• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 24/04/2002
CHÍNH PHỦ
Số: 05/2002/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bạc Liêu, ngày 24 tháng 4 năm 2002

NGHỊ QUYẾT

Về một số giải pháp để triển khai thực hiện

kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002

             

Qua hơn 3 tháng triểnkhai thực hiện kế hoạch năm 2002, nền kinh tế nước ta đã gặp phải nhiều khókhăn và thách thức rất lớn cả ở trong nước và ngoài nước, nhưng với sự nỗ lựcphấn đấu rất cao của các Bộ, địa phương và các cơ sở sản xuất kinh doanh, cùngvới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nhiều cơ chế chínhsách và các biện pháp đưa ra từ đầu năm đã được triển khai thực hiện tốt. Nhờvậy, tình hình kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực trên một số lĩnh vực :công nghiệp tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao; vốn đầu tư toàn xãhội đạt khá, nhất là đầu tư thuộc ngân sách nhà nước và đầu tư khu vực dân cư;dịch vụ có bước phát triển, thu ngân sách nhà nước đạt khá.... Kết quả đạt đượctrong qúy I năm 2002 tuy thấp hơn so với cùng kỳ năm 2001 và kế hoạch cần phảiđạt được cả năm 2002, nhưng đây là một cố gắng rất lớn, cần được phát huy trongthời gian tới.

Bên cạnh những chuyểnbiến tích cực nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn rất khó khăn : kimngạch xuất khẩu đạt thấp và giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2001; sản xuất nôngnghiệp đang đứng trước nhiều thử thách lớn, đặc biệt là hạn hán kéo dài và khốcliệt hơn mọi năm, nạn cháy rừng xảy ra nghiêm trọng; sản xuất công nghiệp ở mộtsố trung tâm công nghiệp lớn tăng trưởng chưa ổn định; một số lĩnh vực xã hộichưa được cải thiện đáng kể, đời sống nhân dân trong vùng thiên tai còn nhiềukhó khăn.

Nhiệm vụ còn lại trongcác tháng tới là hết sức nặng nề. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên đây,nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2002và tạo đà thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, Chính phủ yêu cầu các Bộ,ngành, địa phương, trước hết cần phải quán triệt và triển khai thực hiện tốtcác nhóm giải pháp đã được Quốc hội thông qua, đồng thời khẩn trương triển khaimột số giải pháp bổ sung điều hành kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002 như sau:

 

I. Thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế:

Thúc đẩy chuyển dịchcơ cấu kinh tế được coi là nhóm giải pháp vừa có tính cấp bách trước mắt, vừamang tính chiến lược lâu dài. Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần thựchiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trước mắt, cần tập trung thực hiện các giải phápsau đây:

1. Công tác quy hoạchđể chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường trong nướcvà ngoài nước, thế mạnh và chỗ yếu của sản phẩm nước ta trong từng giai đoạn,từ đó xác định lộ trình nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng sản phẩm ở từngvùng khác nhau. Quy hoạch phải theo vùng, không quy hoạch đơn thuần theo địabàn cấp quản lý hành chính và phải được hiệu chỉnh kịp thời đáp ứng thay đổinhu cầu của thị trường. Theo quy hoạch đã được xác định, các cơ quan chức năngcần tập trung tổ chức thực hiện quy hoạch, nhanh chóng xây dựng chương trìnhđầu tư gắn với doanh nghiệp và các hộ sản xuất theo một cơ cấu phù hợp, thúcđẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

2. Tiếp tục thực hiệnchuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã được quy định trong Nghị quyết số05/2001/NQ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về bổ sung một số giảipháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001 và triển khai có điều chỉnh các nộidung quy định tại Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 củaChính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vàtiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Đẩy mạnh tiến độ thựchiện dự án trồng 5 triệu ha rừng, kết hợp với chương trình trồng cây nguyênliệu làm 1 triệu tấn bột giấy và giấy trên cơ sở quy hoạch gắn các nhà máy sảnxuất giấy, bột giấy với vùng nguyên liệu.

Phát triển chăn nuôivới mức tăng trưởng nhanh hơn trồng trọt, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuấtkhẩu, kể cả về thịt, sữa, da. Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, các Bộ, địa phương có liên quan sớm hoàn chỉnh đề án quyhoạch phát triển các nhà máy chế biến sữa bò gắn với các vùng nguyên liệu theotinh thần Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướngChính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở ViệtNam thời kỳ 2001 - 2010 để trình Thủ tướng Chính phủ.

Thủy sản là một thếmạnh, có thể và cần được tăng trưởng nhanh. Bộ Thủy sản chủ trì, cùng với BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lại quy hoạch, bố trí những vùngđất ven biển thích hợp cho nuôi trồng thủy sản, chuyển diện tích đất trồng lúabấp bênh, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản. Bộ Thuỷ sản xây dựng chươngtrình, kế hoạch đầu tư cụ thể hoặc hướng dẫn các địa phương, các tổ chức, cánhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển giống tôm, cá; hướng dẫn kỹthuật nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh.

Cùng với việc rà soátđiều chỉnh các chính sách đã ban hành, bổ sung các chính sách mới nhằm khuyếnkhích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo đúng quy hoạch, kế hoạch, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo xây dựng và tổng kết các mô hìnhchuyển đổi cơ cấu đạt hiệu quả cao để nhân ra diện rộng.

Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn khẩn trương xây dựng đề án về trang thiết bị cho công tác phònghộ rừng, phòng, chống cháy rừng để có đủ khả năng xử lý khi có sự cố.

3. Chuyển dịch cơ cấucông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế tạo, nhất là cácngành và sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàngxuất khẩu, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, như:dệt may, giày dép, cơ khí chế tạo, chế biến lương thực, thực phẩm và nôngsản... khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu ổn địnhvà lâu dài để phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến.

Yêu cầu đối với cácngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, công nghiệpcơ khí, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đặt biệt là ngành dệt may, da giàylà không chỉ tăng nhanh sản lượng mà phải nâng cao phần giá trị do trong nướctạo ra trong tổng giá trị sản phẩm.

Thực hiện các dự ánphát triển ngành điện, than, khai thác và chế biến dầu, khí, bảo đảm sự pháttriển cân đối, an toàn về năng lượng. Tăng nhanh năng lực chế tạo cơ khí, trướchết là cơ khí phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp. Phát triển có lựa chọn các cơ sởkhai thác quặng, luyện kim, hoá chất, phân bón, vật liệu xây dựng. Tích cực đápứng nhu cầu phát triển công nghiệp quốc phòng.

