• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 30/08/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 08/07/2003
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 95/2000/QĐ-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bạc Liêu, ngày 9 tháng 6 năm 2000

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Về việc ban hành Quy chế quản lý, thu nộp và sử dụng

Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 về nhiệm vụ, quyền hạnvà tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ vềchuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần;

Căn cứ Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ vềgiao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướngChính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước;

Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ nêu tại công văn số32/VPCP-ĐMDN ngày 19 tháng 5 năm 2000 của Văn phòng Chính phủ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Tổng Giámđốc Kho bạc Nhà nước

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, thu nộp và sửdụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Điều 2: Quyếtđịnh này có hiệu lực kể từ ngày Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số01/1998/QĐ-BTC ngày 02/01/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quychế quản lý và sử dụng tiền bán cổ phần và lợi tức cổ phần của Nhà nước.

CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thi hànhQuyết định này.

Điều 3: Cụctrưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Cơ quan quảnlý Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước các cấp có tráchnhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này./.

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ HỖ TRỢ SẮP XẾP

VÀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số .95./2000/QĐ-TC ngày 9tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CHƯƠNG I: THÀNH LẬP VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH QUỸ

Điều 1: Quỹhỗ trợ, sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm giải quyết chế độ chongười lao động, tạo điều kiện và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhà nướctrong quá trình sắp xếp lại và chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi phương thức quảnlý, cụ thể là các doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập, cổ phần hoá,giao, khoán, bán, cho thuê theo quy định tại Nghị định số 44/1998/ NĐ-CP ngày29/6/1998 và Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ, Quyếtđịnh số177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2;Quỹ hỗ trợ, sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi tắt làQuỹ sắp xếp doanh nghiệp) được thành lập ở 3 cấp Trung ương, địa phương và TổngCông ty 91; cụ thể là:

1. Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương:

Nguồnvốn của Quỹ này được hình thành từ: các nguồn thu khi thực hiện sắp xếp vàchuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, ngành quản lý; cáckhoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Chính phủ và cácBộ, ngành để thực hiện sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; Ngân sáchTrung ương cấp theo kế hoạch hàng năm (nếu có).

2. Quỹ sắp xếp doanh nghiệp địa phương:

Nguồnvốn của Quỹ này được hình thành từ các khoản thu khi thực hiện sắp xếp vàchuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý; các khoảntài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho địa phương để thựchiện sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và Ngân sách địa phương cấptheo kế hoạch hàng năm (nếu có).

3. Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở Tổng công ty 91:

Nguồnvốn của Quỹ này được hình thành từ các khoản thu khi thực hiện sắp xếp vàchuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp nhà nước là thành viên của Tổng Công ty 91;các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Tổng Công tyđể thực hiện sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Điều 3: Cácnguồn thu cụ thể từ doanh nghiệp vào Quỹ sắp xếp doanh nghiệp tại 3 cấp nóitrên bao gồm:

1.Tiền thực thu từ bán phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước khi thựchiện cổ phần hoá (bao gồm cả tiền thu cổ phần bán trả chậm cho người lao động).

2. Tiềnthu được từ các hoạt động bán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước (sau đó bán lạicho người nhận thuê) sau khi trừ chi phí phục vụ cho việc bán, cho thuê doanhnghiệp; thanh toán các khoản nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, thanh toán các khoảnnợ có đảm bảo và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.

3. Tiềnthu từ việc chuyển nhượng cổ phần của người lao động ở các doanh nghiệp sau 3năm thực hiện hình thức giao cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp (thu30% giá trị cổ phần tại thời điểm được giao doanh nghiệp).

4.Tiền thu từ việc thu hồi các khoản công nợ khó đòi đã được xử lý, bán các tàisản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản thanh lý đã loại trừ ra khỏi giátrị doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu sau khi trừ chi phí phục vụ cho các hoạtđộng nhượng bán, thanh lý tài sản, thu hồi công nợ.

