• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2016
BỘ Y TẾ
Số: 54/2015/TT-BYT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 28 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm

___________________________

 

Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính ph quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhim.

Chương I

THÔNG TIN BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Điều 1. Các trường hợp phải thông tin báo cáo

1. Khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Khi phát hiện ổ dịch bệnh truyền nhiễm, khi ổ dịch bệnh truyền nhiễm đang hoạt động và khi ổ dịch bệnh truyền nhiễm chấm dứt hoạt động.

3. Khi triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

4. Khi có yêu cầu báo cáo để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm của cấp trên.

Điều 2. Nguyên tắc báo cáo

1. Nội dung thông tin báo cáo, khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm phải bảo đảm tính trung thực, đầy đủ và kịp thời. Đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

2. Việc thông tin, báo cáo phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và theo đúng các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trường hợp đã thực hiện báo cáo trực tuyến thì không phải báo cáo bằng văn bản, nhưng phải lưu đầy đủ hồ sơ tại đơn vị theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

Điều 3. Hình thc thông tin báo cáo

1. Báo cáo trực tuyến: Báo cáo trực tiếp vào hệ thống báo cáo thông qua đường truyền internet, đồng thời lưu hồ sơ bệnh án đối với báo cáo trường hợp bệnh hoặc báo cáo bằng văn bản đối với các loại báo cáo khác tại đơn vị báo cáo.

2. Báo cáo bằng văn bản: Trường hợp không thực hiện được báo cáo trực tuyến, các đơn vị thực hiện báo cáo bằng văn bản gửi theo đường công văn, fax, thư điện tử.

3. Hình thức khác: Trong trường hợp khẩn cấp có thể gọi điện thoại hoặc báo cáo trực tiếp và trong thời hạn 24 giờ phải thực hiện báo cáo trực tuyến hoặc báo cáo bằng văn bản.

Điều 4. Nội dung thông tin báo cáo

1. Số liệu thống kê mắc bệnh truyền nhiễm được xác định theo ngày khởi phát của bệnh nhân.

2. Báo cáo trường hợp bệnh: Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo trường hợp bệnh theo quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này (bao gồm các trường hợp có chẩn đoán lâm sàng, các trường hợp có xác định của phòng xét nghiệm, các trường hợp điều trị nội trú, ngoại trú và các trường hợp được phát hiện tại cộng đồng). Nội dung báo cáo trường hợp bệnh thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Báo cáo tuần: Nội dung báo cáo tuần thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo tuần được tính trong 07 ngày, từ 00h00 ngày thứ Hai đến 24h00 ngày Chủ nhật của tuần báo cáo.

4. Báo cáo tháng: Nội dung báo cáo tháng thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 3 và Biểu mẫu 4 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục bệnh phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo tháng được tính từ 00h00 ngày đầu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

5. Báo cáo năm: Nội dung báo cáo năm thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 5 và Biểu mẫu 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo năm được tính từ 00h00 ngày đầu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của năm báo cáo.

6. Báo cáo ổ dịch (bao gồm báo cáo phát hiện ổ dịch bệnh truyền nhiễm, báo cáo ổ dịch bệnh truyền nhiễm đang hoạt động và báo cáo kết thúc ổ dịch): Nội dung báo cáo ổ dịch thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 7, Biểu mẫu 8, Biểu mẫu 9 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo mỗi ngày được tính từ 00h00 đến 24h00 của ngày báo cáo.

7. Báo cáo đột xuất: Nội dung và số liệu báo cáo đột xuất thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên cho từng công việc cụ thể.

Điều 5. Quy trình thông tin báo cáo

Quy trình thông tin báo cáo được thực hiện theo sơ đồ tổ chức hệ thống thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:

1. Đơn vị y tế cơ quan, phòng khám tư nhân, các cơ sở chẩn đoán, bác sĩ gia đình và nhân viên y tế thôn bản khi phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm trong danh mục bệnh được quy định tại Mục 1, Mục 2, Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có trách nhiệm thông báo ngay cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) trên địa bàn sở tại để thực hiện việc điều tra, xác minh, thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.

2. Trạm Y tế xã có trách nhiệm tiếp nhận, điều tra, xác minh thông tin và báo cáo số liệu bệnh truyền nhiễm được ghi nhận trên địa bàn cho Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế huyện) theo thời gian như sau:

a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo tuần: Hoàn thành báo cáo trước 14h00 thứ Ba tuần kế tiếp;

c) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp;

d) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Khi nhận được danh sách các trường hợp bệnh lưu trú trên địa bàn được khám, chữa bệnh ở nơi khác do Trung tâm Y tế huyện cung cấp, Trạm Y tế xã có trách nhiệm điều tra, xác minh thông tin. Nếu phát hiện những sai lệch thông tin hoặc không xác minh được địa chỉ người bệnh, Trạm Y tế xã có trách nhiệm báo cáo cho Trung tâm Y tế huyện trong vòng 24 giờ để thực hiện việc cập nhật thông tin.

3. Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là bệnh viện huyện) có trách nhiệm báo cáo, cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm tại đơn vị mình cho Trung tâm Y tế huyện theo thời gian như sau:

a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong vòng 24 giờ kể từ khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm, khi bệnh nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi thông tin cá nhân.

4. Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là bệnh viện tuyến tỉnh), bệnh viện tư nhân có trách nhiệm báo cáo, cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm tại đơn vị mình cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) và báo cáo, cập nhật thông tin về bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng, côn trùng cho Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh) theo thời gian như sau:

a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong vòng 24 giờ kể từ khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm, khi bệnh nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi thông tin cá nhân.

5. Bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện và Trung tâm Y tế thuộc các Bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm tại đơn vị mình cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh theo thời gian như sau:

a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi trường hợp bệnh có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định cụ thể tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong vòng 24 giờ kể từ khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm, khi bệnh nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi thông tin cá nhân.

6. Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm tổng hợp số liệu bệnh truyền nhiễm từ Trạm Y tế xã, Bệnh viện huyện và thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh theo thời gian như sau:

a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Trạm Y tế xã và Bệnh viện huyện;

b) Báo cáo tuần: Hoàn thành báo cáo các hoạt động phòng chống dịch tuần của Trạm Y tế xã và Trung tâm Y tế huyện trước 14h00 ngày thứ Tư của tuần kế tiếp;

c) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 10 của tháng kế tiếp từ danh sách người bệnh nhận được từ Trạm Y tế xã, Bệnh viện huyện, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh;

d) Báo cáo năm: Hoàn thành báo cáo trước ngày 10 tháng 01 của năm kế tiếp;

đ) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được phản hồi của Trạm Y tế xã về việc sai lệch thông tin cá nhân của trường hợp bệnh thì Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm cập nhật thông tin vào hệ thống báo cáo. Trong trường hợp không xác minh được địa chỉ người bệnh, Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm phối hợp với Bệnh viện huyện để xác minh lại thông tin nếu trường hợp đó do Bệnh viện huyện báo cáo hoặc báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh nếu các trường hợp đó do các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương báo cáo;

e) Báo cáo ổ dịch: Thực hiện báo cáo ổ dịch ngay sau khi phát hiện, đảm bảo không muộn hơn 24 giờ kể từ khi phát hiện ổ dịch. Sau đó thực hiện báo cáo cập nhật tình hình ổ dịch hàng ngày (trước 10h00) cho đến khi ổ dịch chấm dứt hoạt động và thực hiện báo cáo kết thúc ổ dịch trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch chấm dứt hoạt động.

g) Phản hồi thông tin: Trước 10h00 hàng ngày, Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm gửi cho Trạm Y tế xã danh sách các trường hợp bệnh trên địa bàn xã được báo cáo trong hệ thống báo cáo trực tuyến của Bộ Y tế để thực hiện công tác điều tra, xác minh và phòng, chống dịch.

7. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có trách nhiệm thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng theo quy trình và thời gian như sau:

a) Báo cáo tuần: Hoàn thành báo cáo hoạt động phòng chống dịch tuần của đơn vị mình trước 14h00 của thứ Tư tuần kế tiếp;

b) Báo cáo tháng: Khi nhận được danh sách người mắc bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng từ các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, các Bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có trách nhiệm tổng hợp và gửi cho Trung tâm Y tế huyện trước ngày 08 của tháng kế tiếp để thực hiện công tác báo cáo tháng;

c) Báo cáo năm: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo năm bằng văn bản cho Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hoặc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng phụ trách khu vực (đối với bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng, côn trùng) trước ngày 15 tháng 01 của năm kế tiếp;

d) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Khi nhận được kết quả xét nghiệm của các mẫu bệnh phẩm từ các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, trong vòng 24 giờ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có trách nhiệm là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định. Trong trường hợp không xác minh được địa chỉ của các trường hợp bệnh, trong vòng 24 giờ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có trách nhiệm là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan để xác minh lại thông tin và thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định.

8. Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế có trách nhiệm thực hiện báo cáo trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm phát hiện tại khu vực cửa khẩu cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh.

9. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng có trách nhiệm thực hiện báo cáo cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) theo quy trình và thời gian như sau:

a) Báo cáo tuần: Hoàn thành trước 14h00 của thứ Tư của tuần kế tiếp;

b) Báo cáo tháng: Khi nhận được danh sách người mắc bệnh truyền nhiễm cần báo cáo tháng từ các Bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện và Trung tâm Y tế thuộc các Bộ, ngành, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur có trách nhiệm tổng hợp và gửi danh sách cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh trước ngày 07 của tháng kế tiếp;

c) Báo cáo năm: Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng có trách nhiệm cùng với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh và các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, thống nhất số liệu để thực hiện báo cáo năm bằng văn bản cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh) trước ngày 31 tháng 01 của năm kế tiếp;

d) Cập nhật thông tin báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để xác minh lại thông tin các trường hợp bệnh được điều trị tại Bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện và Trung tâm Y tế thuộc các Bộ, ngành khi địa phương không xác minh được địa chỉ của các trường hợp bệnh này và chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định.

10. Phòng Y tế các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế) có trách nhiệm tổng hợp số liệu bệnh truyền nhiễm trên địa bàn từ hệ thống báo cáo trực tuyến của Bộ Y tế để chỉ đạo công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Chương II

KHAI BÁO, BÁO CÁO DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Điều 6. Trách nhiệm khai báo dịch bệnh truyền nhiễm

Tại địa phương đang có dịch bệnh, người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người phát hiện trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thực hiện việc khai báo dịch cho nhân viên y tế thôn, bản, trạm y tế xã hoặc cơ quan y tế gần nhất trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Điều 7. Trách nhim báo cáo dch bnh truyền nhiễm

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về bệnh dịch từ người dân hoặc tự phát hiện các trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch truyền nhiễm, các cơ sở y tế phải báo cáo cho cơ quan y tế dự phòng để điều tra, xác minh trong vòng 24 giờ. Trường hợp xác định thông tin đó là chính xác, cơ quan y tế dự phòng phải báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế nơi xảy ra dịch quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và báo cáo vào hệ thống báo cáo trực tuyến của Bộ Y tế theo các quy định của Thông tư này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm thi hành

1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế:

a) Cục Y tế dự phòng:

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư trên phạm vi cả nước;

- Là đơn vị đầu mối quản lý, lưu trữ cơ sở dữ liệu bệnh truyền nhiễm;

- Là cơ quan duy nhất được Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền thông báo quốc tế về bệnh truyền nhiễm.

b) Cục Quản lý khám, chữa bệnh:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc thực hiện Thông tư này.

- Bảo đảm hệ thống thu thập số liệu tại các cơ sở khám chữa bệnh, thống nhất mẫu hồ sơ bệnh án, bệnh án điện tử để việc thông tin khai báo, báo cáo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm của các cơ sở khám, chữa bệnh được thuận lợi, đầy đủ và kịp thời theo quy định của Thông tư này;

c) Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng:

- Hướng dẫn đơn vị y tế dự phòng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc địa bàn phụ trách thực hiện Thông tư này;

- Chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại các đơn vị ở các tuyến thuộc khu vực phụ trách.

d) Các bệnh viện tuyến trung ương: Bố trí người làm chuyên trách, trang thiết bị, kinh phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế dự phòng trong việc lấy mẫu bệnh phẩm, chia sẻ mẫu bệnh phẩm hoặc chủng tác nhân gây bệnh để chẩn đoán xác định.

2. Trách nhiệm của cơ quan y tế thuộc các Bộ, ngành, bệnh viện tư nhân:

a) Bố trí cán bộ, trang thiết bị, kinh phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

b) Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế dự phòng tại địa phương sở tại trong việc lấy mẫu bệnh phẩm, chia sẻ mẫu bệnh phẩm hoặc chủng tác nhân gây bệnh để chẩn đoán xác định.

3. Trách nhiệm của Sở Y tế và các đơn vị y tế địa phương:

a) Sở Y tế: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Thông tư trên địa bàn quản lý; chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để bố trí kinh phí cho các đơn vị triển khai và duy trì thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

b) Các đơn vị y tế địa phương: Có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách, trang thiết bị, kinh phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với các tỉnh đã triển khai mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh quy định tại Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì đơn vị triển khai mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật là đơn vị thay thế Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện báo cáo theo quy định của Thông tư này.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

2. Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để nghiên cứu, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thanh Long

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.