• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 23/08/1995
  • Ngày hết hiệu lực: 02/01/2003
BỘ TƯ PHÁP
Số: 337/TT-PLQT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Định, ngày 23 tháng 8 năm 1995

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành một số quy định của Thông tư số 503-LB/TT ngày

25/05/1995 của Liên Bộ Tư pháp - Ngoại giao - Nội vụ quy định chi tiết

về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận

 đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài

__________________

 

Căn cứ Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1993 (sau đây gọi là Pháp lệnh) và Nghị định số 184/CP ngày 30 tháng 11 năm 1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định số 184/CP);

Căn cứ điểm 2, mục V Thông tư số 503-LB/TT ngày 25 tháng 5 năm 1995 của Liên Bộ Tư pháp - Ngoại giao - Nội vụ hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định số 184/CP ngày 30 tháng 11 năm 1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài (sau đây gọi là Thông tư số 503-LB/TT);

Qua thực tiễn áp dụng Thông tư số 503-TT/LB và theo Nghị định của Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị tập huấn các tỉnh phía Nam và các tỉnh phía Bắc tháng 6 và tháng 7 năm 1995;

Sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Thông tư số 503-LB/TT như sau:

Về phạm vi điều chỉnh:

Thông tư số 503-LB/TT  hướng dẫn thi hành thủ tục thực hiện 6 công việc sau đây về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài:

Đăng ký việc kết hôn;

Công nhận việc kết hôn đã được đăng ký ở nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;

Công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú;

Đăng ký việc nuôi con nuôi;

Công nhận việc nuôi con nuôi đã được đăng ký ở nước ngoài tại cơ quan cơ thẩm quyền của nước ngoài;

Công nhận việc đỡ đầu.

Như vậy, Thông tư số 503-LB/TT không điều chỉnh các vấn đề thuộc thẩm quyền của Toà án (huỷ việc kết hôn trái pháp luật, ly hôn, giải quyết tranh chấp về nuôi con nuôi v.v...) và cũng không điều chỉnh các vấn đề khác, ngoài 6 công việc nếu trên, về hộ tịch giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, như đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn lại, sửa đổi họ tên, ngày tháng năm sinh, cải chính hộ tịch v.v...

Về chủ thể quan hệ, Thông tư số 503-LB/TT chỉ điều chỉnh một loại quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài - đó là quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch. Căn cứ vào văn bản pháp luật này, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa thôi quốc tịch Việt Nam hoặc chưa bị tướng quốc tịch Việt Nam, vẫn là công dân Việt Nam, mặc dù có thể đã vào quốc tịch của nước khác; và Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước ngoài (không đồng thời có quốc tịch Việt Nam) và không quốc tịch.

Như vậy, Thông tư số 503-LB/TT không điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình giữa người nước ngoài với nhau tạm trú hoặc thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau tại Việt Nam mà không thuộc diện một bên định cư ở nước ngoài.

Căn cứ vào Điều 22 của Pháp lệnh và khoản 2 Điều 36 Nghị định số 184-CP, Thông tư số 503-LB/TT quy định việc áp dụng các quy định của Thông tư này đối với việc đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn, công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú, đăng ký nuôi con nuôi, công nhận việc nuôi con nuôi và công nhận việc đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. Khái niệm "định cư" ở nước ngoài được hiểu là thường trú liên tục và dài hạn ở nước ngoài.

Các trường hợp công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài, như ra nước ngoài có thời hạn nhằm mục đích công tác, học tập, lao động, thăm thân, du lịch, chữa bệnh, mặc dù đã quá thời hạn tạm trú ở nước ngoài, nhưng không được nước ngoài tiếp tục cho cư trú không thuộc khái niệm "công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài". Các trường hợp ra nước ngoài bất hợp pháp, nhưng không được nước ngoài tiếp tục cho cư trú, cũng không thuộc khái niệm "công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài". Các việc đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn, công nhận ciệc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú, đăng ký nuôi con nuôi, công nhận việc nuôi con nuôi và công nhận việc đỡ đầu giữa họ với nhau hoặc giữa họ với công dân Việt Nam thương trú ở trong nước, được thực hiện theo các quy định chung của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên, nếu là việc xin đăng ký kết hôn, thì bên công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài phải có giấy xác nhận của Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước đó xác định hiện tại đương sự là người chưa có vợ, có chồng.

Về đăng ký kết hôn:

Khi nộp hồ sơ xin đăng ký kết hôn, không bắt buộc cả hai bên đương sự phải có mặt, chỉ cần một bên công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài trình diện và nộp hồ sơ là đủ, với điều kiện bên vắng mặt trước đó đã làm đầy đủ các thủ tục về hồ sơ theo quy định của Thông tư số 503-LB/TT.

