• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 30/09/2014
  • Ngày hết hiệu lực: 16/08/2016
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ CÔNG AN-BỘ QUỐC PHÒNG
Số: 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH -
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 4 tháng 8 năm 2014

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2007

hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như

đối với quân nhân, công an nhân dân

____________________

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 153/2013/NĐ-CP),

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH) như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:

1. Bổ sung Khoản 11 vào Mục III Phần A Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:

“11. Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. Trường hợp người lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp không xác định được thời điểm điều trị xong, ra viện hoặc trong giấy ra viện còn có chỉ định hẹn khám lại, hẹn tháo bột, tháo nẹp, tháo vít, nếu không có giấy ra viện sau khám lại, sau tháo bột, tháo nẹp, tháo vít, đã chứng nhận sức khỏe ổn định tiếp tục công tác của cơ sở y tế, thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.”

2. Tên Khoản 5 và Điểm a Khoản 5 Mục IV Phần A Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung và thay thế như sau:

“5. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 33 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 153/2013/NĐ-CP như sau:

a) Trong thời gian bảo lưu, nếu tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được cộng tiếp thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện và được giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định đối với từng đối tượng tại thời điểm giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 1: Đồng chí Phạm Thị Lan, Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp, đã phục viên, bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 16 năm 5 tháng; sau đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 4 năm. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định khi đồng chí Lan đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí là: 16 năm 5 tháng + 4 năm = 20 năm 5 tháng.”

3. Khoản 8 Mục IV Phần A Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung và thay thế như sau:

“8. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc chuyển ngành đi học hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu quy định tại Khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 153/2013/NĐ-CP thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:

a) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân hoặc của sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 6, Khoản 7 Mục IV Phần A Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH. Thời gian được tính thâm niên nghề làm cơ sở tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu là tổng thời gian làm việc trong các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề (có đóng bảo hiểm xã hội); nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian làm việc được tính hưởng nhiều loại thâm niên nghề cùng một lúc thì chỉ được tính hưởng một loại thâm niên nghề.

c) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề, sau đó lại chuyển sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề, hoặc ngược lại thì căn cứ vào ngành nghề mà quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác cuối cùng trước khi nghỉ hưu (ngành nghề có được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hoặc ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề) để tính mức lương hưu theo Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.

d) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a, Điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

Ví dụ 2: Đồng chí Nguyễn Đình Ân, sinh tháng 5/1955, Đại úy, nguyên trợ lý thuộc Tổng cục Chính trị, có 14 năm 10 tháng được tính thâm niên nghề, chuyển ngành sang làm Chuyên viên thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/6/2015; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 37 năm. Đồng chí Ân có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 6/2015 là 1.150.000 đồng/tháng).

- Từ tháng 6/2010 đến tháng 5/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,04:

1.150.000 đồng x 6,04 x 36 tháng = 250.056.000 đồng.

- Từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2015 = 24 tháng, hệ số lương là 6,38:

1.150.000 đồng x 6,38 x 24 tháng = 176.088.000 đồng.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của đồng chí Ân là:

250.056.000 đồng + 176.088.000 đồng

= 7.102.400 đồng/tháng.

60 tháng

 

- Phụ cấp thâm niên nghề của đồng chí Ân trước khi chuyển ngành được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu như sau:

Đại úy có hệ số lương quân hàm bằng 5,40, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 14%:

1.150.000 đồng x 5,40 x 14% = 869.400 đồng.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là:

7.102.400 đồng + 869.400 đồng = 7.971.800 đồng.

- Lương hưu hàng tháng của đồng chí Ân là:

7.971.800 đồng x 75% = 5.978.850 đồng/tháng.

Ví dụ 3: Đồng chí Lê Xuân Quang, sinh tháng 5/1955, Thiếu tá, nguyên trợ lý thuộc Bộ đội Biên phòng, có 21 năm được tính thâm niên nghề, tháng 6/1999 chuyển ngành ra làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/6/2015; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 37 năm 01 tháng. Đồng chí Quang có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 6/2015 là 1.150.000 đồng/tháng).

- Thời gian được tính thâm niên nghề của đồng chí Quang là:

21 năm (trong quân đội) + 16 năm (Viện Kiểm sát nhân dân) = 37 năm.

