Kính gửi:
- Uỷ ban nhân dân các cấp
- Ty, ban ngành, đoàn thể tỉnh
Về việc vận động chính trị trong thương binh, gia đình liệt sĩ, phát huy truyền thống cách mạng vẽ vang, mãi mãi xứng đáng là “công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu”.
Căn cứ cuộc hội nghị liên tịch các Ty, ban ngành đoàn thể tỉnh do Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì ngày 04/10/1979, cũng như phương hướng nhiệm vụ quí 4/79 của UBND tỉnh, cần động viên mọi người đồng khởi thi đua dốc toàn lực lượng phấn đấu sản xuất, công tác để hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước năm 1979. Theo tinh thần tiếp thu Nghị quyết 06/TW, muốn hoàn thành nhiệm vụ nói trên, hội nghị nhứt trí phải phát động cuộc vận động chính trị trong thương binh, gia đình liệt sĩ phát huy truyền thống vẻ vang của cách mạng mãi mãi xứng đáng là “người công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu” để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng hiện nay của địa phương.
Khi sinh thời Hồ Chủ Tịch luôn luôn ân cần chỉ bảo dạy dỗ và mong muốn thương binh, gia đình liệt sĩ phấn đấu trở thành “người công dân gương mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu” là sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước nói chung, đồng bào Bến Tre nói riêng, đang hănghhái sôi nổi đồng khởi thi đua thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ IV của Đảng, và Nghị quyết 06 của Ban Chấp Hành Trung ương, kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976-1980 và Nghị quyết của tỉnh Đảng Bộ, kế hoạch của UBND tỉnh năm 1979.
Trong chiến đấu trước đây, cũng như cải tạo và xây dựng hiện nay, thương binh, gia đình liệt sĩ là lực lượng trung kiên chí cốt của cách mạng, vị trí và khả năng của lực lượng nầy rất là to lớn.
Cuộc vận động thương binh, gia đình liệt sĩ mãi mãi xứng đáng là “công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu” là một cuộc vận động chính trị dài ngày là quá trình giáo dục, động viên những đối tượng nầy phát huy truyền thống chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trong chiến đấu trước đây vận dụng vào việc chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội của tỉnh nhà hiện nay, có nhiều ý nghĩa sâu sắc có tác dụng to lớn nhiều mặt nhằm thiết thực động viên mạnh mẽ khí thế sôi nổi thi đua phát huy tốt nhứt bản chất và truyền thống vẻ vang của thương binh và gia đình liệt sĩ tiến lên hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay của đất nước và lôi cuốn mọi người mọi tầng lớp trong tỉnh tạo nên một sức mạnh to lớn của sự đoàn kết nhứt trí chặt chẽ trong nhân dân, đẩy mạnh khí thế đồng khởi thi đua lao động sản xuất, công tác của toàn dân tiến lên mạnh mẽ vững chắc và đồng bộ.
Mặt khác việc động viên thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ mãi mãi xứng đáng là “công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu” còn có tác dụng làm cho các cấp, các ngành và toàn dân chuyển biến sâu sắc về nhận thức chấp hành chính sách thương binh liệt sĩ, chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước, về đạo lý cách mạng và lòng thuỷ chung truyền thống của dân tộc, của chế độ ta và trách nhiệm của mọi người, những gia đình có công với cách mạng.
Tóm lại: đây là một cuộc vận động cách mạng rộng lớn và sâu sắc trong qui mô cả nước nói chung, tỉnh ta nói riêng, nhằm phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thương binh, gia đình liệt sĩ, kết quả của cuộc vận động này sẽ góp phần quan trọng vào phong trào toàn dân xây dựng đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, hai mặt này quan hệ chặt chẽ với nhau, nó thúc đẩy công tác địa phương và việc chấp hành chánh sách thương binh liệt sĩ, hậu phương quân đội trong giai đoạn mới phát triển và điều khắp.
Căn cứ ý nghĩa trên theo tinh thần tiếp thu Nghị quyết 6/TW của tỉnh Đảng Bộ, UBND tỉnh chấp hành Chỉ thị số 235/CP ngày 05/7/1979 của Thủ Tướng Chánh phủ và Chỉ thị 07 của Bộ TBXH ngày 29/3/1978 về cuộc vận động chính trị trong thương binh, gia đình liệt sĩ phát huy truyền thống vẻ vang xứng đáng là “công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu”.