5.Tiền thu về bán các tài sản của các doanh nghiệp nhà nước bị giải thể, sau khitrừ các chi phí phục vụ cho hoạt động giải thể doanh nghiệp, thanh toán cáckhoản nợ như quy định tại Thông tư số 25/TC/TCDN ngày 15/5/1997 của Bộ Tàichính hướng dẫn trình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thểdoanh nghiệp nhà nước.

6.Cổ tức và các khoản thu nhập được chia từ phần vốn góp của Nhà nước tại cáccông ty cổ phần, công ty TNHH được hình thành trên cơ sở thực hiện chuyển đổisở hữu các doanh nghiệp nhà nước hoặc do các doanh nghiệp này góp bằng vốn Nhànước.

Điều 4:Đối với khoản tiền thu về bán phần vốn Nhà nước của các doanh nghiệp đã thựchiện cổ phần hoá hiện đang gửi ở tài khoản "tiền gửi thu về cổ phần hoádoanh nghiệp nhà nước" thì tuỳ theo cấp quản lý doanh nghiệp, Kho bạc Nhànước thực hiện việc chuyển tiền về tài khoản của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp tươngứng.

Đốivới các Tổng công ty 90 (có Hội đồng quản trị) thuộc Bộ quản lý ngành và Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có doanh nghiệp thành viên thựchiện chuyển đổi sở hữu thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, cơ quan quản lý quỹcó thể xem xét giải quyết cho để lại Tổng công ty tiền thu từ bán phần vốn Nhànước tại các doanh nghiệp thành viên thực hiện chuyển đổi để đáp ứng nhu cầuđầu tư phát triển theo phương án sử dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt .

Điều 5: CácBộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng Công ty 91 chỉ đạocác ban, ngành chức năng:

1.Phối hợp với cơ quan Tài chính doanh nghiệp cùng cấp kiểm tra các khoản chi phícho việc chuyển đổi sở hữu ở các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và xác địnhsố tiền doanh nghiệp phải nộp vào Quỹ.

2.Đôn đốc các doanh nghiệp trực thuộc có thực hiện chuyển đổi sở hữu, Ban thanhlý tài sản và Hội đồng giải thể doanh nghiệp (thuộc Bộ, địa phương, Tổng Côngty quản lý) nộp ngay vào Quỹ số tiền thu được từ việc bán, giao, cổ phần hoádoanh nghiệp, thanh lý, nhượng bán tài sản của các doanh nghiệp bị giải thểhoặc tài sản và thu hồi các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệptrước khi thực hiện chuyển đổi sở hữu (sau khi trừ đi các khoản chi phí theochế độ).

3.Người đại diện phần vốn của Nhà nước góp tại các công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc phân phối và trích chuyểnkịp thời các khoản thu nhập được chia (tương ứng với phần vốn Nhà nước góp ởdoanh nghiệp này) vào tài khoản của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp các cấp.

CHƯƠNG II: SỬ DỤNG QUỸ

I.Giải quyếtchính sách và hỗ trợ cho người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện sắpxếp và chuyển đổi sở hữu

Điều 6:Trước khi thực hiện sắp xếp hoặc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước, Hộiđồng Quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị)và Ban đổi mới tại doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với công đoàn doanhnghiệp:

1.Lập danh sách và phân loại số lao động hiện có của doanh nghiệp thực hiện sắpxếp và chuyển đổi sở hữu theo các đối tượng:

a.Lao động thuộc diện đào tạo, đào tạo lại để bố trí việc làm mới.

b.Lao động bị mất việc.

c.Lao động tự nguyện thôi việc.

d.Lao động hết hạn hợp đồng.

2.Lập phương án giải quyết chính sách cho số lao động này theo hướng dẫn của BộLao động - Thương binh và Xã hội. Phương án giải quyết chính sách cho người laođộng của các doanh nghiệp phải xác định rõ:

a.Tổng số chi phí để giải quyết chính sách cho người lao động.

b.Khả năng tự thanh toán của doanh nghiệp từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

c.Số còn thiếu đề nghị Quỹ hỗ trợ.

