Sign In

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH Ủ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

về việc công nhận bản điều lệ của Hội dâu tơ tằm tỉnh Bắc Ninh

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21/6/1994;

Căn cứ Chỉ thị số 01/CT ngày 05/01/1989 và Chỉ thị số 202/CT ngày 05/6/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng( naylà Chính phủ), về việc quản lý tổ chức và hoạt động của các Hội quần chúng, chấp hành các quy định của Nhà nước trong việc lập Hội;

Căn cứ các Văn bản của Ban tổ chức- Cán bộ Chính phủ số 07/TCCP ngày 06/01/1989 hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 01/CT ngày05/01/1989 và số 04/TCCP-TCPCP ngày 11/01/1989 về việc thẩm quyền cấp giấy phép thành lập Hội;

Căn cứ Quyết định số 24/2000/QĐ-UB ngày 28/3/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, về việc cho phép thành lập Hội Dâu tơ tằm tỉnh Bắc Ninh;

Xét đề nghị của Hội Dâu tơ tằm tỉnh Bắc Ninhvà Ban tổ chức Chính quyền tỉnh,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Công nhận bản điều lệ Hội Dâu tơ tằm tỉnh Bắc Ninh, đã được Đại hội đại biểu Hội Dâu tơ tằm tỉnh Bắc Ninh lần thứ nhất thông qua ngày 28/4/2000.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký

Điều 3: Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Ban tổ chức Chính quyền tỉnh, Công an tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan; Hội Dâu tơ tằm tỉnh Bắc Ninh căn cứ Quyết định thi hành./.

ĐIỀU LỆ

Hoạt động của Hội Dâu tơ tằm tỉnh Bắc Ninh

 

(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2000/QĐ-UB

ngày 20/7/2000 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

 

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1: Hội Dâu tơ tằm tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 24/2000/QĐ-UB ngày 28/3/2000 của UBND tỉnh Bắc Ninh, Hội lấy tên là: Hội Dâu tơ tằm tỉnh Bắc Ninh.

Điều 2: Hội Dâu tơ tằm Bắc Ninh là một tổ chức nghề nghiệp xẫ hội, bao gồm các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ dâu tơ tằm thuộc các doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, HTX và các hộ gia đình…trên địa bàn tỉnh; dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đảng, hợp tác giúp đỡ nhau cùng có lợi.

Điều 3: Hội dâu tơ tằm tỉnh Bắc Ninh chịu sự quản lý Nhà nước của các ngành chức năng thuộc tỉnh.

Trụ sở của Hội đặt tại địa điểm đường Nguyễn Văn Cừ- thị xã Bắc ninh( cùng trụ sở của Hội đồng liên minh các HTX tỉnh Bắc Ninh).

Hội được phép sử dụng con dấu để giao dịch và mở tài khoản riêng theo quy định hiện hành của Nhà nước, Hội tự lo kinh phí để hoạt động.

 

CHƯƠNG II

NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HỘI DÂU TƠ TẰM TỈNH BẮC NINH

 

Điều 4: Hội dâu tơ tằm tỉnh Bắc Ninh có nhiệm vụ: Tập hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế ( như điều 2) trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi…

- Hoạt động chủ yếu của Hội là:

1. Giúp đỡ hỗ trợ các hội viên khắc phục khó khăn đẩy mạnh phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, sản xuất chế biến và xuất khẩu tơ tằm nhằm đẩy nhanh bước phát triển của kinh tế hộ gia đình, giải quyết và thu hút thêm việc làm cho người lao động. Giúp đỡ nhau về kỹ thuật công nghệ công tác nghiệp vụ, tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh hoặc tai nạn rủi ro… hợp tác liên kết kinh tế theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng giúp nhau cùng tồn tại và phát triển.

2. Trao đổi thông tin tư vấn thị trường về: Giá cả, chất lượng sản phẩm, về khách hàng…nhằm sản xuất chế biến theo nhu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng hàng chậm tiêu thụ và tình trạng tranh mua, tranh bán làm rối loạn thị trường trong địa phương.

3. Đề xuất với các cơ quan chức năng Nàh nước trong việc xây dựng quy hoạch có tính chiến lược về mở rộng và phát triển nghề dâu tằm tơ của tỉnh.

4. kiến nghị với Nhà nước về việc bổ sung, sửa đổi, ban hành các chế độ chính sách có liên quan đến nghề dâu tằm tơ.

