• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 27/09/2002
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 86/2002/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bến Tre, ngày 27 tháng 9 năm 2002

THÔNG TƯ

Hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩymạnh xuất khẩu

 Thihành Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ về một số giảipháp để triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2002;

Saukhi có ý kiến tham gia của Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch đầu tư, một số Hiệp hộingành hàng và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số5109/VPCP-KTTH ngày 16/9/2002 của Văn phòng Chính phủ; để tăng cường khuyếnkhích và đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Tài chính quy định cơ chế chi hỗ trợ cho hoạtđộng phát triển thị trường và đẩy mạnh xúc tiến thương mại như sau:

 I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách tính trên kim ngạch xuất khẩu để hỗtrợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu theo các chương trìnhtrọng điểm quốc gia (sau đây gọi tắt là chương trình xúc tiến thương mại) nhằmmục tiêu:

Tạođiều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường xuất khẩu.

Nângcao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.

Nângcao hiểu biết và kỹ năng tiếp thị xuất khẩu.

Đadạng hóa mặt hàng, cải thiện cơ cấu hàng hóa và thâm nhập mở rộng thị trườngxuất khẩu.

Tuyêntruyền cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

2.Trên cơ sở định hướng xuất khẩu của Nhà nước từng thời kỳ, Bộ Thương mại chủ trìtổng hợp từ các Bộ, ngành và đánh giá, đề xuất các chương trình xúc tiến thươngmại trọng điểm quốc gia trong đó nêu rõ nội dung chương trình, thời gian thựchiện, cơ quan chủ trì chương trình và dự toán kinh phí để trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt.

3.Đối với một số địa phương có điều kiện bố trí ngân sách từ nguồn vượt thu vàcác nguồn tài chính hợp pháp khác thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốra quyết định thành lập Quỹ xúc tiến thương mại hoặc Quỹ hỗ trợ xuất khẩu củađịa phương để sử dụng chi khuyến khích xuất khẩu trong đó có hoạt động xúc tiếnthương mại theo qui định tại thông tư này.

SởThương mại chủ trì xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm củađịa phương để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phêduyệt.

4.Nguyên tắc hỗ trợ:

Kinhphí thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm do doanh nghiệp thamgia đóng góp và Nhà nước hỗ trợ một phần thông qua cơ quan chủ trì chươngtrình.

Cơquan được phân công chủ trì chương trình phải đảm bảo sử dụng kinh phí tiếtkiệm, có hiệu quả và phải chịu trách nhiệm về nội dung chi theo đúng chế độhiện hành.

 

II - NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1.Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm được hỗ trợ bao gồm:

Thôngtin thương mại, tuyên truyền xuất khẩu và lập trung tâm dữ liệu hỗ trợ doanhnghiệp.

Tưvấn xuất khẩu.

Đàotạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Hộichợ triển lãm hàng xuất khẩu.

Khảosát, tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Quảngbá thương hiệu quốc gia và sản phẩm xuất khẩu đặc trưng quốc gia.

Chiphí ban đầu xây dựng cơ sở hạ tầng xúc tiến thương mại: lập kho ngoại quan,trung tâm xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu ở trong và ngoài nước.

Nghiêncứu ứng dụng phát triển thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu.

Cáchoạt động xúc tiến thương mại khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.Đối tượng được hưởng hỗ trợ: Là các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tếthuộc chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm.

3.Đối tượng tiếp nhận hỗ trợ: Là các hiệp hội ngành hàng hay các cơ quan xúc tiếnthương mại thuộc Bộ, ngành và một số doanh nghiệp có đủ điều kiện được chỉ địnhlàm cơ quan chủ trì chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia do Thủtướng Chính phủ phê duyệt (đối với các chương trình do ngân sách Trung ương hỗtrợ) hoặc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phêduyệt (đối với các chương trình do ngân sách địa phương hỗ trợ).

Cácdoanh nghiệp hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực xúc tiến thương mại không thuộcđối tượng tiếp nhận hỗ trợ.

Cơquan chủ trì chương trình có trách nhiệm huy động nguồn kinh phí từ đóng gópcủa các doanh nghiệp tham gia chương trình thuộc mọi thành phần kinh tế và tiếpnhận hỗ trợ kinh phí của nhà nước để sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cho chươngtrình.

4.Mức hỗ trợ:

Hỗtrợ 50% chi phí cho các hoạt động nêu tại điểm 1.1 đến điểm 1.5 thuộc mục 1phần II.

Hỗtrợ 70% chi phí cho các hoạt động còn lại.

Cáctrường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (đối với địa phương) quyết định.

5.Nguồn vốn hỗ trợ:

Hàngnăm, Nhà nước dành một khoản ngân sách bằng 0,25% tính trên trị giá tổng kimngạch xuất khẩu cả nước năm trước (trừ dầu thô) chuyển vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩuđể hình thành nguồn hỗ trợ cho các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểmquốc gia. Trường hợp không chi hết thì giảm trừ vào số trích của năm sau.

Đốivới địa phương: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứvào khả năng của địa phương và nhu cầu chi khuyến khích xuất khẩu để quyết địnhmức trích vào Quỹ xúc tiến thương mại hoặc Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của địa phươngcho phù hợp.

6.Thủ tục cấp hỗ trợ:

Trêncơ sở tổng mức kinh phí trong từng chương trình xúc tiến thương mại trọng điểmquốc gia được duyệt, hàng năm cơ quan chủ trì chương trình lập dự toán cáckhoản chi hoạt động xúc tiến thương mại và dự kiến số tiền hỗ trợ gửi Bộ Tàichính (đồng gửi Bộ Thương mại).

Đốivới địa phương gửi Sở Tài chính vật giá (đồng gửi Sở Thương mại).

Căncứ dự toán và tiến độ thực hiện, sau khi thẩm định Bộ Tài chính xuất Quỹ hỗ trợxuất khẩu (hoặc Sở Tài chính vật giá cấp từ Quỹ xúc tiến thương mại hoặc Quỹ hỗtrợ xuất khẩu địa phương) tạm ứng số tiền dự kiến hỗ trợ cho cơ quan chủ trì chươngtrình để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.

7.Quyết toán tiền hỗ trợ:

Hàngnăm, cơ quan chủ trì chương trình có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ các khoản thuchi thực tế và phân chia kinh phí thực hiện theo tỷ lệ quy định tại Phần II mục3 để công bố công khai quyết toán với cơ quan tài chính (Cục Tài chính doanhnghiệp - Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính Vật giá tỉnh thành phố) và các doanhnghiệp tham gia chương trình, đồng gửi cơ quan thương mại cùng cấp.

Trêncơ sở quyết toán, cơ quan chủ trì chương trình sẽ phải hoàn trả lại kinh phíthừa hoặc tiếp nhận thêm kinh phí thiếu của các bên có nghĩa vụ tham gia kinhphí cho chương trình.

Cơquan chủ trì chương trình chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng theoquy định.

8.Quy định về hạch toán:

Cácdoanh nghiệp tham gia chương trình được hạch toán vào giá thành, phí lưu thôngcủa doanh nghiệp các khoản đóng góp cho cơ quan chủ trì chương trình.

Cáccơ quan chủ trì chương trình tổ chức hạch toán riêng và đầy đủ các khoản thuchi thuộc chương trình theo đúng quy định của Nhà nước.

 

III - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1.Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, áp dụng cho các hoạt động xúctiến thương mại từ năm 2002 đến năm 2005 và thay thế Thông tư số 61/2001/TT-BTCngày 01/8/2001 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chi hỗ trợ cho các hoạt động pháttriển thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

2.Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan vàdoanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Văn Tá

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.