• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 05/06/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2005
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 62/2003/QĐ-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bạc Liêu, ngày 25 tháng 4 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Ban hành biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải đối với tàu thuỷ vận tải nội địa và phí, lệ phí hàng hải đặc biệt

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ban hành ngày 30/6/1990;

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải tại công văn số 1665/GTVT-PC ngày 24/4/2003 và theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,


QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải đối với tàu thuỷ vận tải nội địa và phí, lệ phí hàng hải đặc biệt.

Điều 2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải có trách nhiệm tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải và được trích theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được trước khi nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định sau đây:

a. Cảng vụ Hàng hải được thu phí trọng tải; phí neo đậu tại vũng, vịnh, phí sử dụng cầu, bến, phao neo do Ngân sách Nhà nước đầu tư và do cơ quan cảng vụ quản lý; lệ phí ra vào cảng biển; lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải) và được trích để lại 35% trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được. Cục Hàng hải Việt Nam được phép điều hoà kinh phí để lại chi giữa các đơn vị Cảng vụ.

b. Bảo đảm An toàn Hàng hải Việt Nam được thu phí bảo đảm hàng hải và được để lại 100% tổng số tiền phí thu được.

c. Các công ty Hoa tiêu Hàng hải được thu phí hoa tiêu và thực hiện chế độ tài chính theo qui định hiện hành.

Việc quản lý sử dụng số tiền phí, lệ phí được trích theo quy định tại tiết a, b và c Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 3. Các mức phí neo đậu tại vũng, vịnh, phí sử dụng cầu bến, phao neo không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho các doanh nghiệp cảng biển và phí bảo đảm hàng hải các luồng chuyên dùng của các doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủ tài chính đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2003; Các quy định về phí, lệ phí hàng hải và giá dịch vụ cảng biển tại Quyết định số 48/2001/QĐ/BTC ngày 28/5/2001 của Bộ Tài chính, Quyết định số 86/2000/QĐ-BVGCP, Quyết định số 87/2000/QĐ-BVGCP ngày 10/11/2000 của Ban Vật giá Chính phủ và các qui định khác trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 5. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải nộp phí, lệ phí hàng hải; Cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

  

Biểu phí, lệ phí hàng hải đối với

tàu thuỷ vận tải nội địa và phí, lệ phí hàng hải đặc biệt

(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2003/QĐ/BTC
ngày
25/4/2003 của Bộ Tài chính)

 

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. ĐƠN VỊ TIỀN TỆ TÍNH PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI:

Đồng tiền thu phí, lệ phí hàng hải đối với tàu thuỷ vận tải nội địa được qui định bằng đồng Việt Nam.

II. ĐƠN VỊ TÍNH PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI VÀ CÁCH QUY TRÒN:

Mức thu phí, lệ phí hàng hải được tính trên cơ sở tổng dung tích (GROSS TONNAGE - GT); công suất máy chính được tính bằng mã lực (HORSE POWER - HP) hoặc KWAT (KW) của tàu thuỷ; thời gian được tính bằng giờ, ngày; khoảng cách tính bằng hải lý, cụ thể:

1. Đơn vị trọng tải:

1.1. Đối với tàu thuỷ chở hàng khô (kể cả container) - DRY CARRIERS: Trọng tải tính phí, lệ phí hàng hải là tổng dung tích (GT) lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

1.2. Đối với tàu thuỷ chở hàng lỏng - LIQUID CARGO TANKERS: Trọng tải tính phí, lệ phí hàng hải bằng 85% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm không phân biệt tàu có hay không có các két nước dằn hoặc phân ly.

1.3. Đối với tàu thuỷ ra vào để chở khách, sửa chữa, phá dỡ: Trọng tải tính phí, lệ phí hàng hải bằng 50% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

1.4. Tàu thuỷ không ghi GT, trọng tải tính phí, lệ phí hàng hải được quy đổi như sau:

- Tàu thuỷ chở hàng:     1,5 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.

- Tàu kéo, tàu đẩy:       01 HP tính bằng 0,5 GT.

- Sà lan:                       01 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.

1.5. Đối với tàu thuỷ là đoàn sà lan, tàu kéo (hoặc tàu đẩy): Trọng tải tính phí, lệ phí hàng hải là tổng GT của cả đoàn sà lan và tàu kéo (hoặc tàu đẩy).

