Thi hành Nghị định số 64/HĐBT ngày 10/6/1989; Quyết định số 276/CT ngày 06/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 21-KTĐN/VP ngày 23/10/1989 của Bộ Kinh tế đối ngoại.
Để nhằm thống nhất quản lý về mặt Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, chấn chỉnh việc cấp hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu đi vào nề nếp, theo đúng quy định phân cấp của Bộ Kinh tế đối ngoại, Thường trực UBND tỉnh chỉ thị các đơn vị xuất nhập khẩu thực hiện nghiêm một số điểm sau đây:
1. Kể từ ngày 01/12/1989 Bộ Klinh tế đối ngoại cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu từng chuyển hàng cho tất cả cho cá đơn vị có hàng xuất khẩu, nhập khẩu ngoài Nghị định như thương mại, nhưng phải đảm bảo đúng thủ tục như: quyết định phân bổ hạn ngạch, hợp đồng tín dụng thư…
2. Qua năm 1990 Bộ Kinh tế đối ngoại sẽ cấp hạn ngạch từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu cho từng Bộ, tỉnh trên tổng hạn ngạch được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt. Trên cơ sở đó UBND tỉnh sẽ phân bổ hạn ngạch xuất nhập khẩu cho từng mặt hàng cho các đơn vị xuất nhập khẩu trong tỉnh.
3. Nghiêm cấm việc mua bán hạn ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các đơn vị trong và ngoài tỉnh. Các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp của tỉnh chỉ nhận chi phí uỷ thác cho các đơn vị khác không vượt quá 1% giá trị của hàng hoá xuất theo giá FOB hoặc hàng nhập khẩu theo giá CIF.
4. Trước khi các đơn vị ký kết hợp đồng mua bán, liên doanh, đầu tư … với người nước ngoài hoặc Việt kiều phải tham khảo thị trường, giá cả, phương thức thanh toán, địa chỉ… với Ban Kinh tế đối ngoại của tỉnh hoặc Bộ Kinh tế đối ngoại để trách việc gây thiệt hại cho ngân sách.
5. Các đơn vị không trực tiếp mang các văn bản xin Thường trực UBND tỉnh bổ sung hạn ngạch xuất nhập khẩu, bảo lãnh vay nợ hoặc mua hàng chậm trả…khi chưa có ý kiến của Ban Kinh tế đối ngoại. Ngược lại Ban Kinh tế đối ngoại tỉnh khi nhận được các văn bản của đơn vị phải kịp thời giải quyết không để chậm trể gây khó khăn và thiệt hai cho đơn vị và địa phương.
6. Các đơn vị muốn mời khách nước ngoài đến làm việc tại địa phươngđể trao đổi trên các lĩnh vực: hợp tác kinh tế, KHKT, thương mại, dịch vụ…thì phải chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc với đoàn và báo cáo với Ban Kinh tế đối ngoại để trình cho Thường trực UBND phê duyệt. Đồng thời làm đầy đủ các thủ tục đưa rứơc kháchvề tỉnh theo quy định của Nhà nước.
Kinh phí tiếp khách do đơn vị tự giải quyết (trừ đoàn khách do UBND tỉnh mời).
Thường trực UBND tỉnh căn cứ theo tính chất, nội dung và đối tượng làm việc cụ thể cá thể tham dự hoặc uỷ quyền cho Ban Kinh tế đối ngoại tham dự để nắm tình hình và làm tham mưu cho Uỷ ban khi phê duyệt các hợp đồng kinh tế.
Thường trực Uỷ ban sẽ không tiếp khách nếu đơn vị không có chương trình, nội dung làm việc cụ thể báo trước cho Thường trực Uỷ ban.
7. Việc nhập xuất khẩu sang Lào và Campuchia sẽ chờ sự chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Kinh tế đối ngoại, không thuộc thảm quyền của UBND tỉnh Bến Tre giải quyết.
Chỉ thị này được thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Chỉ thị số 105/CT-UB ngày 31/10/1989 của UBND tỉnh.
Giao Ban Kinh tế đối ngoại hướng dẫn, theo dõi các đơn vị thực hiện Chỉ thị này./.