Các Bộ, Uỷ ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là tỉnh, thànhphố) chỉ đạo các cơ sở sản xuất tăng sức cạnh tranh trên cơ sở sắp xếp lại sảnxuất, đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý. Các Bộ quản lý ngành phảicùng với các hiệp hội doanh nghiệp, các Tổng công ty tiến hành xây dựng quyhoạch sản xuất đối với từng ngành hàng, có phương án cụ thể để phát triển mạnhnhững sản phẩm chủ lực, trọng yếu, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, trực tiếptạo ra giá trị làm tăng trưởng kinh tế, đồng thời có biện pháp thích hợp hỗ trợnhững doanh nghiệp và sản phẩm đang thua kém các nước xung quanh về chất lượng,giá cả.

4. Chuyển dịch mạnhcác ngành dịch vụ theo hướng tập trung đầu tư phát triển các ngành dịch vụ cókhả năng thu hồi vốn nhanh, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước như du lịch,dịch vụ tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, dịch vụ bưu chính viễnthông.... Phát huy mọi nguồn lực của Nhà nước và xã hội để phát triển và nângcao chất lượng các dịch vụ đáp ứng sự phát triển toàn diện con người như giáodục, y tế và thể thao. Mở rộng các dịch vụ phục vụ đời sống công cộng và sinhhoạt gia đình.

5. Tăng cường sự chỉđạo, điều hành của các Bộ đối với các vùng kinh tế trọng điểm, nhất là công tácquy hoạch, kế hoạch, đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); khoa học, công nghệ, môitrường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường); đào tạo nghề (Tổng cục dạy nghề,Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa cáctỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm với các tỉnh ngoài vùng, hìnhthành một số tổ chức hiệp hội để phối hợp thúc đẩy phát triển vùng kinh tếtrọng điểm.

Chính phủ và toàn xãhội tích cực hỗ trợ những vùng khó khăn, đặc biệt là vùng núi phía Bắc, TâyNguyên, đồng bằng sông Cửu Long, thông qua các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, gắn với chương trình xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm.

Ưu tiên giải quyết nướcsinh hoạt cho nhân dân, nước uống cho gia súc; cố gắng tối đa đảm bảo nguồn nướccho sản xuất nông nghiệp; thúc đẩy triển khai các dự án xây dựng công trìnhthuỷ lợi để tăng năng lực dự trữ nước vào mùa mưa, điều tiết nước vàomùa khô. Khắc phục hạn hán phải đi liền với phòng, chống cháy rừng, lũ bão.

Các Bộ cùng với chínhquyền địa phương, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trungđiều chỉnh quy hoạch sản xuất, hệ thống kết cấu hạ tầng và địa bàn dân cư, tậptrung chống sạt lở bờ sông, bờ biển để chủ động phòng tránh bão, lũ; tổ chứcchỗ an toàn cho ngư dân neo đậu tầu thuyền khi có bão. Tạo điều kiện cho dân ởđồng bằng sông Cửu Long có cuộc sống an toàn, ổn định, ít phải di dời, duy trìđược việc đi lại, học tập, khám chữa bệnh khi có lũ lụt xảy ra.

6. Các Bộ, ủy ban nhândân các tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91 khẩn trương xây dựng phương án tổngthể sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, tập trung chỉđạo và thực hiện việc sắp xếp lại các Tổng công ty, đẩy mạnh cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá IX) và Chương hànhđộng của Chính phủ. Thực hiện tốt các chính sách đối với lao động dôi dư do sắpxếp lại doanh nghiệp nhà nước quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11tháng 4 năm 2002 của Chính phủ để giúp người lao động có việc làm mới. Việc xácđịnh giá trị doanh nghiệp nhà nước cần tiến hành theo hướng cơ quan có thẩmquyền quyết định chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước quyết định thành lậpHội đồng xác định giá trị doanh nghiệp hoặc lựa chọn các công ty kiểm toán, tổchức kinh tế có chức năng định giá để trực tiếp ký hợp đồng xác định giá trịdoanh nghiệp.

Các Bộ, địa phương cầntạo điều kiện về tài chính, đất đai, thị trường, giống, kỹ thuật và đào tạonghề để kinh tế hợp tác và hợp tác xã có bước tiến mới hỗ trợ, bổ sung cho kinhtế hộ gia đình, kinh tế trang trại; để doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tưnhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển đa dạng về loại hình, vềngành nghề, thực sự là lĩnh vực góp phần quan trọng vào việc tạo ra của cải,giải quyết việc làm, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Các Bộ, chính quyềnđịa phương chủ động, tích cực triển khai Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX),phấn đấu thực hiện tốt phương châm "Toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi,từng nhà làm giàu cho mình, cho cộng đồng cơ sở và cho đất nước".

II. Đẩy mạnh đầu tưphát triển và kích cầu tiêu dùng:

1. Các Bộ và các tỉnh,thành phố rà soát lại các chương trình, dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước đểbố trí đầu tư tập trung, có trọng điểm, theo mục tiêu kế hoạch. Bố trí đủ vốnđối ứng cho các dự án ODA nhằm bảo đảm tiến độ theo hiệp định đã được ký kết,đặc biệt là các dự án hoàn thành vào năm 2002 và năm 2003. Chỉ bố trí vốn khicác dự án khởi công mới đã có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành.Các Bộ và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện công tác đấuthầu và các bước tiếp theo để các dự án khởi công mới được triển khai đúng tiếnđộ.

Các địa phương cónguồn thu lớn nhờ việc triển khai thực hiện các cơ chế đổi đất lấy công trình,thưởng vượt thu ngân sách, một số khoản thu và phụ thu được phép để lại... cầnbố trí vốn cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội và đổi mớicông nghệ của những dự án đầu tư đang hoạt động, trên cơ sở tuân thủ đúng thủtục đầu tư theo quy định hiện hành.

Các Bộ, địa phương đãđược Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạchnăm 2001 sang năm 2002 phải khẩn trương hoàn thành khối lượng còn lại; đồngthời có trách nhiệm triển khai nguồn vốn đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung kếhoạch năm 2002 tại Quyết định số 216/2002/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2002 vàThông báo số 17 BKH/TH ngày 05 tháng 4 năm 2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chomột số công trình và nhiệm vụ cấp bách năm 2002.