Vậy Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Chỉ thị nầy cho Uỷ ban nhân dân các cấp và các Ty, ban ngành đoàn thể trong tỉnh quán triệt thực hiện đạt những điểm sau đây:
I. Mục đích và yêu cầu cuộc vận động:
1. Động viên được khí thế mạnh mẽ, phấn khởi tinh tưởng trong thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ tạo nên trong đối tượng một sự chuyển biến về nhận thức, thấy rõ danh dự của mình đã có những cống hiến cao quí cho sự nghiệp của Đảng và dân tộc, đồng thời thấy rõ trách nhiệm nặng nề trước tình hình và nhiệm vụ mới mà nâng cao tinh thần lạc quan cách mạng, ý chí phấn đấu tiếp tục đem khả năng to lớn của mình góp phần để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới của địa phương.
2. Xây dựng được phong trào sôi nổi thi đua phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ, tuỳ theo khả năng và lĩnh vực hoạt động của mình mà đóng góp nhiều nhứt cho yêu cầu phát triển sản xuất, công tác và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, qua việc thực hiện đó mà rèn luyện mãi mãi xứng đáng là “công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu” như Bác Hồ hằng mong muốn.
3. Tạo nên một chuyển biến mới sâu sắc về chiều rộng lẫn chiều sâu và nhận thức tư tưởng đúng về trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đoàn thể và mỗi người. Mọi cán bộ của cơ quan TB và XH tiếp tục củng cố ngành, nhứt là phòng huyện, ban xã làm tham mưu đắc lực cho cấp Uỷ Đảng, chánh quyền từng cấp tự lực chỉ đạo phong trào năm 1979 để chuẩn bị làm cơ sở năm 1980 mở rộng ra toàn tỉnh, các cấp trên cơ sở nầy mà động viên và xây dựng phong trào toàn Đảng, toàn dân chấp hành tốt chánh sách xây dựng ngày càng nhiều người, nhiều cơ sở (huyện, xã, phường, trại, trường, cơ sở sản xuất, cơ quan xí nghiệp…) chấp hành tốt, toàn diện chánh sách thương binh, liệt sĩ và hậu phương quân đội trong Tỉnh nhà.
II. Đối tượng của cuộc vận động:
1. Trước hết là thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ ở tại địa phương phường, xã.
2. Thương binh, bệnh binh các trại trường, cơ sở sản xuất trực thuộc Ty quản lý.
3. Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ ở các cơ quan xí nghiệp thuộc tỉnh, huyện quản lý (sau đó tiếp tục phát động tới quân nhân phục viên, gia đình bộ đội và các đối tượng khác).
III. Tiêu chuẩn cụ thể:
a) Thương binh, bệnh binh:
1. Gương mẫu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
2. Gương mẫu chấp hành chủ trương chánh sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của tập thể.
3. Gương mẫu rèn luyện học tập, không ngừng nâng cao về trình độ công tác.
4. Gương mẫu giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, xây dựng cuộc sống lành mạnh, trong sạch giản dị được nhân dân tin yêu và quí mến.
b) Gia đình liệt sĩ:
1. Gương mẫu chấp hành mọi chủ trương chánh sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tích cực tuyên truyền vận động nhân dân cùng thực hiện.
2. Gương mẫu tham gia lao động sản xuất, công tác về mọi phong trào cách mạng ở địa phương.
3. Gương mẫu giữ gìn nếp sống cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, đoàn kết khiêm tốn, được quần chúng nhân dân tin yêu mến phục.
