống KSNB phải có đủ khả năng để phát hiện kịp thời và đánh giá chính xác các rủi ro trọng yếu và ngăn chặn mọi rủi ro; các hoạt động kiểm soát là một bộ phận nội tại của các hoạt động ngân hàng. Hệ thống này phải có cơ cấu phù hợp và phải phân định rõ các hoạt động kiểm soát tại các cấp trong hệ thống NHNN; hệ thống KSNB có hiệu quả, đòi hỏi có hệ thống thông tin về tài chính, cơ chế điều hành và tính tuân thủ phải đầy đủ, chính xác; thông tin về diễn biến và điều kiện thị trường bên ngoài có liên quan đến hoạt động ngân hàng phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời.
1.1.2. Đánh giá chức năng kiểm toán nội bộ của NHNN
KTV cần tập trung đánh giá các lĩnh vực sau: KTV nội bộ cần có bằng cấp về chuyên ngành ngân hàng, tài chính, và có kiến thức về kế toán ngân hàng; kinh nghiệm về kiểm toán, kỹ năng về kỹ thuật phù hợp với các trách nhiệm được giao; khả năng giao tiếp bao gồm cả khả năng nói và viết; sự độc lập của những KTV nội bộ với Ban điều hành DTNHNN, cán bộ kiểm toán nội bộ có quyền được cung cấp các báo cáo và truy cập thông tin cần thiết; sự đầy đủ của chương trình KTNB có thể được đánh giá từ quy mô, tần suất cuộc kiểm toán.
KTV Nhà nước cần kiểm tra đánh giá hiệu quả, hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ, xem xét hiệu quả kiểm toán và việc sửa chữa sai sót.
1.2. Phân tích, đánh giá ban đầu thực hiện quy trình quản lý DT NHNN
Ngay từ khi khảo sát phục vụ lập kế hoạch kiểm toán, KTV thông qua các dự báo, báo cáo phân tích của các Bộ phận chuyên môn của NHNN như Vụ quản lý ngoại hối, Sở giao dịch, Vụ Chính sách tiền tệ,… để:
- Phân tích, đánh giá ban đầu đối với dự báo tình hình kinh tế, tiền tệ thế giới, thực tế diễn biến của các biến động kinh tế và tiền tệ thế giới.
- Phân tích, đánh giá ban đầu đối với kế hoạch phát triển kinh tế và các điều chỉnh của Chính phủ trong năm kiểm toán.
- Phân tích, đánh giá ban đầu đối với các căn cứ lập và phê duyệt kế hoạch quản lý DT NHNN năm kiểm toán; các điều chỉnh kế hoạch trước biến động kinh tế, tiền tệ trong nước và thế giới về các nội dung: đối tác đầu tư, hình thức đầu tư, kỳ hạn đầu tư, tỷ trọng các loại ngoại tệ trong DT NHNN, quy mô và phương pháp sử dụng DT NHNN can thiệp vào thị trường tiền tệ trong nước.
- Kiểm tra ban đầu số dư đầu kỳ, sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo DT NHNN.
1.3. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, đối tượng, phạm vi thời gian, nhân sự kiểm toán
1.3.1. Tác động hai chiều từ biến động kinh tế, tiền tệ thế giới là nội dung đồng thời cũng là mục tiêu trọng yếu, vì vậy phải xây dựng và chọn tiêu chí đánh giá một cách thận trọng: xác định nguồn thông tin dữ liệu tác động đến DT NHNN, xác định cách thức hay phương pháp đánh giá, thống nhất các tiêu chí với NHNN và các Bộ, Ngành có liên quan.
1.3.2. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ yêu cầu đối với DT NHNN, gồm các nội dung: quy mô, cơ cấu, yêu cầu thanh khoản, bảo toàn, đối tác đầu tư, hình thức đầu tư, kỳ hạn đầu tư, khả năng sinh lời; các phương án can thiệp vào thị trường hiệu quả nhất.
2. Cách thức kiểm toán đối với quản lý DT NHNN
2.1. Kết hợp các phương pháp thuộc các loại hình kiểm toán
Quá trình thực hiện kiểm toán tại NHNN, cho thấy để cuộc kiểm toán đạt kết quả cần tiến hành song song ba loại hình kiểm toán (kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động), qua đó sử dụng được kết quả của 3 loại hình kiểm toán bổ sung cho nhau.
2.1.1. Cách thức kiểm toán tài chính đối với quản lý DT NHNN
a. Mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi kiểm toán tài chính
Kiểm toán tài chính đối với quản lý DT NHNN thực hiện nhiều năm liên tục, cơ bản KTV đã thành thạo. Để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả KTV cần nghiên cứu và tuân thủ mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi kiểm toán do Tổng KTNN hướng dẫn hàng năm.
b. Cách thức kiểm toán tài chính đối với quản lý DT NHNN
- Trình tự kiểm toán: xác định rủi ro kiểm toán; kiểm toán tổng hợp; sau đó tiến hành các nội dung công việc kiểm toán chi tiết; tổng hợp; phân tích; xác nhận số liệu; nhận xét, đánh giá; kiến nghị.
- Phương pháp kiểm toán chọn phương pháp thích hợp theo Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng thường áp dụng: phương pháp quan sát, kiểm kê; phương pháp đối chiếu xác nhận; phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư; phương pháp phân tích, đánh giá tổng quát; phương pháp chọn mẫu; phương pháp phỏng vẫn trực tiếp hoặc thông qua trao đổi bằng văn bản.
Ví dụ, thực hiện kiểm toán nội dung tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng nước ngoài như sau:
i/ Lấy danh mục các khoản tiền gửi của từng loại tiền tại các tổ chức hoặc ngân hàng nước ngoài tính đến ngày 31/12. Chi tiết của danh mục này phải lấy từ các sổ phụ về các khoản tiền gửi.
(i.1) Kiểm tra các khoản bổ sung thêm vào danh mục.
(i.2) Khớp các tổng số theo danh mục với tài khoản kiểm tra tương ứng trong sổ cái tổng hợp.
ii/ Chọn một mẫu trong số các khoản tiền gửi sổ phụ:
(ii.1) Thẩm tra số lượng, ngày tháng đáo hạn lãi suất và ngân hàng nhận tiền gửi bằng cách xem xét các chứng từ gốc, ví dụ: bảng quy định trạng thái ngoại hối của từng giao dịch viên, các xác nhận của bộ phận kiểm soát sau, các chỉ dẫn về thanh toán qua mạng SWIFT, nhật ký các giao dịch hàng ngày, thông báo xác nhận từ các ngân hàng nhận tiền gửi.
(ii.2) Đảm bảo rằng ngân hàng nhận tiền gửi nằm trong danh sách các ngân hàng đã được cấp có thẩm quyền cho phép giao dịch.
(ii.3) Tra soát giao dịch đầu tư với tài khoản Nostro tại ngân hàng đại lý liên quan.
(ii.4) Khớp số dư tiền gửi với báo cáo nhận được từ ngân hàng nhận tiền gửi.
iii/ Thẩm tra xem xét các báo cáo từ ngân hàng nhận tiền gửi có được cán bộ kiểm soát sau, hay phòng kế toán tài chính đối chiều thường xuyên với sổ cái hay không. Xem xét kỹ các bảng đối chiếu trong tháng để đảm bảo rằng các con số đối chiếu được các cán bộ nghiệp vụ khác nhau lập, kiểm tra và phê duyệt chính xác. Kiểm tra xem các mục được đối chiếu có rõ ràng, đầy đủ hay không?
iv/ Xem xét kỹ lưỡng các mức lãi suất của các khoản tiền gửi này để chắc rằng chúng phù hợp với lãi suất thị trường và hợp lý. Tiến hành kiểm tra nếu có bất cứ mức lãi suất nào khác thường.
v/ Nếu các chứng chỉ tiền gửi đã được phát hành, cần phải kiểm tra các chứng chỉ này về chế độ chính xác và đảm bảo rằng các chứng chỉ được giữ ở nơi an toàn và bảo đảm. Nếu các chứng chỉ được lưu ký ở nước ngoài để giữ an toàn, thì cần phải có xác nhận từ người nhận lưu ký rằng các chứng chỉ đang được họ lưu giữ.
vi/ Xem xét kỹ sổ cái để phát hiện có bất cứ khoản tiền gửi nào có thời gian đáo hạn kéo dài khác thường. Đối chiếu các khoản tiền gửi này với các chứng từ gốc để kiểm tra độ xác thực và đảm bảo rằng cán bộ nghiệp vụ có trách nhiệm đã phê duyệt chính xác khoản tiền gửi và khoản tiền đó nằm trong giới hạn của chính sách đã được thông qua.
vii/ Nếu xét thấy cần thiết, có thể gửi các xác nhận về tất cả số dư tiền gửi vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Đối chiếu các xác nhận được với danh mục số dư tiền gửi hiện tại. Bản đề nghị xác nhận phải yêu cầu ngân hàng nhận tiền gửi nêu rõ có quyền lưu giữ, cầm cố hay chuyển nhượng đối với các khoản tiền gửi hay không.
Khi gửi các phiếu xác nhận, cần phải yêu cầu các thông tin sau: Số lượng tiền và loại tiền; Ngày gửi tiền; Ngày đến hạn; Lãi suất; Bất cứ khoản thế chấp hay chuyển nhượng nào được nêu trong chứng chỉ; Tên của người gửi tiền.
viii/ Kiểm tra bản đối chiếu các sổ cái tiền gửi với tài khoản kiểm tra của sổ cái tổng hợp trong bốn quý của năm tài chính.
ix/ Đảm bảo rằng các con số đối chiều này được lập bởi một cán bộ độc lập, các chênh lệch trong bản đối chiều phải được làm rõ, và các bản đối chiều được một cán bộ cấp cao phê duyệt.
Số dư tài sản khoản Nostro
i/ Lấy được một danh mục tất cả các số dư tài khoản Nostro từ sổ phụ về các tài khoản Nostro vào ngày 31/12;
ii/ Kiểm tra các con số bổ sung vào tổng số của danh mục và khớp tổng số với tài khoản kiểm tra trong sổ cái tổng hợp đối với từng loại tiền. Bất cứ chênh lệch nào trong bản đối chiều đều phải được điều tra và làm rõ.
iii/ Tiến hành rà soát lại tất cả các bản xác nhận số dư tài khoản Nostro. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và tính hiện hữu của các bản xác nhận, hãy lập thành một bản tóm tắt nêu rõ tỷ lệ phần trăm về số lượng và giá trị của các tài khoản Nostro đã được xác nhận vào ngày lập bảng cân đối kế toán.
iv/ Thẩm định xem các tài khoản Nostro có được đối chiếu với các báo cáo mà một cán bộ nghiệp vụ độc lập nhận được thường kỳ hay không.
v/ Chọn một số tài khoản Nostro vào cuối năm và kiểm tra độ chính xác của các con số đối chiếu bằng việc đối chiếu lại.
vi/ Xem xét tất cả các bản đối chiếu Nostro vào cuối năm, đảm bảo rằng các bút toán điều chỉnh trong năm đối với mọi khoản mục thuộc bản đối chiếu đều đã được thông qua.
vii/ Xem xét lại tất cả các bản đối chiếu Nostro để đảm bảo rằng:
(vii.1) Việc đối chiếu phải do bộ phận kiểm soát sau hoặc phòng kế toán thực hiện chứ không phải do cán bộ trực tiếp giao dịch tiến hành.
(vii.2) Các cán bộ giao dịch không được nhận các báo cáo.
(vii.3) Có bằng chứng cho thấy rằng việc lập bảng đối chiếu đã được một cán bộ khác kiểm tra và các bản đối chiếu này đã được một cán bộ cấp cao phê duyệt.
viii/ Thẩm định xem các ngân hàng mà thường được giao dịch với khối lượng lớn có gửi các báo cáo hàng ngày hoặc hàng tuần không và các báo cáo này có được đối chiếu ngay hay không.
ix/ Thẩm tra các giao dịch trong 5 ngày, đối chiếu các số liệu trong các bản thanh toán của bộ phận kiểm soát sau và các phiếu thanh toán hàng ngày qua soát mạng SWIFT với các tài khoản Nostro tương ứng.
x/ Thực hiện các quy trình để đảm bảo rằmg các giới hạn quy định đối với mỗi ngân hàng không bị vượt quá.
xi/ Xem xét lại việc tổ chức để xác định rằng có sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa bộ phận giao dịch, bộ phận thanh toán và kế toán.
xii/ Xem xét kỹ lưỡng các vấn đề giao dịch ngoại hối trong 10 ngày để đảm bảo rằng các con số ghi vào sổ cái tổng hợp là hợp lệ và đã đựơc kiểm tra.
xiii/ Kiểm tra xem các phiếu giao dịch có được đánh số trước không và tất cả các chứng từ này có được hạch toán vào cuối mỗi ngày bởi một cán bộ độc lập phân công làm nhiệm vụ này hay không.
xiv/ Kiểm tra xem bảng quy định trạng thái ngoại hối và các phiếu liệt kê giao dịch của nhân viên giao dịch có được kiểm tra và đối chiếu một cách độc lập hay không.
2.1.2. Cách thức kiểm toán tuân thủ đối với quản lý DT NHNN
a. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi
Mục tiêu kiểm toán: Đánh giá tính đầy đủ và hiệu lực của hệ thống văn bản pháp luật và do NHNN ban hành, bao gồm: các văn bản quy định của Nhà nước về hoạt động quản lý DT NHNN; các văn bản quy định nội bộ của NHNN về hoạt động tác nghiệp DT NHNN; các báo cáo về tình hình thực hiện DT NHNN của NHNN gửi UBTV Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính,.. và các báo cáo nội bộ trong NHNN.
b. Nội dung kiểm toán
Kiểm toán việc tuân thủ Luật NHNN về quản lý DT NHNN; kiểm toán việc tuân thủ các quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý DT NHNN.
c. Phương pháp kiểm toán
- Phương pháp kiểm toán: Chọn phương pháp thích hợp theo Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng thường áp dụng các phép thử xuyên suốt hệ thống quản lý DT NHNN.
- Thông qua kết quả kiểm toán tài chính, rà soát, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo rằng các bộ phận chức năng của NHNN đã tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện thử nghiệm chi tiết đối với các nội dung: kiểm tra ngân hàng đối tác và hạn mức; kiểm tra trình tự, thủ tục trình duyệt các giao dịch; kiểm tra phát hiện những khoản tiền gửi, đầu tư thời hạn đáo hạn kéo dài khác thường; kiểm tra tất cả các bản đối chiếu xác nhận số dư tài khoản nostro; kiểm tra uy tín ngân hàng đối tác; kiểm tra các nhà môi giới chứng khoán có trong danh sách đã được cấp thẩm quyền phê duyệt không?
2.1.3. Kiểm toán hoạt động quản lý DT NHNN
a. Mục tiêu kiểm toán
Mục tiêu kiểm toán hoạt động là đánh giá quản lý DT NHNN: bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; đánh giá việc sinh lời thông qua các hoạt động đầu tư, mua bán kinh doanh và chuyển đổi ngoại tệ; đánh giá tác động của sự biến động tỷ giá tới cơ cấu DT NHNN; đánh giá rủi ro trong các tác nghiệp để thực hiện DT NHNN; đánh giá tính tiết kiệm chi phí để đạt được các mục đích.
b. Đối tượng kiểm toán
Đối tượng kiểm toán hoạt động quản lý DT NHNN là: các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra của Nhà nước (Chính phủ, UBTV Quốc hội) đối với NHNN như tổng mức DT NHNN, các chỉ tiêu trong chính sách tiền tệ quốc gia,...
c. Phạm vi kiểm toán
Các tài sản ngoại hối được thể hiện trên bảng cân đối tiền tệ của NHNN bao gồm: Quỹ Dự trữ ngoại hối; Quỹ Bình ổn tỷ giá giá vàng; tiền gửi của Kho bạc Nhà nước; tiền gửi của TCTD; các tài sản ngoại hối khác. Hiện nay chưa có quy định cụ thể đối với Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, TCTD. Vì vậy cuộc kiểm toán hoạt động quản lý DT NHNN chỉ đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực đối với Quỹ Dự trữ ngoại hối và Quỹ Bình ổn tỷ giá và giá vàng thuộc DT NHNN; ngoài phạm vi trên sẽ cùng NHNN ghi nhận trong Báo cáo Kiểm toán.
d. Nội dung kiểm toán
Kiểm tra các chỉ tiêu thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia như: tỷ giá, khối lượng DT NHNN; Kiểm tra khả năng thanh toán quốc tế của toàn bộ nền kinh tế; Kiểm tra các chỉ tiêu quy định trong hoạt động DTNHNN như: tỷ lệ ngoại tệ, giấy tờ có giá, thời hạn, hình thức, đối tác, hạn mức đầu tư; Kiểm tra các khoản thu nhập, chi phí thuộc DT NHNN; Kiểm tra sự tác động của biến động tỷ giá tới quy mô DT NHNN.
e. Cách thức kiểm toán
- Đánh giá môi trường kiểm soát nội bộ được thực hiện trong kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính là bước chuẩn bị và phối hợp cho kiểm toán hoạt động. Khi tiến hành kiểm toán hoạt động KTV phải cân nhắc các kết quả đã có, đồng thời cần kiểm tra tiếp: Sơ đồ tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ, quy định tác nghiệp; các đối tác giao dịch; tiêu chuẩn đối với nhân viên; hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ; các hành vi bị cấm; kết quả kiểm toán nội bộ về tính tiết kiệm, hiệu quả, hiệu lực.
- Thực hiện kiểm toán:
+ Kiểm toán tổng hợp
Kiểm toán tổng hợp DT NHNN cần thực hiện tại bộ phận giao dịch, thanh toán, kế toán và kiểm soát rủi ro; kiểm tra lãi suất tiền gửi, đầu tư; kiểm tra thứ tự số phiếu giao dịch; kiểm tra quy định trạng thái ngoại hối của nhân viên giao dịch; kiểm tra trả hoa hồng; kiểm tra giá mua, bán trái phiếu, chứng khoán; kiểm tra số dư đầu kỳ các loại ngoại hối; các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ DT NHNN; phối hợp với kết quả kiểm toán tài chính, tuân thủ; đồng thời kiểm tra, đánh giá lập báo cáo DT NHNN, phục vụ cho kiểm toán hoạt động đối với DT NHNN.
+ Kiểm toán chi tiết
Kiểm toán thông tin trong các báo cáo trình Thống đốc NHNN ban hành quy định về tiêu chuẩn đối tác, hạn mức, tỷ lệ ngoại tệ, kỳ hạn, hình thức đầu tư có phù hợp với dự báo của NHNN và nguồn dự báo độc lập:
i/ Chọn mẫu kiểm tra đánh giá cơ cấu DT NHNN đã được Thống đốc NHNN ban hành có phù hợp tình hình thực tiễn trong và ngoài nước? KTV cần tham khảo các nguồn thông tin được đăng tải trên mạng Internet... và nguồn dự báo độc lập;
ii/ Các quốc gia dự trữ ngoại hối đều quan tâm đến việc xác định mức dự trữ ngoại hối hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của quốc gia đó như quy mô của nền kinh tế, mức độ tự do hoá cán cân vãng lai và cán cân vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo vệ giá trị đồng tiền, cân bằng giữa lợi ích và chi phí của DT NHNN;
iii/ Sử dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp theo quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng và thuật toán phù hợp khi xây dựng tiêu chí để đánh giá:
(iii.1) Sử dụng nguồn lực DT NHNN đối với việc đảm bảo thanh khoản (tính kinh tế); tham khảo số tuần nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo thông lệ Quốc tế;
(iii.2) Trách nhiệm về kinh tế, sự tuân thủ pháp luật, hiệu năng bộ máy quản lý của NHNN, mức độ đạt được mục tiêu của DT NHNN do Chính phủ phê duyệt (tính hiệu lực); thể hiện việc huy động DT NHNN kịp thời để can thiệp thị trường ngoại hối trong nước; phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tỷ giá, giá vàng và nhu cầu chi tiêu cấp bách của Chính phủ;
(iii.3) Việc sử dụng nguồn lực đầu vào của DT NHNN cho kết quả đầu ra (tính hiệu quả) bảo toàn, sinh lời;
(iii.4) Nếu phân tích, dự báo và Quy định cơ cấu DT NHNN phù hợp tình hình thực tiễn, chọn kiểm toán chi tiết phạm vị vừa phải để đánh giá tại các đơn vị chức năng;
(iii.5) Nếu phân tích, dự báo và Quy định cơ cấu DTNHNN so với tình hình kinh tế, tiền tệ trong nước, trên thế giới có nhiều biến động thì chọn kiểm toán chi tiết các biến động trái chiều, các biến động lớn; đồng thời mở rộng phạm vị kiểm toán chi tiết (nêu dưới đây) để đánh giá việc thực hiện quản lý DTNHNN tại các đơn vị chức năng.
iv/ Kiểm toán các đơn vị chức năng thực hiện cơ cấu đầu tư do Thống đốc NHNN ban hành:
(iv.1) Kiểm toán tỷ trọng các loại ngoại tệ sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu và vay trả nợ nước ngoài, và mức dự trữ cần thiết đáp ứng các nhu cầu trên;
(iv.2) Kiểm toán việc NHNN đánh giá cơ cấu DT NHNN trước các biến động thị trường trong nước và quốc tế;
(iv.3) Chọn mẫu kiểm toán tại đơn vị chức năng thuộc NHNN. Một số sai sót có thể xảy ra: việc chấp hành tỷ lệ các loại ngoại tệ trong hai Quỹ thuộc DT NHNN, và không tuân thủ đúng hạn mức của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.
(iv.4) Cách thức kiểm tra chấp hành tỷ lệ các loại ngoại tệ trong hai Quỹ thuộc DT NHNN.
+ Kiểm toán kỳ hạn đầu tư: Chọn mẫu kiểm toán các kỳ hạn ngắn, trung, dài hạn của DT NHNN xác định số ngày đáo hạn còn lại và hạch toán thu nhập, chi phí của các tài sản nắm giữ, chú ý DT NHNN có hai Quỹ: Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ Bình ổn tỷ giá và Giá vàng.
+ Kiểm toán việc sử dụng ngoại hối can thiệp thị trường: Chọn mẫu kiểm toán xác định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong năm; kiểm toán các giải pháp về điều hành và tổ chức thực hiện tỷ giá đồng Việt nam; chọn mẫu kiểm toán việc quản lý trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM; chọn mẫu kiểm toán bán ngoại tệ cho các nhu cầu nhập khẩu hàng thiết yếu phục vụ sản xuất tiêu dùng; chọn mẫu kiểm toán việc chuyển đổi giữa Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng phục vụ can thiệp thị trường.
III. Kiểm toán hoạt động điều hành thị trường liên ngân hàng
1. Kiểm toán hoạt động thấu chi cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
Theo quy định hiện hành về việc thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng thì:
Thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc các ngân hàng được chi vượt số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của mình mở tại Sở giao dịch - NHNN Việt Nam trong ngày thanh toán.
Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc NHNN Việt Nam cho các ngân hàng vay có bảo đảm bằng cầm cố các giấy tờ có giá trong khoảng thời gian tính từ cuối ngày làm việc hôm trước đến 8 giờ 30 phút ngày làm việc liền kề tiếp theo.
Việc thấu chi và cho vay qua đêm của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng (thành viên trực tiếp tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng) là nhằm đáp ứng phần vốn thiếu hụt trong tài khoản tiền gửi thanh toán trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
1.1 Mục tiêu kiểm toán
Xác định tính đúng đắn về số liệu khoản cho vay qua đêm được phản ánh trên BCTC, đánh giá tính tuân thủ các quy định về thấu chi và cho vay qua đêm, những bất cập trong quy trình thực hiện thấu chi, cho vay qua đêm (nếu có).
1.2 Nội dung kiểm toán
- Kiểm tra việc chấp hành quy định quy trình thấu chi cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
- Kiểm tra chọn mẫu xác định tính đúng đắn về doanh số cho vay, thu hồi và số dư cho vay qua đêm.
- Xác định những bất cập trong quy trình thực hiện thấu chi, cho vay qua đêm (nếu có).
1.3 Các thủ tục kiểm toán
- Thu thập các thông tin tài liệu về hệ thống kiểm soát nội bộ, các văn bản quy định, quy trình hướng dẫn có liên quan đến nghiệp vụ thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
- Đối chiếu số liệu trên BCTC với sổ kế toán chi tiết, tiến hành chọn mẫu kiểm tra chi tiết một số hồ sơ, nghiệp vụ phát sinh trong năm nhằm đánh giá việc chấp hành các quy định về thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng:
+ Kiểm tra điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút khỏi hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của các thành viên.
+ Kiểm tra việc quản lý theo dõi, thiết lập hạn mức nợ ròng của các thành viên tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
+ Kiểm tra về điều kiện thấu chi và cho vay qua đêm.
+ Kiểm tra tài sản cầm cố cho các khoản vay thấu chi và cho vay qua đêm: điều kiện chấp nhận đối với tài sản cầm cố; giá trị của giấy tờ có giá cầm cố so với mức thấu chi cho vay qua đêm; kiểm tra việc lưu giữ quản lý, hạch toán theo dõi đối với các tài sản cầm cố.
+ Kiểm tra đánh giá việc xử lý đối với các trường hợp ngân hàng không trả được nợ vay qua đêm.
+ Kiểm tra việc chấp hành quy định về lãi suất cho vay qua đêm tại các thời điểm.
- Kiểm tra việc hạch toán kế toán đối với các khoản thấu chi, cho vay qua đêm; việc hạch toán phí thu được từ hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng, lãi thu được từ cho vay qua đêm.
2. Kiểm toán việc theo dõi, điều hành thị trường liên ngân hàng
Thị trường liên ngân hàng là một bộ phận của thị trường tiền tệ, là thị trường vốn ngắn hạn, nơi phát sinh quan hệ tín dụng (hoạt động cho vay và đi vay) giữa các TCTD. Do đó, để ổn định thị trường tiền tệ thì NHNN phải có nhiệm vụ theo dõi điều hành, can thiệp và phát triển thị trường liên ngân hàng.
2.1 Mục tiêu kiểm toán
Đánh giá nhiệm vụ của NHNN trong việc tổ chức theo dõi điều hành và phát triển thị trường liên ngân hàng.
2.2 Nội dung kiểm toán
Kiểm tra đánh giá nhận xét công tác tổ chức theo dõi điều hành phát triển thị trường liên ngân hàng; đánh giá nhận xét về diễn biến thị trường liên ngân hàng, về các đề xuất, giải pháp can thiệp và điều tiết thị trường liên ngân hàng của NHNN trong năm kiểm toán.
2.3 Các thủ tục kiểm toán
- Kiểm tra đánh giá trách nhiệm của các Vụ, Cục thuộc NHNN có liên quan đến công tác tổ chức theo dõi điều hành và phát triển thị trường liên ngân hàng như trách nhiệm theo dõi, tổng hợp phân tích dự báo diễn biến hoạt động cho vay, đi vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trách nhiệm kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc chấp hành các quy định về hoạt động cho vay, đi vay…
- Kiểm tra tính toán lại doanh số giao dịch lãi suất bình quân liên ngân hàng các kỳ hạn tại một số thời điểm dựa trên số liệu thống kê các giao dịch cho vay đi vay nhằm xác định tính đúng đắn, xác thực của các số liệu thông tin công bố về doanh số lãi suất bình quân liên ngân hàng.
- Đánh giá nhận xét chung về diễn biến của thị trường liên ngân hàng dựa trên các tài liệu thu thập được như: báo cáo theo dõi thị trường liên ngân hàng của Phòng Thị trường và bảo lãnh thuộc Vụ Tín dụng; các báo cáo phân tích, đề xuất; báo cáo giám sát của các Vụ, Cục hoặc của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, số liệu thống kê về các giao dịch cho vay đi vay giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài…
- Phân tích, đánh giá nhận xét về mức độ phù hợp của các đề xuất, giải pháp can thiệp và điều tiết thị trường liên ngân hàng NHNN thực hiện trong năm kiểm toán so với các giải pháp chỉ đạo chung của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ;
- Đánh giá nhận xét về tác động của các công cụ chính sách tiền tệ, cơ chế quản lý của NHNN ảnh hưởng đến diễn biến thị trường liên ngân hàng; so sánh lãi suất trên thị trường liên ngân hàng với các loại lãi suất khác như lãi suất huy động cho vay trên thị trường 1, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu… nhằm mục đích đánh giá mức độ phù hợp, hoặc nhận xét về bất cập trong điều hành ổn định thị trường tiền tệ của NHNN (nếu có).
IV. Kiểm toán thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động
1. Kiểm toán thu nhập
Trên cơ sở các văn bản quy định về ghi nhận thu nhập (Thông tư quy định của Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán: căn cứ xác định, mức thu, tỷ lệ thu, thời gian thu...) KTV xác định việc tuân thủ các quy định và kiểm tra, xác nhận số liệu.
- Kiểm tra chi tiết việc tổ chức ghi chép, phương pháp hạch toán, để xác định việc hạch toán thu nhập đã đầy đủ hay chưa.
- Cần xem xét kỹ các khoản thu trong sổ kế toán và ghi nhận các sự khác biệt lớn giữa các tháng trong năm; tìm hiểu các chênh lệch lớn và các bút toán điều chỉnh. Tương tự, so sánh với năm trước và tìm hiểu kỹ xem mức độ khác biệt là do khối lượng kinh doanh hay các lý do khác.
- Chú ý xem xét các nghiệp vụ ghi giảm thu nhập trong kỳ; xem xét các nghiệp vụ thu tiền bất thường, hoặc có nội dung không rõ ràng; xem xét các khoản phải trả phát sinh trong kỳ hoặc có số dư cuối kỳ kế toán.
- Kiểm tra việc xác định tính lãi có đúng quy định về thời gian, lãi suất, phương pháp tính không?
- Kiểm tra sự có thực của các nghiệp vụ và đảm bảo các khoản thu nhập phải hợp lệ, hợp pháp; Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ bằng cách đối chiếu chứng từ gốc với sổ kế toán chi tiết.
2. Kiểm toán chi phí
2.1. Kiểm tra chi tiết, đối chiếu tổng hợp, xem xét các tài khoản trong mối quan hệ đối ứng
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính đối với NHNN đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Kiểm tra việc tính, thu lãi: phương pháp dồn tích trả lãi tiền gửi, tiền vay, lãi của việc phát hành các giấy tờ có giá.
- Kiểm tra các khoản chi về nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ;
- Kiểm tra việc chi phí cho nhân viên (xác định quỹ lương, thanh toán lương và các khoản có tính chất lương).
- Kiểm tra việc chi lương hợp đồng và chi lương làm thêm giờ có đúng quy định không?
2.2. Đối với các khoản chi về tài sản cần chú ý kiểm tra
- Mua sắm công cụ lao động, chi thuê tài sản, ... phải có các thủ tục phê duyệt và đảm bảo theo quy định.
- Các khoản chi khác có hợp lý và tiết kiệm không? có phù hợp với các chế độ quy định không? các khoản chi này phải đảm bảo đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp, được phê duyệt của lãnh đạo theo phân cấp và trên cơ sở định mức nhà nước quy định. Phát hiện những trường hợp đã hạch toán chi phí, nhưng thực tế chưa chi; những khoản chi không được phép hạch toán vào chi phí,… Cần liệt kê chi tiết các khoản chi khác tại các đơn vị, Chi nhánh.
3. Kiểm toán kết quả hoạt động
Việc kiểm toán kết quả hoạt động trên cơ sở đã có kết quả kiểm toán của các bước kiểm toán thu nhập, chi phí. Phân tích kết quả thu nhập, các yếu tố biến động so với năm trước...
PHỤ LỤC 02
HƯỚNG DẪN NHẬN DIỆN RỦI RO VÀ XÁC ĐỊNH CÁC
THỦ TỤC KIỂM TOÁN CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG CHO VAY
ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
(Kèm theo Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21 tháng 11 năm 2017
của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
A. NHẬN DIỆN CÁC RỦI RO
I. Các rủi ro chung trong hoạt động cho vay
1.1 Rủi ro trong đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động
- TCTD cho vay đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có; tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng vượt quá 25% vốn tự có; tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan vượt quá 50% vốn tự có; tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan vượt quá 60% vốn tự có của TCTD.
- TCTD cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát không đúng quy định, như sau:
+ Cho vay một doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát vượt quá 10% vốn tự có của TCTD.
+ Tổng cho vay đối với các doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát vượt quá 20% vốn tự có của TCTD.
+ Cho vay công ty cho thuê tài chính vượt quá 5% vốn tự có của TCTD.
- TCTD cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán.
- TCTD cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
- Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán vượt 20% vốn điều lệ của TCTD.
1.2 Rủi ro về Hồ sơ khách hàng vay vốn
- Về hồ sơ pháp lý:
+ Thiếu các hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định.
+ Thiếu quyết định bổ nhiệm chức danh giám đốc hoặc Điều lệ Công ty, Biên bản họp thiếu chữ ký của các cổ đông.
+ Hồ sơ vay vốn khách hàng cá nhân không lưu giữ các giấy tờ chứng minh nhân thân, tình trạng hôn nhân để chứng minh nghĩa vụ nợ của khách hàng cũng như nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan đến khoản vay, tài sản đảm bảo.
+ Thiếu hồ sơ chứng minh quan hệ góp vốn của các thành viên, chứng minh sở hữu tài sản của người góp vốn,…
+ Thông tin khách hàng bị làm giả hoặc không đầy đủ, chính xác, không được cập nhập.
