• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 15/06/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 23/10/2008
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 44/2006/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Dương, ngày 24 tháng 5 năm 2006

THÔNG TƯ

Hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch cúm

lở mồm long móng ở gia súc

____________

 

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 738/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc;

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng được Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc bao gồm:

1.1. Các hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi lợn, trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai phải thực hiện tiêm phòng vắc-xin gia súc bắt buộc phòng, chống dịch lở mồm long móng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.2. Các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi gia súc phải tiêu hủy gia súc do mắc bệnh lở mồm long móng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Các cơ sở chăn nuôi đàn gia súc giống của nhà nước.

1.4. Các lực lượng tham gia phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc.

2. Thời gian ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng nêu tại khoản 1, phần I, Thông tư này kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2006 đến khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

II- QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nội dung và mức chi hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch cúm lở mồm long móng ở gia súc bao gồm:

1.1. Kinh phí mua vắc-xin (bao gồm cả chi phí vận chuyển về đến tỉnh được xác định theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) do ngân sách nhà nước đảm bảo để hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi gia súc theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 738/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc.

1.2. Chi cho công tác tiêm phòng:

- Lực lượng tham gia công tác tiêm phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc được bồi dưỡng tính theo mức bình quân cho 1 lần tiêm đối với lợn là 1.000 đông/con/lần tiêm, đối với các loại gia súc còn lại là 2.000 đồng/con/lần tiêm đối với các gia súc lòn lại) cho lực lượng tham gia tiêm phòng dưới 50.000 đồng/người/ngày thì được thanh toán theo mức 50.000 đồng/người/ngày.

1.3. Chỉ hỗ trợ cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch và làm nhiệm vụ phun hóa chất khử trùng vùng dịch:

Lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch và làm nhiệm vụ phun hóa chất khử trùng vùng dịch theo chỉ đạo của địa phương được hỗ trợ tối đa là 50.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc là 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ.

1.4. Chi cho công tác tiêu hủy gia súc với mức bình quân 150.000 đồng/con trâu, bò tiêu hủy và bình quân 50.000 đồng/con lợn, dê, cừu, hươu, nai tiêu hủy trong thời gian có dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Chi mua hóa chất các loại cho khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường…; mua trang phục phòng hộ cho lực lượng tham gia tiêu hủy gia súc theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác tiêu hủy gia súc với mức hỗ trợ tối đa là 50.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ.

Căn cứ mức hỗ trợ quy định tại điểm 1.2, 1.3 và tiết b điểm 1.4 khoản 1 mục II Thông tư này và tình hình thực tế của địa phương (phạm vi và mức độ dịch xảy ra, địa bàn đi lại, quy mô đàn gia súc, lực lượng cán bộ tham gia phòng, chống dịch,…), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) quyết định cụ thể mức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch lở mồm long móng ở địa phương.

2. Chi hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi gia súc có gia súc phải tiêu hủy:

2.1. Các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi gia súc có gia súc phải tiêu hủy theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được hỗ trợ theo các mức sau:

- Đối với lợn phải tiêu hủy: Mức hỗ trợ bình quân là 10.000 đồng/kg hơi.

- Đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai phải tiêu hủy: Mức hỗ trợ bình quân là 12.000 đồng/kg hơi.

2.2. Căn cứ mức hỗ trợ bình quân quy định tại điểm 2.1 khoản 2 mục II Thông tư này và căn cứ vào trọng lượng các loại gia súc phải tiêu hủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi gia súc phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2.3. Gia súc bị tiêu hủy phải có xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan thú y địa phương (về số lượng, trọng lượng của gia súc) làm căn cứ thanh toán hỗ trợ.

3. Nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng:

3.1. Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc-xin (bao gồm cả chi phí vận chuyển) đối với vùng khống chế; kinh phí mua vắc-xin và kinh phí phòng, chống dịch đối với các cơ sở chăn nuôi đàn gia súc giống gốc của Trung ương và hỗ trợ 50% kinh phí mua vắc – xin (bao gồm cả chi phí vận chuyển) đối với vùng đệm để thực hiện tiêm phòng cho gia súc thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc.

3.2. Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng quy định tại khoản 1 (không bao gồm kinh phí mua vắc-xin) và khoản 2 mục II Thông tư này theo nguyên tắc:

a) Hỗ trợ 100% số kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng đối với các tỉnh mới điều chỉnh địa giới hành chính có số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương.

b) Hỗ trợ 50% số kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng đối với các tỉnh còn lại. Trường hợp phần ngân sách địa phương đảm bảo (bao gồm cả kinh phí mua vắc – xin đối với vùng đệm) vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương năm 2006 do Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương năm 2006 để tỉnh có nguồn thực hiện.

c) Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

d) Đối với các địa phương có chi phí phát sinh cho công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc không lớn (dưới 1.000 triệu đồng) thì địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương để xử lý.

3.3. Ngân sách địa phương đảm bảo:

a) Kinh phí mua vắc-xin và kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng đối với các cơ sở chăn nuôi đàn gia súc giống gốc của nhà nước do địa phương quản lý.

b) Hỗ trợ 50% kinh phí mua vắc-xin đối với các hộ gia đình,cá nhân chăn nuôi gia súc quy định tại điếm 1.1. khoản 1 mục 1 Thông tư này để tiêm phòng cho gia súc ở vùng đệm thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc theo quy định của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hỗ trợ 50% kinh phí tiêu hủy gia súc đối với các đối tượng theo quy định tại khoản 2, mục II Thông tư này; đảm bảo 50% kinh phí chi cho các nhiệm vụ quy định tại điểm 1.2, 1.3 và 1.4 khoản 1 mục II Thông tư này.

4- Việc lập, quyết định, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

5- Chế độ báo cáo:

- Định kỳ hàng tháng và kết thúc đợt dịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan tổng hợp tình hình, kết quả phòng, chống dịch; số kinh phí đã chi đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng (chi tiết theo nguồn, mức chi, nội dung chi cụ thể theo từng loại gia súc), báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng vắc-xin (chi tiết theo từng loại gia súc, loại vắc-xin, vùng tiêm phòng của các địa phương và của các đơn vị trực thuộc), kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng do các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện gửi Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

1.1. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan xác định nhu cầu về lượng vắc-xin báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để làm căn cứ cung cấp vắc-xin để tiêm phòng.

1.2. Chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sinh ngày và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan xác định nhu cầu kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng và có phương án tài chính để thực hiện. Đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động sử dụng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp để đáp ứng kịp thời kinh phí phục vụ phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc theo quy định tại Thông tư này.

1.3. Chỉ đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc; sử dụng có hiệu quả đúng mục đích, đúng đối tượng nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, nhất là Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước; số lượng vắc-xin lở mồm long móng đã sử dụng trên địa bàn xã; mức hỗ trợ đối với các hộ chăn nuôi có gia súc phải tiêu hủy trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại xã, tại thôn, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, tại thôn.

2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản án về Bộ Tài chính để xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.