4. Gương mẫu xây dựng gia đình văn hoá mới, đoàn kết hòa thuận tiến bộ được mọi người mến phục.
IV. Biện pháp tiến hành:
1. Tổ chúc thật chu đáo cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ nghiên cứu học tập, trao đổi mạn đàm, quán triệt lời phát biểu của đồng chí Thủ tướng Phạm Văn Đồng, phát biểu tại hội nghị gia đình liệt sĩ tiêu biểu toàn quốc và các văn kiện khác như: tài liệu học tập cuộc vận động chính trị dùng cho thương binh và gia đình liệt sĩ. Tài liệu dùng cho cán bộ, quân, dân chánh Đảng ở xã, phường, tài liệu dùng cho nhân dân xã, phường (do Bộ hướng dẫn) nhằm chuyển biến và nâng cao nhận thức tư tưởng cho những đối tượng trên về vinh dự và trách nhiệm mình trong giai đoạn cách mạng mới, giúp cho các đối tượng nầy nắm thật vững tiêu chuẩn “công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu” để tiến hành đăng ký.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp và Ty, ban ngành đoàn thể trong tỉnh, huyện, xã, phường có kế hoạch cụ thể về cuộc học tập và tổ chức cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và cha mẹ vợ con liệt sĩ phấn đấu đăng ký 100% mãi mãi xứng đáng là “công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu” mỗi thương binh, bệnh binh, cha mẹ vợ con liệt sĩ căn cứ và dựa vào 4 tiêu chuẩn của người “công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu” hoàn thành công tác, sản xuất, học tập của mình mà đăng ký để hoàn thành tốt nhứt nhiệm vụ được giao và gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chánh sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như các mặt sinh hoạt khác bằng những chỉ tiêu cụ thể của mình.
3. Tiến hành tổ chức bình xét và công nhận danh hiệu “công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu”.
Mỗi năm từng xã, phường của địa phương, tại trường và cơ sở sản xuất của thương binh cơ quan Nhà nước chung quanh tỉnh, huyện, xã, phường tổ chức sơ kết một lần vào dịp 27/7 hàng năm để đánh giá kết quả sự phấn đấu của thương binh, gia đình liệt sĩ từ cấp rút ra những ưu khuyết điểm và kinh nghiệm trong vấn đề chỉ đạo của cuộc vận động (có thể 3 đến 6 tháng tổ chức bình xét thử) bình xét những người những gia đình đạt tiêu chuẩn “công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu” thì Uỷ ban nhân dân huyện, thị kịp thời biểu dương khen thưởng cũng như cấp giấy chứng nhận và phát động cuộc thi đua mới.
Cách tiến hành cụ thể từng phần Ty TB và XH có kế hoạch hướng dẫn riêng cho các Phòng TB và XH huyện, thị và Ban xã đạt được mục đích và yệu cầu của cuộc vận động, thời gian tiến hành tương đối dài phân chia các đợt như sau đây:
Đợt I: từ tháng 10/1979 đến tháng 01/1980 yêu cầu nhanh chóng khẩn trương chuẩn bị thật chu đáo như sơ tổng kết, phương hướng kế hoạch quí 4/1979 để mở cuộc hội nghị của tỉnh vào khoản 15/10/1979 đồng thời chọn điểm, chuẩn bị vật tư, phương tiện, bồi dưỡng cán bộ, thành lập Ban chỉ đạo của cuộc vận động ở tỉnh và huyện - thị, phấn đấu đến 25/10/1979 tiến hành phát động xã điểm của tỉnh đầu tháng 11/1979, các xã điểm của huyện diều tiến hành phát động, sau đó 15 ngày tỉnh sơ kết xã điểm của tỉnh, huyện sơ kết xã điểm của huyện để rút kinh nghiệm chỉ đạo, Phòng huyện và Ban TBXH xã làm tham mưu tốt cho cấp Uỷ, chánh quyền từng cấp tự lực chỉ đạo mở rộng cuộc vận động ở huyện mình từ 3 đến 5 xã (không hạn chế) phấn đấu cuối năm 1979 và trong tuần tháng 1/1980 toàn tỉnh đạt được 30% số xã trong tỉnh đã qua cuộc vận động bước I và đăng ký xong, tiến hành sơ kết của huyện của tỉnh để lấy thành tích chào mừng kỷ niệm ngày 22/12 ngày thành lập quân đội và kỷ niệm đồng khởi lần thứ 20 của Tỉnh đồng thời tổng kết công tác của ngành năm 1979.