+ Về hồ sơ cho vay theo dự án đầu tư: Rủi ro có thể xảy ra do tính pháp lý của dự án đầu tư không đảm bảo: Không có giấy phép xây dựng, không có Quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán, không có thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy và Báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có phê chuẩn của Sở Tài nguyên và Môi trường; thiếu các thủ tục về giao đất, mặt bằng đầu tư,…
+ Một số ngành nghề kinh doanh thuộc diện có điều kiện, nhưng không có giấy phép kinh doanh.
- Về hồ sơ kinh tế:
+ Không đầy đủ BCTC qua các năm; BCTC không đầy đủ (thuyết minh BCTC); BCTC chưa được kiểm toán, không phải BCTC nộp cơ quan thuế; BCTC không đảm bảo tính trung thực hợp lý. Thông tin trình bày trên BCTC của một số khách hàng có chênh lệch, chưa logic giữa các chỉ tiêu.
+ Phương án kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng xin vay thiếu hoặc sơ sài, không đầy đủ theo quy định và thiếu tính khả thi.
+ Tình hình tài chính của khách hàng không lành mạnh: kinh doanh thua lỗ, hệ số nợ phải trả lớn, khả năng tự tài trợ vốn thấp, hàng tồn kho cao,… tiềm ẩn nhiều rủi ro, có khả năng ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng (lưu ý đối với DNNN thì có giới hạn quy định về hệ số tối đa của nợ phải trả/vốn chủ sở hữu).
- Về hồ sơ tài sản đảm bảo:
+ Không tách bạch giữa nhân viên thực hiện cho vay với nhân viên thẩm định tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro tài sản đảm bảo được mang thế chấp tại nhiều TCTD.
+ Tài sản đảm bảo không được đánh giá đúng giá trị và không được định giá lại. Ví dụ: Định giá tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất đơn giá cao hơn đơn giá do UBND tỉnh công bố nhưng thiếu các tài liệu, bằng chứng để chứng minh. Các tài sản đảm bảo là tài sản cố định bị khấu hao vượt khung theo quy định của Bộ Tài chính. Không đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo do tài sản đảm bảo bị các hao mòn tự nhiên. Định giá tài sản thế chấp là tài sản hình thành từ vốn vay nhưng vượt giá trị dự toán đầu tư.
+ Hợp đồng thế chấp không được đăng ký giao giao dịch đảm bảo.
+ Tài sản đảm bảo không được mua bảo hiểm theo quy định.
+ Nhận làm TSĐB là quyền sử dụng đất nhưng giấy chứng nhận QSD đất không còn hiệu lực hoặc nhận thế chấp cả QSD đất đã nằm trong quy hoạch.
+ Nhận thế chấp TSĐB của bên thứ ba nhưng không ký hợp đồng thế chấp với bên thứ ba; có trường hợp nhận thế chấp TSĐB nhưng tài sản đó chưa được giải chấp.
+ TSĐB không được quản lý chặt chẽ, nhất là đối với TSĐB là hàng tồn kho, các TSĐB hình thành trong tương lai.
- Về hồ sơ giải ngân:
+ Không đầy đủ các chứng từ để giải ngân.
+ Cho vay khi chưa có đủ tài liệu chứng minh nguồn trả nợ hợp pháp của khách hàng đối với một số khách hàng cá nhân xác định nguồn thu nhập trả nợ từ lương, cổ tức, cho thuê nhà ...
+ Việc kiểm tra sử dụng vốn sau cho vay sơ sài (không có đủ tài liệu, bằng chứng kèm theo), không có biên bản kiểm tra sau cho vay.
1.3 Rủi ro trong công tác thẩm định
- Không có hướng dẫn về việc thẩm định các khách hàng ở các ngành nghề khác nhau; mẫu báo cáo thẩm định chưa đầy đủ các nội dung cần thiết.
- Không có quy định về hạn mức tái thẩm, rủi ro cho vay các khoản vay vượt quá hạn mức cho vay, ký hợp đồng tín dụng không đúng thẩm quyền.
- Thiếu phân tách trách nhiệm giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng và các bộ phận có liên quan.
- Xét duyệt cho vay chưa chặt chẽ, thể hiện là: xác định chưa đúng vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án vay vốn, dẫn đến xác định chưa đúng hạn mức cho vay, phương án đầu tư lập sơ sài.
- Không thu thập thông tin để xác minh, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng cũng như quan hệ tín dụng của khách hàng với các TCTD khác hay quan hệ của khách hàng với các đơn vị khác có liên quan về mặt pháp lý, tài chính thông qua Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC).
- Thẩm định phương án còn sơ sài, mang tính hình thức, chưa phân tích được độ nhạy, xác định và dự báo những khó khăn của dự án, cụ thể: cơ sở, nội dung thẩm định chưa đầy đủ, chính xác như các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án; phương án trả nợ; tài liệu chứng minh vốn tự có; thời hạn cho vay; tình hình quan hệ tín dụng; tình hình tài chính của khách hàng dẫn đến việc xác định chưa chính xác nhu cầu vốn, thời hạn vay cũng như tính khả thi của phương án vay vốn; cá biệt có trường hợp cho vay trung dài hạn nhưng không xác định IRR, NPV... để đánh giá tính khả thi của dự án; số liệu tài chính thẩm định không khớp với số liệu trên BCTC.
- Xác định vòng quay vốn lưu động mang tính hình thức, không là cơ sở để xác định hạn mức và thời gian cho vay.
- Thẩm định cho vay ngắn hạn, nhưng để góp vốn đầu tư vào dự án trung dài hạn.
- Trong đánh giá nguồn trả nợ: cho vay đối với các khách hàng cá nhân có tuổi đời cao, không còn khả năng lao động, sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ không đáng tin cậy, hoặc không có/không đủ cơ sở chứng minh nguồn trả nợ của khách hang ... dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro về khả năng trả nợ.
- Cho vay chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp để ở nhưng không có tài liệu chứng minh khả năng chuyển đổi mục đích và nghĩa vụ tài chính phát sinh đi kèm khi chuyển đổi hoặc không có mục đích sử dụng hoặc phương án đầu tư.
+ Phương án kinh doanh của khách hàng theo từng phương án cụ thể (theo hợp đồng) nhưng đơn vị lại thẩm định cho vay theo hạn mức; thẩm định, cho vay vượt nhu cầu vốn của khách hàng; thẩm định cho vay trung dài hạn khi chưa có hồ sơ pháp lý của dự án, chưa có quyết định phê duyệt dự án và phê duyệt tổng dự toán hoặc chưa có giấy phép xây dựng.
1.4 Rủi ro về thẩm quyền thực hiện, phê duyệt
- Phê duyệt vượt cấp theo phân quyền như cho vay vượt quyền phán quyết về giá trị khoản vay, về đối tượng vay.
- Phê duyệt cho vay vượt thẩm quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh.
- Các trường hợp ngoại lệ so với quy định chưa được báo cáo và xin ý kiến như cho vay dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, cho vay vượt mức tỷ lệ vốn tự có theo quy định ...
1.5 Rủi ro trong ký kết hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng ngân hàng là thỏa thuận giữa các bên theo đó bên cho vay (tổ chức tín dụng) giao cho bên vay (tổ chức hoặc cá nhân) một khoản tín dụng bằng tiền, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay cả số tiền gốc và lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Nội dung của hợp đồng tín dụng phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau: điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản đảm bảo, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận.
Do vậy các rủi ro trong ký kết hợp đồng tín dụng mà các NHTM có thể phải đối mặt bao gồm các rủi ro sau:
- Rủi ro hợp đồng tín dụng vô hiệu trong các trường hợp sau:
+ Do bên đi vay là người không có thẩm quyền ký kết, có thể là không đúng đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Trong trường hợp ký kết hợp đồng tín dụng, mà đại diện đơn vị (tổ chức) đứng ra ký kết hợp đồng vay cho đơn vị mà không có thẩm quyền ký kết hoặc không phải là người đại diện theo phát luật hoặc đại diện theo ủy quyền thì hợp đồng tín dụng sẽ trở nên vô hiệu và rủi ro hoàn toàn thuộc về phía ngân hàng. Trường hợp ủy quyền mà việc ủy quyền thực hiện sau khi giao kết hợp đồng tín dụng thì hợp đồng tín dụng cũng sẽ vô hiệu.
+ Đại diện ký kết hợp đồng của bên ngân hàng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi được ủy quyền.
+ Hợp đồng tín dụng có thể bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ khi bên vay là đối tượng bị cấm cho vay hoặc trong trường hợp loại cho vay bị cấm. Điều 126 Luật các TCTD năm 2010 có quy định những đối tượng không được cấp tín dụng.
+ Hợp đồng tín dụng cũng có thể bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ khi TCTD cho vay các nhu cầu vốn sau đây: để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.
- Rủi ro do bất cân xứng về thông tin khi thông tin trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố không trùng khớp với quyết định phê duyệt khoản vay và thông tin trên hệ thống quản lý tín dụng.
- Các điều khoản trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng, chặt chẽ, không quy định định kỳ định lại lãi suất trên hợp đồng và trên hệ thống.
- Thời điểm lập lịch trả nợ sau thời gian trả nợ: khi thời điểm lập lịch trả nợ không được quy định rõ trong hồ sơ tín dụng ngay tại thời điểm ký kết mà sau khi bên đi vay thanh toán một phần nợ gốc và lãi ngân hàng mới xác lập lịch trả nợ thì có thể ảnh hưởng đến việc nợ gốc và lãi thanh toán không được hạch toán kịp thời vào hệ thống và ảnh hưởng đến việc phân loại nợ và trích lập dự phòng. Ngoài ra, còn có thể tác động đến việc trì hoãn thanh toán nợ gốc và lãi của bên đi vay.
- Khế ước nhận nợ không tuân thủ hợp đồng tín dụng (thời hạn, lãi suất..).
1.6Các rủi ro về tài sản đảm bảo
- Việc đăng ký giao dịch bảo đảm và thực hiện lưu kho các giấy tờ gốc liên quan tài sản bảo đảm tiền vay không được thực hiện theo đúng quy định. Đối với các trường hợp cầm cố thế chấp bắt buộc phải thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo, ngân hàng còn chậm trễ trong việc thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của ngân hàng khi phải xử lý tài sản đảm bảo. Các giấy tờ gốc liên quan đến TSĐB không được thực hiện lưu trữ đầy đủ như thiếu biên bản nhập xuất tài sản, thiếu giấy tờ liên quan đến bảo hiểm tài sản, hoặc đối với tài sản hình thành trong tương lai, trong thời gian vay vốn khách hàng đã nhận được đầy đủ giấy tờ tuy nhiên ngân hàng chưa bổ sung lưu trữ các giấy tờ này đầy đủ kịp thời (như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...).
- TSĐB không được quản lý giám sát chặt chẽ dẫn đến khả năng bị sử dụng không đúng mục đích thỏa thuận, bị hư hỏng, giảm giá trị.
- TSĐB được mang thế chấp ở nhiều TCTD: việc một tài sản có giá trị lớn được mang thế chấp ở nhiều TCTD là hình thức phổ biến hiện nay. Do đó có thể dẫn đến tranh chấp trong trường hợp cần phải xử lý TSĐB để thu hồi nợ hoặc giá trị còn lại của TSĐB không đủ để đảm bảo cho khoản vay.
- Định giá TSĐB cao hơn giá trị theo quy định để tăng hạn mức cho vay. Do áp lực tăng trưởng tín dụng hoặc do nguyên nhân khách quan, việc định giá tài sản không được thực hiện đúng theo quy định và giá trị TSĐB được định giá quá cao so với giá trị thực của TSĐB hoặc tỷ lệ cho vay trên TSĐB có thể được tăng cao (vượt mức tối đa là 70%) so với quy định để đảm bảo đủ cho giá trị khoản vay. Điều này có thể dẫn tới việc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng khi khách hàng không có khả năng trả nợ.
- Chưa đăng ký giao dịch đảm bảo cho TSĐB, không thẩm định lại và cập nhật thông tin TSĐB. Đối với trường hợp chưa đăng ký giao dịch đảm bảo, ngân hàng có thể gặp bất lợi hoặc có khả năng xảy ra tranh chấp khi TSĐB đó được đảm bảo cho nhiều khoản vay và khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc khách hàng có thể thực hiện hợp đồng mua bán chuyển nhượng trong thời gian vay. Trường hợp, khi cho vay ngân hàng không thẩm định lại TSĐB và cập nhật thông tin về TSĐB, ngân hàng có thể đối mặt với nhiều rủi ro như tài sản hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển giao quyền sở hữu ...
- Rủi ro khách quan khác như lũ lụt, thiên tai, cháy nổ ...
1.7 Các rủi ro về giải ngân
- Giải ngân cho vay vượt hạn mức tín dụng (HMTD) được ngân hàng thẩm định, phê duyệt cho vay theo HMTD.
- Giải ngân cho vay vượt nhu cầu sử dụng vốn vay (SDVV) theo phương án/dự án đầu tư được ngân hàng thẩm định, phê duyệt cho vay.
- Giải ngân cho vay khi chưa ký hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với cho vay có TSBĐ theo báo cáo thẩm định và phê duyệt cho vay của ngân hàng.
- Giải ngân cho vay vào chính tài khoản tiền gửi của khách hàng để trả nợ khoản vay khác của khách hàng tại chính TCTD/TCTD khác, hoặc sử dụng vào mục đích khác không đúng nhu cầu vay vốn đã được ngân hàng thẩm định, phê duyệt và thỏa thuận trên Hợp đồng tín dụng (HĐTD), ngoại trừ họ vay bù đắp tài chính.
- Giải ngân cho vay bằng tiền mặt nhưng không nhập quỹ tiền mặt trên Sổ quỹ tiền mặt của khách hàng (đối với khách hàng là doanh nghiệp); giải ngân cho vay bằng tiền mặt vi phạm quy định tại Thông tư 09/2012/TT-NHNN ngay 10/4/2013 của NHNN.
- Giải ngân cho vay không có tài liệu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn theo Phương án/Dự án đầu tư đã được ngân hàng thẩm định phê duyệt.
- Giải ngân cho vay khi Giấy nhận nợ không có chữ ký hợp lệ của khách hàng/người được ủy quyền đại diện.
- Giải ngân cho vay bằng chuyển khoản/tiền mặt khi chưa đầy đủ chữ ký hợp lệ của khách hàng/người được ủy quyền đại diện trên Ủy nhiệm chi hoặc Phiếu lĩnh tiền.
- Giải ngân cho vay khi chưa đầy đủ các chữ ký, phê duyệt của các cấp đề xuất/kiểm soát/phê duyệt của ngân hàng trên Giấy nhận nợ/Phần mềm ứng dụng theo quy định nội bộ của TCTD theo điểm a, khoản 2 Điều 93, Luật các TCTD năm 2010.
1.8 Rủi ro về kiểm soát sau cho vay
- Chi nhánh/CBTD không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy trình, thời gian kiểm tra sau khi cho vay theo quy định nội bộ của TCTD theo khoản 3, 4 Điều 94, Luật các TCTD năm 2010.
- Chi nhánh/CBTD không kiểm soát được mục đích SDVV, tình hình tài chính, SXKD, TSĐB và khả năng, tiến độ thực hiện phương án/dự án đầu tư đã được ngân hàng thẩm định, phê duyệt cho vay.
1.9 Rủi ro trong việc quản lý thu nợ
- Chi nhánh/CBTD không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy trình quản lý tiền vay và thu nợ gốc, lãi vay theo quy định nội bộ của TCTD theo khoản 2 Điều 93, Luật các TCTD năm 2010.
- Khách hàng vay vốn không hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng, Phụ lục Hợp đồng tín dụng về điều chỉnh kỳ hạn nợ/Số tiền trả nợ/Lãi vay.
- Khách hàng vay vốn trả nợ gốc và lãi vốn vay không logic thời hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng, Phụ lục Hợp đồng tín dụng về điều chỉnh kỳ hạn nợ/Số tiền trả nợ/Lãi vay và Phần mềm ứng dụng quản lý tiền vay của TCTD.
- Số tiền thu nợ gốc, lãi vay của khách không rõ ràng, minh bạch (đảo nợ).
- Gia hạn nợ, miễn, giảm lãi tiền vay không đúng thẩm quyền, hoặc gia hạn nợ, miễn giảm lãi tiền vay thiếu cơ sở.
1.10Rủi ro trong việc cơ cấu nợ (gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn nợ)
- Cơ cấu nợ theo Quyết định số 780/NHNN, các Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN, Thông tư 10/2015/TT-NHNN và Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 17/ 9/2013 về việc phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý nợ xấu; giữ nguyên nhóm nợ trước khi cơ cấu; phê duyệt cơ cấu sau khi đã quá hạn nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ tốt trước khi đã quá hạn. Gia hạn nợ nhiều lần sau khi có Chỉ thị số 04/CT-NHNN.
- Việc gia hạn nợ thiếu căn cứ theo quy định của NHNN như: gia hạn nợ khi khách hàng không còn có khả năng trả nợ hoặc thiếu các căn cứ chứng minh khả năng trả nợ của khách hàng theo lịch sau khi gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn; gia hạn mà nguồn trả nợ xác định từ việc bán tài sản; gia hạn khi chưa có phương án nguồn trả nợ.
- Dự thu lãi đối với các khoản nợ có nhóm nợ dưới nhóm 1 do hệ thống không nhận biết được các khoản nợ cơ cấu lại, gia hạn hay đang trong thời gian thử thách.
1.11 Rủi ro trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng
Việc phân loại nợ chưa thực hiện theo đúng quy định, việc trích lập dự phòng rủi ro chưa đúng thực tế phân loại nợ.
- Phân loại nhóm nợ không đúng (gồm phân loại sai nhóm nợ của khách hàng hoặc phân loại cho vay khách hàng thành cho vay TCTD), ví dụ như:
+ Khách hàng thuộc nhóm 2 nhưng vẫn phân loại vào nhóm 1.
+ Khách hàng có nhiều khoản vay được phân loại ở các nhóm nợ khác nhau.
+ Không đánh giá định kỳ giá trị TSĐB.
- Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng không đúng với quy định như: không tính đầy đủ giá trị TSĐB của khách hàng để khấu trừ, điều chỉnh giảm tỷ lệ khấu trừ TSĐB, đánh giá giảm giá trị TSĐB không đúng quy định, thực hiện việc trích dự phòng cho các cam kết, bảo lãnh đã hết thời hạn hiệu lực, phân loại nhóm nợ không chính xác cho nên đã dẫn đến việc trích dự phòng không đúng ...
- Các thông tin trên hệ thống ngân hàng không được cập nhật dẫn đến tính sai dự phòng chung, dự phòng cụ thể.
1.12 Rủi ro trong việc quản lý thông tin khách hàng
- Việc quản lý phân quyền truy cập vào phân hệ tín dụng trong hệ thống quản lý của đơn vị không đúng quy định.
- Một khách hàng nhiều số CIF.
- Giá trị tài sản thế chấp được ghi trùng nhiều lần trên hệ thống.
- Không có quy định về bộ hồ sơ chuẩn, sửa chữa hồ sơ tín dụng.
II. Một số rủi ro riêng biệt của từng loại hình cho vay
2.1 Rủi ro đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp
- Cho vay sai đối tượng.
- Cho vay không tuân thủ đầy đủ các điều kiện cho vay vốn theo quy định như: không đầy đủ các thủ tục pháp lý về đảm bảo tiền vay hoặc các văn bản đặc thù quy định cho một số ngành nghề ....
- Doanh nghiệp vay vốn cố tình gian lận như: sử dụng vốn sai mục đích theo hợp đồng tín dụng đã ký; hồ sơ gửi đến ngân hàng vay vốn không trung thực, không phản ánh đúng, đầy đủ tình hình hoạt động SXKD, năng lực tài chính của doanh nghiệp; phương án vay vốn lòng vòng trong các nhóm doanh nghiệp có góp vốn cổ phần lẫn nhau hoặc chi phối bởi người điều hành …
2.2 Rủi ro đối với khách hàng cá nhân
- Cho vay sai đối tượng.
- Cho vay không tuân thủ đầy đủ các điều kiện cho vay vốn theo quy định như: không đầy đủ các thủ tục pháp lý về đảm bảo tiền vay hoặc các văn bản đặc thù quy định cho một số ngành nghề …
- Khách hàng vay vốn cố tình gian lận: sử dụng vốn vay sai mục đích theo hợp đồng tín dụng đã ký, TSĐB không đúng, khách hàng cá nhân phản ánh không đúng năng lực tài chính khi vay vốn (nguồn trả nợ không đảm bảo khả năng trả nợ, thiếu các bằng chứng chứng minh…).
2.3 Rủi ro đối với cho vay trung dài hạn
- Dự án có rủi ro về mặt pháp lý như rủi ro trong tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, của công ty hay doanh nghiệp thực hiện dự án, phê duyệt dự án của chủ đầu tư không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Dự án có quyền sử dụng đất với thời hạn sử dụng thấp hơn thời gian thực hiện dự án.
- Dự án khó có khả năng thực hiện được như khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, việc cấp phép xây dựng chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
- Rủi ro về khả năng tài chính của chủ đầu tư.
- Hiệu quả và khả năng sinh lời của dự án không chính xác do các thông tin, số liệu để tính toán không phù hợp và logic.
- Dự án khó khăn về nguyên liệu đầu vào, dự án có rủi ro về khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
- Cho vay đối với dự án có rủi ro về công nghệ máy móc thiết bị, rủi ro về môi trường và xã hội.
2.4 Rủi ro đối với cho vay ngoại tệ
- Cho vay khi thiếu các bằng chứng đảm bảo các điều kiện về nguồn ngoại tệ trả nợ theo quy định.
- Áp dụng cho vay ngoại tệ đối với các đối tượng không được phép.
- Rủi ro về biến động tỷ giá.
B. THỦ TỤC KIỂM TOÁN
I. Kiểm toán công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành và đánh giá khái quát hoạt động tín dụng
1.1 Kiểm tra việc tổ chức, chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng
- Kiểm tra bố trí các thành viên trong ban lãnh đạo về chỉ đạo hoạt động tín dụng, để xác định tính hợp lý việc bố trí nhân sự và đúng người đúng việc.
- Kiểm tra việc chỉ đạo hoạt động tín dụng của lãnh đạo đơn vị thông qua các văn bản chỉ đạo, các cuộc họp và hội thảo về đề tài tín dụng do lãnh đạo tổ chức.
- Kiểm tra các biện pháp mà lãnh đạo ngân hàng đã áp dụng nhằm tăng trưởng và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng (kiểm tra việc triển khai kế hoạch tín dụng, đầu tư; việc tổ chức kiểm tra và tự kiểm tra đối với hoạt động tín dụng của lãnh đạo).
- Kiểm tra việc triển khai chế độ, thể lệ và các văn bản chỉ đạo của đơn vị được kiểm toán; kiểm tra việc tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và giáo dục ý thức trách nhiệm đối với CBTD: lãnh đạo, tổ chức triển khai các quy định có liên quan đến hoạt động tín dụng cho đội ngũ CBTD; Công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBTD; việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với đội ngũ CBTD.
- Kiểm tra công tác bố trí cán bộ làm công tác tín dụng: Đánh giá tính hợp lý trong việc bố trí CBTD; khối lượng công việc đối với một CBTD nhiều hay ít; khả năng quản lý tốt dư nợ của CBTD sau khi cho vay; đối với những khách hàng là doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bố trí CBTD có đủ trình độ và năng lực chuyên môn phụ trách.
1.2 Đánh giá khái quát về hoạt động tín dụng
- So sánh tốc độ tăng trưởng tín dụng so với cùng kỳ và mức độ hoàn thành kế hoạch.
- Tính toán một số chỉ tiêu chất lượng tín dụng như: tổng nguồn vốn cho vay; tổng dư nợ, tỷ trọng từng loại hình dư nợ trên tổng dư nợ; tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế trên tổng dư nợ; chất lượng tín dụng: nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) tại thời điểm 31/12/N; nợ xấu thực tế đến thời điểm kiểm toán do Tổ kiểm toán xác định. Phân định rõ các khoản nợ theo khả năng thu hồi và những cố gắng của đơn vị (có khả năng thu hồi, không có khả năng thu hồi. Những biện pháp đơn vị đã triển khai thu hồi nợ quá hạn) tỷ lệ thu lãi tiền vay thực tế trong kỳ so sánh với lãi tiền vay phải thu trong kỳ là một chỉ tiêu gián tiếp có thể đánh giá chất lượng tín dụng.
- Đánh giá sơ bộ về tốc độ tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng.
II. Các thủ tục kiểm toán chung trong hoạt động cho vay
2.1 Thủ tục kiểm toán các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng
* Kiểm toán đánh giá giới hạn cấp tín dụng đối với 1 khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có có NHTM:
- Yêu cầu NHTM cung cấp sao kê chi tiết dư nợ của các khách hàng vay tại NHTM được kiểm toán (tại các thời điểm vay mà KTV dự kiến kiểm tra mẫu).
- Xác định mức vốn tự có của TCTD đó theo quy định (ii).
- So sánh giữa mức tổng dư nợ thu được từ (i) với 15% tại (ii), từ đó đưa ra nhận định có/không vượt giới hạn.
* Kiểm toán đánh giá tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng vượt quá 25% vốn tự có:
- Yêu cầu NHTM cung cấp sao kê chi tiết để xác định tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của mỗi khách hàng tại NHTM được chọn mẫu kiểm toán.
- So sánh giữa mức tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh của khách hàng được chọn mẫu với 25% vốn tự có của NHTM, từ đó đưa ra nhận định có/không vượt giới hạn.
* Kiểm toán, đánh giá giới hạn cấp tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt 50% vốn tự có của NHTM:
- Xác định các nhóm khách hàng có liên quan vay vốn tại NHTM được kiểm toán.
Việc xác định nhóm khách hàng có liên qua tuân theo quy định của NHNN và quy định nội bộ của bản thân TCTD được kiểm toán; có thể kết hợp lấy từ báo cáo quản trị nội bộ của ngân hàng đó.
- Xác định tổng dư nợ của nhóm khách hàng có liên quan tại các thời điểm cần chọn mẫu (i).
- So sánh giữa mức tổng dư nợ thu được từ (i) với 50% vốn tự có của NHTM, từ đó đưa ra nhận định có/không vượt giới hạn.
* Kiểm toán, đánh giá giới hạn cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt 60% vốn tự có của NHTM:
- Xác định các nhóm khách hàng có liên quan vay vốn tại NHTM được kiểm toán.
- Xác định tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của nhóm khách hàng có liên quan tại các thời điểm cần chọn mẫu (i).
- So sánh giữa mức tổng dư nợ thu được từ (i) với 60% vốn tự có của NHTM, từ đó đưa ra nhận định có/không vượt giới hạn.
* Thủ tục kiểm toán để đánh giá TCTD có hay không việc cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát không đúng quy định:
- Xác định vốn tự có của TCTD.
- Liệt kê và chọn mẫu để kiểm toán chi tiết danh sách các doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát mà có vay vốn tại TCTD.
- Xác định dư nợ của từng doanh nghiệp trên vay tại TCTD; so sánh với mức 10% của vốn tự có của TCTD để đưa ra nhận xét có hay không cho vay vượt quy định.
- Xác định tổng dư nợ của tổng các doanh nghiệp (mà TCTD nắm quyền chi phối) vay tại TCTD; so sánh với mức 20% của vốn tự có của TCTD để đưa ra nhận xét có hay không cho vay vượt quy định.
- Xác định dư nợ vay của công ty cho thuê tài chính vay tại TCTD, so sánh với mức 5% vốn tự có của TCTD để đưa ra nhận xét có hay không cho vay vượt quy định.
* Thủ tục kiểm toán để xác định TCTD có hay không việc cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán.
- Kiểm tra trên báo cáo tài chính của công ty chứng khoán trực thuộc TCTD có phát sinh vay vốn tại TCTD hay không: yêu cầu công ty chứng khoán báo cáo, đối chiếu lại với số liệu sao kê các khoản cho vay của TCTD
- Đưa ra nhận định, đánh giá.
* Thủ tục kiểm toán để xác định TCTD có hay không việc cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán:
- Yêu cầu cung cấp sao kê chi tiết các khoản cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán
- Kiểm tra tổng hợp các trường trên file để xác định các khách hàng vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán đã được sao kê ở trên có TSĐB hay không.
- Chọn mẫu một số khách hàng vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán để kiểm tra chi tiết hồ sơ xem có TSĐB thật hay không, nếu không có thì cần làm rõ nguyên nhân.
- Đưa ra nhận định, đánh giá.
* Thủ tục kiểm toán để xác định TCTD có hay không việc cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả các khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán vượt 20% vốn điều lệ.
- Xác định chi tiết các khách hàng được TCTD cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá nhằm đầu tư kinh doanh chứng khoán.
- Xác định tổng dư nợ của tất cả các khách hàng nêu trên tại các thời điểm cần kiểm toán (có thể theo từng tháng, quý,…) kết quả thu được (i).
- So sánh kết quả (i) thu được ở trên với mức 20% vốn điều lệ của TCTD.
- Đưa ra nhận định, đánh giá.
2.2 Thủ tục kiểm toán Hồ sơ khách hàng vay vốn
- Bước 1: Chọn mẫu hồ sơ để kiểm tra chi tiết.
- Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ pháp lý của khách hàng vay vốn (do khách hàng lập và gửi đến ngân hàng):
+ Kiểm tra các hồ sơ pháp lý: Kiểm tra xem có đủ các văn bản giấy tờ pháp lý của khách hàng theo quy định của ngân hàng không; đồng thời kiểm tra tính hợp pháp, việc logic, phù hợp giữa các loại hồ sơ pháp lý mà khách hàng cung cấp.
Cần kiểm tra đối chiếu ngành nghề đăng ký kinh doanh của khách hàng với việc cho vay vốn của ngân hàng xem có phù hợp không; một số trường hợp cần kiểm tra xem chi tiết các giấy tờ tài liệu có liên quan các hồ sơ pháp lý. Cụ thể như: để kiểm tra, đánh giá việc có góp vốn thực tế hay không (công ty TNHH, công ty cổ phần) yêu cầu cung cấp phiếu thu (nếu góp vốn bằng tiền), phiếu nhập tài sản, hàng hóa (nếu góp vốn bằng hiện vật) …
+ Kiểm tra các hồ sơ kinh tế:
(i) Kiểm tra số lượng các hồ sơ kinh tế mà khách hàng gửi ngân hàng có đầy đủ không.
(ii) Kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp, hợp lệ, tính phù hợp, lôgic của các tài liệu về hồ sơ kinh tế của khách hàng lập với các hồ sơ khác.
Cần so sánh, đánh giá các nội dung về các thông tin trong phương án vay vốn mà khách hàng lập và gửi ngân hàng có phù hợp với kế hoạch SXKD trong năm (quý) của bản thân khách hàng, có phù hợp với kế hoạch tài chính đã được Hội đồng quản trị hoặc đại hội cổ đông của khách hàng phê duyệt hay không; đồng thời cũng cần so sánh với các thông tin trong tài liệu thẩm định và phê duyệt khi xét duyệt cho vay của ngân hàng.
(iii) Kiểm tra, đánh giá về BCTC của khách hàng (thường yêu cầu BCTC kỳ gần nhất khi xét duyệt cho vay).
Cần kiểm tra đánh giá về tính trung thực, hợp lý của các chỉ tiêu trên BCTC của khách hàng đã được kiểm toán. Lưu ý phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu quan trọng sau: kết quả hoạt động kinh doanh (lãi, hay lỗ, mức độ lỗ/lãi/vốn); các chỉ tiêu về công nợ phải thu, phải trả, về hàng hóa tồn kho, giá trị các khoản đầu tư, …
Cần kiểm tra, đánh giá sự lôgic, khớp đúng giữa số liệu của các kỳ báo cáo (so sánh số liệu đầu kỳ năm nay với số liệu cuối kỳ năm trước …).
Cần kiểm tra, đánh giá những yếu tố ngoại trừ được nêu trong các BCTC của các công ty kiểm toán độc lập (nếu có) về BCTC của khách hàng,…
Trong trường hợp BCTC không được kiểm toán, KTV có thể tự đánh giá thêm mức độ có thể tin tưởng/thiếu tin tưởng vào các thông tin trên BCTC của khách hang.
+ Kiểm tra hồ sơ tài sản đảm bảo: giấy tờ pháp lý của TSĐB (giấy chứng nhận QSD đất, hoặc là hóa đơn, hợp đồng mua máy móc thiết bị, hàng hóa,…); kiểm tra hợp đồng thế chấp, biên bản định giá tài sản đảm bảo khi làm thủ tục vay vốn lần đầu; phiếu nhập kho TSĐB, bản đăng ký giao dịch TSĐB qua các các cơ quan có thẩm quyền.
Yêu cầu: kiểm tra tính đầy đủ, kiểm tra tính phù hợp giữa các tài liệu với nhau; kiểm tra căn cứ để định giá TSĐB; căn cứ định giá mức cho vay so với TSĐB, kiểm tra tính hợp pháp và mức độ an toàn/có thể kiểm soát hay không đối với tài sản được nhận làm đảm bảo.
+ Kiểm tra hồ sơ giải ngân:
(i) Kiểm tra các giấy tờ khi giải ngân mỗi khoản vay: kiểm tra xem mỗi khế ước nhận nợ/khoản vay có kèm theo các tài liệu để làm căn cứ cho vay như Hợp đồng mua, bán hàng hóa của khách hàng, thư tín dụng (nếu mua bán thông qua hình thức thư tín dụng), hóa đơn bán hàng, giấy đối chiếu xác nhận còn nợ của khách hàng vay vốn với người bán hàng,…
(ii) Kiểm tra luồng tiền giải ngân: chuyển khoản vào đối tượng vay vốn, chuyển khoản vào người thụ hưởng, hay cho vay bằng tiền mặt.
