CHỈ THỊ
Về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thihành án dân sự
Côngtác Thi hành án dân sự là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo cho các bản án,quyết định của Toà án được thực thi một cách nghiêm túc, góp phần tăng cườngpháp chế XHCN. Trong những năm qua, công tác thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninhđã có chuyển biến tích cực và thu được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên cònnhiều vấn đề bức xúc, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra - do nhiều nguyênnhân: Một phần là do ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức và cá nhânchưa cao; sự phối kết hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể chưa chặt chẽ;tổ chức và hoạt động của các Cơ quan thi hành án còn hạn chế. Ngày 11 tháng 9năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg về việc nâng caohiệu quả công tác thi hành án dân sự. Để triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chínhphủ, nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến mới trong côngtác thi hành án dân sự tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, UBND tỉnh yêucầu:
1-Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh: Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiệncông tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch phối hợp vớicác ngành có liên quan, UBND huyện, thị xã nhằm đẩy mạnh công tác thi hành ándân sự; chỉ đạo các Ban Chỉ đạo thi hành án các huyện, thị xã tổ chức tốt việcthi hành án dân sự ở địa phương.
2-Các Sở, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệmvụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp và chỉ đạo cấp dưới tích cựcphối hợp, hỗ trợ các cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành có kết quả cácbản án, quyết định của Toà án về phần dân sự đã có hiệu lực pháp luật.
Cáccơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và mọi cá nhân là đốitượng phải thi hành án phải gương mẫu nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ thihành án của mình, đảm bảo đúng qui định của pháp luật.
3-Sở Tư pháp: Tăng cường công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn tổ chức các Cơ quanthi hành án; tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vàđạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ công chức làm công tác thi hành án; thườngxuyên kiểm tra, kịp thời uốn nắn những sai sót và nghiêm khắc xử lý các trườnghợp sai phạm; tích cực phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về công tác thi hành ándân sự.
Chỉđạo cơ quan thi hành án của tỉnh từng bước thực hiện việc chuyển giao cho UBNDxã, phường, thị trấn trực tiếp thi hành những vụ việc đơn giản, có giá trịkhông quá 500.000 đồng, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan thi hành án.
4-Các cơ quan thi hành án dân sự: Phòng thi hành án tỉnh, Đội thi hành án cáchuyện, thị xã đẩy mạnh hoạt động, không để án có điều kiện thi hành tồn đọngkéo dài; thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Điều 44 Pháp lệnh Thi hành ándân sự và Điều 8, Điều 10 Nghị định số 30/CP ngày 02/6/1993 của Chính phủ.
5-Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Công an cấp dưới, phối hợp chặt chẽ với cơquan Thi hành án dân sự để thực hiện tốt Thông tư liên ngành số 02/TT-LN ngày17/9/1993 của Bộ Tư pháp -Bộ Nội vụ -Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc tổchức cưỡng chế thi hành án dân sự.
6-Sở Tài chính - Vật giá, Sở Xây dựng, Sở Địa chính, Sở Giao thông vận tải, SởKhoa học công nghệ và môi trường, Ngân hàng Nhà nước và các ngành liên quan cótrách nhiệm cử người tham gia định giá nhà, đất, các loại tài sản khác theo đềnghị của Cơ quan thi hành án dân sự, xử lý nhanh các tài sản thi hành án bảođảm theo đúng qui định của pháp luật.
7-Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh; các cơ quan Sở tư pháp, Báo Bắc Ninh,Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Đài, trạm truyền thanh huyện, thị xã; xã, phường,thị trấn kịp thời đưa tin, bài, hình ảnh về hoạt động thi hành án để tạo sự tácđộng, ảnh hưởng sâu rộng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhândân.
8-Đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các cấp trong tỉnh thường xuyênphối hợp chặt chẽ với chính quyền tích cực tuyên truyền phổ biến sâu rộng vậnđộng các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và tự giác chấphành nghiêm các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
9-Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức, chỉ đạocông tác thi hành án dân sự tại địa phương; chỉ đạo các cơ quan thuộc huyện,thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với cơ quan thi hành án, đảmbảo việc thi hành án được nhanh gọn, hiệu quả, không để tình trạng chống đốiviệc thi hành án, coi thường kỷ cương pháp luật.
10-Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh - Thường trực là Sở Tư pháp phối hợp với SởTài chính - Vật giá lập dự trù kinh phí hỗ trợ cho công tác thi hành án dân sự,trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Chủtịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBNDtỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túcChỉ thị này. Giao cho Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện vàtổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh./.