Đợt II: từ tháng 2/1980 đến tháng 5/1980 mở rộng diện ra toàn tỉnh 100% số xã trong tỉnh cũng như trại, cơ sở sản xuất thương binh, cơ quan, xí nghiệp thuộc tỉnh, huyện quản lý đều đồng khởi thi đua tham gia cuộc phát động bước I, những xã làm xong bước I/1979 chỉ đạo sang bước 2 là bước xây dựng phong trào.
Đợt III: từ tháng 6/1980 đến tháng 7/1980 các huyện - thị tiến hành chỉ đạo bình xét từ cơ sở, huyện - thị quyết định công nhận “người công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu” tiến hành cấp giấy chứng nhận, đồng thời tỉnh tổng kết cuộc vận động để lấy thành tích kỷ niệm ngày 27/7/1980 và chỉ đạo phát động tới.
Chú ý khi tiến hành cuộc phát động:
- Chọn điểm thật chính xác, đặt điều kiện để tạo thuận lợi khi tiến hành cuộc vận động có kết quả cao.
- Chuẩn bị khẩn trương đầy đủ nhứt là (tài liệu và bồi dưỡng cán bộ).
Khi làm phải bàn bạc kế hoạch thống nhứt, đồng bộ tập trung phân công cán bộ theo dõi lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và nghiêm chỉnh chấp hành chế độ thỉnh thị báo cáo cho cấp trên và không làm ảnh hưởng đình trệ công tác lớn của địa phương.
- Khi thực hiện phải thận trọng, chu đáo chặt chẽ chắc chắn nhưng phải khẩn trương liên tục đề phòng sống, sượn trong khi vận động, làm tới đâu tiến hành nắm chắc tình hình đối tượng tới đó và sửa chữa sai sót việc chấp hành chánh sách chế độ trong thời gian qua cho dứt điểm.
V. Lãnh đạo chỉ đạo cuộc vận động và tổ chức triển khai.
Cuộc vận động này là đợt sinh hoạt chính trị dài ngày trong một đối tượng đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, mỗi đơn vị cho nên phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp Uỷ Đảng và UBND các cấp để xin ý kiến cấp Uỷ và UBND lãnh đạo tổ chức triển khai cuộc vận động nầy.
Sau khi được cấp Ủy Đảng và chánh quyền thông qua kế hoạch cần được cán bộ chủ chốt của cơ quan dân chánh Đảng và đại diện các ban ngành đoàn thể hữu quan của từng cấp để có sự nhứt trí cao về chủ trương và phối hợp tốt khi thực hiện trách nhiệm của mình phải thực hiện thật chu đáo để đợt phát động nầy gây được khí thế tốt trong nhân dân.
Quá trình triển khai cuộc vận động phải làm tốt công tác tuyên truyền nhứt là cấp huyện, xã, phường phải tổ chức thật chu đáo cho đối tượng học tập tốt nội dung do Bộ đã hướng dẫn, phải dựa vào các đoàn thể, các tổ chức quần chúng như: hội me chiến sĩ, tổ đoàn kết sản xuất… mà thực hiện các bước của cuộc vận động có kết quả.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo thật tốt cuộc vận động nầy, trước mắt bảo đảm cho cuộc vận động ở bước I từ nay đến hết năm 1979, thu được kết quả tốt nhứt để lập thành tích kỷ niệm ngày 22/12 và kỷ niệm đồng khởi thứ 20 của tỉnh nhà và làm cơ sở mở rộng cuộc vận động toàn tỉnh năm 1980 có kết quả cao hơn.
Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cho UBND các cấp và các Ty, ban ngành đoàn thể cần chú ý kết hợp chỉ đạo trong cuộc vận động nầy như:
- Các Ty, ban ngành đoàn thể tỉnh, huyện, thị phải có kế hoạch cụ thể để chỉ đạo ngành mình và có trách nhiệm tham gia tích cực cuộc vận động nầy.
- Uỷ ban nhân dân các cấp tiến hành lãnh đạo thống nhứt đồng bộ trong nội bộ Đảng và chánh quyền tiến hành thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động tỉnh, huyện, xã, phường, chủ tịch làm trưởng ban, trưởng ngành TB và XH của các cấp làm phó ban, 3 đoàn thể mặt trận làm Uỷ viên ban, các ngành kinh tế khác và lực lượng vũ trang phải có trách nhiệm cao trong cuộc vận động nầy.