2. Bộ Tài chính tiếptục ứng trước vốn cho các chủ đầu tư thực hiện các dự án chuyển tiếp, các dự ánquan trọng để bảo đảm thi công liên tục, theo đúng tiến độ. Cơ quan cấp trêncủa chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tiến độ và giám sát việc sửdụng đúng mục đích số vốn được ứng trước. Các cơ quan tài chính không ứng trướcvốn, không thanh toán vốn cho các dự án không thực hiện đúng các quy định hiệnhành về quản lý đầu tư và xây dựng.

3. Các Bộ, địa phươngtổ chức thẩm định và phê duyệt dự án theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đốivới các dự án nhóm A đã có danh mục trong quy hoạch được duyệt hoặc đã có chủtrương đầu tư, không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mà lập ngay báocáo nghiên cứu khả thi.

Giao Chủ tịch Hội đồngquản trị Tổng công ty 91 phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dự ánnhóm B, C do các Tổng công ty 91 quản lý đã nằm trong quy hoạch hoặc được cấpcó thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch 5 năm, không phân biệt nguồn vốn đầu tưvà tự chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm nguồn vốn để dự án triển khai thicông đúng tiến độ.

4. Các chủ dự án đầu tưphải tính toán đầy đủ các công việc liên quan đến giải phóng mặt bằng (diệntích cần giải toả, số dân cần tái định cư, các tài sản khác của dân, của tậpthể, của Nhà nước... phải di chuyển) để làm cơ sở tính đủ yêu cầu vốn đầu tư,có kế hoạch triển khai phù hợp, sát thực theo đúng tiến độ thực hiện dự án. Chủtịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xác định khung giá đền bù và quyết định cụthể giá đền bù phù hợp với khung giá của Nhà nước, tổ chức, chỉ đạo việcgiải phóng mặt bằng trước khi triển khai thực hiện dự án.

5. Các dự án thuộcnhóm B, C không phải đấu thầu quốc tế, được phép áp dụng hình thức chỉ địnhthầu đối với các gói thầu tư vấn, thiết kế; được phép áp dụng hình thức chàohàng cạnh tranh đối với : các gói thầu xây lắp khi đã có thiết kế kỹ thuật vàdự toán được duyệt và các gói thầu mua sắm thiết bị khi đã hội đủ các thông sốkỹ thuật. Chủ dự án tự quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luậttoàn bộ các nội dung liên quan đến chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh.

Các dự án sử dụng 100%vốn trong nước, không bắt buộc phải qua đấu thầu quốc tế, trừ những phần thiếtbị, công nghệ cao nước ta chưa sản xuất được phải nhập của nước ngoài. Trườnghợp cần thiết, các dự án loại này được phép thuê chuyên gia tư vấn, giám sáttrong và ngoài nước hoặc mua công nghệ để chế tạo ở trong nước.

6. Bộ Kế hoạch và Đầutư chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trong quý II năm 2002 tổng kết, đánhgiá các chương trình, giải pháp đã thực hiện về kích cầu đầu tư - tiêu dùng;xem xét kỹ các mặt được, chưa được đối với từng lĩnh vực, từ đó xây dựng chươngtrình tổng thể, đồng bộ về kích cầu đầu tư - tiêu dùng trong thời gian tới nhằmđạt mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên phát triểnnhững ngành, những sản phẩm có khả năng cạnh tranh, những vùng, khu vực pháthuy được lợi thế sẵn có; khuyến khích thu hút đầu tư.

7. Bộ Kế hoạch và Đầutư chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi,tháo gỡ các vướng mắc về đất đai, tài chính, tín dụng, lao động tiền lương, hỗtrợ về đào tạo, khoa học và công nghệ, thông tin, xúc tiến thương mại để thúcđẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển theo hướng không ngừng nâng cao hiệu quảvà sức cạnh tranh, đầu tư nhiều hơn vào khu vực sản xuất, hợp tác liên doanhvới nhau và với các thành phần kinh tế khác.

8. Trong quý II năm2002, Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4năm 1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khucông nghệ cao. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng đề án thí điểm thựchiện một số hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới như công tyquản lý vốn, công ty hợp danh, các quỹ đầu tư...; quy chế phân công, phân cấpvà phối hợp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài để trình Chính phủ ban hànhvào qúy III năm 2002.

Đến hết quý II năm2002, các Bộ đã được giao nhiệm vụ, phải hoàn thành việc ban hành văn bản hướngdẫn thực hiện Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chínhphủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và Quyết định số132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một sốchính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

9. Các địa phương cầnsử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ đầu tư xây dựng mạng lưới chợ, trước hếtlà các chợ trung tâm thị trấn, thị xã và thành phố, các chợ chuyên bán nông sảnvà các chợ đầu mối tập trung của các vùng kinh tế.

10. Ngân sách nhà nướcsẽ hỗ trợ thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển để đầu tư kết cấu hạ tầng và hỗ trợcác dự án về đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất muối nhằm nâng cao năng suất,chất lượng và bảo đảm cung ứng đủ mặt hàng này cho nhu cầu trong nước. Bộ Tàichính phối hợp với các Bộ liên quan trình Thủ tướng Chính phủ nguyên tắc hỗ trợvà hướng dẫn thực hiện từ quý II năm 2002.

11. Doanh nghiệp sảnxuất và lưu thông vật tư máy móc nội địa phục vụ nông - ngư nghiệp được vay vốntín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện hoặc hỗ trợ việc thực hiệncác phương thức mua bán trả góp, trả chậm, đại lý và hợp đồng hai chiều vớinông dân. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ liên quan trình Thủ tướng Chính phủnguyên tắc hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện từ quý II năm 2002.