2. Đơn vị tính công suất máy: Là mã lực (HP) hoặc KW; Phần lẻ dưới 1 HP (hoặc KW) tính tròn 1 HP (hoặc KW).

3. Đơn vị thời gian:

- Đối với đơn vị thời gian là ngày: 1 ngày tính là 24 giờ; Phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính 1 ngày.

- Đối với đơn vị thời gian là giờ: 1 giờ tính bằng 60 phút; Phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 1 giờ.

4. Khoảng cách tính phí hàng hải: Là hải lý; Phần lẻ chưa đủ một hải lý tính là 1 hải lý. Đơn vị tính phí cầu bến tàu thuỷ là mét, phần lẻ chưa đủ mét tính bằng 1 mét.

III. PHÂN CHIA CÁC KHU VỰC CẢNG BIỂN:

Khu vực 1: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 20 trở lên phía Bắc.

Khu vực 2: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 11,5 đến vĩ tuyến 20.

Khu vực 3: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 11,5 trở vào phía Nam.

IV. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ:

Một số từ ngữ trong Quyết định này được hiểu như sau:

1. Hàng hoá (kể cả container) xuất khẩu: Là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.

2. Hàng hoá (kể cả container) nhập khẩu: Là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.

3. Tàu thuỷ: Bao gồm tàu biển, tàu sông và các loại tàu, thuyền, phương tiện khác (không phân biệt có động cơ hoặc không có động cơ) hoạt động trên biển và các vùng nước liên quan đến biển Việt Nam.

4. Tàu công trình: Là tàu chuyên dùng để thi công xây dựng các công trình thuỷ.

5. Vận tải quốc tế: Là vận tải hàng hoá, container, hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài và từ nước ngoài đến Việt Nam, vận tải quá cảnh, vận tải trung chuyển và vận tải vào hoặc ra khu chế xuất.

6. Vận tải nội địa: Là vận tải hàng hoá, hành khách giữa các cảng biển Việt Nam.

7. Chuyến: Tàu thủy vào cảng 01 lượt và rời cảng 01 lượt được tính là 01 chuyến.

B. BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢIĐỐI VỚI TÀU THUỶ VẬN TẢI NỘI ĐỊA

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Biểu phí, lệ phí hàng hải đối với tàu thuỷ vận tải nội địa được qui định cho các đối tượng sau:

1. Là các tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ vận tải hàng hoá, hành khách giữa các cảng Việt Nam thực tế vào, rời đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải, vùng nước thuộc các cảng biển Việt Nam.

2. Tàu thuỷ của các lực lượng vũ trang, công an, hải quan và cảng vụ khi thực hiện công vụ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định này (trường hợp làm kinh tế và chở hàng thuê thì phải nộp phí, lệ phí hàng hải theo quy định tại Quyết định này).

II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Phí trọng tải:

1.1. Tàu thuỷ vào, rời cảng biển Việt Nam phải nộp phí trọng tải theo mức như sau:

- Lượt vào: 250 đồng/GT

- Lượt rời:  250 đồng/GT

1.2. Tàu thuỷ vào, rời cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên mà không xếp dỡ hàng hoá, không nhận trả khách áp dụng mức thu bằng 70% so với mức thu nêu tại điểm 1.1 mục này

1.3. Tàu thuỷ chỉ đỗ ở phao, vũng, vịnh suốt thời gian dỡ hàng áp dụng mức thu bằng 50% so với mức thu nêu tại điểm 1.1 mục này.

1.4. Tàu thủy vận tải hàng hoá, hành khách vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải thuộc một đơn vị cảng vụ quản lý nhiều hơn 4 chuyến trong một tháng thì từ chuyến thứ 5 trở đi trong tháng được áp dụng mức thu bằng 50% mức thu của cùng trường hợp.

1.5. Những trường hợp sau đây không thu phí trọng tải:

- Tàu thuỷ vào, rời cảng tránh bão, cấp cứu bệnh nhân, mà không bốc dỡ hàng không nhận, trả khách.

- Tàu thuỷ chuyên dùng đánh bắt cá và thuyền buồm thể thao của Việt Nam.

1.6. Tàu thuỷ mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu thì được áp dụng mức thu thấp nhất.

2. Phí bảo đảm hàng hải:

2.1. Tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam phải nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:

2.1.1. Tàu thuỷ có trọng tải từ 2.000 GT trở xuống:

- Lượt vào:  250 đồng/GT.

