Sign In
CHỈ THỊ
 
Về công tác thi đua và khen thưởng

Thi hành Chỉ thị số 85/CT ngày 20 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trường, nhằm phát động phong trào quần chúng thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 1990; Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị cho các sở, ngành cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai thực hiện một số mặt về công tác thi đua và khen thưởng trong năm 1990, cụ thể như sau:

          I. VỀ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG THI ĐUA THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC NĂM 1990

          Dựa vào Nghị quyết số 12 của Tỉnh uỷ và Nghị quyết số 01 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội trong năm 1990, các sở, ban ngành tỉnh và huyện, thị xã phân bổ chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ thi đua cho các đơn vị cơ sở trực thuộc nhằm thực hiện đạt và vượt kế hoạch tỉnh giao. Chú trọng hàng đầu là các chỉ tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nộp ngân sách cho Nhà nước; các mặt lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng chủ yếu, hàng xuất khẩu nhất là xuất khẩu thuỷ hải sản.

          Để đạt được yêu cầu nêu trên, cần đi sâu tăng cường lãnh đạo, tổ chức và phát động tận các đơn vị cơ sở, xã, phường, cơ quan xí nghiệp, đến các tổ đội sản xuất và công tác, các phòng ban nghiệp vụ và tận mọi người, mọi nhà các phong trào thi đua sau đây:

          1. Thi đua tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý mới, vận dụng, triển khai thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Các chủ trương chỉ thị của Trung ương vào đặc điểm tình hình của tỉnh nhà, góp phần tăng cường sự ổn định và đẩy mạng việc sản xuất của các cơ sở kinh tế quốc doanh, các tổ chức kinh tế tập thể và nhân dân; bảo đảm mức sống của nhân dân, công nhân… từng bước có cải thiện, nâng cao hơn.

          2. Thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đánh bắt chế biến thuỷ hải sản, kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ nhằm phục vụ tốt đời sống nhân dân, tăng cường sự phát triển nền kinh tế tỉnh nhà. Chú trọng quan điểm phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh nhưng phải đúng hướng, đúng pháp luật, không gây rối cho nền kinh tế chung, phát triển và mở rộng trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước giao.

          3. Thi đua thực hiện đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ đối với Nhà nước, trước hết là đóng thuế, trả nợ, nộp ngân sách. Bảo đảm chấp hành tốt luật pháp về kinh tế như hợp đồng kinh tế, đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu mã và chất lượng hàng hóa. Tăng cường bảo vệ an toàn sản xuất về người về tài sản, hàng hóa, kho tàng. Chống tham ô, lãng phí, ăn cắp của công. Kiên quyết đấu trang và loại trừ việc làm ăn gian dối, qua mặt luật pháp Nhà nước, lừa đảo nhân dân và cơ quan Nhà nước. Xử lý nghiêm minh nguời và tập thể, cơ quan vi phạm pháp luật, vi phạm lợi ích chính đáng của nhân dân và tập thể cơ quan, đơn vị. Xử lý hoàn tất các vụ việc xảy ra trên các mặt kinh tế - xã hội của năm 1989 trở về trước.

          4. Thi đua giải quyết tốt các vấn đề xã hội, các chính sách xã hội phải được thực hiện đầy đủ và kịp thời, trước hết là trả tiền trợ cấp xã hội cho gia đình Thương binh, Liệt sĩ, cán bộ hưu trí. Chăm lo xây dựng nếp sống mới ở nông thôn, xã, phường, thị trấn, các khu tập thể cơ quan. Chú trọng làm tốt các chính sách về mặt giáo dục toàn dân, xóa mù chữ, tiêm chủng mở rộng, chăm sóc bảo vệ sức khỏe người lớn, trẻ em, phụ nữ, kế hoạch hóa dân số gia đình, tăng cường công tác thông tin đại chúng, làm tốt chính sách tôn giáo – phát động phong trào Nhà nước nhân dân cùng làm các công trình phúc lợi xã hội công cộng rộng mạnh nhất là vùng sâu, hẻo lánh.

          5. Thi đua xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, củng cố tăng cường hoạt động của tổ chức dân quân tự vệ ở cơ sở, nhất là lực lượng cơ động. Phát động rộng rãi phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc từ nội địa đến bờ biển, củng cố nâng cao hoạt động của các tổ an ninh nhân dân. Tuyên truyền sâu rộng việc học tập và làm theo các điển hình tiên tiến, các gương điển hình cá nhân đã tổng kết được trong ngành, trong địa phương, trong đơn vị cơ sở. Việc tổng kết điển hình và phổ biến nhân điển hình thuộc ngành nào thì do ngành đó đảm trách.

          6. Thực hiện mở rộng nền dân chủ toàn dân trên mọi lĩnh vực hoạt động. Tăng cường giáo dục mọi người sống và làm theo hiến pháp, luật pháp. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt đọng của bộ máy chuyên chính vô sản ở cơ sở; bảo đảm Đảng bộ, chi bộ vững mạnh chính quyền mạng, mặt trận đoàn thể nắm được quần chúng nhân dân, đoàn viên, hội viên.

          7. Về biện pháp tổ chức thi đua: chủ yếu là tổ chức ký kết, giao ước thi đua giữa các xã, phường, thị trấn trong huyện; giữa các đơn vị cơ sở trong ngnàh của tỉnh, giữa các tổ chức sản xuất và công tác trong cùng một đơn vị cơ sở, giữa các cá nhân trong một tổ với nhau. Mở rộng thí điểm việc thi đua giữa các thành phần kinh tế khác nhau trong cùng một ngành, một lĩnh vực hoạt động. Giữa quốc doanh và tập thể, tổ hợp tác, xí nghiệp tư nhân. Cơ sở để ký kết giao ước thi đua là chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 1990 được sở, ngành tỉnh hoặc UBND huyện, thị xã giao cho các đơn vi cơ sở, xã, phường, công ty xí nghiệp hoặc chương trình công tác của các tổ đội sản xuất và các cá nhân ký kết lẫn nhau, nhằm thực hiện hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Nhất là các chỉ tiêu làm nghĩa vụ đối với Nhà nước.