3.Danh sách và phương án giải quyết chính sách cho người lao động thuộc diện đượcđào tạo lại để bố trí công việc mới, lao động hết hạn hợp đồng hoặc tự nguyệnthôi việc, lao động không bố trí được việc làm, phải được công bố công khai tạidoanh nghiệp và gửi cùng đề án sắp xếp hoặc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp chocấp có thẩm quyền để xét duyệt và cơ quan quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệp đểtheo dõi, phối hợp.

Điều 7:Mức hỗ trợ từ Quỹ cho việc đào tạo và đào tạo lại để giải quyết việc làm mớicho người lao động để tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi thực hiện sắpxếp và chuyển đổi sở hữu trong phương án nói tại Điều 6 được xác định như sau:

1.Đối với số lao động thuộc diện được đào tạo, đào tạo lại tại các doanh nghiệpnhà nước sau khi thực hiện chia tách, sáp nhập: Mức hỗ trợ của quỹ bằng 50%định mức kinh phí do Nhà nước quy định cho 1 năm đào tạo và đào tạo lại; phầnchi phí đào tạo còn thiếu doanh nghiệp hạch toán và phân bổ vào chi phí sảnxuất kinh doanh.

2.Đối với số lao động thuộc diện được đào tạo, đào tạo lại tại các doanh nghiệpnhà nước sau khi thực hiện cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê:hỗ trợ theo chi phí thực tế phát sinh nhưng không vượt quá định mức kinh phí doNhà nước quy định cho 1 năm đào tạo và đào tạo lại; phần chi phí đào tạo cònthiếu doanh nghiệp hạch toán và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh.

3.Định mức chi phí đào tạo và đào tạo lại được điều chỉnh thích hợp trong từngthời kỳ, trước mắt áp dụng theo định mức chi đào tạo đã được Bộ Tài chính quyđịnh và áp dụng từ năm 1998 (Phụ biểu đính kèm)

Điều 8. Mứchỗ trợ từ Quỹ để thanh toán các khoản trợ cấp cho người lao động bị mất việc,thôi việc (hết hạn hợp đồng hoặc tự nguyện chấm dứt hợp đồng) ở các doanh nghiệpthực hiện sắp xếp và chuyển đổi sở hữu trong phương án nói tại Điều 6 được xácđịnh như sau:

Mức hỗ trợ từ Quỹ sắp xếp doanh nghiệp

=

Chi phí trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc

-

Số dư quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp

-Chi phí trợ cấp thôi việc, mất việc theo chế độ được quy định tại Bộ luật Laođộng, Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994, Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội.

Điều 9: Căncứ vào phương án và mức hỗ trợ từ Quỹ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt,doanh nghiệp tiến hành:

-Lập hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý Quỹ chuyển tiền hỗ trợ.

-Tiếp nhận các khoản hỗ trợ từ Quỹ.

-Tổ chức chi trả cho các đối tượng

-Thanh quyết toán với Quỹ sắp xếp doanh nghiệp.

Điều 10: Hồsơ đề nghị Quỹ hỗ trợ bao gồm:

-Phương án hỗ trợ để giải quyết chính sách cho người lao động ở doanh nghiệp đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt (kèm theo danh sách người lao động được hưởngtrợ cấp và mức trợ cấp được hưởng).

-Bản sao báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm trước khi thực hiệnsắp xếp và chuyển đổi sở hữu.

-Hợp đồng đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo (trường hợp doanh nghiệpkhông có cơ sở tự đào tạo).

Điều 11: Quyếttoán kinh phí:

1.Đối với các khoản trợ cấp mất việc, thôi việc: chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngàynhận được kinh phí hỗ trợ, doanh nghiệp hoặc tổ chức được tiếp nhận và sử dụngnguồn hỗ trợ từ Quỹ phải báo cáo quyết toán kinh phí hỗ trợ với cơ quan quản lýQuỹ.