Về bản sao Giấy khai sinh của mỗi bên đương sự, về nguyên tắc, đây là một trong các giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sở khi xin đăng ký kết hôn. Trong thực tiễn, căn cứ vào bản sao Giấy khai sinh, một số sở Tư pháp đã ngăn chặn được các trường hợp xin kết hôn, vi phạm điều cấm của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ dòng máu, họ hàng. Do đó, chỉ trong trường hợp thật đặc biệt như nước ngoài không quy định việc khai và cấp Giấy khai sinh, thì mới cho phép đương sự được miễn nộp bản sao Giấy khai sinh. Tuy nhiên, để thay thế, đương sự phải nộp Giấy chứng nhận ngày, tháng, năm sinh do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đó cấp; hoặc Giấy xác nhận của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của nước ngoài đó xác nhận việc pháp luật nước đó không quy định việc cấp Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp đương sự là người Việt Kiều về nước trước đây chưa khai sinh hoặc mất Giấy khai sinh, thì phải làm thủ tục khai sinh hoặc khai sinh lại trước.

Về giấy xác nhận của tổ chức y tế, Nghị định số 184/CP và Thông tư số 503-LB/TT không quy định bắt buộc phải là của tổ chức y tế của Việt Nam cấp, miễn là tổ chức y tế đó phải là tổ chức y tế có thẩm quyền về chuyên môn được Sở Tư pháp chấp nhận và Sở Tư pháp phải chịu trách nhiệm về việc chấp nhận đó.

Quy định này cũng được áp dụng đối với trường hợp nuôi con nuôi.

Về trình tự phối hợp giữa Sở Tư pháp và cơ quan Công an cung cấp. Sở Tư pháp không phải gửi bộ hồ sơ gốc, mà chỉ cần gửi công văn cho cơ quan Công an, trong đó nêu rõ yêu cầu đề nghị thẩm tra, xác minh đối với cả hai bên đương sự. Tuỳ theo các yêu cầu cụ thể. Sở Tư pháp quyết định các giấy tờ cần phải gửi kèm theo Công văn đó và chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Quy định này cũng được áp dụng đối với trường hợp nuôi con nuôi.

Về ký và trao Giấy chứng nhận kết hôn, hai bên đương sự chỉ cần ký vào Giấy chứng nhận kết hôn tại lễ trao Giấy chứng nhận kết hôn, không cho phép ký trước khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

Tại lễ trao Giấy chứng nhận kết hôn, yêu cầu cae hai bên đương sự đều phải có mặt; nếu vắng mặt một bên đương sự thì phải hoãn sang ngày khác. Không cho phép việc uỷ quyền nhận Giấy chứng nhận kết hôn.

Về công nhận việc kết hôn đã được đăng ký ở nước ngoài:

Thông tư 503-LB/TT chỉ quy định việc Uỷ ban nhân dân tỉnhm thành phố trực thuộc Trung ương công nhận việc kết hôn đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, không quy định việc công nhận việc kết hôn đã được đăng ký tại Cơ quam đại diện ngoại giao. Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Các giấy chứng nhận, quyết định, văn bản khác về hộ tịch dop Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp, có giá trị như văn bản do cơ quan hộ tịch có thẩm quyền của Nhà nước ở trong nước cấp.

Về công nhận cha, mẹ nhận con ngoài giá thú:

Đây là công việc mới, Sở Tư pháp cần thực hiện một cách thận trọng, đặc biệt là để phòng việc đương sự lợi dụng các quy định này của pháp luật để thực chất là xin nhận con nuôi.

Pháp lệnh, Nghị định số 184/CP và Thông tư số 503-LB/TTquy định việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú đối với những trẻ em sinh ra ngoài giá thú, trước đấy khi sinh ra còn để chống mục cha, mẹ hoặc khai không đúng cha, mẹ. Nay cha, mẹ xin công nhận con ngoài giá thú. Do đó, các quy định của Pháp lệnh, Nghị định số 184/CP và Thông tư số 503-LB/TT không áp dụng đối với các trường hợp khái sinh cho con ngoài giá thú.

Đơn xin công nhận con ngoài giá thú nên có cả chữ ký cha, mẹ.

Nếu có bất kỳ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp nào về cha, mẹ xin công nhận con ngoài giá thú, Sở Tư pháp phải đình chỉ việc xem xét và hướng dẫn đương sự khởi kiện trước Toà án.

Việc đăng ký nuôi con nuôi giữa người nuôi là người nước ngoài và con nuôi là công dân Việt Nam:

Về việc xác định nơi thường trú của trẻ em, đối với trẻ em đang sinh sống cùng cha, mẹ, ông bà, họ hàng v.v... hoặc đượng những người nay đưa vào cơ sở nuôi dưỡng có hạn, thì phải căn cứ vào nơi đăng ký nhân khẩu thường trú; đối với trẻ em bị bỏ rơi, bị mồ côi, bị tàn tật sinh sống không có thời hạn ở cơ sở nuôi dưỡng, thì căn cứ vào nơi có cơ sở nuôi dưỡng đó; đối với trẻ am sơ sinh bị bỏ lại ở cơ sở y tế, thì căn cứ vào nơi có cơ sở y tế đó; còn đối với trẻ em trước đay được "thu gom" từ các gia đình về cơ sở nuôi dưỡng do các dự án nước ngoài thành lập, thì phải căn cứ vào địa chỉ của các gia đình đó.