12. Các Ngân hàng Thươngmại quốc doanh đẩy mạnh cho vay trung dài hạn; đồng thời, phối hợp chặt chẽ vớiQuỹ Hỗ trợ phát triển mở rộng hình thức cho vay hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

13. Để ngăn chặn ngaytình trạng đầu cơ mua đi bán lại nhà ở, đất ở trái pháp luật, gây"sốt" giá nhà ở, đất ở tại nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực đôthị, Chính phủ giao Bộ Xây dựng kiểm tra, rà soát lại cơ chế, chính sách, đềxuất trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp ổn định thị trường nhà ở, đất ở.Các tỉnh, thành phố phải kiểm tra ngăn chặn xử lý nghiêm minh việc mua bán,chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và chuyển mục đích sử dụng đất nôngnghiệp sang đất xây dựng nhà ở, trái với các quy định của pháp luật hiện hànhvà trái quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tiến hành ngay việc rà soátlại các dự án về xây dựng nhà ở, có biện pháp xử lý và ngăn chặn kịp thời tìnhtrạng chủ đầu tư cắt đất, bán nền nhà chia nhỏ dự án để bán đất; kiểm tra và xửlý nghiêm đối với những trường hợp mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đấttrái pháp luật, cấp đất không đúng thẩm quyền; những dự án đã được phê duyệt nhưngkhông triển khai xây dựng theo tiến độ và làm trái quy định, trái quy hoạchphải được chấn chỉnh hoặc thu hồi giấy phép đầu tư, thu hồi quyết định giaođất, cho thuê đất.

14. Uỷ ban nhân dâncác tỉnh, thành phố cần khẩn trương xây dựng chương trình phát triển nhà ở,thống nhất chủ trương này trong Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân để chương trìnhnày trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội của mình. Tập trung chỉ đạo thật tốt công tác quy hoạch khu dân cưtrên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể pháttriển đô thị, nông thôn; phải quản lý xây dựng theo quy hoạch, chấm dứt tìnhtrạng xây dựng không theo quy hoạch. Các đô thị phải phát triển nhà ở theo dựán và coi việc xây dựng nhà ở chung cư cao tầng là giải pháp chủ yếu để cảithiện điều kiện sống cho người dân ngày càng tiện lợi, văn minh.

15. Tại các thành phố,đi đôi với việc xây dựng nhà ở mới, phải tập trung chỉ đạo triển khai việc cảitạo, xây dựng lại nhà ở chung cư đã xuống cấp, không an toàn cho người ở vànhững khu nhà ở không đảm bảo tiện nghi tối thiểu. Các tỉnh vùng đồng bằng sôngCửu Long phải tập trung chỉ đạo thực hiện dứt điểm chương trình xây dựng cụmtuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lụt, đồng thời cần có các biệnpháp chỉ đạo cụ thể nhằm tạo điều kiện để ổn định chỗ ở và bảo đảm an toàn cho nhândân vùng thường bị bão, vùng bị sạt lở và các vùng khó khăn khác.

16. Các địa phươngthành lập Quỹ phát triển nhà ở tại địa phương, tập trung các khoản thu (từ tiềnbán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm1994 của Chính phủ, tiền thu từ giao đất ở, huy động tiền tiết kiệm của nhândân với mục đích mua nhà ở và các nguồn thu khác có thể huy động được) để chocác doanh nghiệp vay xây dựng nhà ở.

17. Uỷ ban nhân dâncác tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu và điều kiện cụ thể để tổ chức sắp xếp lạiquỹ nhà ở, đất ở, củng cố và tăng cường lực lượng quản lý nhà ở và thị trườngbất động sản.

III. Đẩy mạnh vànâng cao hiệu quả công tác xuất, nhập khẩu:

1. Căn cứ các mục tiêuchiến lược xuất khẩu, nhập khẩu và phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ2001-2005, các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp, đặcbiệt là các Tổng công ty 90 và 91, khẩn trương xây dựng chương trình xuất khẩucho từng năm của thời kỳ 2002 - 2005. Các chương trình này phải gắn với quyhoạch nguồn hàng và quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp chế biến phụcvụ mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, phát triển mặt hàng mới mà ngành, địaphương và doanh nghiệp có lợi thế, gắn với nhu cầu của thị trường. Bộ Thươngmại phối hợp với các Bộ liên quan, giúp các địa phương và doanh nghiệp triểnkhai thực hiện nhiệm vụ này.

2. Các tỉnh, thành phốlập Quỹ Hỗ trợ xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc pháttriển thị trường, ưu tiên những thị trường xuất khẩu cần tập trung thâm nhập;để thưởng xuất khẩu cho các mặt hàng, đặc biệt là những mặt hàng mà địa phươngcó tiềm năng phát triển. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại hướngdẫn thực hiện việc lập Quỹ này trên cơ sở ngân sách địa phương, sử dụng nguồnthưởng vượt thu và nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện chính sách hỗ trợxúc tiến thương mại.

3. Các tỉnh, thành phốsử dụng ngân sách địa phương, kết hợp với việc huy động nguồn lực của các doanhnghiệp và có cơ chế, chính sách thoả đáng hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạtầng kho tàng, bến bãi, các Trung tâm Thương mại giới thiệu sản phẩm; tư vấn thươngmại, đầu tư và phổ cập thông tin thị trường trong, ngoài nước. Hoạt động củacác Trung tâm này được tổ chức theo nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí hoạt động.

4. Bộ Tài chính chủtrì, phối hợp với Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Thương mại và một số Bộ có liênquan tiến hành kiểm tra, rà soát các chi phí dịch vụ đầu vào đối với hàng xuấtkhẩu (giá lưu kho, lưu bãi); các loại phí (cảng, bốc xếp, dịch vụ hàng hải,dịch vụ ngân hàng, cầu, đường bộ, dịch vụ bưu chính - viễn thông, lệ phí hảiquan...), trong tháng 6 năm 2002 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các biện phápgiảm tới mức hợp lý những chi phí này.

5. Bộ Tài chính chủtrì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại và BanVật giá Chính phủ xây dựng cơ chế bảo hiểm sản xuất một số mặt hàng nông sản,trước hết đối với các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, trình Thủ tướng Chínhphủ trong tháng 6 năm 2002.

6. Bộ Tài chính chủtrì cùng với Quỹ Hỗ trợ phát triển tổng kết kinh nghiệm hỗ trợ tín dụng xuấtkhẩu thời gian qua, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề ánthành lập Ngân hàng xuất, nhập khẩu để hỗ trợ cho vay sản xuất hàng xuất khẩu,bán chịu, trả chậm... trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2002.