Trong trường hợp cho vay bằng tiền mặt, cần đối chiếu với mức quy định của NHNN; làm rõ lý do và việc sử dụng số tiền mặt đã nhận được sau khi vay vốn có sử dụng đúng vào mục đích như phương án vay vốn đề ra hay không. Việc chuyển khoản cũng cần phải kiểm tra đối tượng nhận chuyển khoản có phù hợp với các giấy tời như hợp đồng kinh tế, hóa đơn mua bán không?
(iii) Kiểm tra các tài liệu liên quan việc kiểm tra sau khi cho vay của ngân hàng:
Xác định có/không có biên bản kiểm tra sử dụng vốn; kiểm tra tính hợp pháp, phù hợp và có căn cứ tài liệu kèm theo của biên bản kiểm tra vốn của ngân hàng lập.
- Bước 3: Sau bước kiểm tra chi tiết, KTV tổng hợp các tồn tại; trao đổi phỏng vấn cán bộ nghiệp vụ có liên quan để giải trình làm rõ những thiếu sót, vướng mắc; tổng hợp các tồn tại trong công tác kiểm tra hồ sơ như trên, đánh giá mức độ trọng yếu, ảnh hưởng lớn/nhỏ đển việc chấp hành các quy định của ngân hàng từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá trong bản xác nhận của KTV.
2.3 Thủ tục kiểm toán hồ sơ thẩm định của ngân hàng
- Bước 1: Thu thập các tài liệu có liên quan đến công việc thẩm định của ngân hàng: báo cáo thẩm định của Phòng thẩm định, báo cáo tái thẩm định của Phòng quản lý rủi ro (hoặc của bộ phận quản lý tại Hội sở chính ngân hàng).
- Bước 2: Kiểm tra, đánh giá chi tiết các báo cáo thẩm định của ngân hàng
+ Kiểm tra tính đầy đủ của các thông tin của khách hàng, của phương án vay vốn có được nêu trong báo cáo thẩm định hay không?
+ Kiểm tra xem báo cáo thẩm định có đánh giá đầy đủ năng lực tài chính của khách hàng vay vốn không? nhất là các yếu tố dẫn đến tiềm ẩn rủi ro từ các chỉ tiêu trên BCTC.
+ Kiểm tra xem báo cáo thẩm định có đánh giá đầy đủ về mặt mạnh, điểm yếu và hạn chế trong phương án vay vốn của khách hàng không; lưu ý những nhận định của cán bộ thẩm định có dựa trên các thông tin có xác thực không.
+ Kiểm tra xem, báo cáo thẩm định có tính toán và xác định phù hợp về lượng vốn, thời hạn mà ngân hàng xem xét chấp thuận cho khách hàng vay có căn cứ, có cơ sở tính toán và có tài liệu đầy đủ kèm theo không (như mức vay, thời hạn, lãi suất ...).
+ Kiểm tra xem báo cáo thẩm định của ngân hàng có đánh giá đầy đủ về TSĐB không. Trong trường hợp cho vay không có TSĐB có phân tích, đánh giá kỹ điều kiện của khách hàng để được vay không có TSĐB.
+ Kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp, lôgic, có thuộc thẩm quyền của phòng tín dụng/thẩm quyền của hội đồng tín dụng …
- Bước 3: Trao đổi với các bộ phận có liên quan để giải trình làm rõ các vấn đề KTV cho thấy có vướng mắc, tồn tại; tổng hợp lại các tồn tại trong công tác thẩm đinh; đánh giá mức độ ảnh hưởng (trọng yếu/không trọng yếu) trong việc tuân thủ quy định cho vay của ngân hang; đưa ra nhận xét, đánh giá trong bản xác nhận của KTV.
2.4 Thủ tục kiểm toán về thẩm quyền thực hiện, phê duyệt cho vay
- Chọn mẫu hồ sơ cho mục đích kiểm tra này.
- Kiểm tra quyết định cho vay: số tiền vay, cấp phê duyệt, thời hạn vay.
- Kiểm tra biên bản phê duyệt quyết định tín dụng có đầy đủ nội dung: cơ sở, lý do phê duyệt.
- Đối chiếu với quy chế cho vay, quy định về thẩm quyền phê duyệt xét duyệt, xem xét các quy định nội bộ các trường hợp ngoại lệ về phê duyệt vượt thẩm quyền.
- Kiểm tra quy trình kiểm soát hồ sơ phê duyệt.
- Kiểm tra thủ tục pháp lý, chứng từ liên quan khi thực hiện phối hợp phê duyệt.
2.5 Thủ tục kiểm toán trong ký kết hợp đồng tín dụng
- Chọn mẫu hồ sơ cho mục đích kiểm tra rủi ro này.
- Kiểm tra hợp đồng tín dụng.
- Đối chiếu hợp đồng tín dụng với hợp đồng thế chấp, hợp đồng giải ngân, khế ước nhận nợ.
- Kiểm tra thông tin về khách hàng vay vốn: Hồ sơ pháp lý.
- Kiểm tra biên bản kiểm tra đối chiếu mục đích sử dụng vốn vay.
- Kiểm tra giấy tờ liên quan đến việc thanh toán nợ gốc và lãi định kỳ.
2.6 Thủ tục kiểm toán về tài sản đảm bảo
- Chọn mẫu hồ sơ cho mục đích kiểm tra rủi ro này.
- Kiểm tra danh sách các loại tài sản đươc đơn vị chấp nhận.
- Kiểm tra hồ sơ giao nhận các giấy tờ liên quan đến TSĐB.
- Kiểm tra sổ theo dõi tài sản ngoại bảng.
- Kiểm tra biên bản kiểm kê TSĐB.
- Kiểm tra biên bản kiểm tra TSĐB định kỳ và đột xuất.
- Kiểm tra giấy tờ liên quan đến TSĐB: biên bản nhập xuất, bảo hiểm TSĐB, giấy chứng nhận quyền sử dụng, giấy đăng ký giao dịch đảm bảo.
2.7 Thủ tục kiểm toán về hồ sơ giải ngân
- Kiểm tra, đối chiếu HMTD theo thỏa thuận trên HĐTD/Phụ lục HĐTD với số dư nợ tiền vay trước khi giải ngân trên Giấy nhận nợ theo HMTD của khách hàng.
- Kiểm tra, đối chiếu, so sánh số tiền trên hóa đơn tài chính, tài liệu chứng từ chứng minh mục đích SDVV theo từng lần rút vốn so với số tiền giải ngân trên từng Giấy nhận nợ đảm bảo bằng hoặc lớn hơn số tiền đã giải ngân, hoặc đối chiếu tỷ lệ (%) giải ngân tương ứng vốn tự có theo thỏa thuận trên HĐTD và Báo cáo thẩm định đối với cho vay dự án đầu tư đã được ngân hàng thẩm định, phê duyệt đảm bảo số tiền giải ngân phù hợp giá trị Hóa đơn tài chính, tài liệu chứng từ chứng minh mục đích SDVV theo từng lần rút vốn phù hợp tỷ lệ giải ngân đã thỏa thuận.
- Kiểm tra, đối chiếu, so sánh thời điểm ký HĐTD/Hợp đồng thế chấp/Đơn xác nhận đăng ký GDBĐ của cơ quan có thẩm quyền với ngày giải ngân thực tế trên Giấy nhận nợ, đảm bảo ngày giải ngân sau ngày ký Hợp đồng thế chấp/Đơn xác nhận đăng ký GDBĐ của cơ quan có thẩm quyền, hoặc tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm giải ngân bằng và nhỏ hơn số tiền cho vay tối đa tương ứng tỷ lệ giá trị TSBĐ đã được thỏa thuận tại các Hợp đồng thế chấp/cầm cố/bảo lãnh cụ thể.
- Yêu cầu ngân hàng cung cấp file sổ phụ chi tiết tài khoản tiền gửi (TKTG) của khách hàng, đồng thời kiểm tra, đối chiếu phát sinh trên sổ phụ chi tiết TKTG của khách hàng tại thời điểm giải ngân nếu khách hàng và ngân hàng có thỏa thuận chuyển khoản tiền vay vào TKTG của khách hàng tại ngân hàng, so sánh xác định phát sinh Nợ/Có trên TKTG của khách hàng tại thời điểm giải ngân không dùng để trả nợ khoản vay tại ngân hàng, hoặc sử dụng vào mục đích khác không đúng theo nhu cầu vay vốn đã được ngân hàng thẩm định, phê duyệt và thỏa thuận trên (HĐTD), và logic nội dung đơn vị thụ hưởng trên Hóa đơn tài chính, chứng từ chứng minh mục đích SDVV lưu kèm Giấy nhận nợ.
- Đề nghị ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp Sổ quỹ tiền mặt (S07DN), theo quy định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, đồng thời kiểm tra, đối chiếu, so sánh số tiền giải ngân với số tiền nhập quỹ tiền mặt của khách hàng tại thời điểm rút vốn, các phát sinh chi tiền thanh toán hàng hóa dịch vụ phù hợp mục đích SDVV (Phiếu chi, Hóa đơn tài chính…), đã được ngân hàng thẩm định phê duyệt và thỏa thuận trên HĐTD, Giấy nhận nợ, Giấy đề nghị rút vốn (nếu có).
- Kiểm tra, đối chiếu, so sánh các tài liệu, chứng từ chứng minh mục đích SDVV liên quan từng lần giải ngân, như: hợp đồng kinh tế, hoá đơn tài chính, bảng kê hàng hóa mua vào không có hóa đơn, tờ khai hải quan (nếu có), biên bản bàn giao, nghiệm thu khối lượng công trình (đối với thanh toán mua sắm TSCĐ hoặc khối lượng công trình XDCB), phiếu chi tiền (đối với giải ngân bằng tiền mặt)… Trên cơ sở nội dung mục đích SDVV trên từng Giấy nhận nợ, nếu phát hiện bất thường, KTV đề nghị ngân hàng yêu cầu khách hàng là doanh nghiệp cung cấp các loại sổ sách kế toán theo quy định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC như: sổ quỹ tiền mặt (S07DN), sổ kho (S12DN), sổ TSCĐ (S21DN, Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán (S31DN), sổ chi tiết tiền vay (S34DN), sổ chi phí đầu tư xây dựng (S52DN),… kiểm tra, đối chiếu xác định tính logic, thực tế giá trị, chủng loại, thời gian…, theo mục đích SDVV đã được ngân hàng thẩm định phê duyệt và thỏa thuận trên HĐTD, Giấy nhận nợ.
- Kiểm tra, đối chiếu, so sánh tính hợp lệ của khách hàng/người được ủy quyền đại diện trên Giấy nhận nợ, đảm bảo họ tên, chữ ký của khách hàng/người được ủy quyền đại diện logic, phù hợp hồ sơ vay vốn như: giấy đăng ký kinh doanh, giấy đề nghị vay vốn, giấy ủy quyền, điều lệ Công ty (nếu có), biên bản họp HĐTV hoặc HĐQT, đại hội cổ đông…
- Kiểm tra, đối chiếu, so sánh tính hợp lệ của khách hàng/người được ủy quyền đại diện trên ủy nhiệm chi/giấy lĩnh tiền mặt đảm bảo họ tên, chữ ký của khách hàng/người được ủy quyền đại diện logic, phù hợp hồ sơ vay vốn như: giấy đăng ký kinh doanh, giấy đề nghị vay vốn, giấy ủy quyền, giấy giới thiệu, biên bản họp HĐTV hoặc HĐQT…
- Kiểm tra, đối chiếu nội dung phê duyệt trên Giấy nhận nợ được phân cấp theo quy định nội bộ của TCTD, đảm bảo các chữ ký, phê duyệt của các cấp đề xuất/kiểm soát/phê duyệt của ngân hàng trên Giấy nhận nợ và phần mềm ứng dụng quản lý tiền vay, đảm bảo các thông tin phê duyệt giải ngân đầy đủ, chính xác… theo phân cấp quản lý của TCTD.
2.8 Thủ tục kiểm toán về công tác kiểm soát sau vay
- Kiểm tra, đối chiếu trên Hồ sơ vay vốn có biên bản kiểm tra SDVV/biên bản làm việc giữa ngân hàng và khách hàng tại các thời điểm sau ngày giải ngân hoặc định kỳ hàng tháng/quý theo quy định nội bộ của TCTD không.
- Kiểm tra, đối chiếu, so sánh các nội dung kiểm tra của ngân hàng trên biên bản kiểm tra SDVV/biên bản làm việc và khách hàng có thể hiện đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính, SXKD, TSBĐ… và mục đích SDVV, kết quả, tiến độ, khả năng thực hiện phương án/dự án đầu tư của khách hàng đã được ngân hàng thẩm định, phê duyệt với các tài liệu, chứng từ, hóa đơn tài chính do khách hàng cung cấp có logic không, lưu ý các số liệu các khoản mục (doanh thu, chi phí, lợi nhuận kế toán trước thuế, công nợ, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí XDCB dỡ dang…), trên BCTC hàng quý/năm khách hàng gửi ngân hàng theo quy định và thỏa thuận trên Hợp đồng tín dụng, đảm bảo các thông tin tài liệu khách hàng cung cấp, và ngân hàng thu thập đầy đủ, phù hợp theo quy định quyền, nghĩa vụ của ngân hàng tại khoản 3, 4 Điều 94, Luật các TCTD năm 2010.
2.9 Thủ tục kiểm toán về quản lý thu nợ
- Yêu cầu ngân hàng cung cấp các tài liệu, văn bản quy định nội bộ về quản lý tiền vay, đồng thời kiểm tra, đối chiếu, quan sát, phỏng vấn việc thực hiện quản lý thu nợ của ngân hàng với các quy định nội bộ của TCTD đã đảm bảo đầy đủ đúng theo phân cấp quản lý/kiểm soát chưa.
- Căn cứ lịch trả nợ, gốc, lãi vay của khách hàng trên Hợp đồng tín dụng/Phụ lục Hợp đồng tín dụng, KTV thực hiện kiểm tra, đối chiếu, so sánh số tiền phát sinh trên Sao kê tài khoản tiền vay/Bảng kê theo dõi thu nợ gốc, lãi vay của khách hàng, đảm bảo rằng tại các thời điểm thu nợ, số tiền trả nợ gốc, lãi vay của khách hàng phù hợp số tiền khách hàng phải trả nợ gốc, lãi vay theo lãi suất được thỏa thuận trên Hợp đồng tín dụng/Phụ lục Hợp đồng tín dụng.
- Căn cứ lịch trả nợ, gốc, lãi vay của khách hàng trên Hợp đồng tín dụng/Phụ lục Hợp đồng tín dụng, KTV thực hiện kiểm tra, đối chiếu, so sánh phát sinh trên Sao kê tài khoản tiền vay/Bảng kê theo dõi thu nợ gốc, lãi vay của khách hàng, đảm bảo rằng tại các thời điểm thu nợ gốc, lãi vay của khách hàng phù hợp thời điểm trả nợ gốc, lãi vay được thỏa thuận trên Hợp đồng tín dụng/Phụ lục Hợp đồng tín dụng.
- Kiểm tra, đối chiếu so sánh các phát sinh, số dư cuối ngày trên Sao kê TKTG/Sổ quỹ tiền mặt tại thời điểm khách hàng trả nợ gốc, lãi vay cho ngân hàng, nhằm đảm rằng số tiền khách hàng trả nợ gốc, lãi vay không phải là nguồn tiền từ khoản vay mới phát sinh trong ngày tại ngân hàng hoặc các TCTD khác.
- Kiểm tra, đối chiếu, so sánh các quy định nội bộ của TCTD đối với ngân hàng về phân cấp phê duyệt gia hạn nợ, miễn, giảm lãi tiền vay cho khách hàng, đồng thời kiểm tra, đối chiếu việc thực hiện gia hạn nợ, miễn giảm lãi tiền vay của ngân hàng đối với khách hàng theo phân cấp (số tiền, thời gian gia hạn,…) nhằm đảm bảo rằng tại thời điểm gia hạn nợ, miễn giảm lãi tiền vay khách hàng không có khả năng, hoặc khả năng trả nợ gốc lãi tiền vay thấp. KTV cần kiểm tra tính logic, phù hợp giữa Đơn xin gia hạn/Đơn miễn, giảm lãi vay với Biên bản kiểm tra/Biên bản làm việc giữa ngân hàng và khách hàng; Tờ trình đề xuất gia hạn nợ/miễn giảm, lãi vay và các tài liệu, chứng từ liên quan do khách hàng cung cấp cho ngân hàng như: Báo cáo tài chính, Biên bản đối chiếu công nợ của khách hàng với người bán (người mua), Hợp đồng kinh tế, Sổ kho nguyên liệu, thành phẩm…
2.10 Thủ tục kiểm toán về việc cơ cấu nợ
- Phỏng vấn đơn vị (Quản trị rủi ro ở HO) về các khoản gia hạn trong niên độ kiểm toán, trong đó chú ý đến các khoản tái cấu trúc, các khoản gia hạn nhiều lần.
- Thu thập báo cáo các khoản nợ gia hạn theo Quyết định 780/QĐ-NHNN, theo Chỉ thị 04/CT-NHNN mà đơn vị Báo cáo NHNN tại thời điểm kiểm toán.
- Chọn mẫu hồ sơ gia hạn, tái cấu trúc từ báo cáo chi tiết gửi NHNN để kiểm tra chi tiết hồ sơ, trong đó đặc biệt chú ý đến tình hình trả nợ; phương án trả nợ sau tái cơ cấu;
- Kiểm tra việc gia hạn nợ so với các quy định nội bộ của đơn vị và các quy định pháp luật hiện hành có phù hợp không, căn cứ để gia hạn nợ.
- Đánh giá tính phù hợp của phương án cơ cấu và tình hình trả nợ theo các nội dung của Quyết định 780/QĐ-NHNN và Chỉ thị 04/CT-NHNN, chú ý đến thời điểm thực hiện gia hạn so với quy định.
- Kiểm tra đánh giá việc thẩm định và phê duyệt cho vay phù hợp với các phương án của khách hàng và quy định của ngân hàng theo quy trình cho vay, quy trình quản lý giám sát khách hàng.
- Trao đổi với đơn vị về những vấn đề khác biệt, những ghi nhận.
- Kết luận.
2.11 Thủ tục kiểm toán về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng
- Phỏng vấn đơn vị về phương pháp phân loại nợ được đơn vị áp dụng.
- Kiểm tra đến các văn bản chấp thuận hoặc phê duyệt của các các cơ quan, lãnh đạo cho việc áp dụng này.
- Thu thập sao kê tín dụng toàn hệ thống của đơn vị tại thời điểm kiểm toán có các thông tin để phân tích đánh giá mức độ chất lượng nợ và xu hướng, động cơ đơn vị có thể điều chỉnh.
- Từ sao kê toàn hệ thống, sắp xếp số dư nợ theo từng khách hàng và loại nợ để phát hiện các trường hợp một khách hàng có loại nợ khác nhau trong một ngân hàng.
- Kết hợp với hồ sơ khách hàng chọn mẫu chi tiết, kiểm tra giao dịch tài khoản để đánh giá tình hình và thời điểm trả nợ. Trong đó lưu ý lựa chọn những khách hàng có chấm điểm ở vùng nhạy cảm giao giữa các loại nợ để kiểm tra (Ví dụ: ngân hàng chấm 73 điểm trở lên là đạt nhóm 1, vậy ta cần chú ý kiểm tra các khách hàng mà được chấm từ 73 đến 74 điểm là dễ có sai sót để chuyển về nhóm 2, khi chấm lại dưới 73 điểm).
- Kiểm tra chi tiết hồ sơ khách hàng theo quy trình tín dụng đã phân tích theo các chốt kiểm soát tại giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán theo hướng so sánh với quy trình của đơn vị, với quy định chung của NHNN.
- So sánh thời gian trả nợ và loại nợ đơn vị đang xếp loại tại thời điểm kiểm toán để kiểm tra sự tuân thủ theo QĐ493/TT18/TT02/TT09 đã được NHNN quy định; Kiểm tra kỹ các khoản nợ mà khách hàng có nợ lãi lớn để xác định có quá hạn lãi không từ đó chuyển nhóm nợ phù hợp.
- Đối với ngân hàng phân loại nợ định tính: thực hiện kiểm tra hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Trong đó, chú ý sử dụng kiểm tra các tiêu chí trong bộ xếp hạng mang tính định lượng như ngày trả nợ; ngày quá hạn; lịch sử tín dụng… để có cơ sở so sánh.
(Lưu ý theo quyết định hiện tại ngân hàng phải xếp hạng theo cả định tính và định lượng, đồng thời xếp loại theo nhóm có rủi ro cao hơn).
- KTV cần thu thập kết quả thông tin phân loại nhóm nợ từ CIC để đối chiếu, so sánh với phân loại của đơn vị.
- Kiểm tra TSĐB của các khách hàng chọn mẫu để đánh giá giá trị khấu trừ khi tính dự phòng.
- Kiểm tra việc định giá lại định kỳ TSĐB theo đúng quy định đảm bảo việc khấu trừ.
- Ước tính, tính toán lại trên cơ sở số liệu chi tiết để ước tính số cần lập dự phòng nhằm đảm bảo đơn vị đã tính toán đúng.
- So sánh về số liệu tính toán của đơn vị một số khách hàng chọn mẫu và tổng thể.
- Từ tổng thể phân tích, đánh giá để chọn mẫu các hồ sơ xử lý rủi ro trong kỳ. Thực hiện kiểm toán chi tiết thủ tục xử lý nợ (chủ yếu xem quy trình thủ tục xử lý nợ đã thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà bản thân NHTM đó quy định hay chưa; lưu ý kết hợp đánh giá trách nhiệm của người quản lý cho vay đối với các khoản nợ nhóm 5 để xác định xem có nguyên nhân thuộc về chủ quan người quản lý cho vay để xảy ra nợ nhóm 5); đánh giá các khoản nợ này đã đủ điều kiện để xử lý rủi ro chưa; xem có vì lý do muốn che đậy nợ xấu nên đơn vị đã tìm cách xử lý để đưa nợ xấu nội bảng ra ngoại bảng hay không?
- Thu thập các bằng chứng bổ sung chứng minh cho đánh giá khách hàng.
- Trao đổi và đánh giá.
2.12 Thủ tục kiểm toán đối với rủi ro trong việc quản lý thông tin khách hàng
- Phỏng vấn đơn vị về cách thức quản lý thông tin khách hàng tại đơn vị, các quy định hồ sơ chuẩn, quản lý hồ sơ, sữa chữa.
- Thu thập các quy định của liên quan của đơn vị về quản lý thông tin như đơn vị trao đổi.
- Đối chiếu quy định này với nội dung đã trao đổi và với quy định có liên quan của pháp luật về quản lý thông tin.
- Chọn mẫu kiểm tra việc thực hiện trong thực tế so với quy định.
- Từ sao kê tín dụng toàn hệ thống, rà soát sắp xếp theo số CIF để xác định các trường hợp một số CIF có nhiều tên khách hàng khác nhau. Sắp xếp theo tên để xác định một tên có nhiều số CIF.
- Trao đổi với đơn vị về các trường hợp này để làm rõ nguyên nhân và xác nhận.
- Đối với trường hợp trùng TSĐB thực hiện tương tự: từ sao kê TSĐB, sắp xếp rà soát theo mã TSĐB và tên TSĐB, tên khách hàng để phát hiện các trường hợp trùng.
- Đánh giá và kết luận.
III. Các thủ tục kiểm toán với các rủi ro riêng theo từng loại
3.1 Thủ tục kiểm toán đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp
- Chọn mẫu các hồ sơ cho vay cần kiểm toán:
+ Kiểm tra doanh nghiệp vay vốn có đúng đối tượng cho vay theo các quy định hiện hành.
+ Kiểm tra các điều kiện của doanh nghiệp khi vay vốn, kiểm tra doanh nghiệp vay vốn về mức độ thoả mãn các điều kiện vay vốn. Phân loại các trường hợp không đủ điều kiện theo từng tiêu thức: tư cách của khách hàng vay vốn; khả năng tài chính; mục đích sử dụng vốn vay; tính khả thi và hiệu quả phương án kinh doanh, dự án đầu tư; biện pháp bảo đảm tiền vay.
+ Kiểm tra đánh giá việc áp dụng các phương thức cho vay của đơn vị được kiểm toán có phù hợp với các quy định của nhà nước hiện hành.
+ Kiểm tra BCTC của khách hàng vay vốn, kết hợp với các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và sổ kế toán chi tiết để xác định tình hình sử dụng vốn vay và năng lực tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm: ảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả SXKD; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh BCTC.
- Kiểm tra tính trung thực, chính xác của BCTC như: các bảng kê chi tiết về các số liệu trình bày trong Bảng cân đối kế toán, đặc biệt các khoản phải thu phải trả cần có thêm bản đối chiếu xác nhận nợ. Đánh giá tình trạng các khoản nợ phải thu, phải trả (cần kiểm tra chi tiết các khoản nợ như bảng kê chi tiết số dư và các bản đối chiếu xác nhận nợ), kiểm tra xem những khoản nợ phải thu khó đòi, nợ phải trả đã quá hạn nhưng khách hàng không có khả năng thanh toán.
- Kiểm tra tính cân đối của Bảng cân đối kế toán, đối chiếu sự khớp đúng, lôgic về số liệu của các chỉ tiêu giữa các BCTC.
- Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ trước liền kề.
- Bảng kê các loại vốn huy động của doanh nghiệp.
- Bảng kê các loại vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
- Kiểm tra tỷ lệ góp vốn và quyền điều hành doanh nghiệp trong các nhóm doanh nghiệp liên quan đến vay vốn như: điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, các quyết định phân quyền điều hành doanh nghiệp,…
3.2 Thủ tục kiểm toán đối với rủi ro cho vay khách hàng cá nhân
- Chọn mẫu các hồ sơ cho vay cần kiểm toán:
+ Kiểm tra khách hàng vay vốn có đúng đối tượng cho vay theo các quy định hiện hành.
+ Kiểm tra về mức độ thoả mãn các điều kiện vay vốn của khách hàng. Phân loại các trường hợp không đủ điều kiện theo từng tiêu thức: tư cách của khách hàng vay vốn; khả năng tài chính; mục đích sử dụng vốn vay; tính khả thi và hiệu quả phương án kinh doanh, dự án đầu tư; biện pháp bảo đảm tiền vay.
+ Kiểm tra đánh giá việc áp dụng các phương thức cho vay của đơn vị được kiểm toán có phù hợp với các quy định của nhà nước hiện hành.
+ Kiểm tra xác định nguồn trả nợ của khách hàng dựa trên các số liệu về doanh thu, chi phí, biên lai nộp thuế, chứng từ mua bán hàng hóa, công nợ…
3.3 Các thủ tục kiểm toán trong hoạt động cho vay trung dài hạn
- Kiểm tra chi tiết danh mục các hồ sơ pháp lý khách hàng đang có, xác định tính đầy đủ, có thật của các hồ sơ pháp lý của khách hàng, đánh giá tư cách và năng lực pháp lý của chủ đầu tư, của doanh nghiệp thực hiện dự án.
+ Chủ đầu tư, chủ sở hữu của chủ đầu tư, người đại diện theo pháp luật của Chủ đầu tư có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật hay không.
+ Chủ đầu tư có được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành hay không.
++ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép hành nghề (trường hợp cần có) của chủ đầu tư có hợp lệ và còn hiệu lực hay không.
++ Sự phù hợp giữa các nội dung ghi tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy phép hành nghề (trường hợp cần có) so với thực tế hoạt động của chủ đầu tư;
++ Kiểm tra tình hình góp vốn điều lệ của chủ đầu tư? mức vốn thực góp có phù hợp với tiến độ góp vốn quy định, mức vốn điều lệ ghi tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mức vốn pháp định theo quy định pháp luật hiện hành không? Việc góp vốn có hợp lệ và phù hợp với quy định hiện hành không?
++ Nghiên cứu Điều lệ hoạt động của chủ đầu tư để xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm, tư cách pháp nhân của bộ máy lãnh đạo điều hành, người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư.
++ Kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của người đại diện theo pháp luật, giám đốc, kế toán trưởng của chủ đầu tư và các văn bản uỷ quyền có phù hợp không?
++ Các hoạt động của chủ đầu tư có tuân thủ theo trình tự và thủ tục quy định tại Điều lệ hoạt động và pháp luật hiện hành có liên quan hay không?
+ Sự phù hợp giữa các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép hành nghề (trường hợp cần có) của chủ đầu tư với các nội dung cơ bản của dự án đầu tư (về thời hạn hoạt động, lĩnh vực hoạt động,…), kiểm tra thời hạn được sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư có phù hợp với thời gian thực hiện dự án không?
+ Chủ đầu tư hiện đang có liên quan đến tranh chấp pháp luật nào không?
+ Kiểm tra tư cách pháp nhân của công ty hay doanh nghiệp thực hiện dự án, phê duyệt dự án của chủ đầu tư có đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật?
- Kiểm tra về khả năng tài chính của chủ đầu tư: Kiểm tra việc chấp hành quy định về thẩm định: kiểm tra tính đúng đắn, khách quan của các số liệu thẩm định về tình hình tài chính, hoạt động SXKD, khả năng tổ chức, điều hành, quản lý dự án về tính khả thi của dự án, tính khả thi của các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án:
+ Đánh giá sơ bộ hiệu quả vay vốn và khả năng sinh lời của dự án, hiệu quả đầu tư vốn cũng như khả năng hoàn vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của dự án có được tính toán trên cơ sở các thông tin, số liệu có phù hợp và logic không?
+ Tính toán khả năng tài chính của khách hàng thông qua các chỉ tiêu cơ bản (công nợ, doanh thu, khả năng đáp ứng yếu tố đầu vào, khả năng tiêu thụ, các nguồn thu khác).
+ Kiểm tra sự ảnh hưởng về công nghệ máy móc thiết bị, rủi ro về môi trường và xã hội đối với dự án.
+ Tính toán khả năng trả nợ (trên cơ sở các nguồn thu và các khoản chi phí để tính toán khả năng trả nợ).
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư và thực hiện dự án: Thực tế khách hàng đã sử dụng tiền vay làm gì? có đúng mục đích không và các bằng chứng để chứng minh cho việc sử dụng vốn vay, nếu có thì phải ghi số hiệu các bằng chứng.
3.4 Các thủ tục kiểm toán chung trong hoạt động cho vay ngoại tệ
Khi tiến hành cho các doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ, ngoài những quy định thống nhất theo quyết định của HĐQT các TCTD, các Chi nhánh còn phải chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý ngoại hối của Chính phủ và của NHNN. Khi kiểm tra cho vay ngoại tệ, cần lưu ý những điểm sau:
- Kiểm tra đối tượng cho vay ngoại tệ để khách hàng nhập khẩu vật tư hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh, nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế hoặc trả các chi phí liên quan đến vận tải, bảo hiểm từ nước ngoài. Tuyệt đối không cho vay ngoại tệ để khách hàng sử dụng trả nợ ngân hàng và các tổ chức kinh tế trong nước hoặc chuyển đổi ra đồng Việt Nam.
- Kiểm tra khách hàng có được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, trường hợp doanh nghiệp nhập ủy thác có nhu cầu vay ngoại tệ thì phải được phép của cơ quan có thẩm quyền bằng văn bản.
- Kiểm tra khách hàng xin vay có giấy phép nhập khẩu vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị không?
- Phải có hợp đồng nhập khẩu giữa khách hàng xin vay với phía nước ngoài.
- Tiền vay chỉ được sử dụng để chuyển trả cho bên nước ngoài theo phương thức thanh toán quốc tế qua TCTD, trường hợp chuyển qua NHTM khác để thanh toán quốc tế thì phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cấp có thẩm quyền.
- Kiểm tra và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng khi có biến động lớn về tỷ giá.
PHỤ LỤC 03
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP,
THỦ TỤC KIỂM TOÁN CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÓ
TÍNH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
(Kèm theo Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21 tháng11năm 2017
của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Nội dung, phương pháp và các thủ tục kiểm toán NHCSXH về cơ bản được thực hiện như các NHTM, tuy nhiên do tính chất đặc thù của hoạt động tín dụng nhằm vào các đối tượng được hưởng chính sách xã hội của Nhà nước, nên khi thực hiện kiểm toán cần xem xét và đối chiếu với các văn bản pháp lý quy định hiện hành của Nhà nước, của ngành để có kết luận xác đáng. Phụ lục này hướng dẫn một số thủ tục kiểm toán các hoạt động đặc thù của NHCSXH.
I . CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM (GQVL)
1. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ tín dụng
Việc kiểm tra hồ sơ trước hết phải xem xét tính đầy đủ về số lượng danh mục tài liệu, về nội dung ghi chép trên các mẫu văn bản giấy tờ theo quy định như đã nêu trên.
2. Kiểm tra "chất lượng" hồ sơ tín dụng (Quy trình thủ tục cho vay, công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay)
- Tên và chữ ký: đối chiếu chữ ký của một người trên các văn bản khác nhau xem có đúng là cùng một người ký (ví dụ như tên, chữ ký của người vay trên HĐTD, trên giấy nhận nợ, trên hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản hay trên các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản đem cầm cố, thế chấp có giống nhau không). Thẩm quyền của người ký có đúng quy định.
- Thời gian: xem xét tính phù hợp về mặt thời gian trên các văn bản khác nhau (ví dụ như ngày trên phiếu thẩm định, trên quyết định cho vay, trên HĐTD có phù hợp với nhau; ngày trên phiếu thẩm định không thể sau ngày trên quyết định cho vay; hay thời gian chuyển nợ quá hạn trên phụ lục HĐTD có phù hợp với thời gian của kỳ trả nợ; thời gian thu lãi, thu nợ có đúng với HĐTD đã ký;...).