Về Giấy xác nhận đồng ý trẻ em đang sống trong cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi người nước ngoài, Thông tư số 503-LB/TT quy định phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng. Nếu tre em còn cha, mẹ đẻ hoặc được ông, bà, họ hàng đưa vào cơ sở nuôi dưỡng có thời hạn, thì còn phải có giấy xác nhận của những người này.

Đối với trường hợp trẻ em sơ sinh bị bỏ lại ơ cơ sở y tế, nếu đã có Biên bản xác nhận hợp thức về tình trạng bị bỏ lại của đưa trẻ, thì chỉ cần có sự đồng ý bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở y tế đó.

Để thuận tiện cho người xin nhận con nuôi. Thông tư số 503-LB/TT không quy định bắt buộc người xin nhận con nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp. Điều đó có nghĩa là người xin nhận con nuôi có thể uỷ quyền cho người khác, thực hiện các thủ tục xin nhận con nuôi thay cho họ; văn bản uỷ quyền phải được lập một cách hợp thức và có giá trị và trước đó người xin nhận con nuôi phải hoàn thành mọi thủ tục về hồ sơ theo quy định của Thông tư số 503-LB/TT. Tuy nhiên, trong khi Chính phủ chưa có quy định về việc thành lập và hoạt động của các tổ chức dịch vụ, môi giới của Việt Nam về nuôi con nuôi, cúng như chưa quy định cụ thể về việc cho phép các tổ chức dịch vụ, môi giới nuôi con nuôi của nước ngoài đặt Văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam, thì chỉ chấp nhận việc người xin nhận con nuôi uỷ quyền cho cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của nước mà họ là công dân hoặt thường trú.

Việc giao nhận con nuôi phải được tiến hành tại trụ sở của Sở Tư pháp và bắt buộc người nuôi (cha, mẹ nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi) phải có mặt và trực tiếp nhận con nuôi, ký vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi. Không chấp nhận việc người nuôi uỷ quyền cho người khác, cá nhân hoặc tổ chức, nhận con nuôi, thì về nguyên tắc cả hai vợ chồng đều phải có mặt. Trong trường hợp thật đặc biệt, nếu một trong hai người vì lý do sức khoẻ không thể đến Việt Nam vào thời điểm đã được ấn định, thì có thể chấp nhận việc uỷ quyền của người đó cho người kia (cha nuôi uỷ quyền cho mẹ nuôi hoặc ngược lại). Tuy nhiên, văn bản uỷ quyền phải được lập một cách hợp thức và có giá trị; không chấp nhận việc uỷ quyền người thứ ba.

Về việc giới thiệu trẻ em Việt Nam chưa được xác định trước cho người nước ngoài xin nhận làm con nuôi:

Khi nhận được Công văn của Bộ Tư pháp gửi kèm theo Đơn của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi mà chưa xác định trước cụ thể trẻ em nào, Sở Tư pháp phối hợp với các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi bị tàn tật tại địa phương mình để căn cứ vào các yêu cầu cụ thể của người xin nhận con nuôi được trình bầy trong Đơn, giới thiệu trẻ em cho họ nhận làm con nuôi. Không được giới thiệu trẻ em ở ngoài các cơ sở nuôi dưỡng nói trên, cũng ngư không được thu gom trẻ em vào các cơ sở nuôi dưỡng nhằm mục đích giới thiệu cho người nuươc ngoài xin nhận làm con nuôi.

Trong trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng còn cha, mẹ đẻ hoặc được ông, bà, họ hàng đưa vào cơ sở nuôi dưỡng có thời hạn, thì phải hỏi ý kiến của họ trước khi giới thiệu cho người nước ngoài xin nhận làm con nuôi.

Về việc thu lệ phí:

Lệ phí được thu một lần, khi đương sự nộp hồ sơ và sau khi cán bộ hộ tịch kiểm tra tính đầy đủ và hợp thức của toàn bộ giâý tờ cần phải có trong hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có giấy tờ chưa hợp thức, thì cán bộ hộ tịch trả lại hồ sơ và lệ phí (nếu đã nộp) cho đương sự. Nếu đương sự không nhận lại lệ phí, thì không phải nộp lại lệ phí lần thứ hai, sau khi bổ sung, hoàn tất hồ sơ.

Trường hợp yêu cầu của đương sự bị từ chối giải quyết, sau khi Sở Tư pháp đã thụ lý hồ sơ thì không trả lại lệ phí cho đương sự.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Bãi bỏ các hướng dẫn trước đây của Bộ Tư pháp trái với các quy định của Thông tư này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Ngọc Hiến

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.