 

CHƯƠNG III

HỘI VIÊN

 

Điều 5:

1. Các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế (như ở điều 2) nếu tán thành điều lệ Hội, tự  nguyện có đơn xin gia nhập Hội và đóng lệ phí đầy đủ, đảm bảo đủ tư cách hội viên theo quy định của Hội được ban chấp hành Hội xem xét kết nạp vào thành viên của Hội.

 Thủ trưởng đương nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế( như ở điều 2) đại diện cho đơn vị là thành viên của Hội.

2. Một số cơ sở hoặc cá nhân thuộc tổ chức nghiên cứu khoa học, kỹ thuật… được Ban chấp hành Hội mời tham gia làm hội viên danh dự của Hội(nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).

Điều 6: Nhiệm vụ của hội viên

1. Tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ và các Nghị quyết của Ban chấp hành Hội, tíh cực tham gia hoạt động và xây dựng phong trào.

2. Phát triển nghề dâu tơ tằm của tỉnh, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm tuộc mặt hàng dâu tơ tằm.

3. Giữ gìn và bảo vệ vệ sinh môi trường sinh thái.

4. Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau về : Kỹ thuật công nghệ, công tác nghiệp vụ, quản lý, đào tạo, tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm, tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc tai nạn rủi ro… hợp tác liên doanh, liên kết kinh tế theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, giúp nhau cùng tồn tại và phát triển góp phần làm cho Hội ngày càng lớn mạnh.

5. Thường xuyên trao đổi thông tin kinh nghiệm với các hội viên và góp ý kiến vói ban chấp hành để cải tiến công tác hoạt động của Hội.

Điều 7: Quyền lợi của hội viên:

1.Được tham gia mọi sinh hoạt do Hội tổ chức theo quy định của Pháp luật. Được phê bình chất vấn cơ quan lãnh đạo của Hội hoặc cá nhân lnhx đạo Hội, kiến nghị và khiếu nại lên cơ quan các cấp có thẩm quền.

2. Được hội giúp đõ và tạo điều kiện thuận lợi phát triển nghề dâu tằm tơ. Được hưởng những quyền lợi do Hội mang lại.

3. Được thảo luận và biểu quyết vào các Nghị quyết của Hội, được đề cử, ứng cử và bầu cử vào ban lãnh đạo của Hội.

4. Được quyền xin ra khỏi hội.

 

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỘI

 

Điều 8: Hội được tổ chức hai cấp: ở cấp tỉnh và chi hội ở các thôn, làng, xã.

Điều 9: Chi hội phải có ít nhất từ 9 hội viên trở lên. Mỗi chi hội có một chi hội trưởng, 1 đến 2 chi hội phó do Đại hội toàn thể hội viên chi hội bầu ra theo nhiệm kỳ của Hội. Chi hội hoạt động theo điều lệ Hội.

Điều 10: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu các đơn vị thành viên( ở chi hội là Đại hội toàn thể hội viên). Đại hội ở Hội và Chi hội được tổ chức 5 năm 1 lần. Đại dội bất thường được triệu tập khi có 2/3 số hội viên yêu cầu. Đại hội có nhiệm vụ:

- Thông qua báo cáo hoạt động của hội theo nhiệm kỳ và quyết định phương hướng và nhiệm vụ của hoạt động của Hội theo nhiệm kỳ tới.

- Thông qua quyết toán tài chính của Hội hàng năm.

- Bầu ban chấp hành Hội, bầu ban kiểm soát( số lượng uỷ viên Ban chấp hành, ban kiểm soát do Đại hội quyết định)

- Bầu chủ tịch, bầu trưởng kiểm soát.

Điều 11: Hội thành lập 3 tiểu ban:

1.Tiểu ban dâu, tằm và môi trường

2.Tiểu ban sản xuất và chế biến tơ

3. Tiểu ban tiêu thụ sản phẩm.

Các phó Chủ tịch Hội giới thiệu và Ban chấp hành bầu. Hình thức bầu cử bằng biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín do Đại hội quyết định.

Điều 12: Ban chấp hành Hội có nhiệm vụ:

1.Tổ chức thực hiện điều lệ và Nghị quyết của Hội và đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều hành hoạt động của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội.

2.Thông qua báo cáo thường kỳ của Ban thường trực Hội.