2.Đối với khoản hỗ trợ về đào tạo và đào tạo lại: chậm nhất là 30 ngày sau khikết thúc chương trình đào tạo, đào tạo lại, doanh nghiệp phải báo cáo quyếttoán kinh phí hỗ trợ với cơ quan quản lý Quỹ.

3.Trường hợp chưa sử dụng hết kinh phí, doanh nghiệp phải báo cáo rõ nguyên nhânvà hướng xử lý với cơ quan quản lý Quỹ và cơ quan phê duyệt phương án hỗ trợ đểxin ý kiến.

4.Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán kinh phí hỗ trợcủa doanh nghiệp, cơ quan quản lý Quỹ phải thực hiện công tác kiểm tra báo cáoquyết toán kinh phí hỗ trợ với doanh nghiệp hoặc tổ chức được tiếp nhận.

II. Hỗ trợ và đầu tư vốn cho doanh nghiệp:

Điều 12: Bổsung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước theo các phương án được cấp có thẩmquyền phê duyệt.

1.Bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước cần ưu tiên củng cố.

2.Bổ sung vốn cho các doanh nghiệp có số vốn Nhà nước không đủ để thực hiện chínhsách ưu đãi về giá bán cổ phần cho người lao động theo phương án được cấp cóthẩm quyền phê duyệt như quy định tại Điều 14 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày29/6/1998 của Chính phủ.

3.Bổ sung vốn cho các doanh nghiệp có số vốn Nhà nước không đủ để đảm bảo tỷtrọng vốn Nhà nước chi phối.

Đốivới các doanh nghiệp loại này mức hỗ trợ của Quỹ được xác định trên cơ sở: Tỷtrọng vốn Nhà nước cần thiết phải duy trì trong cơ cấu vốn điều lệ của doanhnghiệp theo phương án chuyển đổi sở hữu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt vàsố vốn nhà nước thực tế có ở doanh nghiệp.

4.Bổ sung vốn cho các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn Nhà nước trên vốn kinh doanhthấp, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xử lý các khoản nợ quá hạn và cơ cấulại nợ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trước khi chuyển đổi.

Đốivới các doanh nghiệp loại này mức hỗ trợ của Quỹ được xác định trên cơ sở: Phươngán cơ cấu lại nợ trước khi thực hiện chuyển đổi sở hữu của doanh nghiệp đượccấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổng số nợ vay quá hạn và khả năng thanh toán thựctế của doanh nghiệp tại thời điểm có quyết định thực hiện chuyển đổi sở hữu.

Điều 13:Đầu tư vốn cho những doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá.

1.Hình thức hỗ trợ: mua lại cổ phiếu do các doanh nghiệp nói trên phát hành đểthực hiện dự án đầu tư.

2. Mứcvà phạm vi hỗ trợ từ Quỹ:

Đốivới những doanh nghiệp nhà nước cần thiết phải giữ cổ phần chi phối: Quỹ sắpxếp doanh nghiệp thực hiện sự hỗ trợ vốn (mua lại cổ phiếu) cho doanh nghiệptheo phương án hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiến độ thực hiện dự ánvà tỷ trọng cổ phần Nhà nước cần thiết phải duy trì trong cơ cấu vốn của doanhnghiệp.

Điều 14:Hỗ trợ thanh toán nợ những doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán, cho thuê:

1.Đối với các doanh nghiệp thực hiện giao cho tập thể người lao động: Quỹ sắp xếpdoanh nghiệp hỗ trợ thanh toán nợ Bảo hiểm xã hội cho những doanh nghiệp khôngcó khả năng thanh toán tại thời điểm có quyết định giao doanh nghiệp do hoạtđộng sản xuất kinh doanh trước đó bị lỗ.