- Uỷ ban nhân dân xã phường phải tự mình trực tiếp chỉ đạo cuộc vận động, đối tượng cuộc vận động trước mắt là thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ tại xã phường, sau khi học xong tổ chức đăng ký 100% đối tượmg nói trên. Còn quân nhân phục viên, gia đình bộ đội, hưu trí, mất sức phải có trách nhiệm trong cuộc vận động nầy.
- UBND xã, phường cần có kiểm điểm sót xét lại phong trào chấp hành chánh sách TB và XH ở địa phương mình và có phương hướng kế hoạch động viên chăm sóc sắp xếp công văn, việc làm cho thương binh, gia đình liệt sĩ được yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần.
- Bộ CHQS Tỉnh, Huyện đội, Xã đội trong cuộc vận động nầy cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để góp phần giáo dục động viên chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội và chấp hành tốt chỉ tiêu nghĩa vụ quân sự của UBND tỉnh giao cho.
- Ngành y tế tỉnh, huyện, xã, phường trong cuộc vận động nầy cần có kế hoạch cụ thể để chăm sóc sức khỏe, tổ chức khám chữa bệnh cho thương binh, gia đình liệt sĩ theo tinh thần Thông tư 05/LB (Y tế và TBXH).
- Cơ quan tuyên huấn, thông tin văn hoá, đài phát thanh, báo Đồng Khởi cần có kế hoạch chỉ đạo ngành dọc của mình dành riêng 1 tỷ lệ nhứt định tuyên truyền chánh sách TB, LS, biểu dương điển hình gương người tốt việc tốt của thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội trong cuộc vận động nầy và các ban ngành đoàn thể chấp hành tốt chánh sách thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, hậu phương quân đội làm tròn chức năng theo tinh thần thông tư 16/LB.
- Ngành giáo dục sót xét lại kế hoạch chỉ đạo lãnh đạo tổ chức kềm cập dạy và học cho con thương binh, liệt sĩ, bảo đảm đến lớp 100%, bảo đảm đạo đức phẩm chất, sức khỏe theo tinh thần Thông tư 17/LB, ngành phụ nữ, thanh niên phải có kế hoạch tổ chức phân công giúp đỡ, đỡ đầu cho cha mẹ vợ con liệt sĩ (nhứt là những người già yếu cô đơn không còn người thân nuôi dưỡng, con liệt sĩ mồ côi cha lẫn mẹ).
- Ngành TB và XH trong cuộc vận động nầy tiến hành tổ chức điều tra cơ bản, phân loại và nắm chắc các đối tượng, đồng thời sót xét lại việc chấp hành chánh sách trong mấy năm qua để tiến hành sửa chữa cho dứt điểm và động viên nhân dân, quần chúng chấp hành phong trào làm theo lời Bác và làm tham mưu tốt cho cấp Uỷ, UBND các cấp nhanh chóng khẩn trương xác định TB, LS dứt điểm toàn Tỉnh trong năm 1979.
- Uỷ ban nhân dân các cấp, các Ty, ban ngành đoàn thể trong tỉnh tìm mọi cách động viên, lãnh đạo chỉ đạo tốt nhứt cho cuộc vận động để năm 1980 đưa cho được 3 vạn đối tượng trung kiên, chí cốt của cách mạng hiện có của tỉnh nhà, sử dụng lực lượng nầy làm nồng cốt, xung kích, đi đầu trong mọi phong trào và nhiệm vụ chính trị chủ yếu của địa phương nhứt là (sản xuất và chiến đấu).
- Quyết tâm phấn đấu năm 1980 Bến Tre thực hiện khẩu hiệu đóng nghĩa vụ: “lúa đủ cân, quân đủ người” và xây dựng tỉnh Bến Tre thành 1 phong trào toàn Đảng, toàn dân gương mẫu chấp hành chánh sách TB, LS và hậu phương quân đội.
Mỗi thương binh phấn đấu trở thành “công dân kiểu mẫu”, mỗi gia đình liệt sĩ phấn đấu trở thành “gia đình cách mạng gương mẫu”. Đễ mãi mãi xứng đáng truyền thống của quê hương đồng khởi ./.