- Số tiền vay, lãi suất: kiểm tra sự phù hợp với từng loại đối tượng vay theo đúng quy định. Đối với món vay phải có TSTC thì so sánh số tiền vay với giá trị tài sản cầm cố thế chấp có phù hợp với nhau.
- Với dự án vay vốn: việc xem xét hiệu quả kinh tế của dự án phải xem xét một cách tương đối về sự phù hợp giữa chi phí và lợi nhuận của dự án, đặc biệt phải căn cứ vào thực tế của nghành nghề mà dự án tham gia vay vốn, thời điểm, thời gian tiến hành dự án và chu kỳ SXKD của sản phẩm; phải kiểm tra tính thực tế, hợp lý của các tài liệu bằng chứng làm cơ sở chứng minh tính hiệu quả, khả thi của dự án vay vốn. Nếu chỉ là kiểm tra trên hồ sơ rất khó có thể đưa ra một kết luận tương đối chính xác về vấn đề này. Vì vậy, cần kết hợp kiểm tra thực tế hoạt động của dự án để phát hiện dự án không có thực hoặc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
- Đối với các giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố, thế chấp (nếu có): xem xét đó có phải là bản gốc. Việc định giá tài sản cầm cố, thế chấp có phù hợp với giá trị còn lại của tài sản, với giá cả thị trường tại thời điểm cầm cố, thế chấp.
- Kiểm tra việc việc thu nợ (gốc, lãi): khách hàng có trả gốc, lãi theo phân kỳ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng không, việc tính lãi có đầy đủ không, lãi suất có tuân thủ các quy định của Nhà nước không.
Kiểm tra việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, lý do có phù hợp không, thời gian gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ có phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, chu kỳ ngân quỹ của khách hàng không.
3. Các văn bản Quy phạm pháp luật điều chỉnh về cho vay GQVL
- Quyết định Số 71/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 05/4/2005 về Về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm.
- Quyết định Số 15/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 23/1/2008 về bổ sung một số Điều của Quyết định Số 71/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 05/4/2005 về Về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm.
- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ về việc làm và quỹ Quốc gia về việc làm.
4. Một số lưu ý về cho vay GQVL
4.1. Cho vay đối với các Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp
Theo Thông tư 06/2002/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 10/4/2002 về hướng dẫn cơ chế quản lý quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và lập quỹ GQVL địa phương cũng như văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của NHCSXH về cho vay vốn để GQVL thì hợp tác xã nông nghiệp không thuộc đối tượng cho vay của quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.
Theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/04/2005 về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của quỹ quốc gia về việc làm có quy định về đối tượng được vay vốn bao gồm cả hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg này đã bãi bỏ Thông tư 06/2002/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT.
Như vậy, hiện nay NHCSXH được phép cho vay HTX nông nghiệp.
4.2. Cho vay hộ nghèo, cho vay GQVL
Hộ nghèo SXKD đủ các điều kiện theo quy định thì giải quyết cho vay hộ nghèo hay cho vay QGVL, nếu họ ở trong vùng nghèo (là đối tượng của chương trình 135):
- Đối tượng cho vay GQVL quy định trong các văn bản liên quan gồm có hộ gia đình, không phân biệt hộ gia đình nghèo hay không nghèo, miễn là đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Nếu họ cũng có đủ các điều kiện của cho vay hộ nghèo thì họ được phép vay ở cả 2 hình thức trên. Vì mục tiêu trực tiếp của cho vay GQVL và cho vay hộ nghèo là khác nhau.
- Trong trường hợp họ ở trong vùng nghèo thì vẫn có thể cho vay bằng nguồn vốn cho vay GQVL. Vì theo mục d, khoản 2, Điều 2 Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (sau này hợp nhất với một số quyết định khác thành Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ). Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa có quy định: Các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình khác có liên quan trên địa bàn phải dành phần ưu tiên đầu tư cho chương trình này. Các hộ gia đình thuộc phạm vi chương trình được ưu tiên vay vốn từ Ngân hàng người nghèo (sau này là NHCSXH) và các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác để phát triển sản xuất...
4.3. Phương pháp xử lí các tình huống phát sinh cho vay hộ nghèo, cho vay GQVL
4.3.1. Trường hợp hộ nghèo còn dư nợ tại các TCTD khác
Điều kiện vay vốn của cho vay GQVL trong các văn bản trước và văn bản mới nhất hiện nay là Quyết định số 71/QĐ-TTg không có quy định đối tượng vay không còn dư nợ tại các TCTD khác. Hơn nữa, về mặt chính sách của Nhà nước, NHCSXH cho vay theo mục tiêu của Chính phủ, chính quyền địa phương... và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, vì vậy ngay cả khi đối tượng vay còn dư nợ tại các TCTD khác nhưng vẫn đủ điều kiện theo quy định thì NHCSXH vẫn cho vay. Hơn nữa việc ra quyết định cho vay không phải do NHCSXH quyết định. Vấn đề quan trọng là phải theo dõi việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoạt động có hiệu quả, giải quyết được việc làm theo mục tiêu của chương trình cho vay GQVL, tránh trường hợp vay của NHCSXH để trả cho TCTD khác.
4.3.2. Đối với những chủ dự án (chủ hộ đối với cho vay nhóm hộ) trên 60 tuổi Hiện chưa có những quy định về độ tuổi đối với các chủ dự án, vì vậyNHCSXH vẫn có thể cho vay đối với các dự án có chủ dự án trên 60 tuổi, nếu dự án có tính khả thi cao và đủ điều kiện vay vốn.
Đối với dự án nhóm hộ gia đình vay nếu chủ hộ trên 60 tuổi vẫn đứng tên vay. NHCSXH có thể xem xét khả năng thực tế của chủ hộ về mục đích vay vốn, phương án kinh doanh, khả năng trả nợ cũng như các yếu tố thừa kế của chủ hộ để quyết định cho vay cho phù hợp.
4.3.3. Hộ độc thân chưa có người thừa kế
Khác với cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, trường hợp cho vay GQVL chưa có quy định vấn đề này. Tuy nhiên căn cứ vào mục tiêu của chương trình quốc gia về GQVL, đối với hộ độc thân, nếu dự án có tính khả thi cao và mục tiêu tạo việc làm mới được đáp ứng thì có thể giải quyết cho vay.
4.3.4. Cơ sở SXKD có nhiều dự án vay vốn, mỗi dự án đều đủ điều kiện vay vốn theo quy định
Trong các văn bản điều chỉnh chỉ quy định mức vốn vay tối đa đối với một dự án là 500 triệu đồng, một hộ gia đình là 20 triệu đồng. Không cấm một cơ sở SXKD được vay cho nhiều dự án (Ở đây vấn đề quan trọng là trong khâu thẩm định phải xét xem, liệu một cơ sở SXKD có nhiều dự án thì tính khả thi được đánh giá thế nào cho hợp lý, đặc biệt là về khả năng quản lý. Hay như nếu sản phẩm của các dự án của cùng một cơ sở SXKD là giống nhau hoặc mỗi dự án chỉ là một khâu của quá trình SXKD một loại sản phẩm. Tránh trường hợp chia nhỏ một dự án thành nhiều dự án để được vay nhiều vốn từ quỹ GQVL).
4.3.5. Trong dự án nhóm hộ gia đình, khi một số hộ gặp khó khăn không có khả năng trả nợ đúng hạn thì chủ dự án làm đơn gia hạn hay hộ gia đình trực tiếp vay vốn làm đơn gia hạn nợ vay
Hộ gia đình trực tiếp vay làm đơn gia hạn nợ. Vì ngay cả đối với dự án nhóm hộ gia đình thì hộ gia đình trực tiếp vay vốn là người làm giấy đề nghị vay vốn, ký HĐTD với ngân hàng. Trách nhiệm trả nợ cũng là của hộ gia đình, chủ dự án chỉ có vai trò là người lập dự án, đôn đốc các thành viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả tiền vốn và lãi đúng thời hạn.
Ngân hàng có quyền quyết định có cho gia hạn nợ hay không sau khi phối hợp với cơ quan Lao động, Thương binh và xã hội hoặc tổ chức thực hiện chương trình ở địa phương tiến hành kiểm tra, xem xét nguyên nhân xin gia hạn nợ của người vay.
4.3.6. Phương pháp xử lí các trường hợp khi dự án đến hạn trả nợ, khách hàng chưa trả được nợ và chưa có quyết định gia hạn nợ, cho vay lại
Thực chất của cho vay lại là dùng số tiền vay mới để trả cho khoản vay cũ của khách hàng (trong hạn hoặc đã quá hạn). Vì vậy khi có quyết định cho vay lại thì khoản nợ quá hạn của khách hàng coi như đã được trả, và khoản nợ của khách hàng với ngân hàng lúc này chính là khoản vay lại (theo HĐTD mới, được lập lại giống như vay lần đầu), mọi vấn đề liên quan đến lãi suất, đến kỳ trả nợ, đến thời hạn trả nợ,... thực hiện theo HĐTD mới. Trong trường hợp này khoản lãi quá hạn trong khoảng thời gian từ khi chuyển nợ quá hạn đến khi có quyết định cho vay lại khách hàng vẫn phải trả đầy đủ trước khi được cho vay lại. Thông thường thủ tục xin vay lại (cũng như xin gia hạn nợ) được hoàn tất trước khi khoản nợ đến hạn một thời gian đủ để đến khi có quyết định cho vay lại thì khoản nợ đó chưa bị chuyển sang nợ quá hạn, như vậy thì khách hàng không phải trả lãi quá hạn.
4.3.7. Phương pháp xử lí trong một dự án có một số hộ đã trả hết nợ, một số khác chưa trả nợ đã đến hạn
Khi nhận được giấy đề nghị vay lại của những hộ này, NHCSXH tiến hành kiểm tra, xem xét lý do xin vay lại.Nếu thoả mãn các điều kiện thì có thể cho vay lại. (tuy nhiên, trong cùng một dự án, trong khi có những hộ khác cũng vay vốn để SXKD giống nhau lại trả được nợ song có hộ lại không, vì vậy việc đáp ứng được các điều kiện cho vay lại thường khó có lý giải hợp lý, thường không thoả mãn các điều kiện cho vay lại).
4.3.8. Trách nhiệm vật chất của người, tổ chức bảo lãnh bằng tín chấp cho người vay
Bảo lãnh bằng tín chấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã phường trở lên, của thủ trưởng cơ quan tổ chức đoàn thể, hội quần chúng ở cơ sở được thực hiện khi đối tượng vay không phải thế chấp, cầm cố tài sản. Trong trường hợp bên vay không trả được nợ khi đến hạn thì bên bảo lãnh có trách nhiệm cùng người vay tìm nguồn để trả nợ cho bên cho vay.
4.3.9. Tổ chức hội ở xã có được bảo lãnh bằng tín chấp cho hộ vay vốn không?
Trong văn bản có quy định Chủ tịch UBND cấp xã phường trở lên, của thủ trưởng cơ quan tổ chức đoàn thể, hội quần chúng ở cơ sở là người bảo lãnh bằng tín chấp cho một số đối tượng không phải bảo lãnh bằng tài sản.Vì vậy về mặt chế độ, tổ chức hội ở xã có thể bảo lãnh bằng tín chấp cho hộ vay vốn.
II. CHO VAY HỘ NGHÈO
1. Thực hiện kiểm toán
Kiểm tra tương tự như đối với cho vay GQVL trên một số tiêu chí cơ bản. Ngoài ra, đối với cho vay hộ nghèo điểm trọng yếu nhất trong quá trình kiểm toán là phải kiểm tra đối tượng vay vốn để xác nhận NHCSXH đã cho vay đúng hoặc không đúng đối tượng. Để làm việc này cần đối chiếu danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn với danh sách hộ nghèo theo chuẩn nghèo nhà nước quy định của xã được cơ quan có thẩm quyền quyết định; đối chiếu tên của người vay với danh sách thành viên được kết nạp vào tổ tiết kiệm và vay vốn trong biên bản thành lập tổ.
2. Các văn bản Quy phạm pháp luật điều chỉnh về cho vay hộ nghèo
- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Văn bản số 316 /NHCS-KH ngày 02/5/2003 của Tổng Giám đốc NHCSXH hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo.
3. Phương pháp xử lí trường hợp phát sinh khi cho vay hộ nghèo
3.1. Các thành viên trong hộ gia đình nghèo đã ở riêng nhưng chưa tách hộ khẩu
Không được vay vốn vì người ký tên vào Giấy đề nghị vay vốn cũng như Sổ tiết kiệm và vay vốn phải là chủ hộ, người đại diện về mặt pháp luật cho hộ gia đình vay vốn. Cho vay hộ nghèo là cho vay theo hộ gia đình, gia đình phải có người đại diện là chủ hộ, người đứng tên đầu tiên trong hộ khẩu gia đình. Vì vậy khi chưa tách hộ khẩu thì thành viên trong gia đình đó không thể là đại diện về mặt pháp luật cho gia đình mới của họ.
3.2. Hộ đã vay vốn để SXKD rồi có được tiếp tục vay vốn để cải thiện đời sống
Mức cho vay đối với một lần vay do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ. Nhưng tổng dư nợ của các lần vay không vượt quá mức tối đa theo quy định. Hiện tại mức cho vay, tối đa đối với hộ nghèo là 30 triệu đồng/hộ. Vì mức vay tính theo đầu hộ và căn cứ theo mức tối đa được phép nên hộ vay có thể vừa vay vốn để SXKD và cả để cải thiện đời sống. Mức cho vay quy định đối với từng loại mục đích cụ thể như sau:
- Hộ vay vốn SXKD tối đa 30 triệu đồng/hộ.
- Cho vay sửa chữa nhà ở, mức cho vay tối đa 3 triệu đồng/hộ.
- Cho vay chi phí lắp đặt điện thắp sáng, mức cho vay tối đa 1,5 triệu đồng/hộ.
- Cho vay chi phí xây dựng, cải tạo công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, mức tối đa 4 triệu đồng/công trình/hộ.
3.3. Mức cho vay tối đa hộ nghèo có tính dư nợ đã được khoanh không
Theo quy định thì khi có nguyên nhân bất khả kháng xảy ra liên quan đến khoản vay, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền có thể được khoanh nợ. Trong thời gian khoanh nợ, người vay sẽ không phải trả lãi (khoản này được bù đắp từ nguồn NSNN chuyển sang). Khi hết thời hạn được khoanh, người vay phải có phương án trả nợ đối với khoản vay đó. Như vậy, khoản nợ khoanh đó vẫn là khoản nợ mà người vay phải có nghĩa vụ trả cho Ngân hàng, do đó mức cho vay tối đa có tính cả dư nợ đã được khoanh.
Theo quy định tại Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 v/v ban hành Quy chế xử lý nợ bị rủi ro của NHCSXH và Thông tư số 65/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005, đối với những khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan sẽ được áp dụng một trong các biện pháp xử lý là miễn, giảm lãi tiền vay hoặc xoá nợ. Như vậy, trong trường hợp miễn lãi tiền vay (gần giống như khoanh nợ), thì khách hàng vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ gốc cho ngân hàng. Đó là một khoản vay mà khách hàng vẫn đang và sẽ có nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy, mức cho vay tối đa phải tính đến cả số dư nợ đó.
3.4. Những hộ có số tiền vay đã được gia hạn nợ có được vay lưu vụ tiếp không
Có thể, vì cho vay lưu vụ khi việc SXKD có chu kỳ kế tiếp. Trường hợp khi thời hạn vay không trùng với kỳ SXKD, khi đến hạn hộ vay có thể làm đơn xin gia hạn nợ. Sau khi kết thúc kỳ SXKD này chuyển sang kỳ tiếp theo thì có thể xin vay lưu vụ.
3.5. Tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn xâm tiêu, các tổ viên có được tiếp tục vay vốn
Tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn thường là người có phẩm chất đạo đức và được các tổ viên trong tổ tín nhiệm bầu và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.Trường hợp xâm tiêu không có liên quan đến các tổ viên thì các tổ viên vẫn được vay vốn.
III. CHO VAY CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH ĐI LAO ĐỘNG CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI
1. Thực hiện kiểm toán
Kiểm tra tương tự như đối với cho vay GQVL trên một số tiêu chí cơ bản.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về cho vay đối với các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
- Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
- Văn bản số 1034/NHCS-TD ngày 21/4/2008 của Tổng giám đốc NHCSXH về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;
- Văn bản số 319/NHCS-KH ngày 02/5/2003 về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (không phải là VBQPPL).
3. Phương pháp xử lí trường hợp phát sinh khi cho vay các đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài
Khi người lao động độc thân vi phạm hợp đồng với bên nước ngoài, bị trả về nước trước thời hạn.Trường hợp này là do nguyên nhân chủ quan của người lao động (người vay), người vay phải bồi hoàn và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ngân hàng phải áp dụng biện pháp thu hồi nợ trước hạn.
IV. CHO VAY HỌC SINH, SINH VIÊN
1. Thực hiện kiểm toán
Kiểm tra tương tự như đối với cho vay GQVL trên một số tiêu chí cơ bản.
2. Một số văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu về cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
- Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 27/9/2007 về tín dụng học sinh sinh viên;
- Văn bản số 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 hướng dẫn thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ
V. NGHIỆP VỤ CẤP BÙ LÃI SUẤT VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ
Kiểm toán cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý được thực hiện tại Trụ sở chính của NHCSXH.
- Đánh giá tính tuân thủ, chấp hành quy định tính toán cấp bù chênh lệch lãi suất của NHCSXH so với quy định (Thông tư 62/2016/TT-BTC và Quyết định 30/2015/QĐ-TTg).
- Rà soát, xác định các khoản được loại trừ khi tính cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý: các khoản nguồn vốn huy động không phải tính lãi mà NHCSXH vẫn đưa vào khi tính toán cấp bù; các khoản cho vay sai đối tượng phát hiện trong năm; nguồn vốn ủy thác; nợ khoanh, nợ xóa; tồn quỹ tiền mặt và tiền gửi tại TCTD; hoặc các khoản loại trừ khác (theo quy định tại Thông tư 62/2016/TT-BTC).
- Kiểm toán số liệu dư nợ tại thời điểm cuối các tháng trong năm được kiểm toán của các Chi nhánh và toàn hệ thống NHCSXH; kiểm tra đối chiếu giữa số liệu thực tế và số liệu hạch toán của số dư nợ từ nguồn ủy thác, nguồn viện trợ... và số dư nợ từ các nguồn của NHCSXH để xác định số dư nợ bình quân của các nguồn huy động (đã loại trừ nguồn ủy thác, viện trợ...) để xác định số liệu lãi suất bình quân đầu vào, làm cơ sở tính toán cấp bù chênh lệch lãi suất.
- Kiểm toán tính chính xác của số lãi phải thu, thuộc nguồn NHCSXH theo mẫu quyết toán tại các Chi nhánh, để làm căn cứ xác định lãi suất bình quân đầu ra khi tính cấp bù chênh lệch lãi suất. Kiểm tra xác định các trường hợp quá hạn nhưng chưa được gia hạn đã được thực hiện tính lãi suất quá hạn phải thu theo quy định hay chưa.
- Kiểm toán công tác hạch toán nguồn địa phương và các nguồn ủy thác khác... đã hạch toán chính xác chưa để làm căn cứ loại trừ khi xác định cấp bù chênh lệch lãi suất.
- Kiểm toán việc xây dựng và phê duyệt mức phí quản lý theo tỷ lệ có phù hợp không? (xem xét việc xây dựng định mức phí quản lý trình Bộ Tài chính phê duyệt để đưa ra ý kiến ...).
- Kiểm toán việc xây dựng và phê duyệt đơn giá tiền lương có phù hợp không? (xem xét việc xây dựng đơn giá tiền lương trình Bộ Lao động thương binh và Xã hội phê duyệt để đưa ra ý kiến...).
PHỤ LỤC 04
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP,
THỦ TỤC KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21 tháng 11 năm 2017
của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
I. CHO VAY ĐẦU TƯ
1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ thẩm định
- Kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp và dự án vay vốn:
+ Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ doanh nghiệp và dự án vay vốn.
+ Kiểm tra xem doanh nghiệp vay vốn có đúng đối tượng được vay vốn theo các văn bản quy định của Nhà nước hay không?
- Kiểm tra việc chấp hành quy định về thẩm định: kiểm tra tính đúng đắn, khách quan của các số liệu thẩm định về tình hình tài chính, hoạt động SXKD, khả năng tổ chức, điều hành, quản lý dự án về tính khả thi của dự án.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư và thực hiện dự án:
+ Kiểm tra các tài liệu sau để xác định tính hợp lý, hợp lệ và đồng nhất của hồ sơ tài liệu gồm: Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình/ Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình trường hợp dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn 15 tỷ đồng, giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư 15 tỷ trở lên. Quyết định đầu tư và các quyết định, công văn điều chỉnh, bổ sung. Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và các quyết định, công văn điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
+ Kiểm tra sự phù hợp về nội dung đầu tư, nguồn vốn đầu tư giữa báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc giấy chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế, tổng dự toán với ý kiến thẩm định của NHPT.
- Kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch giải ngân và ký kết HĐTD:
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định trong thông báo chỉ tiêu tín dụng trước khi ký HĐTD.
+ Các HĐTD, nội dung HĐTD, chủ thể ký HĐTD phù hợp với quy định của Pháp luật và hợp đồng dân sự.
+ Kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch giải ngân.
2. Kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay
- Kiểm tra tình hình ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Kiểm tra hồ sơ đảm bảo tiền vay, bao gồm:
+ Kiểm tra nội dung hợp đồng bảo đảm và phụ lục kèm theo phù hợp với quy định của Nhà nước và của NHPT, chủ thể ký hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự.
+ Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản, biên bản định giá TSĐB, các căn cứ định giá, công tác đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng hợp đồng bảo đảm theo quy định của pháp luật, lưu trữ hồ sơ bảo đảm, theo dõi giám sát bảo đảm tiền vay thông qua việc kiểm tra định kỳ, đánh giá hiện trạng, giá trị TSĐB.
3. Kiểm tra hồ sơ giải ngân
- Cho vay tạm ứng: Kiểm tra đối tượng cho vay tạm ứng, mức vốn cho vay tạm ứng, thời gian tạm ứng, các căn cứ tạm ứng, thủ tục hoàn ứng, việc chấp hành các quy định về thanh toán, chuyển tiền, giám sát tiền cho vay tạm ứng, việc sử dụng vốn tạm ứng thông qua các chứng từ hoặc khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán, kiểm tra việc thu hồi tạm ứng đối với các trường hợp không đủ điều kiền tạm ứng.
- Cho vay thanh toán khối lượng hoàn thành:
+ Kiểm tra các căn cứ giải ngân gồm: quyết định đầu tư, tổng dự toán, dự toán, quyết định trúng thầu, dự toán trúng thầu, hợp đồng thi công xây lắp, hợp đồng mua thiết bị, hợp đồng tư vấn...
+ Quyết định phê duyệt hợp đồng, giấy đề nghị rút vốn vay, biên bản nghiệm thu, bảng tính giá trị khối lượng hoàn thành, hóa đơn, chứng từ.
+ Kiểm tra sự phù hợp về thẩm quyền, nội dung hợp đồng với quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, dự toán và quyết định đầu tư, việc thu hồi vốn tạm ứng qua giá trị khối lượng hoàn thành, kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ thanh toán.
4. Kiểm tra việc thanh toán cho nhà thầu nước ngoài
Kiểm tra về các điều kiện thanh toán trong hợp đồng kinh tế với các nhà thầu nước ngoài, thông báo của ngân hàng phục vụ thanh toán quốc tế, đề nghị của chủ đầu tư, tỷ giá thanh toán tại thời điểm giải ngân, giám sát tiền vay thông qua việc hoàn chứng từ chứng minh sử dụng vốn để thanh toán cho nhà thầu nước ngoài (phiếu chuyển khoản, giấy báo nợ của ngân hàng thanh toán,…).
5. Kiểm tra việc theo dõi thu hồi nợ
- Kiểm tra các tài liệu như trả nợ theo HĐTD đã ký, các thủ tục gia hạn nợ, thẩm quyền gia hạn nợ, các biện pháp thu hồi nợ, công tác đánh giá phân loại nợ.
- Đánh giá khả năng thu hồi nợ.
II. CHO VAY XUẤT KHẨU
1. Kiểm tra về đối tượng cho vay
Đối chiếu các nội dung về danh mục các mặt hàng được cho vay vốn tín dụng xuất khẩu (XK) của Nhà nước, hợp đồng XK, hợp đồng ủy thác XK hàng hóa.
2. Kiểm tra hồ sơ pháp lý và hồ sơ thẩm định
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý và hồ sơ thẩm định: kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ hồ sơ của khách hàng và hồ sơ tài chính của khách hàng.
- Kiểm tra việc thẩm định, quyết định cho vay: năng lực kinh doanh của khách hàng vay vốn, năng lực và tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, đối chiếu với các số liệu thực tế về tình hình tài chính của khách hàng, khả năng tổ chức thực hiện hợp đồng XK, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, để đánh giá công tác thẩm định.
3. Kiểm tra việc ký hợp đồng tín dụng xuất khẩu
Nội dung HĐTD, chủ thể ký HĐTD phù hợp với quy định của Pháp luật về hợp đồng dân sự.
4. Kiểm tra hồ sơ đảm bảo tiền vay của khách hàng
Kiểm tra nội dung hợp đồng đảm bảo và phụ lục kèm theo phù hợp với quy định của Nhà nước và của NHPT, chủ thể ký hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, tính hợp lệ hợp pháp của giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản, biên bản định giá tài sản đảm bảo, các căn cứ định giá, đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng hợp đồng bảo đảm theo quy định của pháp luật, kiểm tra lưu hồ sơ đảm bảo tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, kiểm tra quá trình theo dõi giám sát TSĐB tiền vay thông qua việc kiểm tra định kỳ, đánh giá hiện trạng, giá trị TSĐB.
5. Kiểm tra tuân thủ các quy định về giải ngân, giám sát tiền vay
- Kiểm tra điều kiện giải ngân:
+ Sự phù hợp của các chứng từ giải ngân với các chi phí trong phương án SXKD để thực hiện hợp đồng XK về nội dung, số lượng, chất lượng, chủng loại, đơn giá nguyên vật liệu thu mua để chế biến hàng XK…
+ Mức lãi suất áp dụng tại thời điểm giải ngân, việc tuân thủ các quy định trong hoạt động giao dịch trong các hoạt động giao dịch của khách hàng vay vốn.
+ Xem xét về sự phù hợp giữa tiến độ giải ngân và tiến độ thực hiện hợp đồng XK.
- Kiểm tra giám sát tiền vay:
+ Xác định việc sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong HĐTD XK và chứng minh việc XK hàng hóa của khách hàng vay vốn như: Các chứng từ thu mua hàng hóa, phiếu nhập kho… đối chiếu với phương án SXKD khách hàng đã lập để làm rõ hàng hóa thu mua, chế biến của khách hàng có phục vụ cho hợp đồng XK hay không, xem xét bộ chứng từ XK hoặc bảng kê các bộ chứng từ hàng xuất do khách hàng lập có xác nhận. Đối với cho vay từng lần khách hàng phải cung cấp đủ bộ chứng từ XK hoặc bảng kê bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp với hợp đồng XK hoặc L/C. Đối với cho vay theo hạn mức khách hàng phải cung cấp bộ chứng từ XK hoặc bảng kê bộ chứng từ XK phù hợp với số vốn đã giải ngân, thời gian xuất khẩu phù hợp với chu kỳ tại phương án SXKD.
+ Trường hợp giải ngân chuyển tiền vào tài khoản đơn vị vay vốn, cần kiểm tra các nội dung: lý do chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị vay vốn, các giấy tờ, hóa đơn chứng từ để chứng minh, các hóa đơn, chứng từ, phiếu nhập kho phù hợp để hoàn ứng khoản giải ngân, sự phù hợp về thời gian và số tiền giải ngân, thời gian và giá trị thực hiện các giao dịch trên chứng từ với thời gian và giá trị thực hiện hợp đồng XK, các chứng từ chứng minh đơn vị vay vốn đã trả tiền cho đúng người thụ hưởng.
+ Trường hợp giải ngân cho đơn vị thủ hưởng theo yêu cầu của đơn vị vay vốn: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của các căn cứ, chứng từ tương ứng với từng lần giải ngân (hợp đồng thu mua nguyên vật liệu, hoá đơn chứng từ thu mua….).
+ Kiểm tra việc giám sát tiền vay thông qua việc kiểm tra các biên bản kiểm tra tín dụng cụ thể: thời điểm lập biên bản kiểm tra, nội dung biên bản kiểm tra, những kiến nghị đối với khách hàng.
6. Kiểm tra việc theo dõi thu nợ
Kiểm tra việc thu nợ theo hợp đồng đã ký, các thủ tục gia hạn nợ và thẩm quyền gia hạn nợ, các biện pháp thu nợ đối với các khoản vay có nợ quá hạn, xem xét tính hợp lý việc thu nợ có bám sát với tình hình giao hàng và thanh toán thực tế hợp đồng XK.
III. BẢO LÃNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN NHTM
1. Kiểm tra về đối tượng, phạm vi và điều kiện để bảo lãnh vay vốn
- Về đối tương và phạm vi: Kiểm tra vốn điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã, hoặc kiểm tra việc sử dụng lao động, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư, phương án SXKD có thuộc các lĩnh vực theo quy định không.
- Về điều kiện: Doanh nghiệp có nợ quá hạn tại các TCTD không, nếu có thì có văn bản cam kết trả được nợ quá hạn không. Xác định vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án SXKD.
2. Kiểm tra việc thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu trong hồ sơ như thẩm quyền ký, con dấu, không tẩy xóa, tính hiệu lực của văn bản, đầy đủ nội dung đúng mẫu biểu, sự phù hợp nội dung của các tài liệu trong hồ sơ về tính logic trong quá trình tự thực hiện.
- Kiểm tra việc thẩm định về năng lực của doanh nghiệp như năng lực pháp lý, năng lực tài chính, thẩm định dự án đầu tư về phương án tài chính, phương án trả nợ, phương án SXKD thực hiện bằng vay vốn được bảo lãnh.
- Kiểm tra thông báo chấp thuận bảo lãnh vay vốn: đối chiếu giữa thông báo chấp thuận bảo lãnh của Tổng Giám đốc với thông báo chấp thuận bảo lãnh gửi doanh nghiệp, đối chiếu các nội dung ghi trong thông báo.
3. Kiểm tra việc ký kết các hợp đồng liên quan đến bảo lãnh vay vốn và phát hành chứng thư bảo lãnh
- Kiểm tra đối chiếu các nội dung của hợp đồng có liên quan với nội dung thông báo chấp thuận bảo lãnh vay vốn, đối chiếu tên dự án đầu tư hoặc phương án SXKD, số vốn vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, mục đích sử dụng vốn vay... Kiểm tra về thời hạn hiệu lực của thông báo chấp thuận bảo lãnh vay vốn, thẩm quyền ký hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm hợp đồng. Trong trường hợp có sửa đổi bảo lãnh vay vốn thì kiểm tra hồ sơ đề nghị sửa đổi bảo lãnh vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp của tài liệu.
- Kiểm tra phí và thu phí theo các quy định hiện hành.
4. Kiểm tra việc quản lý tài sản thế chấp bảo đảm bảo lãnh vay vốn
- Kiểm tra việc thẩm định, định giá tài sản thế chấp, thực hiện công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, việc quản lý và xử lý tài sản bảo đảm.
- Kiểm tra hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn.
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn.
5. Kiểm tra việc ký kết khế ước nhận nợ bắt buộc
Kiểm tra văn bản thông báo cho doanh nghiệp ký khế ước nhận nợ, thẩm quyền ký khế ước nhận nợ, nội dung khế ước nhận nợ…
IV. HỖ TRỢ SAU ĐẦU TƯ
1. Kiểm tra đối tượng, điều kiện dự án được hỗ trợ sau đầu tư
Kiểm tra dự án có đúng đối tượng hỗ trợ sau đầu tư hay không, căn cứ vào văn bản nào, dự án có đủ các điều kiện theo quy định không.
2. Kiểm tra hồ sơ đề nghị hỗ trợ sau đầu tư
Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của các hồ sơ sau: Đơn đề nghị hỗ trợ sau đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, dự án đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, giấy phép đầu tư, quyết định đầu tư, HĐTD, chứng từ giải ngân, bảng kê số vốn giải ngân của TCTD, biên bản nghiệm thu công trình hoặc hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng, quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án, các tài liệu khác.
3. Kiểm tra hồ sơ thẩm định và ký kết hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư
- Kiểm tra tính đúng đắn, khách quan các số liệu thẩm định của các hồ sơ sau: Biên bản kiểm tra trước khi ký hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư, văn bản cảnh báo, giám sát, thông báo hỗ trợ sau đầu tư, hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư.
- Kiểm tra việc xác định, tính toán mức hỗ trợ sau đầu tư: Tổng số vốn vay không được xem xét hỗ trợ sau đầu tư, ngày tháng giải ngân, số vốn vay, ngày tháng trả nợ, số tiền trả nợ, lãi suất tín dụng đầu tư phát triển áp dụng theo từng thời kỳ; mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư do Bộ Tài chính công bố từng thời kỳ.