2. Đốivới các doanh nghiệp nhà nước thực hiện bán, cho thuê (sau đó bán lại cho ngườinhận thuê): Quỹ sắp xếp doanh nghiệp chỉ hỗ trợ thanh toán các khoản nợ Bảohiểm xã hội, nợ vay Ngân hàng, nợ phải trả khác trong trường hợp không ngườimua nào chịu kế thừa nợ và các khoản thu từ các hoạt động cho thuê, bán doanhnghiệp, thu hồi công nợ phải thu, số dư vốn bằng tiền tại thời điểm bán khôngđủ thanh toán. Việc chi thanh toán hỗ trợ nói trên chỉ được thực hiện trên cơsở quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 15: Cácdoanh nghiệp thuộc đối tượng được Quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ, bổ sung vốnở các Điều 12, Điều 13, Điều 14 nói trên, khi có nhu cầu phải lập phương án đềnghị Quỹ hỗ trợ kèm theo các tài liệu có liên quan (kế hoạch thực hiện cổ phầnhoá, giao, bán, cho thuê doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn hoặcxác nhận; Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, phương án phát hành cổ phiếu, phươngán cơ cấu lại nợ trước khi thực hiện chuyển đổi sở hữu đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt; báo cáo tài chính doanh nghiệp...) gửi cơ quan có thẩm quyềnxem xét phê duyệt phương án hỗ trợ; đồng thời gửi cơ quan quản lý Quỹ để có ýkiến và phối hợp thực hiện.

Khiphương án hỗ trợ được duyệt, doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý Quỹ để thực hiệnviệc hỗ trợ.

Điều 16:Các doanh nghiệp được tiếp nhận các khoản hỗ trợ, bổ sung vốn từ Quỹ có tráchnhiệm quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đúng theo phương án đã được cấp cóthẩm quyền phê duyệt và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Quỹ và cơquan tài chính doanh nghiệp. Nếu phát hiện hành vi sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từQuỹ sai mục đích và vi phạm chế độ, cơ quan quản lý Quỹ và cơ quan tài chínhdoanh nghiệp phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hội đồng quản trị các Tổng Công ty91 để có quyết định thu hồi và xử lý vi phạm theo pháp luật hiện hành.

CHƯƠNGIII: QUẢN LÝ QUỸ

I. Phân cấp quản lý Quỹ

Điều 17:Việc quản lý trực tiếp các quỹ được phân cấp và thực hiện theo Điều 4 của Quyếtđịnh số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ; cụ thể là:

1.Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý và đượcdùng để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, ngànhTrung ương quản lý trong quá trình sắp xếp và chuyển đổi sở hữu; giải quyết chếđộ cho người lao động ở các doanh nghiệp này. Bộ Tài chính thực hiện việc cấpphát trên cơ sở các phương án sử dụng tiền thu từ hoạt động chuyển đổi sở hữudoanh nghiệp nhà nước đã được các Bộ quản lý ngành phê duyệt và khả năng cânđối nguồn Quỹ.

2.Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương quản lý, quyết định phê duyệt phương án và các khoản chi hỗtrợ tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý trong quátrình sắp xếp và chuyển đổi sở hữu; giải quyết chế độ cho người lao động ở cácdoanh nghiệp này.

3.Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở các Tổng Công ty 91 do Hội đồng Quản trị các TổngCông ty quản lý, quyết định phê duyệt phương án và các khoản chi hỗ trợ tàichính cho các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty trong quá trình sắp xếpvà chuyển đổi sở hữu; giải quyết chế độ cho người lao động ở các doanh nghiệpnày.

Điều 18:Cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phốtrực thuộc Trung ương, Hội đồng Quản trị Tổng Công ty 91 thực hiện công tácquản lý Quỹ.

1.Cục Tài chính doanh nghiệp là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiệnchức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống Quỹ sắp xếp doanhnghiệp; thẩm định các phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc các Bộ,ngành; tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn của Quỹ sắp xếp doanhnghiệp ở các doanh nghiệp trung ương; kiểm tra báo cáo quyết toán hàng năm củaQuỹ sắp xếp doanh nghiệp các cấp và trực tiếp quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệpTrung ương.

2.Sở Tài chính - Vật giá là cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương thẩm định phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp địa phương;kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở các doanh nghiệpđịa phương và thực hiện chức năng quản lý trực tiếp Quỹ sắp xếp doanh nghiệpđịa phương.