- Lượt rời:   250 đồng/GT.

2.1.2. Tàu thuỷ có trọng tải từ 2.001 GT trở lên:

- Lượt vào:  500 đồng /GT.

- Lượt rời:   500 đồng /GT.

2.2. Tàu thuỷ vận tải hàng hoá, hành khách vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải thuộc một đơn vị cảng vụ quản lý nhiều hơn 4 chuyến trong một tháng thì từ chuyến thứ 5 trở đi trong tháng được áp dụng mức thu bằng 70% mức thu của cùng trường hợp.

2.3. Tàu thủy đến vị trí hàng hải được phép để nhận dầu, nước ngọt, thực phẩm, thay đổi thuyền viên, cấp cứu bệnh nhân áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại điểm 2.1 trên đây.

2.4. Không thu phí bảo đảm hàng hải đối với các trường hợp sau:

Tàu sông, bao gồm: Tàu kéo, đẩy, sà lan biển, sà lan Lash thuộc phương tiện vận tải đường sông đã trả phí bảo đảm đường sông thì không phải nộp phí bảo đảm hàng hải.

2.5. Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu thì được áp dụng mức thu thấp nhất.

3. Phí hoa tiêu

3.1. Tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam áp dụng mức thu phí hoa tiêu như sau:

Lượt vào: 20 đồng/GT- HL

Lượt rời:   20 đồng/GT- HL

Mức thu tối thiểu  300.000 đồng

Di chuyển cầu: 60 đồng/GT

Mức thu tối thiểu:  200.000 đồng

3.2. Mức phí hoa tiêu một số tuyến:

a. Tuyến từ Định An qua luồng Sông Hậu

Lượt vào:  25 đồng/GT- HL

Lượt rời:   25 đồng/GT- HL

Mức thu tối thiểu 1.500.000 đồng

Di chuyển trong cảng:    60 đồng/GT

Mức thu tối thiểu:   200.000 đồng

b. Tuyến dẫn tàu khu vực dàn khoan dầu khí:

Dẫn cập tàu:  120 đồng/GT

Dẫn rời tàu:   120 đồng/GT

c. Tuyến dẫn tàu khu vực Kiên Giang:

Khu vực Bình Trị, Hòn Chông 30 đồng/GT- HL

Khu vực Phú Quốc:   40 đồng/GT- HL

d. Tuyến Vịnh Gềnh Rái đến Cái Mép trên sông Thị Vải:

Lượt vào: 40 đồng/GT- HL

Lượt rời:  40 đồng/GT- HL

đ. Tuyến Cửa Lò, Xuân Hải, Bến Thuỷ (khu vực Cảng Nghệ Tĩnh):

Lượt vào: 55 đồng/GT- HL

Lượt rời:  55 đồng/GT- HL

Mức thu tối thiểu mỗi lượt dẫn tàu vào hoặc rời cảng: 500.000 đồng

e. Tuyến cảng Đầm Môn (vịnh Vân Phong):

Lượt vào:  30 đồng/GT- HL

Lượt rời:   30 đồng/GT- HL

Mức thu tối thiểu:

Mỗi lần dẫn tàu vào hoặc rời cảng:        300.000 đồng

Mỗi lần di chuyển trong cảng:    200.000 đồng

g. Tuyến Phao O đến cảng Nghi Sơn (Thanh Hoá), Chân Mây, Dung Quất, Vũng áng:

Lượt vào:  55 đồng/GT- HL

Lượt rời:   55 đồng/GT- HL

Mức thu tối thiểu:  500.000 đồng

Di chuyển trong cảng:    50 đồng/GT

Mức thu tối thiểu:    200.000 đồng

3.3. Khi xin hoa tiêu, chủ tàu phải báo cho hoa tiêu trước 6 giờ. Trường hợp thay đổi giờ hoặc hủy bỏ việc xin hoa tiêu phải báo cho hoa tiêu biết trước 3 giờ; quá thời hạn trên chủ tàu phải trả tiền chờ đợi với mức thu:

Hoa tiêu: 20.000 đồng/người-giờ.