7. Tổng cục Hải quantiếp tục hoàn thiện, đơn giản hoá thủ tục hải quan, tăng thêm mặt hàng xuấtkhẩu được miễn kiểm tra; nghiên cứu cải tiến chế độ cung cấp số liệu thông tin,đảm bảo chính xác, đúng thời hạn cho Bộ Thương mại và các Bộ liên quan phântích, đánh giá và đề ra các giải pháp kịp thời đối với công tác xuất nhập khẩu.

8. Trong tháng 6 năm2002, Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan sửa đổi, bổ sung cácQuy chế buôn bán biên giới, bao gồm cả chợ biên giới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tưchủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan tổng kết, đánh giá việc thựchiện các cơ chế, chính sách Khu kinh tế cửa khẩu để xem xét, kiến nghị bổ sungcác cơ chế, chính sách ưu đãi, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và pháttriển kinh tế của Khu kinh tế cửa khẩu.

9. Chính phủ khuyếnkhích doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân. Các doanh nghiệpký hợp đồng tiêu thụ nông sản từ đầu vụ với nông dân được ưu tiên tham gia cáchợp đồng thương mại của Chính phủ, được xem xét, xử lý khó khăn về tài chính dobiến động giá cả hàng nông sản khi thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản đã kýkết với nông dân. Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn để triển khai thực hiện trongquý II năm 2002.

10. Đối với hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu quản lý theo chuyên ngành, các Bộ rà soát lại cơ chế quảnlý, danh mục hàng hoá ... để có những điều chỉnh thích hợp, thực hiện nghiêmtúc các nguyên tắc đã được quy định tại Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hànghoá thời kỳ 2001 - 2005.

11. Bổ sung mặt hàngthủ công mỹ nghệ, đồ nhựa và hàng cơ khí vào Danh mục các mặt hàng được hưởngchế độ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu đã được quy định tại Chỉ thị số31/2001/CT-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩymạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2002. Bộ Tàichính chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng mức thưởng theo hướng ưutiên những mặt hàng có giá trị gia tăng cao và tạo được nhiều công ăn việc làmcho người lao động.

Trong tháng 5 năm2002, Bộ Tài chính công bố mức thưởng cụ thể đối với từng mặt hàng để doanhnghiệp chủ động triển khai thực hiện. Cơ chế thưởng xuất khẩu được áp dụng từ01 tháng 01 năm 2002, kể cả đối với hàng xuất khẩu trả nợ theo cơ chế Hợp đồngthương mại.

12. Tiếp tục thực hiệncơ chế miễn thu lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá và lệ phí hải quan đối vớihàng hoá xuất khẩu đến hết tháng 12 năm 2002, nhất là các chương trình khuyếchtrương mặt hàng xuất khẩu mới hoặc thâm nhập thị trường mới.

13. ưu tiên nhập khẩuvật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranhcủa nền kinh tế và doanh nghiệp. Khuyến khích sản xuất trong nước các nguyênliệu, phụ tùng, linh kiện,... thay thế nhập khẩu. Hạn chế tới mức tối đa việcnhập khẩu hàng tiêu dùng. Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu ô tô và linh kiện xe 2bánh gắn máy.

IV. Về tài chính,ngân hàng:

1. Cấp ủy, chính quyềncác cấp tập trung chỉ đạo công tác quản lý thu ngân sách nhà nước năm 2002,trong đó tập trung chỉ đạo các lực lượng chuyên ngành phối hợp tăng cường côngtác quản lý chống thất thu, chống buôn lậu, trốn thuế, nhất là đối với thu thuếxuất, nhập khẩu. Tập trung kiểm tra, đấu tranh để chấm dứt tình trạng gian khaitrong khâu hoàn thuế giá trị gia tăng để chiếm đoạt tiền của ngân sách nhà nước;xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

2. Bộ Tài chính tiếptục kiện toàn quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp và banhành trong tháng 6 năm 2002 chế độ chấn chỉnh việc khấu trừ thuế giá trị giatăng đối với hàng hoá xuất khẩu là nông sản, lâm sản, thủy sản; hướng dẫn thuthuế giá trị gia tăng đối với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu phùhợp với đặc thù lưu thông hai mặt hàng này; hướng dẫn cụ thể việc ưu đãi thuếtrong lĩnh vực gia công hoặc sản xuất hàng xuất khẩu đối với các doanh nghiệpvệ tinh đã được nêu tại Điều 2 Quyết định số 908/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện ngay trong tháng 5 năm 2002; nghiêncứu trình Quốc hội cho áp dụng thống nhất một mức thuế thu nhập đối với doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước có doanh số xuấtkhẩu như nhau.

3. Tăng cường công tácthực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước.Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm về những khoảnchi sai chế độ, lãng phí. Cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước thực hiện đầy đủnhiệm vụ kiểm soát việc quản lý sử dụng ngân sách; chịu trách nhiệm về việcthanh toán những khoản chi sai chế độ, vượt định mức quy định; tăng cường sựgiám sát của các tổ chức quần chúng...

4. Các công trình, dựán sử dụng vốn ngân sách nhà nước và việc mua sắm công của các cơ quan, tổ chứcdoanh nghiệp nhà nước phải ưu tiên mua sắm tài sản (bao gồm cả vật tư, thiếtbị, phương tiện vận chuyển, hàng hoá) được sản xuất ở trong nước với điều kiệnkỹ thuật và chất lượng tương đương hàng nhập khẩu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,phối hợp với Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn và kiểm soát việc triển khaithực hiện.

5. Triển khai thựchiện mở rộng khoán biên chế và kinh phí quản lý đối với cơ quan hành chính nhànước. Các Bộ, địa phương tổ chức thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vịsự nghiệp có thu theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 củaChính phủ.

6. Trong tháng 5 năm2002, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ liên quan nghiên cứucải tiến chế độ chi hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến thương mại trình Thủtướng Chính phủ theo hướng dành toàn bộ nguồn ngân sách hỗ trợ phát triển thịtrường và xúc tiến thương mại năm 2002 cho các chương trình trọng điểm, nhất lànhững chương trình khuyếch trương mặt hàng xuất khẩu mới, hoặc thâm nhập thị trườngmới.