3.Ban Tài chính hoặc phòng tài chính-kế toán Tổng Công ty 91 là đơn vị giúp Hộiđồng Quản trị thẩm định phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp thành viên, phốihợp với Cục Tài chính doanh nghiệp kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn của Quỹ sắpxếp doanh nghiệp ở các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty quản lý và thực hiệnchức năng quản lý trực tiếp Quỹ sắp xếp doanh nghiệp của Tổng Công ty 91.

Điều 19:Tài khoản của Quỹ

1.Quỹ sắp xếp doanh nghiệp được gửi tập trung tại hệ thống Kho bạc Nhà nước, sửdụng và đổi tên tài khoản "tiền gửi thu về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước"trước đây thành tài khoản "Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanhnghiệp"; cụ thể:

a)Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương: được gửi vào tài khoản 945.06 do Bộ trưởngBộ Tài chính hoặc người được uỷ quyền làm chủ tài khoản.

b)Quỹ sắp xếp doanh nghiệp địa phương: được gửi vào tài khoản 945.07 do Chủ tịchUBND tỉnh, thành phố hoặc người được uỷ quyền làm chủ tài khoản.

c)Quỹ sắp xếp doanh nghiệp của Tổng công ty 91: được gửi vào tài khoản 945.08 doChủ tịch HĐQT Tổng công ty hoặc người được uỷ quyền làm chủ tài khoản.

2.Việcmở tài khoản, hạch toán và sử dụng tài khoản "Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổphần hoá doanh nghiệp" theo hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước Trung ương.

II/ Kế hoạch hoá và điều hoà Quỹ:

Điều 20:Kế hoạch thu chi và điều hòa Quỹ sắp xếp doanh nghiệp:

1.Hàng năm, cùng với việc lập kế hoạch Ngân sách, căn cứ vào kế hoạch sắp xếp vàchuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước, các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng Công ty 91 chỉ đạo Ban đổi mới quảnlý doanh nghiệp phối hợp với cơ quan được uỷ quyền trực tiếp quản lý Quỹ lập kếhoạch thu và dự kiến các khoản chi từ Quỹ sắp xếp doanh nghiệp, báo cáo Bộ, Uỷban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng quản trịTổng công ty 91 phê duyệt và gửi về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

2.Căn cứ vào tình hình quản lý và sử dụng Quỹ trong năm báo cáo, kế hoạch sắp xếpvà chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp của các Bộ, các địa phương, các Tổng Công tyvà kế hoạch thu chi của các Quỹ sắp xếp doanh nghiệp các cấp, Cục Tài chínhdoanh nghiệp- Bộ Tài chính thẩm định, tổng hợp và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tàichính kế hoạch sử dụng và điều hoà nguồn Quỹ trong phạm vi toàn quốc.

Điều 21: Điềuhoà Quỹ:

1.Căn cứ vào quyết định điều động của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong phạm vi 15ngày kể từ ngày nhận được quyết định, cơ quan quản lý Quỹ được điều động phảilàm thủ tục để chuyển tiền từ Quỹ về tài khoản của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Trungương. Quá 15 ngày, nếu cơ quan quản lý Quỹ được điều động không thực hiệnchuyển tiền thì Kho bạc Nhà nước nơi Quỹ mở tài khoản phải tự động thực hiệnviệc điều chuyển nguồn Quỹ theo Quyết định điều động của Bộ trưởng Bộ Tài chínhvề Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương và thông báo cho cơ quan quản lý Quỹ sắpxếp doanh nghiệp được điều động biết.

2.Căn cứ vào phương án hỗ trợ đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, báo cáotiến độ thực hiện kế hoạch của cơ quan quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệp được hỗtrợ, Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương thực hiện việc chuyển tiền hỗ trợ choQuỹ sắp xếp doanh nghiệp địa phương và Tổng Công ty 91 phù hợp với tiến độ thựchiện kế hoạch và trong mức được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt. Định kỳ hoặcđột xuất, cơ quan quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương thực hiện kiểmtra tình hình quản lý và sử dụng của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp được hỗ trợ.

