Sign In
9

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Nghĩavụ lao động công ích

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích ngày 03 tháng 9 năm1999;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH HÀNG NĂM

Điều 1. Tráchnhiệm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm theo Điều 7 Pháp lệnh Nghĩavụ lao động công ích được quy định như sau:

Côngdân Việt Nam, nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 35tuổi, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm tại nơi ngườiđó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú, hoặc có đăng ký tạm trúliên tục từ 6 tháng trở lên.

Điều 2. Ngàycông thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm theo Điều 8 của Pháp lệnhNghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

1.Số ngày công nghĩa vụ lao động công ích hằng năm của mỗi công dân là 10ngày. Trường hợp công trình ở xa nơi thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 1Nghị định này, không có điều kiện đi về hằng ngày, thì được trừ thời gian mộtlần cả đi và về vào số ngày công nghĩa vụ lao động công ích hằng năm;

2.Ngày công nghĩa vụ lao động công ích của năm nào chỉ được huy động để sử dụngtrong năm đó. Riêng quỹ lao động công ích bằng tiền, nếu trong năm chưa sử dụnghết, thì được chuyển sang năm sau.

Điều 3. Cáccông việc được sử dụng lao động công ích hằng năm quy định tại Điều 9 Pháp lệnhNghĩa vụ lao động công ích bao gồm:

1.Xây dựng, tu bổ đường trong thôn, xóm, đường ra đồng ruộng, đường đi lại trongkhu dân cư, đường do cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh quản lý;

2.Xây dựng, tu bổ hệ thống thuỷ lợi nội đồng, các công trình thuỷ lợi do cấp xã,cấp huyện và cấp tỉnh quản lý (trừ đê, kè);

3.Xây dựng, tu bổ trạm y tế, nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo, trường phổ thông;

4.Xây dựng, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ, nhà bia ghi tênliệt sĩ;

5.Xây dựng, tu bổ các công trình công ích có tính chất xã hội khác như di tíchlịch sử, di tích văn hoá, các công trình vui chơi giải trí, thể dục thể thaokhông vì mục đích kinh doanh.

Điều 4. Nhữngcông dân được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm quy định tạiĐiều 10 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích bao gồm:

1.Cán bộ, chiến sĩ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân;

2.Công nhân, công chức quốc phòng và công nhân, công chức công an nhân dân làmviệc ở xã biên giới, huyện biên giới, vùng sâu, hải đảo; ở các xã, huyện, tỉnhđược công nhận là miền núi, vùng cao; công nhân, công chức quốc phòng thuộc cácđội sửa chữa lưu động chuyên nghiệp;

3.Quân nhân xuất ngũ đang đăng ký ở ngạch dự bị hạng một;

4.Thương binh, bệnh binh và người được hưởng chính sách như thương binh;

5.Cha, mẹ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ;

6.Người giữ chức sắc tôn giáo chuyên nghiệp theo quy định của Ban Tôn giáo củaChính phủ;

7.Người mắc bệnh tâm thần, động kinh hoặc có nhược điểm về thể chất được bác sĩchuyên khoa của bệnh viện huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọichung là cấp huyện), bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đâygọi chung là cấp tỉnh), bệnh viện Trung ương hoặc bệnh viện ngành kết luậnkhông còn khả năng lao động;

8.Người bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.

Điều 5. Nhữngngười thuộc diện được tạm miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng nămquy định tại Điều 11 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích bao gồm:

1.Người đang điều trị tại trạm y tế, bệnh viện, cơ sở y tế được cấp giấy phéphoạt động hoặc điều trị ngoại trú theo đơn của thầy thuốc; đang điều dưỡng tạicác cơ sở điều dưỡng; người duy nhất trong gia đình đang trực tiếp chăm sócthân nhân bị ốm nặng;

2.Cha, mẹ, vợ hoặc chồng quân nhân tại ngũ có hoàn cảnh gia đình thực sự khó khănđược y ban nhân dân xã, phường, thịtrấn (sau đây gọi chung là cấp xã) chứng nhận;

3.Phụ nữ có thai, phụ nữ trong thời gian nghỉ do sẩy thai, do thai chết lưu, docon chết sau khi sinh, hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng;