4. Kiểm tra hồ sơ cấp tiền hỗ trợ sau đầu tư
Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của các hồ sơ sau: Giấy đề nghị cấp tiền hỗ trợ sau đầu tư của chủ đầu tư, hóa đơn tài chính, phiếu nhập kho đối với thiết bị không cần lắp đặt, bảng kê số tiền trả nợ cho TCTD, chứng từ trả nợ, thông báo kế hoạch hỗ trợ sau đầu tư cho dự án, báo cáo sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất trong năm đối với dự án chế biến nông sản từ nguồn nguyên liệu trong nước, báo cáo tổng giá trị hàng hóa SXKD của dự án trong năm tài chính đối với khoản vay vốn bằng ngoại tệ, chứng từ chuyển tiền cấp hỗ trợ sau đầu tư, các tài liệu khác.
5. Kiểm tra việc thanh lý hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư, quyết toán, tất toán tài khoản
Kiểm tra tổng số tiền hỗ trợ sau đầu tư theo hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư đã ký, tổng số tiền cấp thực tế, tổng số tiền hỗ trợ sau đầu tư phải thu hồi.
V. CHO VAY VỐN NHẬN ỦY THÁC
1. Kiểm tra ký kết hợp đồng cho vay vốn ủy thác
Kiểm tra thẩm quyền ký hợp đồng ủy thác, đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, nội dung đề nghị ủy thác của đơn vị ủy thác, phạm vi ủy thác của từng chương trình dự án.
2. Kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ thẩm định
- Kiểm tra đối tượng vay vốn ủy thác đối với từng chương trình, dự án được đề nghị cho vay ủy thác.
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ doanh nghiệp và dự án vay vốn.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về thời gian, nội dung thẩm định, tính đúng đắn, khách quan của các tài liệu thẩm định về tình hình tài chính, hoạt động SXKD, khả năng tổ chức, điều hành, quản lý dự án của chủ đầu tư về tính khả thi của chủ dự án, đối tượng vay vốn, thẩm quyền quyết định mức vốn cho vay theo quy định của cấp có thẩm quyền.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư và tổ chức thực hiện dự án theo quy định hiện hành cụ thể xác định tính hợp lý, hợp lệ và đồng nhất của các tài liệu như quyết định đầu tư và các quyết định, công văn điều chỉnh, bổ sung, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, hợp đồng có liên quan và sự phù hợp về nội dung đầu tư, về nguồn vốn đầu tư giữa Báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế, tổng dự toán.
- Kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch và ký kết HĐTD về chấp hành các quy định trong thông báo chỉ tiêu tín dụng, kế hoạch giải ngân liên quan trước khi ký HĐTD, các nội dung hợp đồng tín dụng, chủ thể ký kết HĐTD phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế.
3. Kiểm tra hồ sơ giải ngân
- Cho vay tạm ứng: trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư, đối chiếu nội dung tạm ứng, giá trị tạm ứng, điều kiện tạm ứng và thỏa thuận tại hợp đồng để xác định số tạm ứng theo quy định.
- Cho vay thanh toán khối lượng hoàn thành: đối chiếu khối lượng thanh toán với khối lượng trong dự toán, kiểm tra việc áp đơn giá cho khối lượng hoàn thành thanh toán trên cơ sở khối lượng hoàn thành, định mức, đơn giá của dự toán để xác định giá trị khối lượng hoàn thành được chấp nhận thanh toán, tổng số vốn tạm ứng, thanh toán cho từng hạng mục công trình không được vượt dự toán được duyệt, hoặc giá trúng thầu, giá trị hợp đồng và kế hoạch vốn bố trí hàng năm cho dự án. Tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư tổng dự toán của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thu hồi tạm ứng: đối chiếu giá trị khối lượng hoàn thành được chấp nhận thanh toán vốn, số vốn tạm ứng phải thu hồi và số tiền còn lại được chuyển cho đơn vị thụ hưởng với những giá trị tương ứng mà Ban quản lý dự án đã ghi trên giấy đề nghị thanh toán vốn.
4. Kiểm tra hồ sơ đảm bảo tiền vay
- Kiểm tra tình hình ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Kiểm tra hồ sơ đảm bảo tiền vay bao gồm: kiểm tra nội dung hợp đồng bảo đảm tiền vay và các phụ lục phù hợp với quy định của Nhà nước, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản, kiểm tra lưu giữ hồ sơ bảo đảm tiền vay, quá trình theo dõi và giám sát tài sản đảm bảo tiền vay.
5. Kiểm tra việc theo dõi thu hồi nợ
- Kiểm tra việc trả nợ theo HĐTD đã ký, các thủ tục gia hạn nợ và thẩm quyền gia hạn nợ, các biện pháp thu nợ, công tác đánh giá, phân loại nợ.
- Kiểm tra việc tính phí và thu phí ủy thác theo các quy định hiện hành.
VI. THANH TOÁN VỐN ỦY THÁC
1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý
- Kiểm tra thẩm quyền ký hợp đồng ủy thác, đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ. Kiểm tra nội dung đề nghị ủy thác của đơn vị ủy thác, phạm vi ủy thác đối với từng chương trình, dự án nhận ủy thác.
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý: Kiểm tra các tài liệu pháp lý phải đảm bảo đầy đủ đúng danh mục và số lượng tài liệu yêu cầu theo quy định, kiểm tra thẩm quyền của người ký ban hành văn bản, nội dung văn bản phù hợp với các quy định, phù hợp về mẫu biểu quy định…
2. Kiểm tra thanh toán vốn
- Đối với tạm ứng vốn: Trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư, đối chiếu nội dung tạm ứng, giá trị tạm ứng, điều kiện tạm ứng với thỏa thuận tại hợp đồng để xác định số tạm ứng theo quy định, tổng số lần tạm ứng theo quy định.
- Đối với thanh toán khối lượng hoàn thành: Đối chiếu khối lượng thanh toán với khối lượng thanh toán trong dự toán, kiểm tra việc áp đơn giá cho khối lượng hoàn thành thanh toán trên cơ sở khối lượng hoàn thành, định mức, đơn giá của dự toán để xác định giá trị khối lượng hoàn thành được chấp nhận thanh toán.
- Thu hồi vốn tạm ứng: Đối chiếu giá trị hoàn thành được chấp nhận thanh toán vốn, số vốn tạm ứng phải thu hồi và số tiền còn lại được chuyển cho đơn vị thụ hưởng với những giá trị tương ứng mà Ban quản lý dự án đã ghi trên giấy đề nghị thanh toán.
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng: Kiểm tra mục đích, khối lượng thanh toán, tính hợp pháp hợp lệ báo cáo quyết toán vốn đầu tư của chủ đầu tư, thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
- Kiểm tra phí và thu phí theo quy định hiện hành.
VII. CHO VAY CHƯƠNG TRÌNH ODA
1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ thẩm định
- Kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp và dự án vay vốn về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ doanh nghiệp, dự án vay vốn và các văn bản liên quan tới dự án vay vốn.
- Kiểm tra việc chấp hành quy định về thẩm định về tính đầy đủ, đúng đắn, khách quan của các số liệu thẩm định về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tổ chức, điều hành, quản lý dự án, tính khả thi của dự án, về tài sản đảm bảo tiền vay, kiểm tra việc thực hiện phối hợp thẩm định và thời hạn thẩm định;
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về trình tự thủ tục đầu tư và tổ chức thực hiện dự án: Xác định tính hợp lý hợp lệ và đồng nhất của hồ sơ tài liệu như văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn vay, viện trợ của nước ngoài, báo cáo nghiên cứu khả thi, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, báo cáo tình hình thực hiện đầu tư, sự phù hợp về nội dung đầu tư, nguồn vốn đầu tư giữa báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định đầu tư …
- Kiểm tra việc thực hiện thông báo cho vay và ký kết HĐTD về chấp hành các quy định tại thông báo cho vay trước khi ký HĐTD, sự phù hợp các nội dung HĐTD chủ thể ký kết HĐTD với quy định pháp luật về hợp đồng dân sự.
2. Kiểm tra hồ sơ đảm bảo tiền vay
Kiểm tra nội dung bảo đảm tiền vay và phụ lục phù hợp với quy định của Nhà nước, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, công tác công chứng đăng ký giao dịch bảo đảm, lưu giữ hồ sơ đảm bảo tiền vay, theo dõi giám sát tiền vay.
3. Kiểm tra hồ sơ giải ngân
- Cho vay tạm ứng: Kiểm tra đối tượng cho vay tạm ứng, mức vốn cho vay tạm ứng, thời gian tạm ứng, các căn cứ tạm ứng, thủ tục hoàn ứng, chấp hành về thanh toán, chuyển tiền, giám sát tiền cho vay tạm ứng, việc thu hồi tạm ứng;
- Cho vay thanh toán khối lượng hoàn thành: Kiểm tra các căn cứ giải ngân như quyết định đầu tư, tổng dự toán, dự toán, quyết định trúng thầu, dự toán trúng thầu, hợp đồng thi công xây lắp, hợp đồng mua bán thiết bị, hợp đồng tư vấn…
4. Kiểm tra việc theo dõi thu nợ
- Kiểm tra việc trả nợ theo HĐTD đã ký; các thủ tục gia hạn nợ, thẩm quyền gia hạn nợ.
- Kiểm tra các biện pháp thu hồi nợ của Chi nhánh thông qua phân tích tình hình SXKD, tình hình tài chính của đơn vị vay vốn.
- Kiểm tra công tác đánh giá, phân loại nợ.
VIII. KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG NSNN CẤP BÙ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
Căn cứ vào các quy định về cấp bù chêch lệch lãi suất và phí quản lý đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện kiểm toán, cụ thể:
1. Kiểm toán tổng hợp các khoản cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý
Kiểm tra đối chiếu các số liệu tổng hợp với cân đối tài khoản tổng hợp, cụ thể giữa các tài liệu liên quan sau:
- Báo cáo tài chính của NHPT.
- Kế hoạch tài chính, tín dụng của NHPT; kế hoạch huy động vốn, kế hoạch giải ngân và các điều chỉnh bổ sung.
- Kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý.
- Báo cáo quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý theo mẫu biểu quy định.
- Cân đối tài khoản của 12 tháng trong năm tài chính kiểm toán.
- Yêu cầu file exel toàn bộ các biểu tính toán chi tiết để tổng hợp lên số cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo mẫu biểu trong quyết toán.
2. Kiểm toán chi tiết các khoản mục liên quan đến cấp bù lãi suất và phí quản lý
- Kiểm toán nguồn vốn tham gia vào cấp bù ngân sách
Tổng nguồn vốn thực tế là tổng số dư của tất cả các nguồn vốn, kể cả nguồn vốn không phải trả lãi; không bao gồm nguồn vốn ODA, vốn nhận uỷ thác của địa phương, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Kiểm toán các chi phí huy động vốn tham gia cấp bù ngân sách
Tổng lãi thực trả cho việc huy động các nguồn vốn: là tổng số lãi thực trả cho việc huy động tất cả các nguồn vốn không bao gồm nguồn vốn ODA, vốn nhận uỷ thác của địa phương, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Kiểm toán các khoản dư nợ cho vay thuộc đối tượng cấp bù ngân sách
Dư nợ cho vay bình quân các dự án: là tổng số dư nợ cho vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tính theo phương pháp bình quân tháng. Không tính dư nợ cho vay đối với:
+ Các dự án do Ngân hàng Phát triển nhận uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân;
+ Các dự án được Chính phủ cho phép xoá nợ.
- Kiểm toán các khoản lãi thu được từ khoản cho vay thuộc đối tượng cấp bù ngân sách
Tổng số thu nợ lãi cho vay là lãi thực thu được (kể cả lãi trong hạn và lãi quá hạn) từ hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; lãi phạt các dự án được bảo lãnh nhưng không trả nợ đúng hạn buộc NHPT phải trả nợ thay.
- Kiểm toán các khoản liên quan đến cấp bù chi phí quản lý.
PHỤ LỤC 05
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP,
THỦ TỤC KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM
(Kèm theo Quyết định số 11/2017/QĐ KTNN ngày 21 tháng 11 năm 2017
của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Trình tự, thủ tục, bước thực hiện kiểm toán đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thực hiện theo như quy trình kiểm toán doanh nghiệp của KTNN. Phụ lục này hướng dẫn quy trình kiểm toán đối với một số hoạt động đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
1. Kiểm toán doanh thu, thu nhập
Doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: Doanh thu bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, thu khác từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thu từ hoạt động đầu tư vốn, thu phí dịch vụ đại lý (giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, quản lý đơn bảo hiểm), thu từ người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng hóa (hoặc tài sản) bồi thường 100%,...
1.1. Kiểm toán doanh thu bảo hiểm gốc
1.1.1. Thu thập tài liệu
Khi thực hiện kiểm toán KTV cần thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan phục vụ nội dung kiểm toán. Các tài liệu cần thu thập bao gồm:
- Bảng cân đối phát sinh tài khoản, kết quả kinh doanh.
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản doanh thu phí BH gốc.
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản ngoại bảng. Doanh thu bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (nếu có).
- Các báo cáo thống kê bao gồm: Báo cáo chi tiết doanh thu bảo hiểm gốc, các biểu thống kê khác liên quan đến doanh thu …
1.1.2 Thực hiện kiểm toán tổng hợp
- Kiểm tra, đối chiếu số phát sinh tài khoản doanh thu tại bảng cân đối phát sinh tài khoản, biểu kết quả kinh doanh với sổ kế toán chi tiết tài khoản doanh thu phí bảo hiểm gốc xem số liệu có khớp đúng hay không? nếu phát hiện có sự không khớp đúng số liệu giữa số báo cáo và sổ kế toán chi tiết, KTV cần làm việc với DNBH để tìm hiểu nguyên nhân chưa khớp đúng;
- So sánh, đối chiếu doanh thu phát sinh của năm kiểm toán với các năm liền kề trước đó, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch về doanh thu, từ đó xác định trọng yếu, rủi ro kiểm toán để thực hiện chọn mẫu kiểm toán phù hợp (lưu ý mẫu kiểm toán phải mang tính đại diện, ưu tiên chọn số lớn và tập trung chọn mẫu các hợp đồng phát sinh vào cuối các quý trong năm kiểm toán và đầu năm sau năm kiểm toán, bên cạnh đó cần chọn mẫu các hợp đồng chưa phát sinh trách nhiệm trên tài khoản ngoại bảng).
1.1.3 Thực hiện kiểm toán chi tiết
- Kiểm tra mức phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm nêu trong hợp đồng bảo hiểm đảm bảo đã được tính toán và hạch toán chính xác (lưu ý tỷ lệ phí áp dụng cho từng loại hình bảo hiểm, tỷ lệ phí áp dụng cho các điều khoản mở rộng có được ký kết đúng theo các quy định hiện hành DNBH đang áp dụng hay không).
- Kiểm tra để đảm bảo các khoản doanh thu đã phát hành hóa đơn GTGT.
- Kiểm tra hiệu lực thời hạn bảo hiểm tại đơn bảo hiểm đảm bảo tính kịp thời của việc hạch toán kế toán. Đối với các hợp đồng bảo hiểm xe máy, ô tô cần đối chiếu bản gốc ấn chỉ để xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm.
- Kiểm tra thời hạn thanh toán phí bảo hiểm gốc thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, lưu ý các điều khoản về phân kỳ trả phí; phân biệt giữa việc cho nợ phí và phân kỳ trả phí để xác định trách nhiệm bảo hiểm.
- Kiểm tra việc hạch toán đảm bảo hợp đồng đã phát sinh trách nhiệm và phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng trong trường hợp đồng bảo hiểm.
- Doanh thu bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm nhân thọ được xác định doanh thu theo phân kỳ trong hợp đồng bảo hiểm đã ký kết với khách hàng.
- Kiểm tra thời hạn thanh toán phí bảo hiểm gốc thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm đảm bảo kỳ thanh toán không thuộc kỳ/niên độ kế toán (trường hợp thoả thuận việc đóng phí bảo hiểm theo kỳ).
- Kiểm tra số tiền phí bảo hiểm gốc trên hợp đồng đảm bảo việc theo dõi và ghi nhận vào tài khoản ngoài bảng cân đối là hợp lý.
Lưu ý: Trong khi thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu bảo hiểm gốc cần kết hợp thực hiện kiểm toán khoản mục hoàn phí bảo hiểm gốc, cụ thể:
- Kiểm tra các đơn vị cá nhân được hoàn phí, giảm phí có thuộc các đối tượng được hoàn phí, giảm phí hay không.
- Kiểm tra tỷ lệ hoàn phí, giảm phí có được thực hiện đúng theo quy định hiện hành và các quy định nội bộ hay không.
- Kiểm tra các đối tượng được hoàn phí có xuất hóa đơn GTGT cho DNBH hay không. Nếu đối tượng được hoàn phí là cá nhân, kiểm tra DNBH và khách hàng tham gia bảo hiểm có lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được hoàn trả (không bao gồm thuế GTGT), lý do hoàn trả phí bảo hiểm theo quy định hay không.
- Kiểm tra đối với các trường hợp giảm phí (đã thu phí bảo hiểm và lập hóa đơn cho khách hàng), DNBH có xuất hóa đơn GTGT cho phần giảm phí cho đối tượng được giảm phí hay không.
1.1.4 Thu thập bằng chứng kiểm toán
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV cần photo lại các bằng chứng chứng minh cho các phát hiện của KTV (đối với những trường hợp không có phát hiện KTV cũng cần photo chọn mẫu một số hợp đồng, đối với các trường hợp có phát hiện, KTV cần phô tô đầy đủ các hồ sơ để chứng minh cho các phát hiện, lưu ý phô tô đủ các bằng chứng của các phát hiện).
1.2 Kiểm toán doanh thu từ nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
1.2.1 Thu thập tài liệu
Khi thực hiện kiểm toán KTV cần thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan phục vụ nội dung kiểm toán. Các tài liệu cần thu thập bao gồm:
- Bảng cân đối phát sinh tài khoản, Bảng kết quả hoạt động SX kinh doanh.
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản Doanh thu nhận tái bảo hiểm.
- Sổ kế toán chi tiết chi tài khoản thu hoa hồng nhượng tái.
- Các báo cáo thống kê bao gồm: Báo cáo chi tiết doanh thu nhận tái bảo hiểm…
1.2.2 Thực hiện kiểm toán tổng hợp
Kiểm tra, đối chiếu số phát sinh tài khoản Doanh thu nhận tái bảo hiểm và doanh thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm tại bảng cân đối phát sinh tài khoản, biểu kết quả kinh doanh với sổ kế toán chi tiết của các tài khoản này xem có khớp đúng hay không? nếu phát hiện có sự không khớp đúng số liệu giữa số báo cáo và sổ kế toán chi tiết, KTV cần làm việc với DNBH để tìm hiểu nguyên nhân chưa khớp đúng.
1.2.3 Thực hiện kiểm toán chi tiết
- Khi thực hiện kiểm toán cần kiểm tra chi tiết các hợp đồng nhận tái bảo hiểm thực hiện tại Trụ sở chính các doanh nghiệp bảo hiểm để xác định chính xác, đầy đủ các khoản doanh thu từ nhận tái và nhượng tái bảo hiểm. KTV cần lưu ý: Kiểm tra tổng thể số liệu về doanh thu, hoa hồng, chi phí phát sinh trong qua trình nhận tái và nhượng tái.
- Kiểm tra trên danh mục các hợp đồng nhận tái để chọn mẫu các hợp đồng tái mà thời điểm phát sinh khoản phí bảo hiểm gốc đã lâu ngày (ví dụ trên 1 quý) mà chưa thực hiện các nghiệp vụ về nhận tái để kiểm tra chi tiết; làm việc với phòng nghiệp vụ tái để làm rõ nguyên nhân chậm trễ và có kiến nghị xử lý.
- Đối chiếu chi tiết danh mục các khoản bồi thường phải thu đòi nhà tái với danh mục các khoản đã đòi được từ nhà tái trong năm kiểm toán, nếu có chênh lệch cần tìm rõ nguyên nhân và từ đó có kiến nghị xử lý.
- Kiểm tra chọn mẫu một số khoản doanh thu về hoa hồng nhượng tái xem đơn vị đã tính toán và hạch toán thu theo đúng tỷ lệ đối với từng loại nghiệp vụ hay chưa?
- Kiểm tra các khoản công nợ về tái, về thời gian đã phát sinh các khoản nợ đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm.
- Kiểm tra các hợp đồng nhượng tái có đảm bảo quy định không (mức tối đa và tối thiểu được phép giữ lại, lưu ý: không được nhượng tái toàn bộ, chỉ hưởng hoa hồng).
1.2.4. Thu thập bằng chứng kiểm toán
Thực hiện thu thập bằng chứng theo hướng dẫn tại mục 1.1
1.3. Kiểm toán thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn
Hoạt động đầu tư vốn được thực hiện tại Trụ sở chính các doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm các hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh liên kết, mua trái phiếu, gửi tiết kiệm có kỳ hạn, cho vay các đối tượng khác, đầu tư khác...
1.3.1 Thu thập tài liệu
Khi thực hiện kiểm toán, KTV cần thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan phục vụ nội dung kiểm toán. Các tài liệu cần thu thập bao gồm:
- Bảng cân đối phát sinh tài khoản, kết quả kinh doanh.
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản Doanh thu hoạt động tài chính.
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản thu hoạt động tài chính.
- Sổ kế toán chi tiết dự phòng phải thu từ hoạt động đầu tư tài chính.
- Sao kê chi tiết các khoản phải thu từ hoạt động đầu tư tài chính.
- Kế hoạch đầu tư vốn năm kiểm toán.
- Các báo cáo thống kê bao gồm: Báo cáo chi tiết các khoản đầu tư tài chính (chi tiết theo danh mục đầu tư như Tiền gửi, chứng khoán, trái phiếu...), Báo cáo chi tiết các khoản nợ phải thu khó đòi từ hoạt động đầu tư tài chính (Chi tiết theo từng đối tượng)…
1.3.2 Thực hiện kiểm toán tổng hợp
- Kiểm tra, đối chiếu số phát sinh tài khoản Doanh thu hoạt động đầu tư tài chính tại bảng cân đối phát sinh tài khoản, biểu kết quả kinh doanh với sổ kế toán chi tiết tài khoản Doanh thu hoạt động đầu tư tài chính xem số liệu có khớp đúng hay không? nếu phát hiện có sự không khớp đúng số liệu giữa số báo cáo và sổ kế toán chi tiết, KTV cần làm việc với DNBH để tìm hiểu nguyên nhân chưa khớp đúng.
- Kiểm tra hiệu quả đầu tư kinh doanh, tình hình phân chia thu nhập, hạch toán thu nhập.
- Xác định tổng số vốn để đầu tư tài chính hiện đang quản lý; số vốn hiện đang đầu tư; danh mục đầu tư; lãi suất đầu tư; tình hình thu lãi, quản lý, sử dụng và phân phối lãi đầu tư...;
- Đánh giá tốc độ tăng trưởng của hoạt động đầu tư, từ đó đánh giá hiệu quả đầu tư mang lại.
1.3.3 Thực hiện kiểm toán chi tiết
(i) Về kiểm toán khoản mục đầu tư tiền gửi:
- Đối chiếu số dư ngày 31 tháng 12 năm kiểm toán trên, Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản, với sao kê chi tiết số dư và đối chiếu với các phiếu xác nhận số dư của ngân hàng.
- Kiểm tra việc tính toán lãi dự thu tại ngày 31 tháng 12 năm kiểm toán; đối chiếu với số liệu đã hạch toán dự thu.
- Tính toán lại số dự phòng phải trích lập cho các khoản tiền gửi quá hạn (gốc và lãi nếu đã quá hạn); đối chiếu với số liệu dự phòng đầu tư tài chính đã hạch toán.
Lưu ý: khi thực hiện kiểm toán đối với các công ty hạch toán phụ thuộc cần thực hiện kiểm toán đánh giá việc tuân thủ định mức tiền gửi theo quy định nội bộ của doanh nghiệp.
(ii) Về kiểm toán khoản mục đầu tư đầu tư trái phiếu:
- Đối chiếu số dư khoản mục đầu tư trái phiếu tại ngày 31 tháng 12 năm kiểm toán trên, Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản, với sao kê chi tiết số dư các khoản đầu tư trái phiếu, Báo cáo chi tiết danh mục đầu tư.
- Kiểm tra việc tính toán lãi dự thu tại ngày 31 tháng 12 năm kiểm toán; đối chiếu với số liệu đã hạch toán dự thu.
- Tính toán lại số dự phòng phải trích lập cho các trái phiếu quá hạn (gốc và lãi nếu có); đối chiếu với số liệu đã hạch toán.
(iii) Về kiểm toán khoản mục đầu tư cổ phiếu:
- Đối chiếu số dư khoản mục đầu tư cổ phiếu tại ngày 31 tháng 12 năm kiểm toán trên, Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản, với sao kê chi tiết số dư các khoản đầu tư cổ phiếu, Báo cáo chi tiết danh mục đầu tư.
- Kiểm tra việc tính toán thu cổ tức tại ngày 31 tháng 12 năm kiểm toán; đối chiếu với số liệu đã hạch toán dự thu. (Lưu ý: tham khảo các thông báo chi trả cổ tức, thời gian chi trả cổ tức của đơn vị phát hành, giá tham chiếu ngày 31/12 năm kiểm toán tại các sàn giao dịch chứng khoán).
- Tính toán lại số dự phòng phải trích lập cho các cổ phiếu bị giảm giá; đối chiếu với số liệu đã hạch toán (nếu có giảm giá).
(iv) Về kiểm toán các khoản góp vốn liên doanh, liên kết, thủ tục kiểm toán
- Đối chiếu số dư ngày 31 tháng 12 năm kiểm toán trên báo cáo với tài khoản kế toán, với sao kê chi tiết số dư.
- Kiểm tra việc tính toán thu nhập trong năm kiểm toán; đối chiếu với số liệu đã hạch toán.
- Tính toán lại số dự phòng phải trích lập cho các khoản đầu tư bị giảm giá; đối chiếu với số liệu đã hạch toán.
Lưu ý: Khi thực hiện kiểm toán các khoản mục trên cần lưu ý doanh nghiệp đã hạch toán đầy đủ, đúng kỳ và tuân thủ các chuẩn mực kế toán hay không?
1.3.4 Thu thập bằng chứng kiểm toán
Thực hiện thu thập bằng chứng theo hướng dẫn tại mục 1.1
1.4. Kiểm toán các khoản thu nhập khác (thu phí dịch vụ đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, thu từ người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%....)
1.4.1 Thu thập tài liệu
Khi thực hiện kiểm toán KTV cần thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan phục vụ nội dung kiểm toán. Các tài liệu cần thu thập bao gồm:
- Bảng cân đối phát sinh tài khoản, Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản Các khoản thu nhập khác.
- Các báo cáo thống kê bao gồm: Báo cáo chi tiết doanh thu khác, Báo cáo theo dõi thu đòi người thứ 3, Báo cáo theo dõi nguyên vật liệu thu hồi sau bồi thường…
1.4.2 Thực hiện kiểm toán tổng hợp
Kiểm tra, đối chiếu số phát sinh tài khoản Doanh thu khác tại bảng cân đối phát sinh tài khoản, biểu kết quả kinh doanh với sổ kế toán chi tiết của các tài khoản này xem có khớp đúng hay không? nếu phát hiện có sự không khớp đúng số liệu giữa số báo cáo và sổ kế toán chi tiết, KTV cần làm việc với DNBH để tìm hiểu nguyên nhân chưa khớp đúng.
1.4.3 Thực hiện kiểm toán chi tiết
- Đối với các khoản thu từ việc thanh lý hàng hóa (hoặc tài sản) đã bồi thường 100% giá trị, thanh lý vật tư thu hồi, thu đòi của người thứ 3 chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập bất thường của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Khi thực hiện kiểm toán cần lưu ý việc theo dõi, hạch toán các khoản thu đòi người thứ 3 thông qua việc kiểm tra đối chiếu sổ theo dõi chi tiết các hồ sơ bồi thường, sổ theo dõi thu đòi người thứ 3 và việc hạch toán thu nhập trong năm (thông thường các doanh nghiệp bảo hiểm không hạch toán thu nhập và công nợ đối với các khoản phải thu đòi người thứ 3).
- Đối với các khoản thu thanh lý vật tư sau bồi thường KTV cần đánh giá việc bảo quản, quản lý tài sản sau bồi thường, đánh giá công tác thanh lý tài sản có đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả.
1.4.4 Thu thập bằng chứng kiểm toán
Thực hiện thu thập bằng chứng theo hướng dẫn tại mục 1.1
2. Kiểm toán chi phí
Ngoài việc kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ theo chế độ quy định đối với các chi phí có liên quan như: chi phí nguyên liệu, vật liệu, khấu hao TSCĐ, tiền lương, BHXH, KPCĐ, BHYT, chi phí bằng tiền khác..., cần lưu ý những khoản chi phí như sau:
2.1. Chi bồi thường bảo hiểm
2.1.1 Thu thập tài liệu
Khi thực hiện kiểm toán KTV cần thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan phục vụ nội dung kiểm toán. Các tài liệu cần thu thập bao gồm:
- Bảng cân đối phát sinh tài khoản, Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản chi bồi thường.
- Các báo cáo thống kê bao gồm: Báo cáo chi tiết bồi thường theo từng nghiệp vụ, Sổ thông báo bồi thường, Báo cáo chi tiết dự phòng bồi thường, Báo cáo theo dõi thu đòi người thứ 3, Báo cáo theo dõi nguyên vật liệu thu hồi sau bồi thường…
2.1.2 Thực hiện kiểm toán tổng hợp
- Kiểm tra, đối chiếu số phát sinh của tài khoản chi bồi thường tại bảng cân đối phát sinh tài khoản, biểu kết quả kinh doanh với sổ kế toán chi tiết tài khoản chi bồi thường hiểm gốc xem số liệu có khớp đúng hay không? Nếu phát hiện có sự không khớp đúng số liệu giữa số báo cáo và sổ kế toán chi tiết, KTV cần làm việc với DNBH để tìm hiểu nguyên nhân chưa khớp đúng.
- Đồng thời, các KTV cần kiểm tra kỹ việc hạch toán chi phí bồi thường, nhất là các bút toán điều chỉnh hạch toán chi phí (ghi âm).
- So sánh, đối chiếu chi phí phát sinh của năm kiểm toán với các năm liền kề trước đó để đánh giá việc tăng giảm chi phí bồi thường, phân tích số liệu chi tiết bồi thường giữa các nghiệp vụ, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch về chi phí bồi thường do Tổng Công ty giao, từ đó xác định trọng yếu, rủi ro kiểm toán để thực hiện chọn mẫu kiểm toán phù hợp (Lưu ý mẫu kiểm toán phải mang tính đại diện, chọn đều các mặt nghiệp vụ, ưu tiên chọn số lớn và tập trung chọn mẫu các hồ sơ bồi thường thuộc phân cấp, thời gian tổn thất gần với thời gian tham gia bảo hiểm hoặc hồ sơ bảo hiểm bồi thường nhiều lần trong năm).
2.1.3 Thực hiện kiểm toán chi tiết
Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm (chi bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ), kiểm toán chi phí bồi thường cần đối chiếu các quy tắc bồi thường theo từng nghiệp vụ bảo hiểm; kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý và lôgic của các tài liệu trong hồ sơ bồi thường, trong đó lưu ý đến phạm vi bảo hiểm (tránh trường hợp bồi thường vượt quá trách nhiệm; tổn thất chủ quan do người được bảo hiểm gây nên - trục lợi bảo hiểm; tổn thất không thuộc đối tượng được bảo hiểm như hao mòn tự nhiên, tổn thất do nguyên nhân khác..); đánh giá quy trình thực hiện từ khâu giám định tổn thất, lập dự toán sửa chữa, đấu thầu, hợp đồng sửa chữa theo các quy định của quy trình bồi thường.
* Đối với bảo hiểm phi nhân thọ
Kiểm toán chi tiết hồ sơ bồi thường KVT cần nắm vững các quy tắc bồi thường cho từng nghiệp vụ bảo hiểm, khi xảy ra tổn thất cần kiểm tra tính đầy đủ các thủ tục pháp lý của hồ sơ bồi thường, trong đó lưu ý đến phạm vi bảo hiểm của (tránh trường hợp bồi thường vượt quá trách nhiệm như tổn thất chủ quan do người được bảo hiểm gây nên, tổn thất không thuộc đối tượng được bảo hiểm như hao mòn tự nhiên, tổn thất do nguyên nhân khác...).
(i) Đối với hồ sơ bồi thường Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới
- Kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, Kiểm tra tính pháp lý của các tài liệu như: giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy đăng ký xe, giấy chứng đăng kiểm.
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ bồi thường: thường bao gồm thư yêu cầu giải quyết bồi thường, các tài liệu như hồ sơ của giám định viên hoặc giám định độc lập (nếu thuê giám định độc lập), các chứng từ y tế liên quan đến tai nạn con người, biên bản hoà giải... và các chứng từ khác chứng minh được hưởng quyền lợi bảo hiểm.
- Kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ trong hồ sơ bồi thường: có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền không? Có dấu hiệu làm giả hay không? Có ghi đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định hay không?...
- Các giấy tờ cần thiết cho hồ sơ bồi thường:
+ Thông báo tai nạn của chủ xe.
+ Giấy tờ xe: Giấy chứng nhận bảo hiểm; Đăng ký xe hoặc giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu xe; Giấy phép lưu hành (kiểm định phương tiện) hoặc giấy phép sử dụng xe; Bằng lái xe (Bản phô tô có giám định viên ký xác nhận).