Hoa tiêu và phương tiện:           200.000 đồng/giờ

Cách tính thời gian chờ đợi như sau:

a. Hoa tiêu chưa rời vị trí xuất phát: Tính là 1 giờ

b. Hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát: Thời gian chờ đợi tính từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu.

c. Hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu không quá 4 giờ, quá thời gian trên việc xin hoa tiêu coi như đã huỷ bỏ; nếu hoa tiêu đã lên tàu nhưng chủ tàu huỷ bỏ yêu cầu thì phải trả tiền hoa tiêu theo luồng đã xin dẫn đường và mức thu quy định tại điểm 3.1 và 3.2 mục này.

d. Hoa tiêu đã làm xong việc dẫn đường, nếu thuyền trưởng vẫn giữ hoa tiêu lại sẽ tính thêm tiền chờ đợi theo số giờ giữ lại.

3.4. Trường hợp tàu thuỷ có hành trình để thử máy móc thiết bị, hiệu chỉnh la bàn áp dụng mức thu bằng 110% mức thu quy định.

3.5. Tầu biển không tự vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật áp dụng mức thu bằng 150% mức thu quy định theo quãng đường thực tế.

3.6. Tàu thuỷ không tới thẳng cảng đến mà xin neo lại dọc đường (trừ các tuyến không được chạy đêm) chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh thêm trong việc đưa đón hoa tiêu.

3.7. Trường hợp tàu thuỷ đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đại diện chủ tàu thuỷ đã yêu cầu và đã được cảng vụ và hoa tiêu chấp thuận mà hoa tiêu chưa tới, khiến tàu phải chờ đợi thì hoa tiêu phải trả tiền cho tàu thuỷ tiền chờ đợi là 230.000 đồng/giờ theo số giờ thực tế phải chờ đợi.

3.8. Trường hợp hoa tiêu đã đến vị trí nhưng tàu thuỷ không vận hành được vì lý do bất khả kháng ( theo xác nhận của cảng vụ ) thì không thu phí hoa tiêu.

4. Phí neo đậu tại vũng, vịnh:

Tàu thủy neo đậu tại vũng, vịnh phải nộp phí sử dụng vị trí neo đậu theo mức thu: 4 đồng/GT-giờ

5. Phí sử dụng cầu, bến, phao neo thuộc khu vực cảng biển:

Tàu thuỷ đỗ tại cầu phải trả phí theo mức:   15 đồng /GT- giờ

Tàu thủy đỗ tại phao phải trả phí theo mức:  10 đồng /GT- giờ

6. Lệ phí ra, vào cảng biển:

6.1. Tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam phải thực hiện các thủ tục quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải nộp lệ phí ra, vào cảng biển như sau:

TT        Loại phương tiện           Mức thu

(đồng/chuyến)

1. Tàu thủy, thuyền gỗ nhỏ chở khách, sà lan tự hành có trọng tải từ 200 tấn trở xuống 20.000

2. Tàu thủy có trọng tải dưới 200GT, đoàn sà lan vận tải đường sông (gồm tàu lai, kéo, đẩy)      30.000

3. Tàu thuỷ có trọng tải từ 200GT đến dưới 1000GT    50.000

4. Tàu thuỷ có trọng tải từ 1000GT đến dưới 5000GT  100.000

5. Tàu thuỷ có trọng tải trên 5000GT    200.000

6.2. Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải): 100.000 đồng/lần.

C. BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI ĐẶC BIỆT:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Biểu phí, lệ phí hàng hải đặc biệt được áp dụng cho các đối tượng sau:

1. Tàu thuỷ (kể cả tàu thuê mua) thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam (trừ trường hợp treo cờ nước ngoài) và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động vận tải quốc tế.

2. Tàu thuỷ thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân Việt Nam cho các tổ chức cá nhân nước ngoài thuê để hoạt động vận tải quốc tế.

3. Tàu thuỷ chuyên dụng mà Việt Nam chưa sản xuất được (gồm tàu chở dầu thô, khí hoá lỏng, xi măng rời) và các tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được do các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê của nước ngoài để hoạt động vận tải quốc tế.

4. Tàu thuỷ (không phân biệt tàu của tổ chức, cá nhân nước ngoài hay của tổ chức, cá nhân Việt Nam) vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, quá cảnh cho chủ hàng là doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (trừ hàng hoá sản xuất tại Việt Nam vận tải nội địa và tiêu thụ nội địa).