4.Người chồng mà vợ chết hoặc đã ly hôn đang trực tiếp nuôi con nhỏ dưới 36tháng;

5.Người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc phục vụ thương binh nặng, bệnh binh nặng và ngườitàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên ở các cơ sở nuôi dưỡng tậptrung. Trường hợp các đối tượng nói tại khoản này sống ở gia đình, thì một ngườitrong gia đình được tạm miễn;

6.Người đang tham gia lực lượng dân quân, tự vệ nòng cốt quy định tại Pháp lệnhvề Dân quân tự vệ;

7.Cán bộ, công chức nhà nước được điều động đến làm việc có thời hạn ở các xã,huyện, tỉnh được công nhận là miền núi, vùng cao; ở xã biên giới, huyện biêngiới; hải đảo; vùng sâu;

8.Thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện đang làm nhiệm vụ được cơ quanNhà nước có thẩm quyền giao;

9.Người là lao động duy nhất trong gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng người kháckhông còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;

10.Người trong hộ gia đình được yban nhân dân cấp xã xác nhận thuộc diện hộ đói theo chuẩn mực do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định;

11.Trưởng, Phó Công an xã, Công an viên; Trưởng thôn, Trưởng xóm hoặc tương đương;

12.Nghiên cứu sinh, học viên cao học, thực tập sinh, sinh viên, học sinh học tậptrung dài hạn tại các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trường trunghọc chuyên nghiệp, trường dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường đàotạo của các tôn giáo; học sinh phổ thông, người đang dạy và người đang học đểxoá mù chữ;

13.Người đang công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

Điều 6. Hìnhthức thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm theo Điều 15 của Pháp lệnhNghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

Ngườiđược huy động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm, nếu không trựctiếp đi lao động, thì phải có người khác đi làm thay hoặc đóng tiền. Trường hợpthực hiện nghĩa vụ bằng hình thức đóng tiền hoặc người khác làm thay, người cónghĩa vụ lao động phải báo với yban nhân dân cấp xã nơi công dân thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 1 Nghịđịnh này ít nhất ba ngày trước ngày thực hiện nghĩa vụ.

Nhữngngày thực hiện nghĩa vụ lao động công ích bằng hình thức đóng tiền hoặc ngườikhác làm thay, người có nghĩa vụ thuộc diện làm công hưởng lương được nghỉ việckhông hưởng lương, nhưng thời điểm nghỉ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc ngườisử dụng lao động quyết định.

Mứcđóng tiền thay cho mỗi ngày công và những điều kiện đối với người đi làm thaynghĩa vụ của người khác thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh Nghĩavụ lao động công ích.

Điều 7.Quỹ ngày công lao động công ích hằng năm quy định tại Điều 17 Pháp lệnh Nghĩavụ lao động công ích được sử dụng cụ thể như sau:

1.Chính quyền cấp tỉnh được sử dụng tối đa 10% quỹ ngày công lao động công ích.Mức cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để:

a)Hỗ trợ việc xây dựng, tu bổ công trình công ích trọng điểm của tỉnh nhưng docấp huyện quản lý;

b)Hỗ trợ việc xây dựng, tu bổ công trình công ích của huyện, quận có nhiều khókhăn;

c)Góp phần xây dựng, tu bổ công trình công ích do cấp tỉnh quản lý.

2.Chính quyền cấp huyện được sử dụng tối đa 20% quỹ ngày công lao động công ích.Mức cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định để:

a)Hỗ trợ việc xây dựng, tu bổ công trình công ích trọng điểm của huyện nhưng docấp xã quản lý;

b)Hỗ trợ việc xây dựng, tu bổ công trình công ích của xã có nhiều khó khăn;

c)Góp phần xây dựng, tu bổ công trình công ích do cấp huyện quản lý;

Trườnghợp đặc biệt cần bổ sung quỹ ngày công lao động công ích, thì phải lập kế hoạchđề nghị chính quyền cấp tỉnh xem xét, quyết định.

3.Chính quyền cấp xã được sử dụng quỹ ngày công lao động công ích còn lại, saukhi trừ phần quỹ dành cho cấp tỉnh và cấp huyện để:

a)Xây dựng, tu bổ công trình công ích của thôn, xóm, tổ dân phố hoặc đơn vị tươngđương;

b)Góp phần xây dựng, tu bổ công trình công ích do cấp xã quản lý.