+ Bản sao hồ sơ vụ tai nạn giao thông (nếu có công an giải quyết): Biên bản khám nghiệm hiện trường; Biên bản khám nghiệm xe; Sơ đồ hiện trường và các giấy tờ liên quan đến việc điều tra nguyên nhân tai nạn giao thông (nếu có); Biên bản hoặc thông báo giải quyết tai nạn giao thông; kết luận điều tra của cơ quan công an liên quan đến tai nạn giao thông (nếu có); Biên bản hoà giải dân sự (nếu có); kết luận của toà án (nếu có); Bản trưng cầu kết luận điều tra tai nạn giao thông (khi cần thiết).
+ Các chứng từ liên quan đến xác định thiệt hại: Hoá đơn, chứng từ liên quan đến sửa chữa thiệt hại; Hoá đơn xuất kho; Các biên bản xác định, đánh giá và xác định thiệt hại; Biên bản giải quyết tai nạn và biên nhận đền bù TNDS; Giấy chứng thương, chứng tử.
- Kiểm tra tính logic của bộ hồ sơ (ví dụ như các tài liệu về Đối chiếu bản vè, ảnh hiện trường, biên bản giám định hiện trường, biên bản giám định thiệt hại....phải phù hợp nhau).
- Căn cứ trên các nội dung yêu cầu bồi thường và hồ sơ bồi thường, KTV đối chiếu với các nguyên tắc bồi thường bảo hiểm xe cơ giới để xác định xem công ty bảo hiểm có thực hiện bồi thường trong phạm vi được bảo hiểm không.
- Kiểm tra số liệu tính toán xác định bồi thường, đối chiếu với các văn bản hướng dẫn của công ty bảo hiểm xem số tiền bồi thường đã được tính toán, ghi nhận chính xác chưa.
- Lưu ý nếu trách nhiệm thuộc bên thứ ba cần đánh giá công tác theo dõi, đôn đốc thu hồi phần trách nhiệm bên thứ 3.
(ii) Về nghiệp vụ bảo hiểm y tế tự nguyện và con người
- Kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, Kiểm tra trình tự giám định bồi thường, hồ sơ xác định nguyên nhân chết hoặc thương tật.
- Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm, đánh giá tổn thất có nằm trong điều khoản bảo hiểm hay có nằm trong các điều khoản loại trừ.
- Kiểm tra việc đánh giá mức độ thương tật và so sánh đối chiếu chi phí phát sinh với bảng thanh toán theo tỷ lệ thương tật của doanh nghiệp bảo hiểm.
Lưu ý: đối với loại hình bảo hiểm này cần đánh giá thời gian tham gia bảo hiểm có đảm bảo không?
(iii) Nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ
- Kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm.
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ, chứng từ bồi thường, hồ sơ thường bao gồm:
+ Yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm: có đúng theo quy tắc BH hay không? người ký đơn có đúng quy định không?...
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm: có phải bản gốc không? có còn hiệu lực không?...
+ Giấy chứng nhận hoặc biên bản xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy (có còn hiệu lực không?....).
+ Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền (Xác định có căn cứ không, có phù hợp hiện trường không?...).
+ Biên bản giám định nguyên nhân tổn thất của cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
+ Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại (thống kê có đúng quy định không? ...).
- Kiểm tra tính pháp lý, tính logic của bộ hồ sơ bồi thường: hồ sơ có được lập đúng quy định hay không? có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền hay không? có dấu hiệu làm giả không? ngày tháng có phù hợp với trình tự phát sinh tổn thất, thông báo, tiếp nhận, giám định, bồi thường không?...
- Đối chiếu hồ sơ bồi thường với quy tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ như về phạm vi bồi thường; nguyên nhân xảy ra thiệt hại có thuộc phần loại trừ trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm không? …
- Kiểm tra phương pháp tính toán và tính chính xác của kết quả tính toán số tiền bồi thường.
(iv) Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa
- Kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, kiểm tra so sánh đối chiếu thông báo tổn thất với sổ thông báo tổn thất có phù hợp và logic không?
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ bồi thường, hồ sơ thường (tính logic của các hồ sơ, nguyên nhân tổn thất có phù hợp với hiện trường không, xác định giá bồi thường....) bao gồm:
+ Thư khiếu nại đòi bồi thường của Người được bảo hiểm.
+ Bản chính của Giấy chứng nhận bảo hiểm/Đơn bảo hiểm hoặc Hợp đồng bảo hiểm.
+ Bản chính hoặc bản sao hoá đơn gửi hàng, kèm tờ kê chi tiết hàng hoá và/hoặc phiếu ghi trọng lượng.
+ Bản chính của Vận tải đơn và/hoặc Hợp đồng chuyên chở.
+ Biên bản giám định và chứng từ tài liệu khác chỉ rõ mức độ tổn thất.
+ Thư dự kháng/thông báo tổn thất.
+ Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận của người chuyên chở khi giao hàng và Phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận hàng cuối cùng.
+ Các chứng từ giao nhận hàng của cảng hoặc của cơ quan chức năng.
+ Công văn thư từ trao đổi của Người được bảo hiểm với Người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất.
+ Hoá đơn/Biên lai các chi phí khác.
- Kiểm tra tính pháp lý, tính logic của bộ hồ sơ bồi thường: Hồ sơ có được lập đúng quy định hay không? có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền hay không? Có dấu hiệu làm giả không? Ngày tháng có phù hợp với trình tự phát sinh tổn thất, thông báo, tiếp nhận, giám định, bồi thường không?...
- Đối chiếu hồ sơ bồi thường với quy tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ như về phạm vi bồi thường; nguyên nhân xảy ra thiệt hại có thuộc phần loại trừ trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm không? Kiểm tra phương pháp tính toán và tính chính xác của kết quả tính toán số tiền bồi thường.
Lưu ý: Tổn thất có được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm, có nằm trong mức khấu trừ, có vi phạm các thoả thuận riêng được quy định trên đơn bảo hiểm, có phải do rủi ro bị loại trừ gây nên, có xảy ra trong thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hay không, thông thường đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ thường được tái bảo hiểm nên khi kiểm tra cần kết hợp kiểm tra DNBH đã làm các thủ tục thu đòi tái bảo hiểm thuộc trách nhiệm của nhà tái hay không?
(v) Với nghiệp vụ khác
- Các KTV cần kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, tính hợp lệ của các tài liệu pháp lý theo đúng các quy tắc bảo hiểm, quy trình bồi thường áp dụng cho từng loại hình nghiệp vụ bảo hiểm.
Ví dụ: Với nghiệp vụ hàng hài: kiểm tra giấy chứng nhận đăng kiểm tàu biển, bằng lái của thuyền trưởng, máy trưởng tàu; nhật ký hảng hải, kiểm tra việc theo dõi thu hồi vật tư sau bồi thường,...
- KTV cần rà soát: các khoản khấu trừ (mức miễn thường được quy định trong đơn bảo hiểm); vật tư thu hồi (đối chiếu biên bản thu hồi với biên bản giám định thiệt hại và các tài liệu liên quan; khi tính bồi thường đã trừ đi thu hồi hay chưa).
- KTV cần kiểm tra khách hàng đã nộp phí bảo hiểm chưa, (hoặc có phụ lục về việc cho nợ phí không)?
- Kiểm tra các bằng chứng để xác định thực tế khắc phục tổn thất: hợp đồng kinh tế, hóa đơn sửa chữa,...
- Kiểm tra xem việc bồi thường có liên quan đến trách nhiệm của người thứ 3 hay không? các biện pháp đã tiến hành thu đòi người thứ 3 như thế nào?
- Ngoài ra, KTV cần xem lại những vụ bồi thường lớn hầu hết đã được tái bảo hiểm, do vậy sau khi bồi thường DN bảo hiểm đã thực hiện thủ tục đòi nhà tái bảo hiểm hay chưa?
* Đối với bảo hiểm nhân thọ
- Khi kiểm toán hồ sơ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe tham chiếu với hướng dẫn kiểm toán hồ sơ bảo hiểm con người của DN bảo hiểm phi nhân thọ.
- Khi kiểm toán các hồ sơ thanh toán tiền bảo hiểm cần xem xét các thông tin trên hợp đồng bảo hiểm, hồ sơ chứng từ của các cơ sở y tế chứng minh người mua bảo hiểm và người được bảo hiểm đã được kiểm tra sức khỏe theo quy định trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, đồng thời qua đó kiểm tra trường hợp người mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có đủ điều kiện về sức khỏe theo quy tắc bảo hiểm hay không?
- Đối chiếu các sản phẩm bổ trợ (điều khoản bổ sung) trong hợp đồng bảo hiểm để kiểm tra việc tính toán tiền bảo hiểm cho khách hàng đúng chưa?
- Kiểm tra các thủ tục ký nhận tiền bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Khi kiểm tra các hợp đồng tạm ứng giá trị giản ước cần lưu ý thời gian tham gia bảo hiểm của khách hàng, giá trị tạm ứng, lãi suất áp dụng…
2.1.4 Thu thập bằng chứng kiểm toán
Thực hiện thu thập bằng chứng theo hướng dẫn tại mục 1.1
2.2. Các khoản chi hoa hồng môi giới, hoa hồng bảo hiểm
2.2.1 Thu thập tài liệu
Khi thực hiện kiểm toán KTV cần thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan phục vụ nội dung kiểm toán. Các tài liệu cần thu thập bao gồm:
- Bảng cân đối phát sinh tài khoản, Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản chi hoa hồng môi giới, hoa hồng đại lý.
- Các báo cáo thống kê bao gồm: Báo cáo chi tiết chi hoa hồng theo từng đại lý hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Báo cáo tổng hợp chi phí hoa hồng môi giới, hoa hồng đại lý theo từng nghiệp vụ, Chi tiết thuế thu nhập cá nhân của đại lý, Danh sách đại lý của DNBH…
2.2.2 Thực hiện kiểm toán tổng hợp
- Kiểm tra, đối chiếu số phát sinh của tài khoản Chi hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới tại bảng cân đối phát sinh tài khoản, biểu kết quả kinh doanh với sổ kế toán chi tiết tài khoản hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới xem số liệu có khớp đúng hay không? Nếu phát hiện có sự không khớp đúng số liệu giữa số báo cáo và sổ kế toán chi tiết, KTV cần làm việc với DNBH để tìm hiểu nguyên nhân chưa khớp đúng.
- So sánh, đối chiếu chi phí phát sinh của năm kiểm toán với các năm liền kề trước đó để đánh giá việc tăng giảm chi phí hoa hồng tương ứng với tăng giảm doanh thu, phân tích số liệu chi tiết chi phí hoa hồng giữa các nghiệp vụ, tỷ lệ doanh thu khai thác qua đại lý với tỷ lệ doanh thu khai thác trực tiếp từ đó xác định trọng yếu, rủi ro kiểm toán để thực hiện chọn mẫu kiểm toán phù hợp (Lưu ý mẫu kiểm toán phải mang tính đại diện, chọn đều các mặt nghiệp vụ, ưu tiên chọn số lớn và tập trung chọn mẫu những khoản chi phí chi hoa hồng cho những nghiệp vụ bảo hiểm lớn).
2.2.3 Thực hiện kiểm toán chi tiết
- Khi thực hiện kiểm tra khoản mục này KTV cần kiểm tra việc chi theo đúng đối tượng, tỷ lệ hoa hồng theo hợp đồng đã ký với các đối tượng làm đại lý, dịch vụ môi giới bảo hiểm (xem xét các đối tượng có đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm đại lý, môi giới không?). Lưu ý một số đơn vị khách hàng tự liên hệ trực tiếp đến mua hoặc do cán bộ, nhân viên thực hiện khai thác nhưng chuyển qua đại lý để trích hoa hồng sử dụng cho mục đích khác.
- Kiểm tra các khoản chi hoa hồng đã thu được phí bảo hiểm gốc chưa; các khoản trích trước chi phí hoa hồng bảo hiểm nhưng tại thời điểm kiểm toán chưa đầy đủ hồ sơ.
- Khi kiểm tra các khoản chi hoa hồng đại lý cần lưu ý chữ ký của người nhận trên phiếu chi kiểm tra việc phân bổ chi phí hoa hồng chưa thực hiện có tương ứng với doanh thu chưa thực hiện hay không?
- Đối với bảo hiểm nhân thọ: cần kiểm tra tỷ lệ chi hoa hồng theo kỳ đóng phí, số tiền phí bảo hiểm đã đóng của khách hàng, tỷ lệ chi hoa hồng được quy định theo từng năm kể từ thời điểm ký hợp đồng bảo hiểm (tuổi thọ của hợp đồng bảo hiểm). Việc ký nhận tiền hoa hồng của đại lý, cộng tác viên,… đảm bảo đúng quy định hay không?
2.2.4 Thu thập bằng chứng kiểm toán
Thực hiện thu thập bằng chứng theo hướng dẫn tại mục 1.1
2.3. Đối với các khoản trích lập dự phòng
2.3.1 Thu thập tài liệu
Khi thực hiện kiểm toán KTV cần thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan phục vụ nội dung kiểm toán. Các tài liệu cần thu thập bao gồm:
- Bảng cân đối phát sinh tài khoản, Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Sổ kế toán chi tiết các tài khoản chi dự phòng nghiệp vụ.
- Các báo cáo thống kê bao gồm: Báo cáo tổng hợp và chi tiết các khoản trích lập dự phòng nghiệp vụ (dự phòng phí, dự phòng bồi thường, dự phòng giao động lớn, dự phòng toán học đối với DNBH Nhân Thọ…).
2.3.2 Thực hiện kiểm toán tổng hợp
- Kiểm tra, đối chiếu số phát sinh của tài khoản Chi dự phòng nghiệp vụ tại bảng cân đối phát sinh tài khoản, biểu kết quả kinh doanh với sổ kế toán chi tiết tài khoản xem số liệu có khớp đúng hay không? Nếu phát hiện có sự không khớp đúng số liệu giữa số báo cáo và sổ kế toán chi tiết, KTV cần làm việc với DNBH để tìm hiểu nguyên nhân chưa khớp đúng.
- So sánh, đối chiếu giữa chi phí dự phòng phát sinh tương ứng với số dư quỹ dự phòng nghiệp vụ đang hạch toán trên cân đối xem có phù hợp hay không, khi kiểm toán tổng hợp cần lưu ý quỹ dự phòng nghiệp vụ trong quý 4 có tăng giảm đột biến so với các quý khác trong năm hay không, nếu thấy có phát sinh đột biến cần lưu ý tìm hiểu nguyên nhân để từ đó xác định trọng yếu, rủi ro kiểm toán để thực hiện chọn mẫu kiểm toán phù hợp (Lưu ý mẫu kiểm toán phải mang tính đại diện, chọn các hồ sơ dự phòng bồi thường đều các mặt nghiệp vụ, ưu tiên chọn số lớn hoặc các hồ sơ phát sinh vào thời điểm cuối niên độ kế toán, các hồ sơ dự phòng từ những năm trước chưa giải quyết).
2.3.3 Thực hiện kiểm toán chi tiết
* Đối với Bảo hiểm phi nhân thọ
- Dự phòng phí chưa được hưởng: thông thường các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm (Phương pháp 1/8, 1/24). Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm phát hành trong một quý của doanh nghiệp bảo hiểm phân bố đều giữa các tháng trong quý, hay nói một cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một quý cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa quý đó. Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí
chưa được hưởng
|
==
|
Phí bảo hiểm giữ lại
|
xx
|
Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng
|
Khi thực hiện kiểm toán đối với khoản mục này cần kiểm tra tổng phí giữ lại của mỗi loại hình nghiệp vụ bảo hiểm có chính xác không.
- Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết:
+ Đối với các tổn thất đã khiếu nại nhưng cuối năm tài chính chưa giải quyết, hiện nay đang thực hiện theo cụ thể từng hồ sơ, do vậy cần kiểm tra chi tiết các hồ sơ bồi thường tại thời điểm kiểm toán để xác định tính hợp lý, căn cứ ước dự phòng, tính toán ước chi phí bồi thường đối với từng hồ sơ.
+ Khi kiểm tra các hồ sơ dự phòng bồi thường cụ thể cần lưu ý nguyên nhân chưa hạch toán vào chi phí bồi thường, căn cứ xác định giá trị ước dự phòng bồi thường tại thời điểm gần nhất.
+ Đối với các khoản tổn thất đã phát sinh nhưng chưa khiếu nại thuộc năm tài chính, hiện tại đang sử dụng phương pháp thống kê căn cứ vào lịch sử bồi thường qua các năm do đó cần kiểm tra tính hợp lý, tính chính xác của cơ sở dữ liệu và sự thống nhất về số liệu đầu vào qua các năm.
- Dự phòng dao động lớn: xem xét cơ sở trích về nguyên tắc và sự thống nhất qua các năm; kiểm tra tổng mức dư quỹ so với tổng mức phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính để có sự điều chỉnh theo chế độ quy định.
* Đối với Bảo hiểm nhân thọ
Việc trích lập dự phòng chỉ thực hiện tại Trụ sở chính và thực hiện cho từng hợp đồng do các đơn vị thành viên truyền dữ liệu về, nên trong quá trình kiểm toán cần đối chiếu xem các khoản dự phòng nghiệp vụ đã tính đúng và tính đủ cho các hợp đồng ở các đơn vị thành viên chưa?
2.3.4. Thu thập bằng chứng kiểm toán
Thực hiện thu thập bằng chứng theo hướng dẫn tại mục 1.1.
2.4. Đối với chi phí quản lý, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi giám định, chi bán hàng...
2.4.1 Thu thập tài liệu
Khi thực hiện kiểm toán KTV cần thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan phục vụ nội dung kiểm toán. Các tài liệu cần thu thập bao gồm:
- Bảng cân đối phát sinh tài khoản, Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Sổ kế toán chi tiết các tài khoản chi quản lý, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi giám định...
- Các báo cáo thống kê bao gồm: Báo cáo tổng hợp và báo cáo chi tiết chi quản lý, Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi giám định tổn thất theo từng nghiệp vụ.
2.4.2 Thực hiện kiểm toán tổng hợp
- Kiểm tra, đối chiếu số phát sinh chi phí của các tài khoản tại bảng cân đối phát sinh tài khoản, biểu kết quả kinh doanh với sổ kế toán chi tiết tài khoản xem số liệu có khớp đúng hay không? nếu phát hiện có sự không khớp đúng số liệu giữa số báo cáo và sổ kế toán chi tiết, KTV cần làm việc với DNBH để tìm hiểu nguyên nhân chưa khớp đúng.
- So sánh đánh giá giữ số liệu của năm kiểm toán với các năm trước đó, so sánh đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch so với kế hoạch được giao.
2.4.3 Thực hiện kiểm toán chi tiết
Khi thực hiện kiểm toán chi tiết đối với các khoản chi này KTV cần đánh giá các khoản chi có đúng tính chất tài khoản, đúng niên độ kế toán, chứng từ chi có đầy đủ hợp lý hợp lệ hay không, lưu ý các khoản chi phí được khoán theo định mức có được tuân thủ theo đúng tỷ lệ quy định hay không?
2.4.4 Thu thập bằng chứng kiểm toán
Thực hiện thu thập bằng chứng theo hướng dẫn tại mục 1.1
2.5. Một số khoản chi khác
Các khoản phát sinh phải chi để giảm doanh thu: hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và phí nhượng tái bảo hiểm. Các khoản chi này phát sinh không thường xuyên và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí. KTV cần xem xét, chọn mẫu một số khoản chi đối với các khách hàng truyền thống, phát sinh nhiều doanh thu để phát hiện các trường hợp giảm phí bảo hiểm sai quy định.
3. Kiểm toán hoạt động đầu tư tài chính
Hoạt động đầu tư vốn được thực hiện tại Trụ sở chính các doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm các hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh liên kết, mua trái phiếu, gửi tiết kiệm có kỳ hạn, cho vay các đối tượng khác, đầu tư khác...
3.1 Thu thập tài liệu
Khi thực hiện kiểm toán KTV cần thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan phục vụ nội dung kiểm toán. Các tài liệu cần thu thập bao gồm:
- Bảng cân đối phát sinh tài khoản, kết quả kinh doanh.
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản Doanh thu hoạt động tài chính.
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản thu hoạt động tài chính.
- Sổ kế toán chi tiết dự phòng phải thu từ hoạt động đầu tư tài chính.
- Sao kê chi tiết các khoản phải thu từ hoạt động đầu tư tài chính.
- Kế hoạch đầu tư vốn năm kiểm toán.
- Các báo cáo thống kê bao gồm: Báo cáo chi tiết các khoản đầu tư tài chính (chi tiết theo danh mục đầu tư như Tiền gửi, chứng khoán, trái phiếu...), Báo cáo chi tiết các khoản nợ phải thu khó đòi từ hoạt động đầu tư tài chính (Chi tiết theo từng đối tượng)…
3.2 Thực hiện kiểm toán tổng hợp
- Kiểm tra, đối chiếu số phát sinh tài khoản Doanh thu hoạt động đầu tư tài chính tại bảng cân đối phát sinh tài khoản, biểu kết quả kinh doanh với sổ kế toán chi tiết tài khoản Doanh thu hoạt động đầu tư tài chính xem số liệu có khớp đúng hay không? Nếu phát hiện có sự không khớp đúng số liệu giữa số báo cáo và sổ kế toán chi tiết, KTV cần làm việc với DNBH để tìm hiểu nguyên nhân chưa khớp đúng
- Xác định tổng số vốn để đầu tư tài chính hiện đang quản lý; số vốn hiện đang đầu tư; danh mục đối tượng đầu tư; lãi suất đầu tư; tình hình thu lãi đầu tư; tình hình quản lý, sử dụng, phân phối lãi đầu tư ...
- Đánh giá tốc độ tăng trưởng của Quỹ đầu tư, qua đó đánh giá tính hiệu quả của việc đầu tư; chú trọng những trường hợp đầu tư rủi ro, trục lợi ảnh hưởng đến tính an toàn của Quỹ.
- Khi thực hiện kiểm toán tổng hợp hoạt động đầu tư vốn KTV cần đánh giá việc thực hiện đầu tư vốn vào từng khoản mục như tiền gửi có kỳ hạn, cổ phiếu, trái phiếu có tuân thủ theo kế hoạch đầu tư hay không? đánh giá mức độ thanh khoản đối với từng khoản mục có đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hay không? lưu ý đánh giá các hoạt động đầu tư khác có phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không?
3.3. Thực hiện kiểm toán chi tiết
(i) Về kiểm toán khoản mục đầu tư tiền gửi:
- Đối chiếu số dư ngày 31 tháng 12 năm kiểm toán trên, Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản, với sao kê chi tiết số dư và đối chiếu với các phiếu xác nhận số dư của ngân hàng.
- Kiểm tra việc thực hiện đầu tư có tuân thủ đúng quy trình đầu tư tiền gửi của Doanh nghiệp hay không? kiểm tra việc áp lãi suất đầu tư có đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất trong thời điểm đầu tư hay không?
- Kiểm tra việc tính toán lãi dự thu tại ngày 31 tháng 12 năm kiểm toán; đối chiếu với số liệu đã hạch toán dự thu.
- Tính toán lại số dự phòng phải trích lập cho các khoản tiền gửi quá hạn (gốc và lãi nếu đã quá hạn); đối chiếu với số liệu dự phòng đầu tư tài chính đã hạch toán.
Lưu ý: khi thực hiện kiểm toán đối với các công ty hạch toán phụ thuộc cần thực hiện kiểm toán đánh giá việc tuân thủ định mức tiền gửi theo quy định nội bộ của doanh nghiệp.
(ii) Về kiểm toán khoản mục đầu tư đầu tư trái phiếu:
- Đối chiếu số dư khoản mục đầu tư trái phiếu tại ngày 31 tháng 12 năm kiểm toán trên, Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản, với sao kê chi tiết số dư các khoản đầu tư trái phiếu, Báo cáo chi tiết danh mục đầu tư.
- Kiểm tra việc thực hiện đầu tư có tuân thủ đúng quy trình đầu tư trái phiếu của Doanh nghiệp hay không? Kiểm tra việc ra quyết định đầu tư có đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất trong thời điểm đầu tư hay không?
- Kiểm tra việc tính toán lãi dự thu tại ngày 31/12 năm kiểm toán; đối chiếu với số liệu đã hạch toán dự thu.
- Tính toán lại số dự phòng phải trích lập cho các trái phiếu quá hạn (gốc và lãi nếu có); đối chiếu với số liệu đã hạch toán.
(iii) Về kiểm toán khoản mục đầu tư cổ phiếu
- Đối chiếu số dư khoản mục đầu tư cổ phiếu tại ngày 31/12 năm kiểm toán trên, Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản, với sao kê chi tiết số dư các khoản đầu tư cổ phiếu, Báo cáo chi tiết danh mục đầu tư.
- Kiểm tra việc thực hiện đầu tư có tuân thủ đúng quy trình đầu tư cổ phiếu của Doanh nghiệp hay không? kiểm tra việc ra quyết định đầu tư có đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất trong thời điểm đầu tư hay không?
- Kiểm tra việc tính toán thu cổ tức tại ngày 31/12 năm kiểm toán; đối chiếu với số liệu đã hạch toán dự thu. (Lưu ý: tham khảo các thông báo chi trả cổ tức, thời gian chi trả cổ tức của đơn vị phát hành, giá tham chiếu ngày 31/12 năm kiểm toán tại các sàn giao dịch chứng khoán).
- Tính toán lại số dự phòng phải trích lập cho các cổ phiếu bị giảm giá; đối chiếu với số liệu đã hạch toán (nếu có giảm giá).
(iv) Về kiểm toán các khoản góp vốn liên doanh, liên kết, thủ tục kiểm toán
- Kiểm tra việc thực hiện đầu tư góp vốn có tuân thủ đúng quy trình đầu tư của doanh nghiệp hay không? kiểm tra đánh giá việc đầu tư góp vốn vào lĩnh vực mà doanh nghiệp thực hiện đầu tư có đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hay không? khi thực hiện kiểm toán chi tiết khoản mục đầu tư KTV cần đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của phương án đầu tư, góp vốn.
- Kiểm tra đánh giá việc cử người tham gia điều hành, kiểm soát, quản lý vốn tại các đơn vị liên doanh liên kết của DNBH.
- Đối chiếu số dư ngày 31/12 năm kiểm toán trên báo cáo với tài khoản kế toán, với sao kê chi tiết số dư.
- Kiểm tra việc tính toán thu nhập trong năm kiểm toán; đối chiếu với số liệu đã hạch toán.
- Tính toán lại số dự phòng phải trích lập cho các khoản đầu tư bị giảm giá; đối chiếu với số liệu đã hạch toán.
Lưu ý: khi thực hiện kiểm toán các khoản mục trên cần lưu ý việc đầu tư vào từng khoản mục có đảm bảo tính thanh khoản và an toàn vốn cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hay không? Đối với hoạt động cho vay cần kiểm tra các hợp đồng cho vay có đảm bảo đúng quy định tại Luật các TCTD hay không?
3.4 Thu thập bằng chứng kiểm toán
Thực hiện thu thập bằng chứng theo hướng dẫn tại mục 1.1.
PHỤ LỤC 06
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỦ TỤC
KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21 tháng 11 năm 2017
của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
|
|
1/01/clip_image001.png" width="218" /> |
Phụ lục này hướng dẫn một số thủ tục kiểm toán các hoạt động đặc thù như hoạt động đầu tư, hỗ trợ và chi trả bảo hiểm, thu phí bảo hiểm của BHTG.
1. Kiểm toán thu phí bảo hiểm
1.1. Mục tiêu kiểm toán
Việc thu phí BHTG nhằm tạo lập Quỹ dự phòng nghiệp vụ, nhằm đáp ứng yêu cầu chi trả một phần (hoặc toàn bộ) cho người gửi tiền khi tổ chức nhận tiền gửi bị chấm dứt hoạt động.
- Đánh giá công tác giám sát và thu phí BHTG đối với các tổ chức nhận tiền gửi tham gia BHTG theo quy định. Kiểm tra việc tham gia đầy đủ của các tổ chức nhận tiền gửi đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tham gia BHTG theo quy định của Nhà nước.
- Đánh giá việc tuân thủ các quy định (loại tiền gửi của tổ chức nhận tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, thời gian tính phí, thời điểm nộp phí,….) của Nhà nước về thu phí BHTG.
- Đánh giá công tác thực hiện thu phí BHTG (tính đầy đủ, kịp thời và chính xác của các khoản phí BHTG).
1.2 Nội dung kiểm toán
- Kiểm tra tính đầy đủ đối với các tổ chức nhận tiền gửi phải tham gia BHTG theo quy định của Nhà nước.
- Kiểm tra việc tính toán phí BHTG phải nộp theo quy định của Nhà nước đối với các tổ chức nhận tiền gửi tham gia BHTG.
- Kiểm tra việc thu phí BHTG có được thực hiện và giám sát một cách chặt chẽ không? cách tính phí bảo hiểm, phương pháp thu phí, có hay không tình trạng đến kỳ không thực hiện nộp phí, không đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với BHTG của các tổ chức nhận tiền gửi tham gia BHTG.
1.3 Phương pháp kiểm toán
- Kiểm tra, đối chiếu danh sách các tổ chức nhận tiền gửi đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam do BHTG cung cấp với dữ liệu do NHNN quản lý (lấy thông tin này trên trang Web của NHNN hoặc liên hệ trực tiếp với NHNN - Cơ quan thanh tra giám sát) trong niên độ BCTC được kiểm toán; xác định tính đầy đủ của các tổ chức nhận tiền gửi tham gia BHTG theo quy định của Nhà nước.
- Căn cứ các quy định của Nhà nước về cách tính phí BHTG (loại tiền gửi phải nộp BHTG, kỳ hạn, mức phí,…), dữ liệu do BHTG cung cấp về các tổ chức tham gia BHTG, bảng tính phí của BHTG để KTV xác định việc tính phí BHTG có đầy đủ, chính xác hay không? trên cơ sở dữ liệu do BHTG cung cấp về danh mục thu phí của các tổ chức tham gia BHTG trong năm, KTV thực hiện chọn mẫu để kiểm tra chi tiết đối với nội dung này.
- Kiểm tra thời hạn nộp phí có đảm bảo theo quy định không, xác định giữa số phải thu và số đã thu? các biện pháp của BHTG để thực hiện nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền phí bảo hiểm. Đối chiếu, kiểm tra giữa số liệu thống kê của Phòng nghiệp vụ với số liệu đang hạch toán của Phòng kế toán để phát hiện sự sai lệch của số liệu, qua đó tìm nguyên nhân và xác định số liệu chính xác.
- Kiểm tra, đánh giá công tác giám sát và thu phí bảo hiểm. Kế hoạch kiểm tra việc tính và nộp phí đối với các tổ chức tham gia BHTG, việc thực hiện kế hoạch và kết quả của công tác kiểm tra, giám sát của BHTG.
2. Kiểm toán việc hỗ trợ và chi trả bảo hiểm
2.1 Mục tiêu kiểm toán
Đánh giá việc tuân thủ các quy định của Nhà nước về hỗ trợ và chi trả BHTG.
2.2 Nội dung kiểm toán
- Kiểm toán, đánh giá việc chi trả bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm.
- Kiểm toán, đánh giá việc thu hồi sau thanh lý khi thực hiện chi trả BHTG.
- Kiểm toán, đánh giá công tác giám sát hỗ trợ và chi trả tiền BHTG.
2.3 Phương pháp kiểm toán
- Yêu cầu BHTG cung cấp hồ sơ chi trả BHTG (nếu có phát sinh trong niên độ BCTC được kiểm toán), KTV kiểm tra trình tự, thủ tục, tính đầy đủ, tính hợp pháp,… của hồ sơ chi trả BHTG có đúng theo quy định của Nhà nước hay không?
- Kiểm tra trên hồ sơ về đối tượng nhận tiền bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm (thuộc phạm vi bảo hiểm), số tiền, thủ tục chi trả tiền bảo hiểm,… có đúng với quy định hiện hành của Nhà nước hay không? hồ sơ gồm: danh sách và số tiền gửi của từng người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải tiến hành chi trả bảo hiểm; danh sách và số tiền của người gửi tiền đề nghị BHTG chi trả bảo hiểm,…; BHTG tiến hành kiểm tra các chứng từ, sổ kế toán để xác định chính xác số tiền chi trả.
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có phương án chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền và thông báo công khai việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền trên các báo hàng ngày hay không?
- Kiểm tra mức tiền chi trả (tối đa mà một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được BHTG chi trả là 50 triệu đồng gồm cả gốc và lãi - mức chi trả này theo quy định hiện nay).
- Người gửi tiền thuộc đối tượng bảo hiểm được nhận tiền bảo hiểm khi đủ các điều kiện sau:
+ Có tên trong Danh sách người gửi tiền thuộc đối tượng bảo hiểm được HĐQT BHTG phê duyệt.
+ Có giấy đề nghị kèm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các khoản tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cùng với giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
+ Khi chi trả tiền bảo hiểm cho người đại diện (người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền), người thừa kế của người gửi tiền, người thất lạc phải có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với các khoản tiền gửi được bảo hiểm; người nhận tiền bảo hiểm tiền gửi phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền nhận tiền bảo hiểm, chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với số tiền gửi được bảo hiểm, phải xuất trình hộ chiếu; chứng minh nhân dân,… khi nhận tiền.
- Kiểm tra công tác chi trả bảo hiểm, hồ sơ thủ tục, mức chi trả có đúng chế độ quy định hay không? Đánh giá việc tham gia thanh lý thu hồi nợ.
