Sign In

CHỈ THỊ

“Về việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất

trường hoc của ngành Giáo dục ”

          Từ sau ngày giải phóng đến nay dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh nhà, ngành Giáo dục đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hệ thống trường lớp đã được phát triển đến tận xã, ấp nhất là ở vùng sâu, vùng ven biển, vùng căn cứ kháng chiến cũ với 4 ngành học ngày càng được củng cố và phát triển thêm, tăng gấp nhiều lần trước ngày giải phòng. Đại bộ phận con em nhân dân lao động đã được huy động đến trường; nạn mù chữ căn bản được thanh toán; phong trào phổ cập cấp I trong nhân dân đang tiếp tục trên đà phát triển; cán bộ chủ chốt, đội ngủ kế cận, thanh niên ưu tú, con liệt sĩ được ưu tiên tổ chức đưa đi học tập, đào tạo. Tính chất nhà trường xã hội chủ nghĩa không ngừng được phát huy đã đẩy lùi được các tàn dư giáo dục ngoại laii phản động của chế độ cũ, thay vào đó là một nền giáo dục tiến bộ. Hệ thống chuyên chính vô sản từng bước được xác lập trong các nhà trường. Phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm ngày càng được phát huy mạnh mẽ và đem lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo quản, sửa chữa, xây dựng trường Sở, chăm lo đời sống cán bộ giáo viên. Ý thức làm chủ tập thể và tinh thần trách nhiệm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục không ngừng được nâng lên: mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội ngày càng được gắn bó.

          Tuy nhiên, trong nhiều năm qua chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút nghiêm trọng và đang có chiều hướng tiếp tục đi xuống, trước hết là chất lượng giáo dục chính trị đạo đức và giáo dục truyền thống cho học sinh. Một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục là cơ sở vật chất trường lớp thiếu thốn nghiêm trọng, không đồng bộ, phần lớn không đúng qui cách, mất cân đối với số lượng phát triển, tình trạng “trường không ra trường, lớp không ra lớp” vẫn còn phổ biến. Trong năm 1983 – 1984 tuy tỉnh ta đã có cố gắng xây mới 334 phòng học, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay vẫn còn trên 1.100 lớp học từ 3 ca trở lên còn thiếu trên 600 phòng học, gần 70.000 học sinh không có chỗ ngồi, cá biệt có nơi học sinh các cấp còn phải ngồi dưới đất, hơn 200 giáo viên không có bàn ghế ngồi dạy phải đứng suốt buổi, 2.800 phòng học không có bảng đen, số phòng học tạm thời không đúng quy cách còn thiếu trên 40% phần lớn các nhà tập thể giáo viên chật hẹp, phương tiện sinh hoạt nghèo nàn, thậm chí giáo viên ở tập thể không có giường nằm, không có bàn ghế soạn giáo án. Sách và đồ dùng thiết bị dạy học là tài sản rất lớn và quí của nhà trường nhưng thiếu cơ sở bảo quản và sử dụng  nên chưa phát huy hết hiệu quả kinh tế, hiệu quả sư phạm và còn bị hư hao mất mát nhiều.

          Những thiếu sót tồn tại trên đây do nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân do khách quan chi phối, nhưng về chủ quan do ta chưa nhận thức đúng đắn quan điểm, đường lối phương châm giáo dục của Đảng, chưa vận dụng tốt và cụ thể hoá phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trên lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất giáo dục ở địa phương.

          Hiện nay tình hình kinh tế xã hội nói chung và trên địa bàn tỉnh ta nói riêng tuy có những chuyển biến tích cực song nhiều mặt còn mất cân đối, có mặt khó khăn còn kéo dài. Do vậy trong một số năm trước mắt việc xây dựng co sở trường lớp chủ yếu vẫn phải dựa vào sự đóng góp của nhân dân, phát huy mạnh mẽ động lực cách mạng và tinh thần làm chủ tập thể của quần chúng theo phương chăm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

          Mục tiêu phấn đầu từ nay đến năm 1990 là học sinh phải có đủ chỗ ngồi để học, không còn tình trạng học 3 ca, các trường phải có đủ lớp học, bàn ghế, bảng đen. Thư viện, phòng thí nghiệm, phòng đồ dùng dạy học, xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống, có nhà tập thể cho giáo viên, phòng làm việc của Ban Giám hiệu, phòng hội họp giáo viên, phòng hoạt động của Đoàn đội, phòng Y tế, sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, hàng rào, cổng trường, cột cờ…từ bán kiên cố trở lên và theo đúng tiêu chuẩn qui cách của Bộ giáo dục, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cải cách giáo dục và bảo đảm “ Trường ra trường - Lớp ra lớp”

          Trước mắt trong năm học 1984-1985 và 1985-1986 phải chấn chỉnh và tăng cường một bước về cơ sở vật chất cho ngành Giáo dục, chấm dứt tình trạng học ba ca, học sinh không có đủ bàn ghế để học, giáo viên không có bảng đen, bàn ghế giảng dạy, làm việc nhằm tạo ra chuyển biến bước đầu về cấht lượng giáo dục.

          Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trên đây, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị cho các ngành các cấp tập trung dồn dức giải quyết cho được những công việc cụ thể sau đây:

          1. Các huyện, thị xã, phường phải khẩn trương điều tra, lập quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp từ nay đến năm 1990, trong đó cần phân loại rõ số trường lớp kiên cố, số trường lớp bán kiên cố, số phòng học còn tạm thời, các công trình phụ và trang thiết bị bên trong còn thiếu để làm cơ sở cho việc tính toán cân đối chỉ tiêu phát triển giáo dục và đầu tư xây dựng cơ bản. Phấn đấu làm xong trong tháng 10-1984.

          2. Tổ chức mở hội nghị tổng kết phong tào nhân dân tham gia xây dựng giáo dục từ sau ngày giải phóng đến nay, rút ra cho được những bài học kinh nghiệm cần thiết, những điển hình tiên tiến, đề ra biện pháp và hướng phấn đấu, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm khắc phực cho đượng những tồn tại hiện nay.

          3. Tiếp tục phát động mạnh mẽ phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục, động viên nhân dân góp công sức và bằng khả năng nguồn vốn, vật tư, lao động, tay nghề tại chỗ tiến hành sửa sang lại trường lớp cũ, xây dựng trường lớp mới, mua sắm trang thiết bị bên trong của nhà trường.

          - Phát động phong trào nhân dân giáo viên, học sinh trồng cây bóng mát và trồng cây lấy gỗ để xây dựng trường học. Trước mắt trong năm học 1984-1985 phải hoàn thành sửa sang những trường lớp bị hư hỏng, mua sắm thêm bàn ghê, bảng đen và các phương tiện thiết yếu phục vụ cho học sinh học tập  và giáo viên làm việc. Trong khi giải quyết những công việc trước mắt phải tích cực khẩn trương chuẩn bị cho kế hoạch phát triển những năm tiếp theo, bảo đảm đến năm 1990 mỗi huyện, thị, xã, phường đều có một khu trường hoàn chỉnh theo đúng tiêu chuẩn và qui cách của Bộ Giáo dục.

          Ủy ban nhân dân các huyện, thị cần coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương mình. Mỗi huyện, thị, xã phường cần thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường sở do Ủy bna nhân dân chủ trì, các đoàn thể quần chúng và hội phụ huynh học sinh làm nồng cốt vận động, Ban Giáo dục và hội đồng giáo dục các cấp làm tham mưu trong việc tổ chức thực hiện.

          Ngành Giáo dục chịu trách nhiệm làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị trong việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

          Ủy ban Xây dựng cơ bản; Sở xây dựng có trách nhiệm giúp đỡ các địa phương trong việc thiết kế thi công, tính toán cân đối lực lượng vật tư, tiền vốn, sử dụng lực lượng lao động đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất.

          Các ngành cung ứng vật tư tổng hợp như Ủy Ban Kế hoạch, Công ty Vật tư Tổng hợp, Công ty Vật liệu xây dựng, Sở Lâm nghiệp có trách nhiệm giúp các địa phương giải quyết khó khăn về vật tư, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm trích một phần vật tư để giải quyết cho các công  trình giáo dục. Ngoài số vật tư tỉnh hỗ trợ, các địa phương phải vươn lên tự chay lo cho mình là chính, tránh khuynh hướng trông chờ ỷ lại vào bên trên.

          Ngành Tài chính, Ngân hàng Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương trong việc lập dự toán, quản lý vật tư, tiền vốn, định mức đơn giá thi công, thanh quyết toán kịp thời dứt điểm, bảo đảm đúng chế độ và nguyên tắc Nhà nước quy định.

          Trong quá trình tổ chức thực hiện các ngành các cấp cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, chỉ đạo tập trung dứt điểm, phát huy mạnh mẽ tinh thần làm chủ tập thể của quần chúng, coi trọng việc đúc kết kinh nghiệp và nhân điển hình tiên tiến, thực hiện việc phân công  phân cấp rõ ràng bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện đạt kết quả cao.

          Quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Mỗi ngành mỗi cấp căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình hảy nêu cao tinh thần trách nhiệm, động viên toàn xã hội tham gia vào công việc quan trọng này, góp sức tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục, đưa sự nghiệp giáo dục,  của tỉnh nhà không ngừng đi lên.

          Chỉ thị này cần được phổ biến sâu rộng trong nội bộ và ngoài quần chúng. Trong quá trình tổ chức thực hiện các nội cần thường xuyên tiến hành sơ kết và báo cáo kết quả về Thường trực Ủy  ban nhân dân tỉnh để theo dõi chỉ đạo./.     

Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Lê Chí Nhân