• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 12/10/1990
UBND TỈNH BẾN TRE
Số: 24/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bến Tre, ngày 12 tháng 10 năm 1990

CHỈ THỊ

Về tăng cường công tác BHLĐ, ngăn ngừa tai nạn lao động

 

          Qua tổng kết công tác BHLĐ 3 năm 1988-1990 cho thấy tình trạng tai nạn lao động chẳng những không hạn chế mà mức độ lại càng nghiêm trọng, đặc biệt là tai nạn chết người liên tiếp xảy ra.

          Chỉ tính từ đầu năm 1988 đến tháng 9/1990 theo số liệu nắm được, đã xảy ra 15 vụ tai nạn lao động gây thương tật 14 người làm chết 7 người, trong đó chủ yếu là các vụ tai nạn do nổ bình chịu áp lực, nhiễm hóa chất và điện giật.

          Điều đáng quan tâm nữa là qua kiểm tra chấm điểm thi đua theo Thông  tư số 08 liên bộ, 6 tháng đầu năm 1990 ở 13 đơn vị, tình hình chỉ có 2 đơn vị đạt “đơn vị an toàn vệ sinh lao động” tình hình đó cho thấy công tác BHLĐ ở cơ sở nhất là ở các đơn vị sản xuất kinh doanh đã giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp, vệ sinh môi trường…việc chấp hành pháp luật về KTAT–BHLĐ, Quyết định số 729/UB-QĐ ngày 24 tháng 8 năm 1985 “quy định nghiêm ngặt đối với việc sử dụng các loại thiết bị chịu áp lưc” trong tất cả các thành phần kinh tế chưa chấp hành nghiêm chỉnh, sử dụng rất tuỳ tiện (không đăng ký, không hồ sơ; lý lịch, bản thiết kế, không được kiểm tra nghiệm thu) dẫn đến nhiều sự cố đáng tiếc.

          Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là do thiếu sót của Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị, lãnh đạo cơ sở chưa quan tâm nhiều về công tác BHLĐ, việc tuyên truyền giáo dục của tổ chức công đoàn và các tổ chức quần chúng đối với người lao động về ý thức nghĩa vụ và quyền lợi trong việc chấp hành đúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn BHLĐ, phòng, chống cháy nổ chưa đầy đủ.

          Hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Thông tư số 08 các cấp và ngành lao động TB và XH còn hạn chế, nhất là Ban Chỉ đạo thực hiện Thông tư số 08 và bộ phận KTAN – BHLĐ cấp huyện, thị xã nên chưa kết hợp chặt chẽ và đồng bộ để thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ Đảng, lãnh đạo chính quyền về công tác này.

          Để ngăn chặn và hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra và những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người lao động thiết thực bảo vệ tài sản XHCN, tài sản nhân dân. Uỷ ban tỉnh chỉ thị cho các cấp chính quyền trong tỉnh, các sở, ban ngành, Giám đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh, xí nghiệp, công ty phải thường xuyên kiểm điểm việc lãnh đạo thực hiện công tác BHLĐ theo Chỉ thị số 66/UB-CT ngày 29/10/1987 của Uỷ ban nhân dân tỉnh để trên cơ sở kiểm điểm đánh giá thành tích đạt được, thiếu sót tồn tại và biện pháp khắc phục. Trước mắt từ nay đến cuối năm 1990 và những năm kế tiếp cần thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

          1. Củng cố tổ chức Ban Chỉ đạo thực hiện Thông tư số 08 từ tỉnh đến huyện, thị xã, công ty, xí nghiệp, trạm trại để đủ mức hoạt động đưa công tác BHLĐ đi và nề nếp với chất lượng tốt.

          2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục CB-CNVC và nhân dân nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tính chất, tầm quan trọng của công tác BHLĐ để mọi người tự giác chấp hành nghiêm chỉnh quy trình, quy phạm Nhà nước, quy định của UBND tỉnh về KTAT-BHLĐ, an toàn lao động, củng cố mạng lưới an toàn viên đi vào hoạt động có hiệu quả, tránh hình thức bị động đối phó.