3. Kiểm toán các khoản đầu tư
3.1. Mục tiêu kiểm toán
Xác định các khoản đầu tư là hiện hữu, thuộc sở hữu của đơn vị và được phản ánh đúng đắn trong BCTC; xác định chính xác giá trị các khoản đầu tư; đánh giá mức độ tuân thủ các quy định và nguyên tắc về đầu tư của đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên ban hành.
3.2. Nội dung kiểm toán
Các khoản đầu tư gồm: mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. KTV xác định một số vấn đề sau:
- Kiểm toán, đánh giá các khoản đầu tư cũng như các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư vốn được theo dõi, tính toán, hạch toán và phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời trên BCTC theo quy định hiện hành;
- Kiểm toán, đánh giá việcchấp hành các qui định của Nhà nước liên quan đến nghiệp vụ đầu tư; các khoản đầu tư có sự phê duyệt của HĐQT hoặc người được HĐQT ủy quyền hoặc cấp có thẩm quyền;
- Đánh giá công tác đầu tư vốn nhàn rỗi có hiệu quả và đảm bảo được mục tiêu an toàn và bảo toàn vốn.
3.3. Phương pháp kiểm toán
- Kiểm toán các khoán đầu tư (vốn gốc): KTV yêu cầu BHTG cung cấp bảng sao kê dư nợ, danh mục đối với các khoản đầu tư ; tiến hành kiểm tra, đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán, chứng từ gốc và các giấy báo Nợ, báo Có của ngân hàng và các tổ chức khác. Qua đó xác định các khoản đầu tư đã được theo dõi, hạch toán và phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời trên BCTC.
- Kiểm toán các khoản thu nhập phát sinh từ các khoản đầu tư:
+ Các khoản lãi đã thu:
Đối với các khoản lãi phát sinh từ các khoản đầu tư như: mua trái phiếu, công trái,… căn cứ giấy chứng nhận quyền sở hữu trái phiếu, công trái,… để xác định số tiền được thanh toán (tiền lãi) trong kỳ báo cáo (niên độ BCTC được kiểm toán) để kiểm tra, tính toán, đối chiếu với số liệu đã hạch toán (thông thường các công cụ nợ như trái phiếu, công trái,… đều được phân kỳ thanh toán tiền lãi cho các trái chủ).
+ Các khoản lãi phải thu nhưng chưa thu được, lãi dự thu:
i/ Các khoản lãi phải thu nhưng chưa thu được: kiểm tra, đối chiếu, tính toán các khoản lãi phát sinh thông qua các khoản đầu tư (lãi phải thu phát sinh = lãi đã thu + lãi chưa thu được); đồng thời kiểm tra và đối chiếu với số liệu chi tiết trên tài khoản công nợ phải thu đến 31/12; kiểm tra phân loại tuổi nợ của các khoản lãi, khả năng thu hồi.
ii/ Các khoản lãi dự thu: lãi dự thu có thể không được phản ánh đầy đủ và chính xác, như sau: không dự thu hoặc dự thu không đầy đủ các khoản đầu tư (nhất là các khoản đầu tư như trái phiếu kho bạc, công trái, hợp đồng tiền gửi… KTV cần yêu cầu cung cấp liệt kê chi tiết các khoản dự thu tại ngày 31/12. Thực hiện việc đối chiếu chi tiết giữa các khoản như trái phiếu, công trái, tiền gửi với sao kê chi tiết ... nếu có chênh lệch cần tìm rõ nguyên nhân.
- Kiểm tra việc chấp hành các qui định của Nhà nước và BHTG liên quan đến nghiệp vụ đầu tư; kiểm tra tính an toàn của các khoản đầu tư theo quy chế đầu tư của BHTG đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đánh giá hiệu quả đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi:
+ Thông qua việc kiểm tra số dư trên các tài khoản tiền gửi thanh toán tại các TCTD mà BHTG mở để giao dịch thu phí (tài khoản tiền gửi không kỳ hạn) tại các thời điểm có số dư lớn để đánh giá tính hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để thực hiện nghiệp vụ đầu tư (lưu ý: loại trừ số tiền cần thiết cho công tác đảm bảo an toàn chi trả và chi quản lý cho hoạt động thường xuyên của BHTG), qua đó đánh giá công tác quản trị dòng tiền của BHTG tốt hay không tốt, hiệu quả hay lãng phí?
+ Thông qua số thu về hoạt động đầu tư trong năm trên số nguồn vốn nhàn rỗi (tiền gốc) qua các năm để so sánh nhằm đánh giá sự tăng trưởng quỹ và tính hiệu quả trong công tác đầu tư vốn của BHTG.
PHỤ LỤC 07
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỦ TỤC
KIỂM TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ CÓ TÍNH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21 tháng 11 năm 2017
của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN) là cơ quan thuộc Chính phủ; mô hình tổ chức quản lý của BHXH mang tính đặc thù, vừa mang tính chất là đơn vị hành chính sự nghiệp, vừa mang tính chất là đơn vị quản lý quỹ ngoài NSNN. Phụ lục này giới thiệu một số nội dung, phương pháp kiểm toán đối với các hoạt động có tính đặc thù của BHXH VN.
I. Kiểm toán việc lập, phân bổ dự toán ngân sách
- Kiểm toán quy trình, cơ sở lập dự toán ngân sách gắn với việc thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ.
- Tình hình phân bổ dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các BHXH tỉnh, thành phố; lưu ý đối với việc trích lập lệ phí chi tại BHXHVN và phân bổ nguồn kinh phí này cho các BHXH tỉnh, thành phố.
- Đối chiếu số dư của một số chỉ tiêu trên báo cáo quyết toán năm được kiểm toán với một số năm trước (đối với các chỉ tiêu thường xuyên có số dư cuối năm lớn) để đánh giá tính hợp lý của việc lập dự toán ngân sách năm được kiểm toán.
II. Kiểm toán nguồn thu, các khoản chi của BHXH
1. Kiểm toán tổng hợp
- Dựa trên số liệu tổng hợp, phân tích đánh giá các cân đối lớn, công tác tổng hợp các số liệu báo cáo quyết toán; việc thực hiện theo các nội dung của Quy chế tài chính của BHXHVN được quy định tại Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 đối với việc trích lập các quỹ dự phòng, hạch toán đối với một số khoản phải thu, nguồn kinh phí quản lý bộ máy (QLBM) còn kết dư cuối năm,...
- Đánh giá việc xây dựng và ban hành định mức, chế độ chi tiêu phù hợp với hoạt động của ngành trên cơ sở vận dụng định mức, chế độ Nhà nước quy định và trong phạm vi mức kinh phí được giao.
- Đánh giá dự toán chi quản lý bộ máy có đáp ứng yêu cầu chi hay vượt nhu cầu chi của toàn ngành không? việc chuyển kinh phí QLBM có đúng thời gian quy định hay không? có phát sinh trường hợp chuyển quá sớm hoặc chuyển theo kế hoạch mà không tính đến số dư quỹ tại BHXH tỉnh, thành phố, làm ảnh hưởng đến tập trung quỹ để đầu tư hay không? đánh giá đúng tình hình thực hiện tiết kiệm kinh phí trên cơ sở loại trừ sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan; việc trích lập các quỹ và tăng thu nhập có tuân thủ các quy định hiện hành không? việc trích lập và phân bổ các quỹ tập trung tại BHXHVN, số dư của các quỹ này có đảm bảo hợp lý hay không? Tổng Giám đốc có quyết định phương án sử dụng kinh phí tiết kiệm để công khai và thực hiện trong toàn ngành hay không?
- Đánh giá công tác tổng hợp theo dõi, hạch toán các khoản phải thu về nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT, kể cả tiền lãi phạt do chậm đóng (nếu có). Đánh giá khả năng thất thu các quỹ bảo hiểm trong phạm vi toàn ngành; các biện pháp của BHXHVN đã thực hiện để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Đánh giá công tác quản lý thu, chi BHXH, BHYT, BHTN đối với BHXH Việt Nam và BHXH thuộc Bộ Công an.
- Đánh giá tính hợp lý trong công tác lập dự toán chi hoạt động quản lý BHXH, BHYT, BHTN đối với BHXH thuộc Bộ Công an; công tác lập dự toán chi hoạt động quản lý BHTN đối với Trung tâm dịch vụ việc làm, Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; kể cả phần hỗ trợ của BHXHVN.
2. Kiểm toán chi tiết tại BHXH các tỉnh, thành phố
2.1. Kiểm toán nguồn thu
- Đánh giá tình hình theo dõi, hạch toán các khoản thu và các khoản phải thu về nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN, kể cả tiền lãi phạt do chậm đóng (nếu có).
- Đánh giá tình hình thất thu BHXH, BHYT, BHTN; biện pháp của các BHXH tỉnh, thành phố để tăng cường quản lý đối tượng thu, nguồn thu:
+ Kiểm tra, đối chiếu số lượng đơn vị sử dụng lao động nộp bảo hiểm hiện BHXH đang theo dõi, quản lý với số lượng thực tế trên cơ sở các đơn vị sử dụng lao động hiện đang đóng thuế (số liệu lấy tại các Cục thuế, Chi cục thuế tỉnh, thành phố; có loại trừ các đơn vị không thuộc diện phải đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định) để đánh giá tỷ lệ các đơn vị chưa quản lý thu được. Nếu có điều kiện thì có thể kiểm tra cụ thể số lao động phải đóng BH của các đơn vị này để xác định tương đối chính xác số tiền bị thất thu, tỷ lệ bị thất thu...
+ Kiểm toán tình hình thu nộp của các đơn vị sử dụng lao động; cần thiết có thể đối chiếu ở những đơn vị có số thu lớn, đối tượng thu nhiều, loại hình đa dạng. Đánh giá khả năng thất thu, các biện pháp giải quyết của BHXH các tỉnh, thành phố để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Đối với các khoản thu BHXH (kể cả nguồn NSNN cấp để chi BHXH cho người lao động nghỉ hưởng BHXH trước ngày 01/01/1995 và thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ):
+ Kiểm tra, xác định việc thu BHXH đã thu đủ, thu đúng chưa, thu có nộp kịp thời lên BHXH cấp trên không, có xảy ra trường hợp để số dư tại BHXH tỉnh, thành phố cao hơn định mức do BHXHVN quy định hay không; tính khớp đúng của số liệu giữa phòng thu và kế toán, nguyên nhân chênh lệch (nếu có).
+ Kiểm toán, phân tích số nợ đọng, tình trạng nợ, chia ra nợ BHXH, nợ BHYT, nợ BHTN, nợ đọng kéo dài. Cần chú ý những đơn vị có số tồn đọng lớn, kéo dài, tìm nguyên nhân, đánh giá công tác quản lý.
+ Kiểm tra số đã thu, số nộp về cấp trên, số để tồn. Kiểm tra đối chiếu số thu, số người nộp với số thẻ BHYT đã cấp.
+ Kiểm tra các khoản thu BHXH từ những đơn vị nộp trước BHXH cho năm sau; tìm nguyên nhân, phân tích, đánh giá.
2.2. Kiểm toán các khoản chi BHXH, BH thất nghiệp
- Kiểm toán nguồn kinh phí chi trả, xác định trong quá trình chi trả bảo hiểm có dùng nguồn NSNN cấp để chi trả cho đối tượng thuộc nguồn quỹ BHXH chi trả và ngược lại hay không. Đối chiếu giữa số liệu tổng hợp tăng giảm đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm với số chi đề nghị quyết toán theo từng nguồn. Xác định số NSNN cấp thừa, thiếu.
- Kiểm toán việc chi trả cho đối tượng BHXH trên cơ sở hồ sơ chứng từ của đơn vị quản lý, kiểm tra hồ sơ đối tượng tăng giảm trong năm, hiện hưởng trong năm. Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và việc xét duyệt thẩm định hồ sơ theo chế độ hiện hành cho từng loại đối tượng.
- Kiểm toán việc chi trả BHTN:
+ Hiện nay toàn bộ kinh phí chi trả BHTN do BHXH Việt Nam thanh quyết toán với bộ phận quản lý BHTN thuộc Bộ LĐTB&XH (hiện nay là Cục Việc làm). Tuy nhiên, BHXH Việt Nam chỉ quyết toán trên cơ sở báo cáo quyết toán của Cục Việc làm, không thực hiện kiểm tra, đối chiếu, xác minh tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các khoản chi BHTN.
+ Hiện nay toàn bộ việc tiếp nhận hồ sơ thất nghiệp và giải quyết chế độ BHTN cho người lao động do Trung tâm dịch vụ việc làm (thuộc các Sở LĐTB&XH tỉnh, thành phố) giải quyết. Do đó để thực hiện kiểm toán kinh phí chi trả BHTN thì cần phải tiến hành kiểm toán tại Cục Việc làm (là đầu mối kiểm toán); Đồng thời triển khai kiểm toán chọn mẫu tại các Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc các Sở LĐTB&XH tỉnh, thành phố.
+ Nội dung và phương pháp kiểm toán BHTN:
(i) Đối với chi quản lý hoạt động BHTN phải căn cứ vào một số văn bản quy định để kiểm tra đối chiếu gồm:
· Thông tư của Bộ Tài chính Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
· Quy chế chi tiêu nội bộ của các TTDVVL: Kiểm tra Quy chế chi tiêu nội bộ xem có nội dung nào không phù hợp với quy định hay không; nếu có nội dung không phù hợp thì phải kiến nghị TTDVVL cần sửa đổi cho phù hợp, đồng thời giảm chi và kiến nghị thu hồi khoản chi.
· Thông tư của Bộ LĐTB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;...
· Phải căn cứ quy định về “Nội dung chi và mức chi” để kiểm tra các khoản chi có nằm trong nội dung chi không, có vượt mức quy định không, thủ tục chứng từ có đảm bảo hay không, nhất là các khoản chi đó thực tế có phát sinh hay không.
· Khi kiểm toán tại Cục việc làm hoặc tại các TTDVVL thỉ cần kiểm tra chi tiết các khoản chi thường xuyên, thường xuyên đặc thù, không thường xuyên để chọn mẫu một số khoản cần kiểm tra bộ chứng từ chi; lưu ý các khoản chi hỗ trợ, chi làm thêm giờ, chi kiểm tra... để kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của khoản chi...; nhất là khoản “Chi hỗ trợ công tác phối hợp chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát; tổ chức tiếp nhận đăng ký thất nghiệp, hồ sơ hưởng thất nghiệp và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp: mức chi do Thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi dự toán được giao;”. Như vậy là những công việc thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của cán bộ làm công tác giải quyết chế độ BHTN nhưng lại vẫn được hưởng thêm khoản hỗ trợ này. Nếu phát hiện khoản chi nào không hợp lý, không đầy đủ, thiếu điều kiện chi thì không chấp nhận, giảm quyết toán...
· Cần kiểm tra cụ thể khoản tiết kiệm kinh phí để xác định đúng số kinh phí đã tiết kiệm được. Thông thường để tính số kinh phí tiết kiệm thì TTDVVL lấy số Dự toán kinh phí được Cục Việc làm giao trừ đi số kinh phí đã quyết toán được duyệt; thực chất thì đây chưa chắc đã phải là số kinh phí tiết kiệm. Kiểm tra tính hợp lý của các khoản tiết kiệm kinh phí; phải có chi tiết giải thích cho từng khoản tiết kiệm để chứng minh số kinh phí đã tiết kiệm; trên cơ sở đó loại trừ các khoản tiết kiệm không có hoặc thiếu cơ sở, các khoản tiết kiệm nhưng do khách quan, không phải do chủ quan...; nếu loại trù khỏi kinh phí tiết kiệm thì đồng thời điều chỉnh các khoản trích như thu nhập tăng thêm, trích quỹ khen thưởng phúc lợi...
· Kiểm tra tình hình sử dụng định suất lao động do Cục Việc làm giao; thực tế sử dụng nhiều hơn hay ít hơn so với định suất, lý do.
(ii) Đối với giải quyết trợ cấp thất nghiệp (TCTN), chi trả TCTN phải căn cứ vào Luật BHXH, Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ BLĐTB&XH và Bộ Tài chính.
· Các trường hợp không đủ điều kiện giải quyết TCTN: đã có việc làm mới trong vòng 15 ngày (kể từ ngày khai báo thất nghiệp) nhưng vẫn được giải quyết TCTN.
· Các trường hợp đang hưởng TCTN nhưng không đến TTDVVL để khai báo hàng tháng theo quy định; do đó Sở LĐTB&XH có Quyết định dừng chi trả nhưng BHXH lại đã chi trả cho đối tượng hưởng.
· Các đối tượng đang được hưởng TCTN hàng tháng nhưng lại tham gia đóng BHTN ...
· Hợp đồng lao động khi có việc làm mới (gửi cho TTDVVL) có thời gian bắt đầu trở lại làm việc khác với thời gian khai báo nộp bảo hiểm với cơ quan BHXH; sau khi kiểm tra có thể có trường hợp có 02 hợp đồng khác nhau.
(iii) Đối với chi hỗ trợ học nghề
Có một số nội dung cần lưu ý:
· Có cơ sở đào tạo nghề chưa được Sở LĐTB&XH cấp Giấy chứng nhận đào tạo nghề.
· Danh sách đề nghị thanh toán hỗ trợ học nghề nhiều hơn số người thực tế tham gia học.
· Danh sách đề nghị thanh toán của các tháng sau khi đối chiếu có một số trường hợp cùng một người nhưng lại có chữ ký khác nhau.
· Một số trường hợp tham gia học không đủ thời gian khóa học nhưng vẫn được cấp chứng chỉ và vẫn đề nghị BHXH thanh toán đầy đủ thời gian học.
· Trường hợp người lao động đã đã có việc làm mới nhưng vẫn đang theo học nghề (nghĩa là thời gian học nghề có khoảng thời gian trùng với thời gian có việc làm mới) ...
2.3 Kiểm toán chi BHYT
2.3.1 Tại BHXH tỉnh, thành phố
- Kiểm toán tổng hợp chi phí khám chữa bệnh (KCB) căn cứ vào các Biên bản thanh quyết toán chi phí KCB BHYT tháng, quý, năm giữa BHXH và các cơ sở KCB (Mẫu số 28/BHYT); trong đó căn cứ vào các Biên bản làm việc giữa bộ phận Giám định BHYT và các khoa, bộ phận thuộc cơ sở KCB (Mẫu số 25/BHYT - Tổng hợp chi phí KCB ngoại trú; Mẫu số 26/BHYT - Tổng hợp chi phí KCB nội trú) để phân tích, đánh giá; trên cơ sở đó xác định những nội dung chi phí trọng yếu cần kiểm toán như chi xét nghiệm; chi thuốc, dịch truyền; chi dịch vụ kỹ thuật (DVKT) cao; tiền giường; sự lặp lại của các chỉ định thuốc, dịch vụ kỹ thuật cho bệnh nhân có tần suất KCB cao... trước khi kiểm tra thực tế tại cơ sở KCB.
- Tại mỗi đơn vị được kiểm toán (BHXH tỉnh, thành phố) cần thực hiện đối chiếu chi trả và quyết toán BHYT với một số cơ sở khám chữa bệnh cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố, huyện để đánh giá tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí KCB.
2.3.2 Kiểm toán tại các cơ sở khám chữa bệnh
2.3.2.1 Kiểm toán công tác đấu thầu thuốc
Nếu tại cơ sở KCB có thực hiện đầu thầu thuốc thì tiến hành kiểm toán quá trình đấu thầu thuốc theo quy định tại Thông tư liên tịch của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua thuốc trong các đơn vị công lập; Thông tư liên tịch của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện quản lý Nhà nước về giá thuốc dùng cho người; Luật Dược; Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.
Khi kiểm toán việc đấu thầu mua thuốc chữa bệnh cần đi sâu kiểm tra bằng một số phương pháp sau:
- Việc lập dự toán gói thầu (giá gói thầu) có được thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định hay không?
- Hồ sơ mời thầu có chặt chẽ, đầy đủ, đúng quy định không? có đề cập đầy đủ yêu cầu, tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật, nguồn gốc, xuất xứ của thuốc để lập dự toán gói thầu hay không? việc thông báo mời thầu; mở thầu; các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu có hợp lý không, có tuân thủ đúng hướng dẫn trong Thông tư liên tịch BYT-BCT-BTC hay không? Các hồ sơ dự thầu có giống nhau về tài liệu, nội dung nào hay không; có dấu hiệu thông thầu hay không?
- Việc ký kết hợp đồng mua bán có phù hợp với quy định không? nội dung hợp đồng có đầy đủ, chặt chẽ không? việc giao nhận thuốc có đúng quy cách, nơi xuất xứ và chất lượng theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế đã được ký kết không?
2.3.2.2 Kiểm toán công tác quyết toán chi phí KCB BHYT
Căn cứ vào Kế hoạch kinh phí KCB tháng, quý, năm của từng cơ sở KCB đồng thời căn cứ vào số đề nghị quyết toán của cơ sở KCB, số dư kinh phí kỳ trước để cấp tạm ứng chi phí cho cơ sở KCB. Sau khi thẩm định, chấp nhận số quyết toán chi phí KCB BHYT, BHXH tỉnh, thành phố cùng cơ sở KCB lập Biên bản thanh quyết toán chi phí KCB BHYT theo Mẫu 28/BHYT.
- Quy trình lập hồ sơ quyết toán chi phí KCB: hiện tại bộ phận giám định BHYT tại các cơ sở KCB chỉ trực tiếp thẩm định được 20% đến 30% số bệnh nhân có thẻ BHYT; số còn lại thực hiện thẩm định sau khi có hồ sơ đề nghị quyết toán. Căn cứ vào hồ sơ Bệnh án của từng bệnh nhân, cơ sở KCB lập Bảng kê chi phí KCB nội trú (theo mẫu số 02/BV); Bảng kê chi phí KCB ngoại trú (theo mẫu số 03/BV). Bảng kê chi phí KCB được lập chi tiết cho từng bệnh nhân; trong đó tập hợp chi phí theo từng loại như tiền giường, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thủ thuật, thuốc, hóa chất, máu, dịch truyền, DVKT cao, vật tư y tế... trên cơ sở đó lập bảng Tổng hợp chi phí KCB ngoại trú (theo Mẫu số 25/BHYT) và bảng Tổng hợp chi phí KCB nội trú (theo Mẫu số 26/BHYT). Sau khi kiểm tra, thẩm định đề nghị quyết toán, BHXH tỉnh, thành phố gửi Thông báo thanh toán chi phí KCB nội trú, ngoại trú (mẫu 25,26b/BHYT) và cùng cơ sở KCB lập Biên bản thanh quyết toán chi phí KCB BHYT (theo Mẫu số 28/BHYT). Ngoài ra, cơ sở KCB còn lập bảng để Thống kê tổng hợp thuốc sử dụng cho người bệnh BHYT điều trị nội trú (theo mẫu số 20/BV) và Thống kê tổng hợp dịch vụ kỹ thuật sử dụng cho người bệnh BHYT điều trị nội trú (theo mẫu số 21/BV).
- Các sai sót chủ yếu: qua kiểm tra của BHXHVN tại một số cơ sở KCB bao gồm: xét nghiệm không hợp lý; chỉ định chụp CT không hợp lý; chi phí chụp CT không hợp lý; xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh không hợp lý; DVKT ngoài quy định; áp giá DVKT như chụp XQ, phẫu thuật, siêu âm,... không đúng; thống kê trùng lắp bệnh nhân; sai giá tiền thuốc, tiền khám bệnh; tên thuốc không đúng trong danh mục thuốc trúng thầu; chi phí thuốc không hợp lý so với báo cáo nhập, xuất, tồn thuốc; chênh lệch tiền giường; sử dụng thuốc có “dấu sao” nhưng không có Biên bản hội chẩn; chi phí khống KCB ngoại trú; thuốc ngoài danh mục BHYT chi trả hoặc ngoài danh mục Bộ Y tế quy định; sử dụng thuốc bổ trợ không hợp lý; thanh toán thừa VTYT hoặc VTYT ngoài quy định; chi phí thuốc kháng sinh, đạm truyền không hội chẩn; thuốc không phù hợp với chẩn đoán;... và đặc biệt là việc có hay không có chữ ký xác nhận của bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân) trên các phiếu thanh toán chi phí KCB và các tài liệu liên quan đến công tác thanh quyết toán chi phí KCB.
- Phương pháp kiểm toán
+ Kiểm toán tổng hợp chi phí thuốc: dựa trên biểu Thống kê tổng hợp thuốc sử dụng cho người bệnh BHYT điều trị nội trú và ngoại trú (Mẫu số 20/BV) để kiểm tra xem chi phí thuốc có vượt mức chi phí thuốc bình quân chung của các cơ sở KCB trong tỉnh hoặc của cả nước hay không (số liệu này do Ban Dược và VTYT cung cấp); phát hiện các loại thuốc không có trong danh mục thuốc BHYT; không có trong danh mục thuốc của Bộ Y tế; các trường hợp áp giá sai; lưu ý kiểm tra đối với các loại thuốc có phát sinh lớn, thuốc đặc trị, thuốc có dấu sao, thuốc có giá cao...; đối chiếu với báo cáo nhập, xuất, tồn kho của các loại thuốc để phát hiện các loại thuốc có số tồn kho không khớp đúng, không cân đối với số lượng xuất trong kỳ;
+ Kiểm toán tổng hợp chi phí DVKT: căn cứ vào biểu Thống kê tổng hợp DVKT sử dụng cho người bệnh BHYT điều trị nội trú và ngoại trú (Mẫu số 21/BV) để kiểm tra xem chi phí DVKT có vượt mức chi phí DVKT bình quân chung của các cơ sở KCB trong tỉnh hoặc của cả nước hay không (số liệu này do Ban thực hiện chính sách BHYT cung cấp); lưu ý những DVKT sử dụng bằng máy “xã hội hóa” để phát hiện những trường hợp lạm dụng dịch vụ, kê khai khống số lượng người bệnh sử dụng, nhất là đối với việc sử dụng một số DVKT cao như chụp CT, chụp Scaner, BestCT...; có thể kiểm tra đối chiếu giữa số lượng hồ sơ người bệnh sử dụng dịch vụ với số liệu thống kê được lưu trữ trong máy CT, máy Scaner, BestCT để phát hiện các trường hợp gian lận;
+ Kiểm toán chi tiết Hồ sơ bệnh án:
(i) Căn cứ số liệu về từng loại chi phí; so sánh với mức chi bình quân chung của các cơ sở KCB trong tỉnh, thành phố hoặc toàn quốc để xác định loại chi phí cần tập trung kiểm tra; sau đó chọn mẫu những Hồ sơ bệnh án có phát sinh nhiều đối với loại chi phí đó để kiểm tra.
(ii) Kiểm tra, đối chiếu các khoản chi phí về thuốc, các xét nghiệm, chiếu chụp chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật thủ thuật... với các chỉ định của Bác sỹ trong Sổ theo dõi bệnh nhân để phát hiện các trường hợp không có chỉ định nhưng vẫn thực hiện; các trường hợp sử dụng thuốc không đúng chỉ định, không phù hợp với chẩn đoán; sử dụng thuốc có “dấu sao” nhưng không có hội chẩn; các trường hợp chỉ định chiếu chụp không hợp lý; xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh không hợp lý, không có kết luận của bác sĩ, không có chữ ký của bệnh nhân trong Phiếu xét nghiệm; áp sai giá các DVKT; sử dụng, thu tiền thuốc cảm quang trong chụp XQ, chụp CT không hợp lý (đã có trong giá dịch vụ nhưng vẫn tính thu thêm); chỉ định thuốc bổ trợ không hợp lý; chi phí thuốc kháng sinh, đạm truyền không có hội chẩn;... cơ sở để đưa ra ý kiến là căn cứ vào các quy định trong Quy chế chuyên môn; quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế quy định; danh mục thuốc do Bộ Y tế công bố; danh mục thuốc, danh mục DVKT do BHYT chi trả...
+ Kiểm toán chỉ định dịch vụ kỹ thuật, thuốc cho bệnh nhân: Trên cơ sở dữ liệu (Mẫu 25, 26/BHYT) xác định các bệnh nhân có tần suất KCB lớn, sau đó kiểm tra việc chỉ định thuốc, DVKT cho các bệnh nhân này từ đó xác định các trường hợp lạm dụng dịch vụ xét nghiệm hay cấp thuốc khống cho bệnh nhân (lạm dụng từ phía cơ sở KCB cho bệnh nhân làm xét nghiệm nhiều lần, lặp lại ngay trong tháng, quý hoặc chỉ định cấp thuốc chồng chéo trong các lần KCB);
+ Kiểm tra thủ tục hành chính phát hiện các chứng từ thanh toán (mẫu 02/BV, 03/BV) không có chữ ký của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân phát hiện các trường hợp hồ sơ thanh toán khống….
3. Kiểm toán chi quản lý bộ máy
- Kiểm tra các nội dung chi, mức chi QLBM gồm các khoản chi thường xuyên; chi thường xuyên đặc thù; chi không thường xuyên; chi từ tiết kiệm kinh phí; chi thu nhập tăng thêm có đúng quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với BHXHVN hay không? trong đó lưu ý kiểm tra các khoản chi dễ phát sinh chi sai nội dung như chi thù lao cho tổ chức, cá nhân làm đại lý thu (về mức chi tối đa tính theo tỷ lệ so với tổng số thu tiền đóng của đối tượng; không bao gồm số thu tiền do NSNN hỗ trợ mức đóng); chi phục vụ công tác chi (không bao gồm chi lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp); chi lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp thất nghiệp (bao gồm cả lệ phí chi trả do NSNN cấp); chi thu nhập tăng thêm...
- Kiểm toán chi tiết các khoản chi tại các BHXH tỉnh và các đơn vị trực thuộc xem các khoản chi này có trong dự toán và có đúng định mức không, có đảm bảo các yếu tố pháp lý của chứng từ không. Các khoản chi có đúng chính sách chế độ không. Việc thanh toán tiền lương, tiền công có đúng quy định không?
- Kiểm toán tình hình lập kế hoạch dự toán, cấp phát kinh phí và thanh quyết toán chi QLBM đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ để đánh giá tính hợp lý, cơ sở của việc cấp phát, quyết toán kinh phí QLBM.
4. Kiểm toán hoạt động bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH
- Kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hợp lý của cơ chế, chính sách của Nhà nước và của BHXHVN trong hoạt động đầu tư và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm.
- Đánh giá tình hình cân đối nguồn quỹ bảo hiểm hiện tại và trong tương lai; các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm trình Hội đồng quản lý BHXHVN thông qua,...
- Đánh giá việc chấp hành của BHXHVN trong quản lý đầu tư Quỹ bảo hiểm nhàn rỗi: các Nghị quyết của Hội đồng quản lý chỉ đạo như thế nào; đã xây dựng Phương án đầu tư Quỹ trình Hội đồng quản lý phê duyệt hay không?; việc thực hiện cho vay đối với NSNN, các NHTM trong từng thời điểm với lãi suất như thế nào, có hợp lý không? việc cho vay đối với các NHTM, NHPT, NHCSXH được thực hiện như thế nào? (mức cho vay, thời hạn vay, lãi suất vay, Thủ tục cho vay, Hợp đồng cho vay đã thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính ban hành hay chưa?). Việc cho vay vượt mức trần lãi suất huy động của các NHTM do NHNN quy định (nếu có) được thực hiện như thế nào?
- Đánh giá các biện pháp BHXHVN đã áp dụng để tập trung nguồn Quỹ từ các BHXH tỉnh, thành phố được thực hiện như thế nào; những vấn đề hợp lý và những vấn đề còn bất cập cần được sửa đổi, bổ sung, thay thế để đảm bảo tập trung nguồn quỹ tốt nhất.
- Xác định tổng nguồn Quỹ bảo hiểm tạm thời nhàn rỗi; đối chiếu, so sánh với số vốn hiện đang cho vay (loại trừ phần vốn cần thiết để đảm bảo thanh toán BHXH, BHYT) để phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng Quỹ bảo hiểm nhàn rỗi.
- Xác định chính xác số lãi thu từ hoạt động đầu tư, cho vay Quỹ, trong đó lưu ý xác định cả số lãi phải thu nhưng chưa thu được để hạch toán.
- Kiểm tra việc sử dụng, phân bổ số tiền sinh lời thực thu được có đúng theo quy định hay không.
5. Kiểm toán chi đầu tư phát triển
- Đánh giá tính hợp lý của việc xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển; phát hiện các trường hợp vi phạm các quy định, các Nghị quyết của Chính phủ trong mua sắm tài sản (lưu ý: tính cấp thiết hay sự cần thiết phải đầu tư mua sắm tài sản; trình tự, thủ tục mua sắm; chủng loại, chất lượng tài sản, giá cả,...), nâng cấp cơ sở vật chất; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc; phát triển phần mềm quản lý, hiện đại hóa công nghệ thông tin...
- Kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (vận dụng Quy trình kiểm toán đầu tư dự án của KTNN để thực hiện). Lưu ý một số nội dung:
+ Đánh giá việc lập, phân bổ vốn đầu tư XDCB, cơ cấu vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư cho BHXH các tỉnh, thành phố.
+ Xác định tính chính xác của khối lượng và đơn giá dự toán, giá trị thẩm định so với bản vẽ thiết kế thi công làm cơ sở cho việc đấu thầu hoặc chỉ định thầu; thời gian lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, nợ đọng vốn đầu tư; công tác cấp phát và quản lý vốn đầu tư.
+ Kiểm toán chọn mẫu một số hồ sơ báo cáo quyết toán công trình đã được BHXHVN phê duyệt trong năm.