Đối tượng áp dụng các trường hợp đặc biệt quy định tại mục này phải xuất trình cho cơ quan thu phí hồ sơ xác minh thuộc đối tượng được áp dụng theo qui định của Cục Hàng hải Việt Nam.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Mức thu phí hàng hải áp dụng đối với các đối tượng quy định tại mục I phần này như sau:

1.1. Phí trọng tải:

Lượt vào: 0,05 USD/GT.

Lượt rời: 0,05 USD/GT.

1.2. Phí Bảo đảm hàng hải:

Đơn vị tính: USD/GT

TT        Loại tàu            Khu vực 1 và 3            Khu vực 2

1. Tàu thuỷ (trừ tàu LASH)                    

            - Lượt vào        0,14     0,11

            - Lượt rời         0,14     0,11

2. Tàu LASH                

a.         Tàu mẹ              

            - Lượt vào        0,05     0,04

            - Lượt rời         0,05     0,04

b.         Sà lan con        (Chỉ thu khi rời tàu mẹ đi trên luồng)

            - Lượt vào        0,08     0,05

            - Lượt rời         0,08     0,05

2. Cách xác định phí, lệ phí hàng hải cho các đối tượng tại mục I phần này như sau:

2.1. Trường hợp nhận hàng xuất khẩu tại nhiều cảng Việt Nam:

- Lượt rời cảng bốc dỡ cuối cùng áp dụng mức thu đối với tàu vận tải quốc tế.

- Lượt đến và lượt rời tại các cảng trước đó áp dụng mức thu đối với tàu vận tải nội địa.

2.2. Trường hợp trả hàng nhập khẩu sau đó nhận hàng để vận tải nội địa:

- Lượt vào cảng dỡ áp dụng mức thu đối với tàu vận tải quốc tế.

- Lượt rời áp dụng mức thu đối với tàu vận tải nội địa.

2.3. Trường hợp trả hàng nội địa sau đó nhận hàng xuất khẩu:

- Lượt vào áp dụng mức thu đối với tàu vận tải nội địa.

- Lượt rời áp dụng mức thu đối với tàu vận tải quốc tế.

2.4. Trường hợp trả hàng nhập khẩu tại nhiều cảng Việt Nam (kể cả có hoặc không nhận hàng để vận tải nội địa):

- Lượt vào ở cảng dỡ hàng đầu tiên áp dụng mức thu đối với tàu vận tải quốc tế.

- Lượt rời ở cảng dỡ hàng đầu tiên và tại các cảng tiếp theo áp dụng mức thu đối với tàu vận tải nội địa.

3. Thời gian tính phí neo đậu tại vũng, vịnh; phí sử dụng cầu, bến, phao neo đối với các đối tượng qui định tại mục I phần này như sau:

3.1. Trường hợp trả hàng nhập khẩu:

- Khoảng thời gian từ khi tàu vào cảng đến khi kết thúc làm hàng nhập khẩu: áp dụng mức thu đối với tàu vận tải quốc tế.

- Khoảng thời gian từ khi kết thúc làm hàng nhập khẩu trở đi: áp dụng mức thu đối với tàu vận tải nội địa.

3.2. Trường hợp trả hàng vận tải nội địa hoặc chạy rỗng vào cảng để nhận hàng xuất khẩu như sau:

- Trong thời gian tàu đã vào cảng nhưng chưa bốc hàng: áp dụng mức thu đối với tàu vận tải nội địa.

- Khoảng thời gian từ khi bắt đầu bốc hàng đến khi rời cảng: áp dụng mức thu đối với tàu vận tải quốc tế.

4. Tàu công trình của nước ngoài vào, rời lãnh hải Việt Nam để hoạt động thi công công trình thu phí, lệ phí hàng hải như sau:

- Lượt vào đầu tiên và lượt rời cuối cùng áp dụng mức thu đối với tàu thuỷ vận tải quốc tế.

- Trong quá trình thi công có vào, rời các khu vực hàng hải được áp dụng mức thu đối với tàu vận tải nội địa.

5. Lệ phí thủ tục:

Trường hợp tại một cảng, tàu thuỷ phải thanh toán một lượt cước, phí cảng biển theo mức thu đối với tàu vận tải quốc tế và một lượt theo mức thu đối với tàu vận tải nội địa thì lệ phí thủ tục thu bằng 50% mức thu đối với tàu vận tải quốc tế cộng ( + ) với 50% mức thu đối với tàu vận tải nội địa.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Văn Tá

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.