III/Thanh toán trợcấp và hỗ trợ: 

Điều 22:Quỹ sắp xếp doanh nghiệp chỉ thực hiện thanh toán các khoản trợ cấp và hỗ trợcho người lao động và các doanh nghiệp thuộc đối tượng được thụ hưởng khi cóđầy đủ hồ sơ, phương án hỗ trợ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 23:Trước khi thực hiện cấp phát, thanh toán, cơ quan trực tiếp quản lý Quỹ sắp xếpdoanh nghiệp các cấp phải kiểm tra lại điều kiện, việc tính toán mức trợ cấp vàhỗ trợ cho các đối tượng.

Trườnghợp phát hiện có sai sót hoặc có điểm chưa rõ, cơ quan trực tiếp quản lý Quỹphải báo cáo ngay với cơ quan phê duyệt mức và phương án hỗ trợ để kịp thời xemxét, điều chỉnh. Trường hợp cơ quan phê duyệt không có sự giải thích hợp lý, bổtúc hồ sơ, hoặc không điều chỉnh mức trợ cấp, cơ quan trực tiếp quản lý Quỹphải thực hiện lệnh chi theo mức xác định lại và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chínhđể giải quyết.

Điều 24:Việc cấp phát thanh toán các khoản trợ cấp và hỗ trợ từ Quỹ cho người lao độngvà doanh nghiệp thực hiện sắp xếp và chuyển đổi sở hữu được thực hiện theotrình tự ưu tiên sau:

1.Hỗ trợ kinh phí đào tạo, đào tạo lại cho người lao động.

2.Hỗ trợ giải quyết chính sách cho người lao động bị mất việc, thôi việc.

3.Hỗ trợ thanh toán các khoản nợ lương, nợ Bảo hiểm xã hội.

4.Hỗ trợ để thực hiện chính sách ưu đãi giá cho người lao động ở những doanhnghiệp nhà nước cổ phần hoá có số vốn Nhà nước không đủ để thực hiện.

5. Hỗtrợ tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước cần ưu tiên củng cố để thực hiệnchuyển đổi sở hữu.

6. Đầutư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá theo phương án được cấp cóthẩm quyền phê duyệt.

Điều 25:Căn cứ vào Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và Uỷ nhiệm chi của cơquan trực tiếp quản lý Quỹ, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển tiền trợ cấp,hỗ trợ cho doanh nghiệp và các đối tượng thụ hưởng.

Khobạc Nhà nước không được sử dụng nguồn quỹ vào mục đích khác hoặc thanh toán cáckhoản chi trái với quy định của Quy chế này.

IV/ Chế độ báo cáo-kế toán:

Điều 26:Quỹ sắp xếp doanh nghiệp các cấp có trách nhiệm mở sổ sách kế toán, hạch toánđầy đủ mọi khoản thu chi và lưu giữ chứng từ theo đúng chế độ Nhà nước quyđịnh.

Nămtài chính của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúcvào 31 tháng 12. Năm tài chính đầu tiên được tính từ ngày quỹ bắt đầu hoạt độngđến ngày kết thúc năm.

Điều 27:Định kỳ hàng tháng, quý, cơ quan quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệp các cấp (Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với Quỹ sắp xếpdoanh nghiệp địa phương; Hội đồng Quản trị Tổng Công ty đối với Quỹ sắp xếpdoanh nghiệp Tổng Công ty 91) có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý và sửdụng Quỹ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong các trường hợp cần thiết, Quỹ sắpxếp doanh nghiệp các cấp còn có trách nhiệm kịp thời báo cáo và giải trìnhnhững vấn đề có liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng Quỹ theo yêu cầu củaBộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 28:Kết thúc năm tài chính, trong phạm vi 45 ngày cơ quan quản lý Quỹ sắp xếp doanhnghiệp các cấp phải chỉ đạo, đôn đốc việc lập và gửi báo cáo quyết toán Quỹ choBộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) để phối hợp kiểm tra, xem xét vàtrình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt và tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Báocáo quyết toán quỹ phải phản ánh đầy đủ, trung thực tình hình Quỹ ở thời điểmlập báo cáo; tình hình thu chi và những vấn đề còn tồn tại trong công tác quảnlý Quỹ như: các khoản chưa thu được hoặc chưa chi; các khoản chi vượt hoặc chưacó nguồn thanh toán... kèm theo xác nhận số dư Quỹ của Kho bạc Nhà nước nơi Quỹmở tài khoản.