PHỤ LỤC 08
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỦ TỤC
KIỂM TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY
ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC (SCIC)
(Kèm theo Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21tháng 11 năm 2017
của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
I. Thủ tục kiểm toán cơ bản đối với một số nghiệp vụ/khoản mục chính
1. Kiểm toán đánh giá tính tuân thủ trong một số hoạt động đặc thù
- Kiểm toán đánh giá tính tuân thủ các quy định của nhà nước và nội bộ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu (SCIC) đối với doanh nghiệp:
KTV thực hiện đánh giá việc thực hiện các quyền và trách nhiệm của người đại diện theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 25/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; việc thực hiện Quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo Thông tư 21/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính; việc thwck hiện Quy chế người đại diện phần vốn theo quy định tại Quyết định số 06/QĐ-DTKDV.HDTV ngày 06/02/2013 của SCIC;...
- Kiểm toán đánh giá tính tuân thủ trong việc thực Nghị định của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp thực hiện ngân sách nhà nước (một số năm gần với năm được kiểm toán) và về dự toán thu ngân sách nhà nước (của năm được kiểm toán): KTV thực hiện đánh giá tình hình thực hiện thu và nộp vào ngân sách nhà nước đối với cổ tức được chia (của năm được kiểm toán) cho phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định của Chính phủ về thu cổ tức được chia và lợi nhuận còn lại.
2. Kiểm toán đánh giá tính tuân thủ trong công tác tiếp nhận bàn giao vốn tại các Bộ và địa phương chuyển sang cho SCIC quản lý
- KTV thực hiện đánh giá tính tuân thủ các quy định trong việc tiếp nhận và chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo quy định tại Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2011 (về hồ sơ chuyển giao, căn cứ xác định số liệu chuyển giao...); đánh giá trách nhiệm của SCIC và các bộ ngành địa phương trong việc thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa hoặc chuyển đổi thuộc đối tượng chuyển giao cho SCIC theo quy định tại Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về điều lệ và tổ chức hoạt động của SCIC, Nghị định số 153/2013/NĐ-CP, Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 17/01/2012 về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước;…
- Thực hiện thu thập các tài liệu, hồ sơ làm cơ sở nhận xét đánh giá như: Kế hoạch kinh doanh được Hội đồng thành viên phê duyệt và báo cáo chi tiết tình hình thực hiện kế hoạch năm; Báo cáo chi tiết về tình hình thực hiện chuyển giao quyền đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước; danh sách doanh nghiệp nhận bàn giao vốn nhà nước.
- Đánh giá việc tuân thủ các quy định về việc quản lý tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, cụ thể:
+ Kiểm toán đánh giá về tính đầy đủ của hồ sơ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp: bao gồm những hồ sơ tài liệu gì và có đầy đủ theo quy định hay không?
+ Kiểm tra số liệu chuyển giao và ghi nhận của SCIC; sau khi nhận bàn giao, số liệu chuyển giao có thay đổi không? nếu có thì SCIC đã điều chỉnh lại số liệu nhận chuyển giao chính thức hay chưa?
+ Kiểm tra tính tuân thủ về thời gian chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu cho SCIC và trình tự chuyển giao theo quy định hiện hành và việc tuân thủ các quy định của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Kiểm toán đánh giá trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện chuyển giao theo quy định hiện hành, cụ thể bao gồm:
(i) Trách nhiệm của SCIC.
(ii) Trách nhiệm của các Bộ ngành, UBND cấp tỉnh.
(iii) Trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao.
3. Kiểm toán hoạt động quản lý quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (HTSXDN)
- Kiểm toán đánh giá tính tuân thủ trong việc quản lý, sử dụng Quỹ HTSXDN: Căn cứ theo các quy định tại Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ HTSXDN, Thông tư số 184/2012/TT-BTC ngày 25/10/2012 hướng dẫn một số nội dung của Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ HTSXDN ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg, Công văn số 11603/BTC-TCDN ngày 30/8/2013 về việc xử lý các khoản chậm nộp về Quỹ HTSXDN.
- Kiểm tra việc lập và phê duyệt kế hoạch tài chính và kế hoạch hoạt động hàng năm theo quy định; Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch năm; Kiểm toán việc chấp hành các quy định về thời gian lập báo cáo, quyết toán, các quy định về chế độ báo cáo, công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán quỹ hàng năm;
- Kiểm toán việc Quản lý và sử dụng nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, cụ thể:
+ Đối với các khoản thu Quỹ:
(i) Xác định tính chính xác và đầy đủ các nguồn thu về Quỹ gồm:
· Nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
· Nguồn thu từ các hình thức sắp xếp chuyển đổi khác như giao, bán, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
(ii) Kiểm toán việc đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp nộp tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; xác định thời hạn nộp tiền về quỹ có thực hiện theo đúng quy định và xác định các khoản phạt chậm nộp phát sinh theo quy định.
(iii) Kiểm tra SCIC có thực hiện theo dõi, hạch toán, tổng hợp kịp thời, đầy đủ các nguồn thu về Quỹ khi có phát sinh và tổng hợp báo cáo quyết toán Quỹ hàng năm theo quy chế quản lý Quỹ hay không?
+ Đối với các khoản chi từ Quỹ:
(i) Xác định nội dung các khoản chi và việc ghi nhận, hồ sơ chi có đúng theo quy định, có phải là các khoản chi theo quy định hiện hành hay không?
(ii) Kiểm tra tính tuân thủ trong việc sử dụng (chi quỹ) cụ thể: Kiểm tra việc sử dụng nguồn có đúng mục đích, đối tượng không? (có được sử dụng theo các mục đích được xác định trong phần công việc của các kế hoạch làm việc và ngân sách hàng năm không?).
- Kiểm tra, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả quản lý tài chính liên quan đến quản lý Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản đầu tư tiền gửi từ nguồn quỹ có được tách bạch riêng biệt với nguồn tiền của SCIC hay không, tính tuân thủ trong việc đầu tư nguồn tiền của quỹ; kiểm tra các khoản đầu tư khác từ nguồn tiền của Quỹ.
4. Kiểm toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn
- Thu thập các tài liệu hồ sơ làm cơ sở đánh giá, cụ thể: danh mục và sao kê các khoản đầu tư đến 31/12; kế hoạch đầu tư hàng năm; các quyết định phê duyệt của Hội đồng thành viên SCIC; phương án cơ cấu lại các danh mục đầu tư của SCIC; danh mục các đơn vị có vốn đầu tư chia cổ tức và không chia cổ tức trong năm;…
- Kiểm tra tính đầy đủ về mặt số lượng các tài liệu, biểu mẫu của trình tự thủ tục đầu tư: Hồ sơ đầu tư, Hồ sơ pháp lý dự án đầu tư,….
- Kiểm tra chất lượng khoản đầu tư
+ Đối chiếu sự khớp đúng của số liệu trên các tài liệu sau: sao kê danh mục đầu tư, sổ kế toán chi tiết về các khoản đầu tư, Bảng cân đối tài khoản đến 31/12 năm BCTC được kiểm toán. Sau đó tiến hành chọn mẫu các các khoản đầu tư để kiểm tra các hồ sơ đầu tư.
+ Khi kiểm tra chi tiết đối với một hồ sơ đầu tư cần xem xét các nội dung sau:
(i) Khoản đầu tư có được lập phương án đầu tư cụ thể và có được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định trong phân cấp của đơn vị không.
(ii) Kiểm tra phương án trình đầu tư có nêu rõ tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tính pháp lý của dự án đầu tư và các vấn đề quan trọng khác liên quan đến dự án, các ý kiến đề xuất.
(iii) Đối tượng đầu tư và số tiền đầu tư có phù hợp, có nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh và nằm trong giới hạn theo tỷ lệ (lĩnh vực, ngành nghề ...) quy định của đơn vị và của nhà nước hay không.
(iv) Phương án đầu tư đã được thông qua ý kiến của của bộ phận thẩm định, quản lý rủi ro của đơn vị chưa, có ý kiến không chấp nhận đối với nội dung nào hay không; phương án đầu tư đã được hội đồng đầu tư hoặc hội đồng quản trị cho ý kiến đánh giá chưa (nếu có), có ý kiến trái chiều nào không; kiểm tra quyết định đầu tư được phê duyệt đã đúng phân cấp theo quy định chưa;
(v) Sau khi đầu tư đã có các tài liệu, chứng từ xác nhận về phần vốn đầu tư chưa; có thực hiện kiểm tra thường xuyên phương án đầu tư và đưa ra các đề xuất, kiến nghị kịp thời không;
(vi) Đối với dự án đầu tư góp vốn có cử người đại diện phần vốn góp cần kiểm tra xem trách nhiệm của người đại diện đã hoàn thành nhiệm vụ được giao chưa.
- Kiểm toán đánh giá khả năng thu hồi của khoản đầu tư
+ Từ việc kiểm tra đánh giá thực trạng, tính tuân thủ pháp luật của khoản đầu tư đưa ra các đánh giá về khả năng thu hồi.
+ Kiểm tra việc chấp hành các thỏa thuận, các nghĩa vụ của khoản đầu tư;
+ Đánh giá tình hình thị trường, các yếu bên trong, bên ngoài, chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến khoản đầu tư.
+ Từ việc đánh giá khả năng thu hồi đưa ra các kiến nghị phù hợp và tính toán trích lập dự phòng theo quy định.
5. Kiểm toán doanh thu hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn
- Việc hạch toán đúng, đủ các khoản doanh thu phát sinh trong năm: doanh thu cổ tức lợi nhuận được chia, doanh thu từ việc bán, thoái các khoản đầu tư, doanh thu từ lãi tiền gửi, doanh thu khác...
+ Đối chiếu số liệu tổng hợp theo dõi doanh thu từ việc bán/thoái và các doanh thu khác của các ban đầu tư/chi nhánh với số liệu thu thập từ phòng kế toán tài chính.
+ Chọn mẫu một số khoản doanh thu lớn/bất thường trong năm (tùy theo xét đoán của KTV) để kiểm tra chứng từ chi tiết.
- Chú ý thời điểm hạch toán các loại doanh thu, các khoản doanh thu hạch toán trên tài khoản công nợ để chuyển doanh thu sang năm sau (Thông tư số 220/2013/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định 151/2013/NĐ-CP về chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC; Quyết định số 3369/QĐ-BTC ngày 31/12/2014 về việc ban hành quy chế quản lý tài chính của SCIC).
6. Kiểm toán nợ phải thu, nợ phải trả
- Tập trung kiểm toán việc theo dõi, quản lý, phân loại, đối chiếu xác nhận công nợ phải thu, phải trả cuối năm, tình hình thực hiện chi trả, thu hồi công nợ, chú trọng xác định công nợ phải thu về cổ tức các doanh nghiệp quản lý đầu tư, công nợ thu nộp Quỹ HTSXDN. Xác định các khoản nợ tồn đọng lâu ngày và xem xét ghi nhận đánh giá các biện pháp để xử lý.
- Phân tích biến động số dư công nợ phải thu/phải trả tại thời điểm 31/12 năm được kiểm toán với số dư tại thời điểm 31/12 năm trước theo đối tượng, từ đó phát hiện ra những biến động bất thường (nếu có).
- Đối chiếu sổ chi tiết tài khoản phải thu/phải trả tại thời điểm 31/12 với sao kê chi tiết công nợ phải thu/phải trả theo đối tượng tại thời điểm 31/12 và số dư trên báo cáo tài chính. Thu thập các xác nhận công nợ của đơn vị với các bên liên quan và xác nhận của kiểm toán độc lập gửi tại thời điểm 31/12 sau đó đối chiếu với sao kê chi tiết công nợ theo đối tượng.
- Kiểm tra chi tiết các tài liệu bổ trợ và thu thập bằng chứng để chứng minh cho những nghi ngờ về tính đúng đắn của số dư tài khoản phải thu/phải trả tại thời điểm 31/12.
- Đối với công nợ phải thu về Quỹ HTSXDN cần đối chiếu với các quy định riêng về việc quản lý, theo dõi đối với Quỹ HTSXDN.
- Kiểm tra các tài liệu thanh toán sau kỳ (quý I của năm sau) để chứng minh tính đúng đắn, đầy đủ của số dư công nợ tại thời điểm 31/12.
- Việc tính và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Kiểm tra bảng tính chi tiết số dự phòng nợ phải thu khó đòi; sau đó KTV tự tính toán lại trên cơ sở các quy định của pháp luật liên quan để so sánh với số liệu đơn vị đã trích để phát hiện các chênh lệch (nếu có).
7. Kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của SCIC
- Ngoài các phương pháp kiểm toán quy định tại Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước, KTV cần lựa chọn các tiêu chí kiểm toán hoạt động phù hợp để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các đơn vị được kiểm toán, theo đó dự kiến đánh giá một số tiêu chí sau: Đánh giá về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu; khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện thời, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sử hữu;….
- KTV sử dụng dữ liệu của năm được kiểm toán để so sánh với dữ liệu của các năm trước, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá xu hướng thay đổi, nguyên nhân và những thông tin cần lưu ý phục vụ cho việc đưa ra các kiến nghị đổi mới công tác quản lý của đơn vị (nếu có).
- KTV đánh giá về mức độ bảo toàn vốn: Tính theo hệ số bảo toàn vốn (hệ số H): = Vốn chủ sở hữu của Công ty tại thời điểm báo cáo/Vốn chủ sở hữu của Công ty cuối kỳ trước liền kề với kỳ báo cáo.
+ Nếu hệ số H>1 Công ty đã phát triển được vốn; H = 1 Công ty bảo toàn được vốn và nếu H<1 Công ty chưa bảo toàn được vốn.
+ KTV thực hiện so sánh, đánh giá mức độ bảo toàn cả về giá trị và hệ số (H) của năm được kiểm toán với các năm trước. KTV vận dụng hướng dẫn, gợi ý xây dựng chỉ tiêu theo hướng dẫn tại Quy trình kiểm toán doanh nghiệp và Điều 10, Quyết định số 3369/QĐ-BTC ngày 31/12/2014.
- Đánh giá trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đối với các cấp lãnh đạo quản lý của SCIC đối với hiệu quả hoạt động của SCIC theo các nhiệm vụ, chức năng được giao. Tiêu chí đánh giá dựa trên các kết quả tăng trưởng hoạt động và các sai sót có tính trọng yếu ảnh hưởng làm giảm hiệu quả hoạt động hoặc vi phạm các quy định quản lý của Nhà nước.
- Các chỉ tiêu cụ thể và chỉ tiêu khác do KTV chủ động lựa chọn phù hợp với thực tiễn áp dụng khi thực hiện kiểm toán.
PHỤ LỤC 09
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP,
THỦ TỤC KIỂM TOÁN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Kèm theo Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21 tháng 11 năm 2017
của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Phụ lục này hướng dẫn kiểm toán đối với một số hoạt động đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán.
1. Kiểm toán đánh giá việc tuân thủ hệ thống các văn bản pháp luật
- Kiểm tra việc chấp hành, tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tài chính và UBCKNN và các văn bản khác có liên quan đến hoạt động vụ nghiệp vụ của công ty chứng khoán.
- Kiểm tra đánh giá tính cập nhật hệ thống văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động của các công ty chứng khoán và việc triển khai thực hiện có đảm bảo nguyên tắc đầy đủ, kịp thời trong hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán.
2. Kiểm toán hoạt động công nghệ thông tin
Kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc bảo mật trong quản trị công nghệ thông tin của công ty trên các mặt sau:
- Việc ra vào phòng đặt máy chủ có giới hạn ở những người có thẩm quyền không? danh sách những người có thẩm quyền ra vào phòng đặt máy chủ có được cập nhật kịp thời khi có sự thay đổi không?
- Việc sao lưu dữ liệu có tuân thủ theo đúng quy định của Công ty không? sao lưu dữ liệu dự phòng có thực hiện hàng ngày không? kiểm tra các phương thức sao lưu dữ liệu.
- Các cá nhân, nhân viên có mật khẩu vào máy tính không? nhân viên có khóa máy khi rời khỏi bàn làm việc không? việc phân quyền truy cập vào những mảng khác nhau trong hệ thống mạng nội bộ có được phê duyệt không?
- Kiểm tra mục đích sử dụng internet và hệ thống chat: các địa chỉ truy cập Internet của nhân viên có đúng mục đích phục vụ công việc của Công ty không?
- Dữ liệu công nghệ thông tin có được nối trực tiếp đến trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) không? cuối mỗi phiên giao dịch nhân viên giao dịch có rà soát kiểm tra đối chiếu lượng giao dịch cổ phiếu trong ngày với trung tâm lưu ký chứng khoán không? Công ty có hay bị sập nguồn mạng không?
Sau khi phỏng vấn và kiểm tra trực tiếp từng bộ phận nghiệp vụ, KTV đánh giá và đưa ra nhận xét kết luận về việc chấp hành các quy định bảo mật theo quy định của UBCKNN.
3. Kiểm toán nghiệp vụ môi giới giao dịch chứng khoán
3.1. Kiểm toán tổng hợp
- Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định hiện hành theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản có liên quan.
- Tham chiếu “Quy trình môi giới”, kiểm tra việc thực hiện các quy định trong quy trình nghiệp vụ môi giới.
3.2. Kiểm toán chi tiết
- Kiểm tra chọn mẫu hồ sơ tài khoản khách hàng có đầy đủ các thông tin và giấy tờ cần thiết theo quy định (Chứng minh nhân dân, giấy phép đăng ký kinh doanh,…) không? Có đăng ký chữ ký giao dịch không?...
- Kiểm tra chọn mẫu chứng từ các giao dịch mua/bán chứng khoán, nộp/rút tiền mặt, lưu ký chứng khoán, chuyển khoản, đặt lệnh online…của khách hàng có đầy đủ chữ ký đăng ký và chữ ký ủy quyền phê duyệt không? có quản lý mật khẩu khi giao dịch trực tuyến không? có ghi âm cuộc gọi, mật khẩu khi khách đặt lệnh điện thoại không? có tuân thủ nguyên tắc kiểm soát theo quy trình nghiệp vụ không?
- Kiểm tra chọn mẫu một số giao dịch thu phí của khách hàng xem có phù hợp biểu phí theo quy định của Bộ Tài chính không?
- Kiểm tra chọn mẫu chứng từ điều chuyển tiền có đầy đủ chữ ký hợp lệ không?
- Kiểm tra các quy trình nghiệp vụ và thực hiện quy trình của các bộ phận phòng, ban có được thực hiện theo hướng dẫn hay không?
- Kiểm tra việc cung cấp thông tin của Công ty chứng khoán cho khách hàng có đầy đủ, trung thực và kịp thời hay không?
Từ đó KTV đưa ra đánh giá, nhận xét và kết luận.
4. Kiểm toán hoạt động tự doanh chứng khoán
4.1. Kiểm toán tổng hợp
- Kiểm toán việc tuân thủ các quy định nêu tại Mục 3, Điều 53 Thông tư số 210/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/11/2012 Hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Kiểm toán việc tuân thủ các quy định của Quyết định số 27/2007/BTC ban hành về Quy chế hoạt động của Công ty chứng khoán quy định về một số hành vi bị cấm hoặc hạn chế.
- KTV yêu cầu công ty cung cấp: Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết. Bảng kê chi tiết phản ánh số đầu năm, phát sinh tăng, giảm trong năm, số cuối năm của các khoản tự doanh trong năm. Bảng tính và cơ sở để ghi nhận dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư. Các hợp đồng, hồ sơ pháp lý về các khoản tự doanh để thực hiện kiểm tra.
4.2. Kiểm toán chi tiết
- Chọn mẫu hồ sơ, hợp đồng xem Công ty chứng khoán có áp dụng các sản phẩm phái sinh như các Hợp đồng quyền chọn, chỉ số tương lai. Tuy nhiên, UBCK đã khẳng định rằng chưa có hành lang pháp lý cho hoạt động này nên các sản phẩm phái sinh như trên bị cấm do vậy khi thực hiện kiểm toán phải lưu ý trong kỳ có phát sinh các sản phẩm này hay không?
- Kiểm toán đánh giá tính đầy đủ và hợp pháp của các thông tin, tài liệu hỗ trợ các quyết định mua bán cho mục đích tự doanh của Công ty.
+ Nhân viên giao dịch, nhân viên phân tích có xây dựng phương án cụ thể đánh giá các rủi ro thị trường trước khi đề xuất đầu tư hay không?
+ Nhân viên tư vấn, nhân viên phân tích, nhân viên giao dịch đặt lệnh có được tách biệt không hay một người làm nhiều việc?
+ Đề xuất đầu tư có ý kiến phê duyệt của người có thẩm quyền hay không? có tuân thủ đúng các quy định của điều lệ công ty về việc đầu tư không?
+ Các chứng từ giao dịch có đầy đủ chữ ký thẩm quyền, có nội dung rõ ràng và đầy đủ các thông tin cần thiết không? có được lưu giữ bảo mật không?
+ Tài khoản tự doanh chứng khoán của Công ty chứng khoán có được tách bạch với Tài khoản của nhà đầu tư không? tiền gửi thanh toán chứng khoán có được tách biệt giữa tài khoản của nhà đầu tư và tài khoản của Công ty chứng khoán không?
+ Chỉ tiêu an toàn tài chính có đáp ứng được các điều kiện quy định về tự doanh chứng khoán theo quy định tại Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính và Điều 9 của Thông tư 210/BTC ngày 30/11/2012 hay không?
Sau khi thực hiện kiểm toán tổng hợp, chi tiết, KTV đưa ra đánh giá nhận xét cụ thể về việc chấp hành các quy định trong nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
5. Kiểm toán nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
5.1. Kiểm toán tổng hợp
- Kiểm toán việc tuân thủ các quy định nêu tại Mục 4, Điều 54 Thông tư số 210/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/11/2012 Hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan, cụ thể:
+ Kiểm toán việc tuân thủ các quy định nêu tại Điều 55 Thông tư số 210/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/11/2012 Hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán.
+ Kiểm tra công ty có đủ điều kiện để được cấp phép hoạt động nghiệp vụ BLPH không?.
5.2. Kiểm toán chi tiết
- Chọn mẫu kiểm toán một số Hợp đồng bảo lãnh phát hành để kiểm tra tại thời điểm ký hợp đồng BLPH theo hình thức cam kết chắc chắn còn hiệu lực các hợp đồng có đáp ứng đủ các điều kiện như:
+ Không được lớn hơn 100% vốn CSH tính theo BCTC quý gần nhất.
+ Không được vượt quá 15 lần hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn theo BCTC quý gần nhất.
+ Kiểm tra tại niên độ kiểm toán xem công ty có bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt trong 3 tháng liền trước thời điểm ký hợp đồng BLPH.
Trên cơ sở kiểm toán từng nội dung nghiệp vụ, KTV đưa ra đánh giá, nhận xét và kết luận.
6. Kiểm toán nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán
6.1. Kiểm toán tổng hợp
- Kiểm toán, đánh giá việc chấp hành quy chế hoạt động của ban kiểm soát nội bộ và quy trình nghiệp vụ của các Phòng ban, Bộ phận trong Công ty;
- Kiểm toán việc tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn về quy trình, nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh chứng khoán;
- Kiểm toán đánh giá việc tuân thủ các quy định nêu tại Mục 7, Điều 60 Thông tư số 210/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/11/2012 hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan.
6.2. Kiểm toán chi tiết
- Kiểm toán trên sổ tổng hợp, chi tiết các danh mục, khách hàng tư vấn đầu tư trong kỳ để xác định tính chính xác giữa số liệu tổng hợp và chi tiết.
- Chọn mẫu kiểm toán hồ sơ, hợp đồng, chứng từ liên quan đến hoạt động tư đầu tư cho khách hàng.
- Kiểm tra cách thức và việc thực hiện lưu giữ thông tin khách hàng và thông tin phương án đầu tư đảm bảo nguyên tắc bảo mật.
- Các dự án tư vấn cho khách hàng có được thể hiện qua hợp đồng tư vấn ký bởi những người có thẩm quyền hay không? Hợp đồng tư vấn có được lưu giữ bảo mật không?
Sau khi thực hiện kiểm toán, KTV có đánh giá, nhận xét và kết luận.
7. Kiểm toán nghiệp vụ lưu ký chứng khoán
7.1. Kiểm toán tổng hợp
- Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 57/QĐ-VSD ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và theo Thông tư số 43/2010/TT-BTC ngày 25/03/2010 sửa đổi, bổ sung quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC ngày 22/10/2007 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính và Mục 6 Điều 58 và 59 Thông tư Số 210/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/11/2012 Hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán.
- Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ về hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán ban hành.
7.2. Kiểm toán chi tiết
Yêu cầu Công ty cung cấp sổ tổng hợp, chi tiết theo dõi nghiệp vụ lưu ký chứng khoán, KTV cần thực hiện kiểm tra chọn mẫu một số nội dung sau:
- Kiểm tra giám sát việc luân chuyển chứng từ giữa Công ty và Trung tâm lưu ký có được thực hiện đúng quy trình và thời gian quy định hay không?
- Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đối với Trung tâm lưu ký có đúng và đầy đủ không?
- Kiểm tra việc lưu giữ chứng từ có đầy đủ, đúng quy định không?
- Kiểm tra Quy trình thực hiện nghiệp vụ Phòng lưu ký.
- Kiểm tra việc thực hiện mở, đóng, quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán của nhà đầu tư có đảm bảo chặt chẽ, theo đúng quy định không?
Sau khi thực hiện kiểm toán, KTV có đánh giá, nhận xét và kết luận.
8. Giao dịch mua ký quỹ chứng khoán (margin)
8.1. Kiểm toán tổng hợp
Kiểm toán việc tuân thủ các quy định nêu tại Điều 11 Thông tư số 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 16/01/2011 Hướng dẫn về giao dịch chứng khoán? Thực hiện kiểm tra số tổng hợp và sao kê chi tiết các giao dịch mua ký quỹ trong kỳ thực hiện kiểm toán để xác định tính khớp đúng về số liệu giữa sổ chi tiết và tổng hợp.
8.2. Kiểm toán chi tiết
- Kiểm tra xem hàng tuần công ty chứng khoán có làm công văn báo cáo xin ủy ban chứng khoán “V/v những mã chứng khoán sẽ được công ty cấp margin trong phiên giao dịch tuần tới” không? tiến hành chọn mẫu một số mã chứng khoán để thực hiện kiểm toán.
- Kiểm tra xem giữa mã chứng khoán tự doanh hiện có của Công ty chứng khoán với những mã chứng khoán sẽ được Công ty cấp margin đợt tới liệu có liên quan đến việc làm giá không? thực hiện chọn mẫu một số mã chứng khoán để thực hiện kiểm toán.
- Kiểm tra tài khoản ký quỹ việc để đặt lệnh mua chứng khoán ký quỹ, thì trong tài khoản khách hàng phải ký quỹ một khoản tiền nhất định theo tỷ lệ quy định của từng công ty chứng khoán. Khách hàng sử dụng chứng khoán có trên tài khoản tại công ty chứng khoán để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ cho việc sử dụng ký quỹ. KTV thực hiện chọn mẫu để kiểm tra việc chấp hành ký quỹ của khách hàng và việc đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng.
- Kiểm tra việc ban hành các văn bản nội bộ của Công ty chứng khoán về việc quy định tỷ lệ margin call đối với từng loại chứng khoán (Tỷ lệ thông dụng thường được áp dụng là 30%. Điều này có nghĩa là nếu chứng khoán giảm giá làm cho số tiền ký quỹ giảm xuống nhỏ hơn 30% tổng giá trị chứng khoán thì công ty chứng khoán sẽ yêu cầu chủ tài khoản nộp thêm tiền để nâng tỷ lệ ký quỹ lên trên 30%). KTV cần kiểm tra thực tế tại công ty đã chấp hành như thế nào để có đánh giá nhận xét và kết luận.
- Để sử dụng sản phẩm giao dịch ký quỹ, người mở tài khoản phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán ký quỹ, có thể đặt lệnh mua chứng khoán ký quỹ như đặt lệnh thông thường thông qua tất cả các kênh đặt lệnh của BSC như: tại quầy, qua điện thoại, qua internet. Công ty chứng khoán sẽ phải quản lý tài khoản giao dịch ký quỹ phải tách rời với tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường, do vậy KTV cần kiểm tra việc quản lý TK của công ty để phát hiện sai sót.
- Trong thực tế, việc xung đột lợi ích giữa Công ty chứng khoán và nhà đầu tư là thường xẩy ra khi khoản đầu tư ký quỹ bị sụt giảm lợi ích. Nên phải thực hiện kiểm tra việc chấp hành tỷ lệ cấp margin và kiểm tra, đánh giá trách nhiệm cụ thể từng bên trong theo hợp đồng ký quỹ mở tài khoản.
- Giao dịch ký quỹ của một số tài khoản VIP không bị xử lý tài sản theo quy định khi giá chứng khoán sụt giảm. Kiểm tra lãi suất, thời hạn cho vay và gia hạn cho vay margin, phí giao dịch đối với các khách hàng VIP này có đúng với quy định không.
Sau khi thực hiện kiểm tra tổng hợp, chi tiết từng nội dung công việc, KTV phải có đánh gia, nhận xét và kết luận rõ ràng.
9. Kiểm toán hoạt động kế toán, hạch toán
9.1. Kiểm toán tổng hợp (Về nội dung này áp dụng theo quy trình kiểm toán BCTC các tổ chức tài chính và ngân hàng).
- Chế độ kế toán áp dụng: rà soát việc áp dụng qui định về chế độ kế toán hiện hành theo các qui định của Bộ Tài chính Quyết định, Thông tư hướng dẫn)...
- Hình thức sổ kế toán áp dụng cho công ty chứng khoán: Công ty chứng khoán có thể lựa chọn một trong hai hình thức sổ kế toán: hình thức kế toán nhật ký chung và hình thức kế toán trên máy vi tính.
- KTV căn cứ Bảng cân đối kế toán năm; Sổ kế toán tổng hợp; Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan để thực hiện kiểm toán.
- KTV đối chiếu số liệu trên Cân đối kế toán với số liệu tại các báo cáo tổng hợp, chi tiết đánh giá, nhận xét số liệu tổng hợp đã chính xác hay chưa? Nếu có sai lệch thì yêu cầu công ty làm rõ đối với từng chỉ tiêu sai lệch. Nếu không có sai lệch thì chuyển sang thực hiện kiểm toán chi tiết, cụ thể:
+ Kiểm toán sổ sách kế toán của nhân viên kế toán và thủ quỹ có được lập đầy đủ theo quy định hay không?
+ Kiểm tra việc ghi chép sổ sách, hạch toán vào phần mềm kế toán có kịp thời, chính xác không?
+ Kiểm tra việc thực hiện phân quyền truy cập phần mềm kế toán đúng ủy quyền không?
9.2. Kiểm toán chi tiết
- Trên cơ sở số liệu tổng hợp (gắn với cân đối kế toán) KTV yêu cầu sao kê chi tiết đối với từng chỉ tiêu nghiệp vụ để đưa ra nhận xét đánh giá, cụ thể:
+ Kiểm toán TK tiền mặt tại quỹ: Công ty có thực hiện hạch toán, theo dõi theo đúng quy định không? Két tiền mặt có được niêm phong cuối ngày làm việc không?. Biên bản kiểm kê tiền mặt có được ký xác nhận đầy đủ không?
+ Kiểm toán TK tiền gửi ngân hàng: Tiền gửi tại ngân hàng có được tách biệt giữa tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của công ty chứng khoán và Tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong nước. Tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài. Khả năng thanh toán của Công ty có đảm bảo không, có bị mất khả năng thanh toán không?
+ Kiểm toán tình hình quản lý và mua sắm TSCĐ:
Kiểm tra công tác ghi nhận, mở sổ theo dõi, thống kê TSCĐ có được cập nhật thường xuyên không? TSCĐ có được đánh mã số đầy đủ không?
Nguyên tắc ghi nhận tài sản có đúng không? hạch toán TSCĐ đã đầy đủ và đúng theo quy định về chuẩn mực TSCĐ không?
Việc phân loại và tính khấu hao TSCĐ có phù hợp và đúng quy định không?
Quy trình mua sắm TSCĐ có thực hiện theo đúng quy định không?
Việc theo dõi, hạch toán tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình, vô hình có đúng hay không?
+ Kiểm toán các khoản mục hàng tồn kho: KTV phải kiểm tra xem công ty có phản ánh chi tiết từng loại hàng tồn kho vào thời điểm cuối năm và đầu năm hay không? Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của các Tài khoản 152, 153 trên sổ cái.
+ Kiểm toán giá trị khối lượng chứng khoán giao dịch thực hiện trong năm: trên cơ sở đối chiếu, so sánh giữa số kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết. Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết Tài khoản 121 “Chứng khoán thương mại” và Tài khoản 224 “Đầu tư chứng khoán dài hạn”.
+ Kiểm toán các khoản phải thu và nợ phải trả: KTV thực hiện kiểm tra, đánh giá tình hình tăng, giảm các khoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đã quá hạn thanh toán, đang tranh chấp hoặc khó đòi, kiểm tra chi tiết theo từng khoản phải thu và nợ phải trả từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị phù hợp.
+ Kiểm toán tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu: căn cứ trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh”, Tài khoản 414 “Quỹ đầu tư phát triển”, Tài khoản 415“Quỹ dự phòng tài chính”, Tài khoản 418 “Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu”, Tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” để thực hiện kiểm toán để xác định tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu và đua ra nhận xét, kết luận phù hợp.
+ Kiểm toán các khoản mục doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh (Thực hiện theo quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính ngân hàng).
+ Kiểm toán thuế và các khoản nộp NSNN (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN...).
+ Tổng hợp số liệu và đưa ra kết quả tính toán so sánh với số báo cáo, nếu có sai lệch thì yêu cầu đơn vị làm rõ đối với từng chỉ tiêu bị sai lệch này. Nếu không có sai lệch thì kết luận đơn vị tính toán và hạch toán chính xác và trung thực.