          3. Giám đốc các xí nghiệp, công ty, trạm trại phối hợp với tổ chức công đoàn cùng cấp và các ngành chức năng tiến hành khảo sát tình hình sức khỏe công nhân, vệ sinh công nghiệp, các yếu tố độc hại, điều kiện lao động, vệ sinh môi trường, bệnh nghề nghiệp, thiết bị có nguy cơ gây ra tai nạn để có kế hoạch phòng trừ, cải tạo, xử lý có hiệu quả nhằm ngăn chặn tai nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải thiện điều kiện lao động trong CNVC.

          Xử lý ngay những cơ sở sản xuất kinh doanh có chất thải độc hại và kho hóa chất thuốc trừ sâu xây dựng xen kẻ trong khu dân cư trên dòng nước gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

          4. Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương phải lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện BHLĐ theo 5 nội dung: KTAT - PCCC - vệ sinh công nghiệp - bồi dưỡng hiện vật - tuyên truyền huấn luyện gắn liền với kế hoạch phát triển KTXH, kế hoạch sản xuất KD của cơ sở mình, ngành mình, địa phương mình thường xuyên hàng năm.

          Thực hiện công tác tự chấm điểm thi đua về BHLĐ theo Thông tư số 08 ở cơ sở thường xuyên 6 tháng 1 lần và báo cáo về Ban Chỉ đạo thực hiện Thông tư số 08 cùng cấp.

          5. Tất cả các cơ sở sản xuất (kể cả quốc doanh, tập thể, cá thể) có sử dụng các loại thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng dịch vụ hàn điện, xạc bình…đều phải chấp hành đúng quy định, đảm bảo KTAT có đầy đủ pháp nhân mới được sử dụng (đăng ký được Sở Lao động TB và XH cấp giấy phép, có đầy đủ hồ sơ: lý lịch, bản thiết kế, biên bản kiểm nghiệm…) tạm ngừng hoạt động ngay những thiết bị không chấp hành vi phạm Nhà nước, quy định của địa phương.

          Những thiết bị chưa có hồ sơ, các đơn vị cơ sở, cá nhân sử dụng phải lo hoàn thành đầy đủ từ nay đến 30/12/1990 là hạn chót.

          Những cơ sở và cá nhân không chấp hành pháp luật về KTAT – BHLĐ hoặc để xảy ra tai nạn thì tuỳ mức độ vi phạm hành chính theo Quyết định số 654/UB-QĐ ngày 12/9/1990 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, nếu nghiêm trọng có thể khởi tố xử lý theo pháp luật.

          6. Kiên quyết phê phán và loại bỏ quan điểm chỉ chú trọng nhiệm vụ SXKD mà không chú ý đến trách nhiệm chăm lo công tác BHLĐ, cải thiện điều kiện làm việc đối với người lao động.

          Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ lao động nữ, không bố trí chị em sản xuất, làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại mà Nhà nước không cho phép.

          7. Những trường hợp xảy ra tai nạn lao động phải thực hiện đúng theo Nghị quyết số 45 liên bộ Lao động – Y tế và Tổng Công đoàn ngày 20/3/1983.

          - Khi xảy ra tai nạn lao động phải báo ngay cho cơ quan lao động TB và XH địa phương và lập đầy đủ biên bản theo quy định, xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm cụ thể, không được che giấu báo cáo sai sự thật.

          - Thường xuyên hàng quý báo cáo tình hình tai nạn lao động ở địa phương cơ sở mình về ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cùng cấp để theo dõi.

          8. Các ngành chức năng (Lao động, Thương binh và Xã hội – KHKT – công nghiệp – y tế - công an PCCC - điện lực – LĐLĐ) tỉnh, huyện, thị xã phải thường xuyên tăng cường công tác KTAT – BHLĐ theo chức năng được giao, có biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ giúp đỡ các cơ sở làm tốt công tác BHLĐ, hạn chế thấp nhất sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, sức khỏe cho người lao động, bảo vệ tài sản XHCN, tài sản nhân dân.

          9. Các cơ quan thông tin đại chúng, cần có sự phối hợp tuyên truyền vận động quần chúng thông suốt, giúp các ngành chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần chỉ thị.

          Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị cơ sở, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện và thường xuyên báo cáo kết quả công tác BHLĐ về Thường trực tỉnh – qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trương Vĩnh Trọng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.