7. Bộ Tài chính chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủviệc sửa đổi, bổ sung những vấn đề liên quan đến giá đất; việc điều tiết thunhập qua giá đất khi đã được Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng; việc thu phí, lệphí và những chính sách tài chính liên quan đến hoạt động phát triển nhà ở nhằmtạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở. BộXây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, sửa đổi, bổsung các quy định hiện hành về nhà ở, đất ở, góp phần bình ổn giá nhà ở, đất ở,giải quyết ngày càng tốt nhu cầu cải thiện chỗ ở của nhân dân theo hướng ngườisử dụng nhà ở được thụ hưởng cao nhất những ưu đãi của Nhà nước, nhất là cánbộ, công nhân, viên chức, người có thu nhập thấp, đặc biệt là người nghèo, ngườidân ở các vùng khó khăn. Phải có chế tài và biện pháp xử lý nghiêm các chủ đầutư lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để đầu cơ trục lợi, trình Chính phủtrong quý II năm 2002.

8. Miễn toàn bộ lãi vayngân hàng cho các hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên vay chăm sóc vườn cà phêniên vụ 2001 - 2002. Ngân sách nhà nước cấp bù khoản lãi tiền vay này.

9. Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cho vay vốn để thực hiệnnhững dự án vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do các ngân hàng thẩmđịnh và đang cho vay dở dang. Những dự án mới do Quỹ Hỗ trợ phát triển thẩmđịnh thì cho vay theo đúng quy định hiện hành.

V. Các vấn đề vềvăn hóa - xã hội:

1. Xoá đói, giảm nghèovà việc làm:

a) Các Bộ và địa phươngtập trung chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình135, hướng dẫn, kiểm tra để các công trình xây dựng bằng các nguồn vốn thuộccác chương trình đúng mục tiêu, có hiệu quả, làm tốt công tác xoá đói, giảmnghèo ở các vùng còn nhiều khó khăn, chậm phát triển; triển khai có hiệu quảcác chương trình phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, cáctỉnh Tây Nguyên và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời hướng dẫn vàkiểm tra xây dựng, sử dụng các công trình; xem xét, rà soát để đưa các xã đãđạt được mục tiêu ra khỏi Chương trình.

b) Uỷ ban nhân dân cáccấp phải có kế hoạch, giải pháp và phân công cán bộ chỉ đạo cụ thể để giảm đóinghèo một cách bền vững, ngăn chặn tái đói nghèo; huy động các tổ chức, đoànthể và cả cộng đồng giúp nhau xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn; chỉ đạo xâydựng và nhân rộng mô hình xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả phù hợp với điều kiệncụ thể ở địa phương.

c) Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội khẩn trương hoàn thành quy hoạch mạng lưới các trường đào tạonghề, công bố để làm căn cứ triển khai thực hiện, có kế hoạch và biện pháp cụthể nâng cao chất lượng đào tạo nghề; phối hợp với các Bộ liên quan trình Chínhphủ ban hành Nghị định về việc làm phù hợp với nội dung sửa đổi của Bộ Luật Laođộng; phối hợp với các địa phương chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hoạt độngcủa các Trung tâm dịch vụ việc làm.

d) Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội tiếp tục thực hiện việc chấn chỉnh công tác xuất khẩu lao động,mở rộng thị trường, sắp xếp lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nâng caochất lượng và sức cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu lao động, đặc biệt quantâm đến đào tạo lao động cho xuất khẩu; ban hành chế tài để xử lý nghiêm minhnhững vi phạm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và vi phạm hợp đồng củangười lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

đ) Các Bộ phối hợp vớiủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai các chươngtrình hỗ trợ việc làm, ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trongquá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, lao động bị mất việc làm ở nhữngvùng đô thị hóa, đồng thời nghiên cứu trình Chính phủ lãi suất cho vay hợp lýđối với các dự án giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.

2. Giáo dục và đàotạo, khoa học và công nghệ:

a) Bộ Giáo dục và Đàotạo chủ trì, phối hợp với các địa phương củng cố và phát huy kết quả xoá mù chữvà phổ cập tiểu học; triển khai vững chắc việc thực hiện phổ cập trung học cơsở; tổ chức bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị sách giáo khoa, thiết bị dạy học, trườngsở, huy động các nguồn kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khairộng rãi trong toàn quốc chương trình và sách giáo khoa mới cho lớp 1 và lớp 6năm học 2002 - 2003; đặc biệt quan tâm đầu tư và tập trung chỉ đạo các vùngsâu, vùng xa, vùng các dân tộc ít người.

b) Bộ Giáo dục và Đàotạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liênquan và các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện giai đoạn I của Chiếnlược phát triển giáo dục 2001 - 2010 và Quy hoạch mạng lưới các trường đại họcvà cao đẳng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hướng trọng tâm vào chất lượnggiáo dục, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, có biện pháp cụ thể ngăn chặn,xử lý các tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm tràn lan, trong tuyển sinh, xửlý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế, tiêu cực.

c) Bộ Giáo dục và Đàotạo tập trung chỉ đạo thực hiện tốt đổi mới một bước việc tuyển sinh vào các trườngđại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp năm 2002, theo hướng bảo đảm côngbằng, hiệu quả, giảm tốn kém và căng thẳng cho nhân dân.

d) Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường chủ trì cùng các Bộ liên quan và các địa phương thực hiệnđổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ nhằm tạo lập và phát triển thị trườngkhoa học và công nghệ, thực hiện xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ,gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất, kinh doanh,trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của hànghoá và nền kinh tế nước ta; đẩy mạnh công tác chống ô nhiễm và bảo vệ môi trườngtại các thành phố lớn, các khu công nghiệp và các làng nghề.

3. Văn hoá, xã hội:

a) Bộ Văn hoá - Thôngtin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo triển khai thực hiện phongtrào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" gắn với việc đấutranh chống các tệ nạn xã hội; phối hợp với các Bộ liên quan và các địa phươngchỉ đạo tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra đẩy mạnh đấu tranh phòng, chốngkinh doanh văn hoá phẩm và các dịch vụ văn hoá độc hại, xử lý nghiêm các hànhvi vi phạm.

b) Bộ Y tế cùng các Bộliên quan tập trung hoàn thiện đề án đổi mới cơ chế, chính sách, chế độ việnphí và khám chữa bệnh cho người nghèo, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IInăm 2002.

c) Uỷ ban Thể dục Thểthao phối hợp các Bộ có liên quan có kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt nhiệm vụchuẩn bị và phục vụ cho Sea Games 22 năm 2003.

d) Bộ Tài chính phốihợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và các Bộ liên quan bổ sung, cụ thể hoácác cơ chế, chính sách xã hội hoá đối với từng lĩnh vực (chính sách ưu đãi vềđất đai, vốn, tín dụng ...) trình Chính phủ trong quý III năm 2002 để làm căncứ cho các Bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để chỉ đạo triểnkhai đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao;đồng thời tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động trong từnglĩnh vực.

