CHỈ THỊ
Về việc thực hiện Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan Bình Dương giai đoạn 2008-2010 định hướng đến năm 2020
Thực hiện Quyết định số 810/QĐ-BTC ngày 16/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2004-2006, Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 28/9/2006 của Tỉnh Uỷ về việc xây dựng lực lượng hải quan đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, Cục Hải quan đã có nhiều chuyển biến vươn lên trong công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tintronmg quản lý, kiện toàn tổ chức bộ máy, sửa đổi lề lối làm việc, bảo đảm tính công khai, minh bạch, chú ý phát triển nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất; qua đó, đã nâng cao hiệu lực quản lý, đẩy mạnh chống buôn lậu và gian lận thương mại, hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách, bước đầu tạo thuận lợi hơn cho Doanh nghiệp, góp phần tích cực vào việc thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nhằm đẩy mạnh thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành hải quan Bình Dương theo Quyết định số 456/QĐ-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành hải quan giai đoạn 2008-2010, tiếp tục xây dựng lực lượng hài quan trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu cầu hội nhập trong tinh thần của Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 28/9/2006 của Tỉnh Uỷ, đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu, giữ vững môi trường đầu tư thông thoáng, khuyến khích thu hút và sử dụng hiệu quả hơn vốn đầu tư, góp phần tích cực vào việc phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Cục trưởng Cục Hài quan, thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị cần phối hợp thực hiện tốt các nội dung sau đây:
1. Cục Hải quan chủ động triển khai đồng bộ, có hiệu quả Kế hoạch cải cách phát triển và hiện đại hoá ngành hải quan Bình Dương giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1235/QĐ-TCHQ ngày 26/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc khó khăn chưa thể xử lý được , cần báo cáo kịp thời với Tổng cục Hải quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh để xem xét tháo gỡ.
2. Cục hải quan thường xuyên phối hợp tốt với các ngành, các lực lượng trên địa bàn nhằm đảm bảo nâng cao năng lực, hiệu quả trong quản lý hoạt độngxuất nhập khẩu hàng hoá, trong việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại; kịp thời báo cáo Tổng cục hải quan các vấn đề phát sinh để bổ sung hoàn thiện chế độ quản lý đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, chế độ quản lý đối với kho ngoại quan, kho Bảo thuế và doanh nghiệp chế xuất; xây dựng kế hoạch phát triển Đại lý khai thuế hải quan; tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý, quy chế làm việc để tạo thuận lợi cho thương mại và minh bạch hoá các thủ tục hải quan.
3. Cục hải quan tiếp tục cải tiến quy trình thủ tục Hải quan đơn giản, hài hoà thống nhất trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, trang thiết bị hiện đại và sử dụng công nghệ cao. Trước mắt, nghiên cứu và triển khai thí điểm mô hình thông quan điện tử tập trung tại cấp Cục theo mô hình thông quan 03 khối đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kim ngạch và số thu nộp ngân sách lớn, các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu có độ tuân thủ cao.
4. Cục Hải quan tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục hải quan bổ sung biên chế đang thiếu hụt hiện nay; sắp xếp mạng lưới các chi cục Hải quan theo hướng sáp nhập các chi cục nhỏ để hình thành các chi cục với phạm vi quản lý nhiều Khu công nghiệp và các doanh nghiệp có vị trí liền kề. Thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan phục vụ các Khu công nghiệp và Khu liên hợp công nghiệp- Dịch vụ - đô thị Bình Dương. Xây dựng 02 địa điêm kiểm tra hàng hoá tập trung nhằm đáp ứng mô hình thông quan theo 03 khối.
5. Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị quan tâm giúp đỡ, tại điều kiện để triển khai kế hoạch, chương trình hiện đại hoá trong công tác quản lý hải quan tại địa phương (xây dựng địa điểm là thủ tục Hải quan, địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung, trụ sở làm việc của Hải quan, đầu tư trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, ứng dụng tin học…). Việc đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại tại địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung, cần tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, ngân sách địa phương xem xét hỗ trợ tuỳ theo khả năng và quy định của Nhà nước để tạo điều kiện cho ngành hải quan hoàn thành tốt nhiệm vụ.
6. Đối với các hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có dấu hiệu tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì xử lý bằng biện pháp xử phạt kinh tế, hành chính theo đúng quy định của pháp luật. Đôi với những trường hợp vi phạm có tính chất phức tạp, Cục Hải quan chủ động có văn bản trao đổi cụ thể nội dung vụ việc với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Công an tỉnh để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.
7. Cục Hải quan cần công bố rộng rãi các văn bản thể chế, chính sách về Hải quan đến nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền vận động các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bànnghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật về hải quan nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh. Đồng thời, bằng mọi biện pháp, không để xảy ra tình trạng cán bộ công chức Hải quan gây phiền hà, sách nhiễu, gây tốn kém thời gian, chi phí của doanh nghiệp, làm tổn hại đến uy tín ngành Hải quan. Mọi trường hợp liên quan đến tham nhũng, tiêu cực đều phải bị xử lý kỷ luật thích đáng theo pháp luật.
Giao Cục Hải quan tiến hành xây dựng chương trình công tác cụ thể để triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan Bình Dương trong từng giai đoạn. Định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Uỷ ban nhân dân tỉnh./.