          II. VỀ TỔNG KẾT THÀNH TÍCH VÀ BÌNH CHỌN BIỂU DƯƠNG KHEN THƯỞNG NGƯỜI VÀ ĐƠN VỊ TIÊU BIỂU TRONG CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA NÊU TRÊN

          Theo chỉ đạo đổi mới của Hội đồng Bộ trường, kể từ năm 1989 không tổ chức khen thưởng tập trung thành từng đợt về thành tích thi đua thực hiện kế hoạch Nhà nước hàng năm của các cấp, các ngành, các đơn vị và cá nhân. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất và công tác thường xuyên UBND các cấp, thủ trưởng các đơn vị củng với Hội đồng thi đua khen thưởng cấp mình đi sâu theo dõi và kịp thời phát hiện chính xác các đơn vị, cá nhân, tập thể làm tốt , tiêu biểu cho phong trào quần chúng thì chỉ đạo tổng kết báo cáo thành tích (đột xuất) và kịp thời khen thưởng ngay để phổ biến mọi người, mọi đơn vị học tập và làm theo, động viên cổ vũ cho phong trào chung. Chú trọng các thành tích đơn vị cá nhân có tinh thần sáng tạo, tìm tòi làm ra cái mới, có kết quả và hiệu quả thiết thực phục vụ cho sản xuất và đời sống.

          Về đối tượng: tất cả mọi người, mọi đơn vị, tổ đội, địa phương có thành tích trên các mặt hoạt động đều được khen thưởng. Nhưng chú trọng trước hết là người trực tiếp sản xuất, cán bộ quản lý giỏi và cán bộ khoa học kỹ thuật có sáng tạo mới. Hình thức và mức độ khen thưởng cao, thấp tuỳ theo thành tích cụ thể từng đơn vị hoặc từng cá nhân đạt được trong thực hiện nhiệm vụ và đối chiếu với tiêu chuẩn hiện hành, chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 1990 và từng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, cả năm.

          Về khen thưởng kháng chiến: tỉnh ta đã cơ bản hoàn thành công tác khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ cho các đối tượng cán bộ thoát ly, người và gia đình có công cách mạng, truy tặng Liệt sĩ vào cuối năm 1989.

          Trong năm 1990 các sở, ngành, các huyện, thị xã cần rà soát, chỉ đạo làm xong việc khen thưởng cho các đối tượng về thời kỳ kháng chiến chống Pháp và thành tích giúp đỡ cách mạng trước tháng 8/1945 (về chính sách đã có triển khai và làm thí điểm xong).

          Về thủ tục khen thưởng phong trào thi đua năm 1990, để giảm bớt các thủ tục phiền hà và nâng cao trách nhiệm các ngành, các địa phương trong phân cấp khen thưởng, từ nay việc đề nghị tặng Bằng khen UBND tỉnh cho cá nhân là cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân khỏi phải làm báo cáo thành tích từng người, nhưng Hội đồng thi đua khen thưởng các huyện, thị xã và sở, ngành phải chịu trách nhiệm về mặt xem xét với cấp trên, phải xét kỹ lưỡng, thận trọng chọn người tiêu biểu và xứng đáng và đơn vị phải tóm tắt một số điểm nổi bật về mặt thành tích mà cá nhân đã đạt được trong văn bản đề nghị khen thưởng gởi về tỉnh, kèm theo biên bản họp hội đồng xem xét.

          III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỈ THỊ NÀY

          Sau khi thực hiện được Chỉ thị các UBND huyện, thị xã và Giám đốc, thủ trưởng sở, ngành tỉnh phải tổ chức triển khai và có kế oạch thực hiện tận các đơn vị cơ sở trong tháng 4/1990.

          Việc phát động phong trào thi đua năm 1990 chia làm 3 đợt:

          Đợt 1: từ đầu năm đến 31/5/1990 thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày sinh Lê nin (22/4) và sinh nhật Bác Hồ (19/5) ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.

          Đợt 2: từ 01/6 đến 30/9 thi đua lập thành tích chào mừng Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.

          Đợt 3: từ 01/10 đến 31/12 thi đua thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1990.

          Uỷ ban nhân dân các huyện,thị xã và Thủ trưởng, Giám đốc các sở, ngành tỉnh cần xúc tiến củng cố lại Hội đồng thi đua khen thưởng cấp mình (các nơi chưa củng cố lại) nhất là bộ phận thường trực, cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách để làm tốt vai trò tham mưu, giúp việc cho UBND và thủ trưởng, Giám đốc trong tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua năm 1990, kiểm tra đề xuất khen thưởng…

          Sau mỗi đợt thi đua các sở, ngành, huyện, thị xã phải có sơ kết báo cáo kết quả thi đua về UBND tỉnh theo dõi chỉ đạo (qua Trường trực Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh)

          Việc tổ chức tổng kết bình xét thi đua và khen thường năm 1990, 2 năm 1989-1990 và 5 năm 1986-1990 chờ sau Hội nghị thi đua khen thưởng toàn quốc về Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ có chỉ đạo và hướng dẫn sau./ .

 

 

 

 

 

 

Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trần Văn Ngẫu