V/ Kiểm tra - Quyết toán Quỹ

Điều 29:Quỹ sắp xếp doanh nghiệp chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ củaBộ Tài chính.

Căncứ vào báo cáo tình hình quản lý và sử dụng Quỹ của các địa phương, các TổngCông ty 91, Cục tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính lập kế hoạch và thực hiệncông tác kiểm tra công tác quản lý và sử dụng Quỹ theo quyết định của Bộ trưởngBộ Tài chính.

Điều 30:Quyết toán Quỹ:

1.Hàng năm, cơ quan quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệp các cấp có trách nhiệm quyếttoán các khoản thu chi với Bộ Tài chính.

2.Trong phạm vi 90 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán Quỹ, Cục Tàichính doanh nghiệp - Bộ Tài chính có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chínhtriển khai thực hiện công tác kiểm tra báo cáo quyết toán Quỹ sắp xếp doanhnghiệp các cấp.

3.Kết quả kiểm tra quyết toán Quỹ được thông báo cho Chủ tịch UBND tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, Hội đồng Quản trị Tổng Công ty 91 và trình Bộ trưởngBộ Tài chính xem xét, phê duyệt.

CHƯƠNGIV: XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 31:Những hành vi vi phạm các điều khoản quy định trong Quy chế này, tuỳ theo tínhchất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

PHỤ BIỂU: ĐỊNH MỨC KINH PHÍ CHO 1 NĂM ĐÀO TẠO VÀ ĐÀO TẠOLẠI

Đơn vị: Nghìn đồng/người/năm

Cấp học

Đào tạo

Nghiên cứu sinh

Cao học

Đào tạo lại

Ngành chi tổng hợp

Đại học

Trung học

Dạy nghề

T.Trung

Tại chức

T.trung

Tại chức

 

Mức chi tổng hợp

 

 

 

 

5.500

4.400

4.000

2.600

3.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Nghệ thuật - TDTT

8.000

2.000

6.500

 

 

 

 

 

 

2. Khối tổng hợp, sư phạm

6.300

1.570

4.000

 

 

 

 

 

 

3. Khối thăm dò địa chất, thuỷ văn khí tượng

6.500

1.620

4.100

5.400

 

 

 

 

 

4. Khối hàng hải

6.400

1.600

4.000

4.700

 

 

 

 

 

5. Khối nông lâm thuỷ sản

5.900

1.470

3.540

 

 

 

 

 

 

6. Khối y tế, dược

6.000

1.500

3.600

4.500

 

 

 

 

 

7. Khối công nghệ lương thực và thực phẩm

5.600

1.400

3.400

4.200

 

 

 

 

 

8. Khối cơ khí luyện kim, kỹ thuật và điện, kỹ thuật xây dựng

5.900

1.470

3.500

4.300

 

 

 

 

 

9. Khối kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hoá

5.500

1.370

3.000

4.100

 

 

 

 

 

10. Khối kỹ thuật điện tử, bưu chính viễn thông

5.300

2.300

3.200

3.900

 

 

 

 

 

11. Khối văn hoá TT-Du lịch

5.400

1.350

3.200

4.000

 

 

 

 

 

12. Khối nghiệp vụ quản lý kinh tế nghiệp vụ kinh doanh cơ sở-hành chính pháp lý

5.200

1.300

3.100

 

 

 

 

 

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Văn Tá

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.