+ Từ tháng 6/2010 đến tháng 5/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,44; thâm niên nghề là 35 %:

1.150.000 đồng x 6,44 x 1,35 x 36 tháng = 359.931.600 đồng.

+ Từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2015 = 24 tháng, hệ số lương là 6,78; thâm niên nghề là 37 %:

1.150.000 đồng x 6,78 x 1,37 x 24 tháng = 256.365.360 đồng.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của đồng chí Quang là:

359.931.600 đồng + 256.365.360 đồng

= 10.271.616 đồng/tháng.

60 tháng

 

- Lương hưu hàng tháng của đồng chí Quang là:

10.271.616 đồng/tháng x 75% = 7.703.712 đồng/tháng.

Ví dụ 4: Đồng chí Trần Xuân Thắng, sinh ngày 15/5/1955, nhập ngũ 6/1979, Đại úy, nguyên trợ lý thuộc Quân khu 1 có 21 năm 01 tháng tuổi quân, được tính thâm niên nghề 21%, tháng 7/2000 chuyển ngành sang làm kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên, tháng 5/2002 chuyển sang công tác ở Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên (không có phụ cấp thâm niên nghề), tháng 3/2009 lại sang làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, đồng chí Thắng được nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/6/2015. Diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 01/6/2015 là 1.150.000 đồng/tháng).

- Thời gian được tính thâm niên nghề của đồng chí Thắng là:

21 năm (trong quân đội) + 08 năm (Viện Kiểm sát nhân dân) = 29 năm.

+ Từ tháng 6/2010 đến tháng 5/2013 = 36 tháng; hệ số 6,44; thâm niên 27%:

1.150.000 đồng x 6,44 x 1,27 x 36 tháng = 338.602.320 đồng

+ Từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2015 = 24 tháng; hệ số 6,78; thâm niên 29%:

1.150.000 đồng x 6,78 x 1,29 x 24 tháng = 241.395.120 đồng

+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của đồng chí Thắng là:

338.602.320 đồng + 241.395.120 đồng

= 9.666.624 đồng/tháng.

60 tháng

 

- Lương hưu hàng tháng của đồng chí Thắng là:

9.666.624 đồng/tháng x 75% = 7.249.968 đồng/tháng.

Ví dụ 5: Đồng chí Hoàng Đình Dũng, sinh tháng 4/1955, Trung tá, nguyên trợ lý thuộc Binh chủng Thông tin, có 25 năm 7 tháng được tính thâm niên nghề, tháng 8/2000 chuyển ngành ra làm Chuyên viên Văn phòng Chính phủ, có 40 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/5/2015. Đồng chí Hoàng Đình Dũng có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối trước khi chuyển ngành và trước khi nghỉ hưu như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 5/2015 là 1.150.000 đồng).

- Trước khi chuyển ngành:

+ Từ tháng 9/1995 đến tháng 7/1999 = 47 tháng, quân hàm Thiếu tá, hệ số lương 6,0; thâm niên nghề 24%:

1.150.000 đồng x 6,0 x 1,24 x 47 tháng = 402.132.000 đồng.

+ Từ tháng 8/1999 đến tháng 8/2000 = 13 tháng, quân hàm Trung tá, hệ số lương 6,6; thâm niên nghề 25%:

1.150.000 đồng x 6,6 x 1,25 x 13 tháng = 123.337.500 đồng.

+ Mức bình quân tiền lương trước khi chuyển ngành là:

402.132.000 đồng + 123.337.500 đồng

= 8.757.825 đồng/tháng.

60 tháng

 

- Trước khi nghỉ hưu:

+ Giả sử mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước nghỉ hưu của đồng chí Hoàng Đình Dũng là: 6.000.000 đồng/tháng.

+ Phụ cấp thâm niên nghề trước khi chuyển ngành là:

1.150.000 x 6,6 x 25% = 1.897.500 đồng.

Tổng cộng: 6.000.000 đồng + 1.897.500 đồng = 7.897.500 đồng/tháng.

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu của đồng chí Dũng tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành. Do đó, đồng chí Hoàng Đình Dũng được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành là 8.757.825 đồng/tháng làm cơ sở tính lương hưu.”