Trườnghợp đặc biệt cần bổ sung quỹ ngày công lao động công ích thì phải lập kế hoạchđề nghị chính quyền cấp huyện xem xét, quyết định.

4.y ban nhân dân các cấp được sửdụng qũy ngày công lao động công ích bằng tiền của cấp mình để chi trả các chếđộ đối với người đi lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm quyđịnh tại Chương IV Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích và chế độ đối với ngườibị tai nạn lao động quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Điều 8. Quảnlý, sử dụng qũy ngày công lao động công ích theo Điều 18 của Pháp lệnh Nghĩa vụlao động công ích được quy định như sau:

Việcquản lý quỹ ngày công lao động công ích thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụngquỹ ngày công lao động công ích do Bộ Tài chính ban hành.

Kinhphí phục vụ việc tổ chức huy động và quản lý quỹ ngày công lao động công íchhằng năm bao gồm chi phí quản lý, tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết,tổng kết, khen thưởng và các chi phí có liên quan trực tiếp khác do ngân sáchđịa phương cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

 

Chương II

NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH TRONG TRƯỜNG HỢP CẤP THIẾT

Điều 9. Trườnghợp cấp thiết được huy động lao động công ích theo Điều 23 của Pháp lệnh Nghĩavụ lao động công ích được quy định như sau:

Nhữngtrường hợp cấp thiết được huy động lao động công ích là những trường hợp độtxuất cần giải quyết kịp thời, phục vụ việc phòng, chống hoặc khắc phục hậu quảdo bão, lụt, động đất, dịch bệnh, hoả hoạn và các trường hợp cấp thiết khác dothiên tai gây ra.

Điều 10. Thẩmquyền ra quyết định huy động nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấpthiết thực hiện theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích.

Khicó lệnh huy động của người có thẩm quyền, người được huy động có nghĩa vụ thamgia lao động kịp thời để phòng, chống hoặc khắc phục hậu quả, nhằm hạn chế đếnmức thấp nhất thiệt hại có thể xẩy ra.

Điều 11. Thờigian huy động lao động công ích trong trường hợp cấp thiết theo Điều 25 củaPháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

Thờigian huy động lao động công ích trong trường hợp cấp thiết mỗi đợt không quá 5ngày công, kể cả thời gian đi, về. Trường hợp đặc biệt, những người phải làmviệc trên 8 giờ một ngày, thì số giờ làm thêm được quy đổi ra ngày công để tínhvào số công thực hiện nghĩa vụ của những người đó.

Khihết thời hạn huy động khẩn cấp mỗi đợt mà công việc vẫn chưa hoàn thành, thìphải huy động lực lượng khác thay thế, không được kéo dài thời gian huy độngcủa đợt đó, trừ trường hợp công dân tự nguyện.

 

Chương III

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG KHI

THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH

Điều 12. Chếđộ đối với người bị tai nạn lao động khi thực hiện nghĩa vụ lao động công íchtheo Điều 28 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

1.Người đi lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích, nếu bị tai nạn trongcác trường hợp sau đây thì được hưởng chế độ về tai nạn lao động:

a)Bị tai nạn khi đang thực hiện những công việc quy định tại Điều 9 và Điều 23Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích do người có thẩm quyền quản lý, sử dụnglao động công ích giao;

b)Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc để thực hiệnnghĩa vụ lao động công ích.

2.Khi xảy ra tai nạn lao động tại công trình, người chủ công trình có tráchnhiệm:

a)Kịp thời sơ cứu, cấp cứu tại chỗ, sau đó phải chuyển ngay đến cơ sở y tế;

b)Phải lập biên bản, ghi đầy đủ diễn biến vụ tai nạn, thương tích nạn nhân, mứcđộ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra tai nạn, có chữ ký của người đại diện đơn vịthi công công trình hoặc đại diện của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ratai nạn lao động và đại diện của tập thể những người đi lao động thực hiệnnghĩa vụ lao động công ích tại công trình. Trường hợp bị tai nạn trên tuyến đườngđi về, thì biên bản phải có dấu và chữ ký của công an hoặc người đại diện củachính quyền cấp xã nơi xảy ra tai nạn;

c)Trường hợp xẩy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm nhiều người bị thươngnặng, thì phải giữ nguyên hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động và báo ngayvới cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động và cơ quan công an địa phươngđể tiến hành điều tra theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướngdẫn thực hiện điều tra tai nạn lao động.