3. Ban chấp hành Hội quý họp một lần, trường hợp bất thường khi có 2/3 số uỷ viên yêu cầu.

4. Giữa 2 kỳ đại hội nếu Ban chấp hành khuyết uỷ viên. Ban chấp hành được quyền cử bổ sung nhưng không quá 1/3 số uỷ viên ban chấp hành hoặc bãi miễn chức uỷ viên của những người không còn xứng đáng là uỷ viên Ban chấp hành Hội. Việc bổ sung hoặc bãi miễn uỷ viên Ban chấp hành phải được sự nhất trí của 2/3 số uỷ viên Ban chấp hành đồng ý trở lên.

5. Ban chấp hành làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Theo đa số  khi có số phiếu ngang nhau, Chủ tịch Hội ở bên nào thì lấy ý kiến ở bên đó là quyết định.

6. Khi hết nhiệm kỳ, Ban chấp hành phải triệu tập. Đại hội Đại biểu Hội viên. Số lượng đại biểu được triệu tập cho từng đơn vị thành viên do Ban chấp hành Hội quyết định. Nếu vì lý do nào đó mà chưa triệu tập Đại hội được thì Ban chấp hành vẫn có quyền điều hành Hội, đồng thưòi phải thông báo với sơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

7. Xét kết nạp hội viên mới và kỷ luật hội viên vi phạm Điều lệ, Nghị quyết Hội và pháp luật…làm tổn hại đến danh dự, và lợi ích của hội.

Điều 13: Thường trực Hội( Gồm Chủ tịch, trưởng kiểm soát và các Phó chủ tịch) có nhiệm vụ:

1.Điều hành hoạt động Hội giữa 2 kỳ BCH.

2. Tổ chức phổ biến thực hiện các đường lối chủ ttrương chính sách của Đảng, Nhà nước, các Nghị quyết của hội trong quan hệ đối nội, đối ngoại nhằm đẩy mạnh phát triển nghề dâu tằm tơ.

3. Chuẩn bị nội dung báo cáo cho các kỳ họp của Ban chấp hành và Đại hội.

4. Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của cá chi hội về hội, học tập chính trị, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức các Hội nghị nghiên cứu hội thảo, trao đổi phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, quản lý đào tạo cán bộ và nhân viên kỹ thuật về dâu tằm. tơ.

5. Đăng ký tham gia Hội chợ, triển lãm, tham quan khảo sát thị trường và tham dự các cuộc hội thảo trong và ngoài nước về dâu, tằm, tơ.

Hội có thể tham gia là thành viên các hội chuyên ngành khác nhau nếu xét thấy cần thiết cho việc phát triển nghề dâu, tằm, tơ của mình.

 

CHƯƠNG V

TÀI CHÍNH CỦA HỘI

 

Điều 14:

1. Nguồn tài chính của Hội gồm:

a. Hội phí của hội viên: Mỗi hội viên hàng tháng đóng 500đ, một năm là 6.000 đồng, đóng là 2 đợt( tháng 6 và tháng 12 hàng năm). Tiền hội phí được để lại 2/3 ở chi hội, còn 1/3 nộp lên Hội dâu tằm tơ tỉnh.

b. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ của Hội.

c. Sự tự nguyện ủng hộ quỹ của các hội viên và các tổ chức khác.

2. Quản lý quỹ Hội.

Quỹ của Hội chỉ được dùng vào các hoạt độnh của Hội, đảm bảo công khai.

CHƯƠNG VI

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

 

Điều 15: Hội viên và chi hội có thành tích được Hội khen thưởng hoặc đề nghị lên cấp trên khen thưởng thích đáng.

Điều 16: Hội viên hoặc chi Hội nào vi phạm điều lệ Nghị quyết của Hội, vi phạm pháp luật Nhà nước, làm tổn hại đến uy tín, thiệt hại lợi ích của Hội, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ xử lý bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, bãi miễn khai trừ ra khỏi Hội.

 

CHƯƠNG VII

GIẢI THỂ VÀ SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ

 

Điều 17: Giải thể hội

Khi tổ chức của Hội không còn vai trò tác dụng đối với các thành viên, được 2/3 số thành viên tán thành giải thể và được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Điều 18: Điều lệ này được Đại hội Đại biểu Hội dâu tằm tơ tỉnh Bắc Ninh lần thứ nhất thông qua ngày 28/4/2000.

 Chỉ có Đại hội Đại biểu Hội dău tằm tơ tỉnh Bắc Ninh mới có quyền sủă đổi bổ sung điều lệ này. bản điều lệ này có hiệu lực kể từ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn./.

UBND tỉnh Bắc Ninh

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Vũ Đức Trung