4. Khoản 3 Phần B Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung và thay thế như sau:

“3. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm quản lý toàn bộ phần tài chính bảo hiểm xã hội và hướng dẫn trong Bộ mình về thu, chi bảo hiểm xã hội đối với tất cả các đối tượng đang phục vụ trong Bộ mình, trên cơ sở những quy định chung và hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hằng tháng, nộp toàn bộ số thu bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý. Hằng quý, năm, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an quyết toán với các đơn vị thuộc Bộ; hằng năm quyết toán với Bảo hiểm xã hội Việt Nam về các khoản thu, chi bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội.”

5. Bổ sung Khoản 4 vào Phần B Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:

“4. Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi hoạt động quản lý bảo hiểm xã hội đối với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an thực hiện theo Điều 11, Điều 12, Điều 13 Mục III Thông tư số 134/2011/TT-BTC ngày 30/9/2011 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bao gồm chi thường xuyên cho lao động hợp đồng do thủ trưởng đơn vị thực hiện giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; chi thường xuyên đặc thù; chi không thường xuyên được xác định trên cơ sở nhiệm vụ được giao và mức chi theo chế độ quy định; chi đầu tư phát triển phục vụ cho hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.”

6. Khoản 2 Phần C Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung và thay thế như sau:

“2. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ có thời hạn, nhập ngũ từ 01/01/2007 trở về sau; hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, học viên công an nhân dân được hưởng sinh hoạt phí đang đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và học sinh cơ yếu đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý thì toàn bộ thời gian là hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên công an nhân dân được hưởng sinh hoạt phí hoặc thời gian đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ mật mã hoặc chuyển tiếp sang diện hưởng lương trong các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trước hoặc sau ngày 01/01/2007 được tính để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Mục 4 và Mục 5 Chương II Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 153/2013/NĐ-CP.”

7. Bổ sung Khoản 9 a vào Phần C Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:

“9 a. Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh tế cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác (gọi chung là đơn vị; bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01/01/1995 được tính hưởng bảo hiểm xã hội sau đó chuyển sang các đơn vị trong và ngoài Nhà nước) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cả năm chế độ mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002; Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, Công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 6: Đồng chí Lê Văn Kim, sinh tháng 4/1956, nhập ngũ tháng 01/1978, Thượng úy, phục viên tháng 9/1993 có 15 năm 08 tháng phục vụ Quân đội và 5 năm lao động hợp đồng có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ năm chế độ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Đông, tháng 8/2005 nghỉ việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; đồng chí Kim chưa hưởng chế độ theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tháng 5/2016 đồng chí Kim đủ điều kiện nghỉ hưu. Thời gian được tính hưởng bảo hiểm xã hội của đồng chí Kim là:

15 năm 08 tháng + 05 năm = 20 năm 08 tháng.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2014;

Các chế độ hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 24 tháng năm 2013.

2. Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu có thời gian được hưởng phụ cấp thâm niên nghề quy định tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, nghỉ hưu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà khi tính lương hưu chưa có phụ cấp thâm niên nghề thì Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm trích nộp bổ sung phần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ phụ cấp thâm niên nghề, điều chỉnh, chi trả chế độ trợ cấp một lần tăng thêm (nếu có) và điều chỉnh lại mức hưởng lương hưu đối với các đối tượng theo quy định, chuyển bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện.

3. Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc các ngành nghề được tính thâm niên nghề theo quy định, sau đó nghỉ hưu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà khi tính lương hưu đã được tính trùng phụ cấp thâm niên nghề thì cách tính lương hưu thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư này. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm rà soát, điều chỉnh mức hưởng lương hưu đối với các đối tượng và truy thu số tiền chênh lệch đã hưởng (nếu có) nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định.

4. Bãi bỏ các cụm từ “Bảo hiểm xã hội Ban cơ yếu Chính phủ” và các hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ tại các Phần, Mục, Khoản của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH.

5. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về liên Bộ để xem xét, hướng dẫn giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Công an
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Quốc phòng
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

   

Phạm Minh Huân

Trung tướng Bùi Quang Bền

Thượng tướng Nguyễn Thành Cung

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.