3.Người bị tai nạn lao động trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động công ích được hưởngcác chế độ sau đây:

a)Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trịổn định thương tật, xuất viện;

b)Sau khi điều trị, được cơ quan lao động giới thiệu đi giám định khả năng laođộng tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của Bộ Y tế.

Trườnghợp người chưa tham gia Bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động từ 10%trở lên thì được trợ cấp một lần. Mức trợ cấp đối với người bị suy giảm 10% khảnăng lao động bằng 2 tháng lương tối thiểu; nếu bị suy giảm khả năng lao độngtrên 10%, thì cứ 1% tăng lên được cộng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu. Nếu bịsuy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, ngoài chế độ trợ cấp một lần, còn đượchưởng chế độ cứu trợ thường xuyên quy định tại Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ.

Trườnghợp người có tham gia Bảo hiểm xã hội thì được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần hoặchằng tháng theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghịđịnh số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ.

c)Người bị tai nạn lao động làm khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặcchức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạtđộng, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn được hưởng cácchế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với người tàn tật.

d)Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, nếu người bịchết chưa tham gia Bảo hiểm xã hội, thì người trực tiếp lo mai táng được nhậntiền mai táng bằng 8 tháng lương tối thiểu và gia đình của người đó được trợcấp một lần bằng 5 tháng lương tối thiểu; nếu người bị chết có tham gia Bảohiểm xã hội, thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hànhkèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ.

Điều 13.Kinh phí chi trả các chế độ khi bị tai nạn lao động quy định tại các điểm a, bvà d khoản 3 Điều 12 Nghị định này thực hiện như sau:

1.Trường hợp tai nạn lao động xẩy ra khi thực hiện nghĩa vụ lao động công íchhằng năm, kinh phí được lấy từ nguồn lao động công ích bằng tiền của cấp quảnlý công trình, nếu không đủ, được lấy từ ngân sách địa phương cùng cấp;

2.Trường hợp tai nạn lao động xẩy ra khi thực hiện nghĩa vụ lao động công íchtrong trường hợp cấp thiết, kinh phí được lấy từ ngân sách cấp ra quyết địnhhuy động, riêng trường hợp cấp thiết do bão, lụt thì sử dụng quỹ phòng, chốngbão, lụt;

3.Đối với người có tham gia Bảo hiểm xã hội thì chế độ tử tuất và chế độ trợ cấp1 lần hoặc hằng tháng do quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả.

 

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP

Điều 14. Tráchnhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo Điều 33 củaPháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

1.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a)Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản phápluật về lao động công ích;

b)Hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch sử dụng quỹ ngày công lao động công ích,báo cáo kết quả sử dụng nguồn quỹ đó, báo cáo kết quả sau mỗi lần huy độngnghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết và báo cáo hằng năm vềtình hình thực hiện Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích;

c)Thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương thanh tra, kiểmtra việc thực hiện pháp luật về lao động công ích.

2.Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a)Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng quỹ ngày công lao động công ích;

b)Chỉ đạo việc phát hành và quản lý biên lai thu tiền quy định tại Điều 15 Pháplệnh Nghĩa vụ lao động công ích;

c)Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ ngày công lao độngcông ích ở các địa phương.

3.Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc tổ chứckhám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn lao động ở các công trình được sử dụng lao độngcông ích.

4.Ban Tôn giáo của Chính phủ có trách nhiệm quy định cụ thể các chức sắc tôn giáochuyên nghiệp được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm.