đ) Các Bộ và Uỷ bannhân dân các cấp phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật,các quy định về hoạt động, tài chính của các đơn vị ngoài công lập, kịp thờichấn chỉnh, xử lý nghiêm các đơn vị có sai phạm nhằm bảo đảm cho các hoạt độngxã hội hoá thực hiện đúng các mục tiêu đặt ra.

4. Phòng, chống tainạn giao thông và tệ nạn xã hội:

a) Bộ Giao thông vậntải, Bộ Công an phối hợp các địa phương, trước hết là các thành phố lớn kiênquyết thực hiện các biện pháp để ngăn chặn và giảm tai nạn giao thông, tăng cườngkỷ cương giao thông; chấn chỉnh để nâng cao chất lượng đào tạo và cấp bằng láixe; tại các thành phố lớn cần khẩn trương quy hoạch lại hệ thống kết cấu hạtầng và phương tiện giao thông; xử lý nghiêm những vi phạm quy định an toàngiao thông.

b) Bộ Công an chủ trì,phối hợp cùng các Bộ liên quan chỉ đạo kiên quyết và kiên trì công tác phòng,chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tấn công truy quét các loại tội phạm, đặc biệtlà loại tội phạm có tổ chức theo kiểu "xã hội đen" và tội phạm matuý, tệ nạn mại dâm ....

c) Uỷ ban nhân dân cáccấp với sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công an và các Bộ liênquan huy động sức mạnh của các tổ chức đoàn thể, của cả cộng đồng kiên quyếtxoá bỏ các tụ điểm tệ nạn xã hội, buôn bán lẻ ma tuý trên từng địa bàn; đặcbiệt là phải xác định rõ trách nhiệm và có cơ chế, chính sách cụ thể cho chínhquyền và các lực lượng ở cơ sở, xã, phường, khu phố trực tiếp tham gia. Đối vớiviệc phòng, chống tệ nạn ma tuý, phải triển khai đồng bộ bốn khâu : ngăn chặnnguồn cung cấp; khống chế lây lan; kiên trì chữa trị gắn với lao động, tạo việclàm và quản lý sau cai nghiện.

d) Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội chỉ đạo các địa phương khẩn trương xây dựng các trung tâm cainghiện và chữa trị cho các đối tượng mại dâm, ma tuý theo quy định của Luậtphòng, chống ma tuý, bảo đảm đưa cơ bản số đối tượng bị nghiện vào các trung tâm,thực hiện cho được phương châm ngăn chặn lây lan.

VI. Kỷ luật, kỷ cươnghành chính:

Kỷ luật, kỷ cương hànhchính phải được thể hiện ở việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trongviệc tổ chức thực hiện các văn bản đó, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quanhành chính và công tác kiểm tra xử lý các vi phạm.

1. Kỷ luật ban hànhcác văn bản quy phạm pháp luật:

Triệt để tuân thủnguyên tắc: Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnhphải được soạn thảo và trình cùng với dự án luật, pháp lệnh. Các văn bản củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải đủ cụ thể để thi hành được ngay sau khi cóhiệu lực. Hạn chế tối đa việc ban hành thông tư. Nếu xét thấy cần thiết cóthông tư hướng dẫn thì phải quy định rõ trong văn bản của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ về vấn đề cần hướng dẫn và nội dung đó phải được chuẩn bị cùng với dựthảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nếu thiếu thì coi như chưađúng thủ tục, Văn phòng Chính phủ được quyền trả lại văn bản đó và yêu cầu cơquan trình phải bổ sung.

Các Bộ, cơ quan ngangBộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chấp hành nghiêm việc ban hành văn bản quyphạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình, chấm dứt trình trạng văn bản quy phạmpháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ không phù hợp với Luật của Quốc hội, Nghịđịnh của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các văn bản quy phạmpháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phốphải do Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ký. Chấn chỉnh vàtăng cường công tác kiểm tra, rà soát việc ban hành các loại văn bản của cơquan trực thuộc, của cấp dưới thuộc phạm vi quản lý của mình. Cơ quan ban hànhvăn bản không phù hợp với Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ, phải ra văn bản sửa đổi hoặc hủy bỏ nội dungkhông phù hợp, đồng thời kiên quyết xử lý theo đúng thẩm quyền những người ký,ban hành các văn bản sai trái.

2. Kỷ luật thực hiệncác văn bản quy phạm pháp luật:           

Khi nhận được các vănbản của các cơ quan hành chính cấp trên, Thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dướiphải có kế hoạch tổ chức thực hiện, phân công rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm vàquyền hạn cho từng đơn vị chuyên môn, từng công chức trong việc tổ chức triểnkhai thực hiện và thông báo công khai cho các tổ chức và công dân biết để liênhệ công tác và giám sát hoạt động của cơ quan công chức đó. Trong quá trìnhthực hiện, cấp dưới có quyền kiến nghị, nêu những khó khăn, vướng mắc với cấptrên và trong khi chờ giải quyết, vẫn phải thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầucông việc được giao, không được phát ngôn hoặc thực hiện trái với quy định vàsự chỉ đạo của cấp trên.

Người đứng đầu cơ quanhành chính nhà nước phải liên đới chịu trách nhiệm về việc để xảy ra vi phạmpháp luật nghiêm trọng của cán bộ, công chức cấp dưới khi thi hành công vụ hoặcđể cho tình trạng vi phạm trật tự, kỷ cương kéo dài trong cơ quan, đơn vị, làmảnh hưởng tiêu cực và gây bất bình trong dư luận.

Trong quan hệ phốihợp, triệt để tuân thủ nguyên tắc: một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trìthực hiện, các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp. Cơ quan chủ trì đề ánphải thể hiện đầy đủ và rõ ràng quan điểm của mình về tất cả các vấn đề của đềán khi gửi lấy ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan và chịu hoàn toàntrách nhiệm về việc chuẩn bị đề án cả về nội dung và thời gian theo quy định.

Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phải hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc đăng ký và chuẩn bị các đề án đã đượcgiao trong Chương trình công tác của Chính phủ (hàng năm, hàng quý và hàngtháng), coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, trướchết trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương.

3. Trách nhiệm của ngườiđứng đầu cơ quan hành chính và công tác kiểm tra, xử lý vi phạm:

Người đứng đầu cơ quanhành chính phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước dân, trước cơ quan hành chínhcấp trên về trật tự kỷ cương, kỷ luật hành chính trong đơn vị mình phụ trách.Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra và thực hiện việc chỉ đạo sâu sát của thủtrưởng cơ quan hành chính cấp trên đối với cấp dưới, của lãnh đạo cơ quan đốivới cán bộ, công chức thuộc quyền trong việc thực hiện các chủ trương, nhiệm vụcông tác được giao. Lãnh đạo Bộ, chính quyền địa phương phải kiên quyết giảmbớt và cải tiến nội dung các cuộc họp, dành nhiều thời gian và công sức xuốngcơ sở, trực tiếp kiểm tra, nắm tình hình và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ củacấp dưới. Trước mắt, tập trung vào một số lĩnh vực đang có nhiều bức xúc làgiải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp;quản lý nhà đất; đầu tư xây dựng cơ bản.

Thủ tướng Chính phủtrực tiếp chỉ đạo giải quyết một số vụ việc đang nổi cộm xảy ra ở một số cơquan Trung ương, địa phương liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu cơquan hành chính nhà nước.

Theo thẩm quyền, Thủ tướngChính phủ sẽ áp dụng hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; trình Quốc hội, Chủtịch nước áp dụng hình thức xử lý thích đáng đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ khi để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật, kỷ luật hành chínhnghiêm trọng hoặc kéo dài trong ngành mình, địa phương mình, gây bất bình trongdư luận hoặc cố tình không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dântỉnh, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vụ nổi cộm vềvi phạm pháp luật, kỷ luật hành chính, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi íchcủa nhân dân, của doanh nghiệp, coi thường kỷ cương, phép nước. Khi đã có kếtluận về sai phạm thì phải có ngay hình thức xử lý thích đáng và công bố côngkhai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Khẩn trương triểnkhai một số công việc cấp thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế mới,bảo đảm các biện pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chínhnhà nước:

a) Bộ Tư pháp:

+ Trình Thủ tướngChính phủ trước tháng 9 năm 2002 kết quả tổng rà soát văn bản quy phạm phápluật và xây dựng kế hoạch sửa đổi, bổ sung, hệ thống hoá, pháp điển hoá các vănbản quy phạm pháp luật, khắc phục những sơ hở, mâu thuẫn dễ bị lợi dụng hoặcvận dụng tuỳ tiện, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

+ Thực hiện đầy đủ chếđộ kiểm tra việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngangBộ, Hội đồng nhân dân,ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; kiến nghị Thủ tướngChính phủ xử lý theo thẩm quyền những văn bản ban hành trái với Hiến pháp, luậtvà văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.

+ Phối hợp với Toà ánnhân dân tối cao xây dựng Đề án kiện toàn, nâng cao vai trò và năng lực của Toàhành chính trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính. Công việc này phải xongtrước tháng 10 năm 2002.

b) Ban Tổ chức - Cánbộ Chính phủ:

+ Nghiên cứu, sửa đổicác văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủnăm 2001 và Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 -2010, để trình Chính phủ ngay sau khi Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức củaChính phủ trong nhiệm kỳ tới, nhằm khắc phục cơ bản tình trạng chồng chéo,trùng lắp chức năng, nhiệm vụ, tạo bước chuyển biến mới về phân công, phân cấpvà phối hợp trong bộ máy hành chính nhà nước.

+ Phối hợp với Thanhtra Nhà nước rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyềnhạn và trách nhiệm cụ thể của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ nhằmhoàn thiện chế độ công vụ; báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30tháng 6 năm 2002 kết quả rà soát và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những nội dungchưa được quy định hoặc quy định chưa hợp lý.

+ Trình Chính phủ xemxét, quyết định các văn bản cụ thể hóa các quy định của Pháp lệnh cán bộ, côngchức, Pháp lệnh chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật khác vềnhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thi hành côngvụ, nhất là về trách nhiệm liên đới của cán bộ, công chức là người đứng đầu cơquan, đơn vị đối với việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức cấp dưới,trình Chính phủ trước tháng 10 năm 2002.

c) Văn phòng Chính phủ: giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo dõi việc ban hành văn bản quy phạmpháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền tỉnh, thành phố đúng thẩmquyền, đúng quy định của Chính phủ. Kiểm tra việc thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật và các Quyết định hành chính của Thủ tướng Chính phủ ở các Bộ,cơ quan ngang Bộ, các cấp chính quyền địa phương. Theo dõi và kiểm tra việcthực hiện Chương trình công tác của Chính phủ và của từng Bộ, ngành. Báo cáokịp thời với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vi phạm kỷ luật hành chínhở các Bộ, địa phương.

d) Thanh tra Nhà nướcxây dựng đề án đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước củahệ thống bộ máy hành chính nhà nước cả về thể chế, tổ chức bộ máy và cán bộ,công chức trình Chính phủ xem xét, quyết định vào tháng 5 năm 2002.

đ) Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, căn cứ chức năng, nhiệmvụ, thẩm quyền theo quy định, tiến hành ngay việc kiện toàn bộ máy, chấn chỉnhhoạt động thanh tra, kiểm tra nhà nước của Bộ, ngành mình; lựa chọn cán bộ,công chức có phẩm chất tốt, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ vào làm công tácthanh tra để công tác này thực sự là công cụ giúp mình phát hiện và xử lý kịpthời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức.      

5. Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dâncác cấp phải trực tiếp chỉ đạo quán triệt và lập kế hoạch tổ chức thực hiệnviệc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính. Trước mắt, cần lựa chọn một sốvấn đề, một số lĩnh vực thật sự bức xúc hoặc một số cơ quan, đơn vị có biểuhiện sa sút về kỷ luật, kỷ cương hành chính để có kế hoạch chỉ đạo tập trung xửlý dứt kiểm để rút kinh nghiệm cho việc triển khai tiếp theo; hàng tháng tổchức kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện việc này ở ngành, địa phương mìnhvà báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nghị quyết này có hiệulực thi hành kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.