Điều 15.Trách nhiệm của y ban nhân dân các cấp theoĐiều 36 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

1.Lập kế hoạch sử dụng quỹ ngày công lao động công ích của cấp mình trình Hộiđồng nhân dân cùng cấp quyết định;

2.Căn cứ kế hoạch đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên để raquyết định huy động nghĩa vụ lao động công ích hằng năm;

3.Lập sổ theo dõi và quản lý chặt chẽ nguồn quỹ ngày công lao động công ích trongphạm vi địa phương và phần quỹ của mỗi cấp được sử dụng;

4.Tuân thủ quy chế quản lý quỹ ngày công lao động công ích hằng năm;

5.Chỉ đạo Chủ dự án, công trình thuộc cấp mình quản lý được sử dụng lao động côngích hằng năm, đảm bảo quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ ngày cônglao động công ích và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ đối với người laođộng;

6.Ra quyết định huy động nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiếtxẩy ra ở địa phương theo thẩm quyền, sử dụng đúng mục đích và thực hiện đầy đủ,kịp thời các chế độ đối với người lao động;

7.Thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong phạmvi địa phương quản lý. Kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân thực hiệntốt, xử lý nghiêm minh những sai phạm trong quá trình thực hiện;

8.Báo cáo kết quả sau mỗi lần huy động nghĩa vụ lao động công ích trong trườnghợp cấp thiết với cơ quan cấp trên trực tiếp. Hằng năm báo cáo kết quả thựchiện nghĩa vụ lao động công ích với Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên trựctiếp đúng thời hạn do y ban nhân dân cấp tỉnh quyđịnh; y ban nhân dân cấp tỉnh tổnghợp báo cáo với Chính phủ qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong tháng 1năm sau liền kề.

 

Chương V

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH CÁC HÀNH VI

VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH

Điều 16. Xửphạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V của Nghị định này được áp dụngđối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về nghĩa vụ lao động công ích nhưngchưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 17. Hìnhthức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về nghĩa vụlao động công ích bao gồm cảnh cáo và phạt tiền.

Điều 18. Nguyêntắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng và thờihạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính các vi phạm hành chính vềnghĩa vụ lao động công ích được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử lý viphạm hành chính.

Điều 19.Hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt được quy định như sau:

1.Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi không chấp hành đúng quyết định huy độngvề thời điểm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm bằng hình thức đóngtiền.

2.Phạt tiền từ 30.000 đồng đến 70.000 đồng đối với một trong những hành vi sauđây:

a)Không thực hiện đủ số ngày công nghĩa vụ lao động công ích hằng năm mà không cólý do chính đáng;

b)Tự ý bỏ nhiệm vụ được giao khi chưa hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ lao độngcông ích trong trường hợp cấp thiết.

c)Khai man để được tạm miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm;

d)Không chấp hành đúng thời điểm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng nămbằng hình thức đóng tiền của lần thông báo thứ hai. Nếu còn tiếp tục vi phạmthì bị xử lý theo quy định về hành vi có tình tiết tăng nặng;

3.Phạt tiền từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiệnnghĩa vụ lao động công ích hằng năm.

4.Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sauđây:

a)Khai man để được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm;   

b)Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết.

Điều 20. Hànhvi đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại người thi hành công vụ nhưng chưa đến mứctruy cứu trách nhiệm hình sự; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dựngười thi hành công vụ, được xử lý theo quy định tại điểm a, b khoản 2; điểm ckhoản 3 Điều 5 Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.

Điều 21. Thẩmquyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm hành chính về nghĩa vụ lao độngcông ích thực hiện như sau:

1.Chủ tịch y ban nhân dân cấp xã, Thanhtra viên chuyên ngành lao động đang thi hành công vụ có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2.Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện, ChánhThanh tra lao động cấp Sở có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

Điều 22. Thủtục xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm hành chính về nghĩa vụ laođộng công ích thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 23. Thểthức nộp tiền phạt và biên lai thu tiền nộp phạt được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 24. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm hành chínhvề nghĩa vụ lao động công ích mà bao che, dung túng cho cá nhân, tổ chức cóhành vi vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức; xửphạt quá thẩm quyền quy định; người không có thẩm quyền xử phạt mà tùy tiện xửphạt, thì tùy theo mức độ, tính chất vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứutrách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thương theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 25. Tổchức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định nàyhoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạtlên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt.

Quyền,nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại, thủ tục khiếu nại; thẩmquyền giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các viphạm hành chính về nghĩa vụ lao động công ích thực hiện theo quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26.Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 27. Nghịđịnh này thay thế Nghị định số 56/HĐBT ngày 30 tháng 5 năm 1989 của Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ).

Bãibỏ các quy định trước đây trái Nghị định này.

Điều 28. Bộtrưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng các Bộ có liên quanchịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 29.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Chính phủ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải