• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 04/10/2005
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: 04/2005/QĐ-BTNMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Dương, ngày 30 tháng 6 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ - CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Xét Tờ trình số 65/TTr- ĐTQH ngày 10 tháng 5 năm 2005 của Trung tâm Điều tra quy hoạch đất đai về việc xin phê duyệt quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng, Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất áp dụng thống nhất trong cả nước, gồm:

1. Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và của vùng;

2. Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

3. Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện;

4. Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã.

Điều 2.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ các quy định về quy trình thực hiện điều tra, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất quy định tại Quyết định số 657/QĐ- ĐC ngày 28/10/1995 của Tổng cục Địa chính về việc ban hành tạm thời định mức lao động và giá điều tra,

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(đã ký)

 
Đặng Hùng Võ

 

QUY TRÌNH

Lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2005/QĐ- BTNMT ngày 30 tháng 6 ănm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CƠ QUAN THẨM ĐỊNH: VỤ ĐĂNG KÝ VÀ THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI CƠ QUAN THỰC HIỆN LẬP QUY TRÌNH: TRUNG TÂM ĐIỀU TRA QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI.

Phần I

QUY TRÌNH LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU CỦA CẢ NƯỚC

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quy trình này quy định trình tự, nội dung tiến hành điều tra, lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

2. Việc điều tra, lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước phải tuân thủ các nguyên tắc, căn cứ, nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định trong Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3. Đối tượng điều tra lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước là toàn bộ diện tích tự nhiên của cả nước.

4. Chỉ tiêu các loại đất theo mục đích sử dụng trong kỳ kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước được quy định như sau:

4.1. Đất nông nghiệp

4.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp;

4.1.1.1. Đất trồng cây hàng năm (đất chuyên trồng lúa, đất trồng cây hàng

năm còn lại);

4.1.1.2. Đất trồng cây lâu năm.

4.1.2. Đất lâm nghiệp;

4.1.2.1. Đất rừng sản xuất (đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất),

4.1.2.2. Đất rừng phòng hộ (đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ),

4.1.2.3. Đất rừng đặc dụng (đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng). 4.1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản;

4.1.4. Đất làm muối;

4.1.5. Đất nông nghiệp khác.

4.1.6. Đất phi nông nghiệp.

4.2.1. Đất ở;

4.2.1.1. Đất ở tại đô thị,

4.2.1.2. Đất ở tại nông thôn,

4.2.2. Đất chuyên dùng;

4.2.2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình, sự nghiệp,

4.2.2.2. Đất quốc phòng, an ninh,

4.2.2.3. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ).

4.2.2.4. Đất có mục đích công cộng (giao thông, đất thủy lợi, đất để chuyển dẫn năng lượng truyền thông, đất cơ sở văn hoá, đất cơ sở y tế, đất cơ sở giáo dục- đào tạo, đất cơ sở thể dục - thể thao, đất chợ, đất có di tích danh lam thắng cảnh, đất bãi thải xử lý chất thải).

4.2.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa;

4.2.5. Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng;

4.2.6. Đất phi nông nghiệp khác.

4.3. Đất chưa sử dụng;

4.3.1. Đất bằng chưa sử dụng;

4.3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng;

4.3.3. Núi đá không có rừng cây.

5. Trong quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước, chỉ tiêu các loại đất được phân bổ cụ thể hoá đến vùng lãnh thổ.

6. Quy hoạch sử dụng đất cả nước được lập theo kỳ mười năm và phải được xét duyệt theo Điều 26 Luật Đất đai năm 2003.

7. Tỷ lệ bản đồ nền để lập quy hoạch sử dụng đất của cả nước là 1/1.000.000.

8. Trình tự triển khai lập sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước gồm 7 bước:

Bước 1: Công tác chuẩn bị;

Bước 2: Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ;

Bước 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất;

Bước 4: Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;

Bước 5: Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất;

Bước 6: Xây dựng kế hoạch sử dụng đát kỳ đầu;

Bước 7: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, thẩm định, xét duyệt và công

bố quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

Chương II

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU CỦA CẢ NƯỚC

BƯỚC 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý và biện pháp tổ chức để triển khai công tác điều tra, lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

II. SẢN PHẨM

1. Dự án đầu tư lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Các tài liệu, số liệu điều tra ban đầu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất qua các thời kỳ và các tài liệu khác có liên quan.

III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Điều tra khảo sát, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu bản đồ cần thiết phục vụ lập dự án đầu tư

1.1. Điều tra khảo sát sơ bộ, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ cần thiết phục vụ lập dự án đầu tư.

1.1.1. Các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất;

1.1.2. Hiện trạng và dự báo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

1.2. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập và điều tra ban đầu.

1.3. Kiểm tra, rà soát các điều kiện cần thiết để tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

2. Xây dựng dự án đầu tư

2.1. Xác định những căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng dự án đầu tư.

2.2. Đánh giá khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng quản lý và sử dụng đất của cả nước.

2.3. Xác định các điều kiện cần thiết cho việc tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

2.4. Xác định nội dung, phương pháp và sản phẩm của dự án đầu tư

2.4.1. Xác định trình tự và nội dung công việc thực hiện;

2.4.2. Xác định phương pháp thực hiện nội dung công việc;

2.4.3. Xác định sản phẩm của dự án đầu tư.

2.5. Xác định tổng dự toán dự án đầu tư.

2.5.1. Xác định căn cứ lập dự toán kinh phí;

2.5.2. Xác định tổng dự toán dự án đầu tư.

2.6. Lập dự toán kinh phí chi tiết cho từng hạng mục công việc của dự án đầu tư.

2.7. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án đầu tư.

2.7.1. Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư;

2.7.2. Dự kiến đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp.

2.7.3. Xây dựng tiến độ thực hiện từng nội dung công việc.

3. Hội thảo nội dung bước 1

3.1. Tổ chức hội thảo.

3.2. Chỉnh sửa và hoàn thiện dự án đầu tư sau hội thảo.

4. Thẩm định, xét duyệt và nghiệm thu Dự án đầu tư

4.1. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư

4.2. Chỉnh sửa bổ sung, hoàn chỉnh sản phẩm sau thẩm định.

4.3. Phê duyệt dự án và dự toán kinh phí dự án

4.4. Nghiệm thu bước 1.

BƯỚC 2: ĐIỀU TRA, THU THẬP CÁC THÔNG TIN, TÀI LIỆU, SỐ LIỆU BẢN ĐỒ

I. MỤC TIÊU

Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

II. SẢN PHẨM

1. Các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

2. Kết quả điều tra thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.

3. Báo cáo đánh giá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.

III.TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác nội nghiệp

1.1. Điều tra, thu thập thông tin, tài nguyên, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

1.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái;

1.1.1.1.Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thời tiết, thủy văn, nguồn nước,

1.1.1.2. Các nguồn tài nguyên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, tài nguyên nhân văn,

1.1.1.3. Hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái.

1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội;

1.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực trạng phát triển cá ngành, các lĩnh vực;

1.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập; tập quán có liên quan đến sử dụng đất,

1.1.2.3. Thực trạng phân bố, mức độ phát triển các đô thị và các khu dân cư nông thôn,

1.1.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thủy lợi, điện và cơ sở hạ tầng xã hội về văn hoá thông tin, y tế giáo dục- đào tạo, thể dục - thể thao.

1.2. Thu thập các thông tin về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực có liên quan đến việc sử dụng đất.

1.3. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, về tình hình quản lý đất đai, hiện trạng sử dụng đất, định mức sử dụng đất, các tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

1.4. Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước, các vùng lãnh thổ và bản đồ hiện trạng, quy hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực.

1.5. Phân loại các tài liệu, số liệu, bản đồ; đánh giá độ tin cậy các thông tin, tài liệu đã thu thập được.

1.6. Xác định các tài liệu cần bổ sung.

1.7. Xây dựng phương pháp và lập kế hoạch điều tra bổ sung tài liệu, số liệu, bản đồ.

1.8. Tổ chức thu thập bổ sung tài liệu nội nghiệp.

2. Công tác ngoại nghiệp

2.1. Tiến hành khảo sát thực địa thu thập bổ sung các tài liệu, số liệu, bản đồ.

2.2. Chỉnh lý bổ sung tài liệu, số liệu bản đồ ngoại nghiệp.

3. Tổng hợp, xử lý các loại tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp, chuẩn xác hoá các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ

3.1. Tổng hợp và lựa chọn, thống nhất các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ gốc.

3.2. Chuẩn xác hoá các tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập, điều tra bổ sung.

3.3. Xác định cơ sở pháp lý của các tài liệu, số liệu, bản đồ gốc.

4. Lập báo cáo đánh giá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập và điều tra khảo sát

5. Hội thảo nội dung bước 2

5.1. Tổ chức hội thảo.

5.2. Chỉnh sửa và hoàn thiện sau hội thảo.

6. Kiểm tra, nghiệm thu bước 2.

BƯỚC 3: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

I. MỤC TIÊU

1. Phân tích, đánh giá đặc điểm của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên để xác định các lợi thế, hạn chế trong việc sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội, so sánh với các nước và khu vực.

2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự gia tăng dân số, lao động thực trạng phát triển các đô thị, khu dân cư, các ngành, các vùng trọng điểm gây áp lực đến sử dụng đất.

II. SẢN PHẨM

1. Các báo cáo chuyên đề

1.1. Báo cáo chuyên đề đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và hiện trạng cảnh quan môi trường (các sơ đồ, biểu đồ, số liệu phân tích kèm theo báo cáo).

1.2. Báo cáo chuyên đề đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất (các sơ đồ, số liệu phân tích kèm theo báo cáo).

1.3. Các bản đồ chuyên đề có liên quan.

1.3.1. Các bản đồ chuyên đề về điều kiện tự nhiên: bản đồ hành chính; bản đồ phân vùng khí hậu thuỷ văn; bản đồ đất; bản đồ tài nguyên nước; bản đồ tài nguyên rừng; bản đồ tài nguyên biển; bản đồ độ dốc; bản đồ úng ngập;

1.3.2. Các bản đồ chuyên đề về kinh tế- xã hội: bản đồ phân bố dân cư; bản đồ phân bố các khu công nghiệp và đô thị; bản đồ cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi).

III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, hiện trạng cảnh quan môi trường

1.1. Phân tích, đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý;

1.1.1. Chuẩn xác hoá về ranh giới tự nhiên, luận chứng về biến động diện tích tự nhiên (nếu có).

1.1.2. Toạ độ địa lý, vị trí địa lý trong khu vực và trên thế giới,

1.1.1.3. Đánh giá các lợi thế, hạn chế về vị trí địa ký trong việc khai thác sử dụng đất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường.

1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo;

1.1.2. Phân tích đặc điểm kiến tạo địa hình, phân cấp độ cao, độ dốc,

1.1.2.2. Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về đặc điểm địa hình, địa mạo trong việc khai thác sử dụng đất, bảo vệ đất đai.

1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết;

1.1.3.1. Phân tích đặc điểm các yếu tố chế độ nhiệt, nắng, lượng mưa, độ ẩm, không khí, gió, bão, sương muối,

1.1.3.2. Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về khí hậu, thời tiết đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

1.1.4. Đặc điểm thủy văn, nguồn nước;

1.1.4.1. Phân tích đặc điểm hệ thống các lưu vực, mạng lưới sông suối, chế độ thủy văn, thủy triều,

1.1.4.2. Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về đặc điểm thủy văn, nguồn nước đối với việc cung cấp nước cho sản xuất, đời sống nhân dân, phát triển giao thông đường thuỷ.

1.2. Các nguồn tài nguyên

1.2.1. Tài nguyên đất;

1.2.1.1. Phân tích nguồn gốc phát sinh các loại đất (đặc điểm hình thành, đặc điểm phân bố, tính chất đặc trưng, các loại đất, các thay đổi lớn về môi trường đất),

1.2.1.2. Đánh giá khái quát chất lượng đất; các lợi thế, hạn chế về tài

nguyên đất trong việc khai thác sử dụng cho các mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp và các mục đích khác.

1.2.2. Tài nguyên nước;

1.2.2.1. Phân tích đặc điểm lưu lượng, trữ lượng, chất lượng của nguồn nước mặt, nước ngầm,

1.2.2.2. Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về tài nguyên nước trong việc khai thác sử dụng cho các mục đích sử dụng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

1.2.3. Tài nguyên rừng;

1.2.3.1. Phân tích đặc điểm các loại rừng, đặc điểm thảm thực vật, tỷ lệ che phủ, động vật rừng, các nguồn gien quý hiếm, yêu cầu bảo vệ và khả năng khai thác sử dụng,

1.2.3.2. Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về tài nguyên rừng đối với việc phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh, du lịch, bảo vệ moi trường và đa dạng sinh học.

1.2.4. Tài nguyên khoáng sản;

1.2.4.1. Phân tích các loại khoáng sản về vị trí phân bố, trữ lượng, khả năng khai thác sử dụng,

1.2.4.2. Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về tài nguyên khoáng sản đối với việc phát triển kinh tế, các ngành nghề, khả năng cung cấp nguyên liệu.

1.2.5. Tài nguyên biển;

1.2.5.1. Phân tích các đặc điểm : chiều dài bờ biển, các ngư trường, vũng, vịnh, nguồn lợi biển, yêu cầu bảo vệ và khai thác sử dụng,

1.2.5.2. Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về tài nguyên đất, ven biển đối với việc phát triển kinh tế, các ngành nghề và đời sống dân sinh.

1.2.6. Tài nguyên nhân văn;

1.2.6.1. Phân tích đặc điểm truyền thống lịch sử, văn hoá, dân tộc, tôn giáo, các di tích lịch sử - văn hoá, phong tục, tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất,

1.2.6.2. Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về tài nguyên nhân văn trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

1.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái.

1.3.1. Phân tích, đánh giá hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái: đặc điểm cảnh quan, danh lam thắng cảnh, các hệ sinh thái đặc trưng;

1.3.2. Đánh giá hiện trạng cảnh quan môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường; thực trạng các giải pháp về giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

1.3.3. Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về môi trường và các hệ sinh thái trong việc phát triển kinh tế, đời sống dân sinh.

1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và hiện trạng cảnh quan môi trường trong việc khai thác sử dụng đất.

1.4.1. Tổng hợp và đánh giá các lợi thế, hạn chế về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên trong việc khai thác sử dụng đất;

1.4.2. So sánh các lợi thế, hạn chế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.4.3. Đề xuất khái quát việc sử dụng đất nhằm khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

1.5. Xây dựng báo cáo chuyên đề đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và hiện trạng cảnh quan môi trường.

1.6. Biên tập các bản đồ chuyên đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: bản đồ hành chính; bản đồ phân vùng khí hậu thuỷ văn; bản đồ đất; bản đồ tài nguyên nước; bản đồ tài nguyên rừng; bản đồ tài nguyên biển; bản đồ địa chất, khoáng sản; bản đồ độ dốc; bản đồ úng ngập.

2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

2.1. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế .

2.1.1. Tăng trưởng kinh tế: phân tích theo các chỉ tiêu tốc độ phát triển chung theo ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ;

2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ;

2.1.3. Đánh giá khái quát thực trạng phát triển kinh tế tác động đến việc sử dụng đất;

2.2. Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng và phát triển của các ngành kinh tế.

2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp;

2.2.1.1. Phân tích tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi,

2.2.1.2. Đánh giá khái quát thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tác động đến việc sử dụng đất.

2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp;

2.2.2.1. Phân tích tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, diện tích chiếm đất và thực trạng sử dụng đất,

2.2.2.2. Đánh giá khái quát thực trạng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng tác động đến việc sử dụng đất.

2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ;

2.2.3.1. Phân tích tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất, doanh thu, giá trị sản xuất và nhập khẩu, diện tích chiếm đất và thực trạng sử dụng đất,

2.2.3.2. Đánh giá khái quát thực trạng phát triển ngành dịch vụ tác động đến việc sử dụng đất.

2.3. Hiện trạng dân số, lao động, việc làm.

2.3.1.Tổng dân số, cơ cấu dân số theo ngành (nông nghiệp, phi nông nghiệp), khu vực (đô thị, nông thôn), dân tộc, số hộ, quy mô hộ;

2.3.2. Gia tăng dân số (tỷ lệ tăng dân số chung, tăng tự nhiên, tăng cơ học);

2.3.3. Đặc điểm phân bố và dịch chuyển cơ cấu theo vùng trọng điểm, đô thị, nông thôn;

2.3.4. Lao động và việc làm (tổng số lao động, cơ cấu lao động theo khu vực, ngành, lĩnh vực, tỷ lệ lao động có việc làm, chưa có việc làm, giá trị công lao động);

2.3.5. Thu nhập và mức sống (thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ giàu, trung bình, nghèo đói chung và phân theo khu vực đô thị, nông thôn).

2.3.6. Đánh giá khái quát về dân số, lao động, việc làm và tác động đến việc sử dụng đất.

2.4. Đánh giá thực trạng phân bố, phát triển của các đô thị và khu dân cư nông thôn.

2.4.1. Thực trạng phân bố và phát triển của các đô thị;

2.4.1.1. Đặc điểm phân bố,

2.4.1.2. Quy mô diện tích và dân số,

2.4.1.3. Tốc độ đô thị hoá,

2.4.1.4. Mức độ hợp lý, những tồn tại trong quá trình phát triển của các đô thị;

2.4.2. Thực trạng phân bố và phát triển các khu dân cư nông thôn;

2.4.2.1. Đặc điểm phân bố theo vùng lãnh thổ,

2.4.2.2. Các loại hình khu dân cư nông thôn,

2.4.2.3. Quy mô dân số, diện tích và cơ cấu sử dụng đất trong các khu dân cư nông thôn,

2.4.2.4. Mức độ hợp lý, những tồn tại trong quá trình phát triển của các khu dân cư nông thôn.

2.5. Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

2.5.1. Hạ tầng kỹ thuật: giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), thuỷ lợi (đê điều, hồ chứa nước, kênh mương), năng lượng, bưu chính, viễn thông;

2.5.2. Hạ tầng xã hội: giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.

2.6. Các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất.

2.6.1. Khuyến khích đầu tư nước ngoài;

2.6.2. Khuyến khích đầu tư trong nước;

2.6.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

2.6.2. Kinh doanh bất động sản.

2.7. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất.

2.8. Xây dựng các biểu đồ, bảng biểu số liệu về kinh tế - xã hội.

2.9. Xây dựng các bản đồ chuyên đề về kinh tế - xã hội: bản đồ phân bố dân cư; bản đồ phân bố các khu công nghiệp và đô thị; bản đồ cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông thủy lợi.

2.10. Xây dựng báo cáo chuyên đề đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất.

3. Hội thảo nội dung bước 3

3.1. Tổ chức hội thảo.

3.2. Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo, số liệu, bản đồ sau hội thảo.

4. Kiểm tra, nghiệm thu bước 3.

BƯỚC 4:ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT, KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

I. MỤC TIÊU

Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai, hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất qua các thời kỳ; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; xác định những bất hợp lý cần được giải quyết trong quy hoạch sử dụng đất. Đánh giá tiềm năng đất đai về số lượng, chất lượng, mức độ tập trung, vị trí phân bố, mức độ thích hợp theo mục đích sử dụng, theo ngành, theo lĩnh vực.

II. SẢN PHẨM

1. Các báo cáo chuyên đề

1.1. Báo cáo chuyên đề đánh giá tình hình quản lý đất đai.

1.2. Báo cáo chuyên đề đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất.

1.3. Báo cáo chuyên đề đánh giá kết qủa thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

1.4. Báo cáo chuyên đề đánh giá tiềm năng đất đai.

2. Bản đồ chuyên đề (bản đồ đất thích nghi)

III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Phân tích đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai

1.1. Phân tích, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai của thời kỳ trước năm quy hoạch.

1.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản;

1.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

1.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân tích hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

1.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

1.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đát, chuyển mục đích sử dụng đất;

1.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

1.1.7. Thống kê, kiểm tra về đất đai;

1.1.8. Quản lý tài chính về đất đai;

1.1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;

1.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

1.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

1.1.12.Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

1.1.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

1.2. Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

1.3. Xây dựng báo cáo chuyên đề đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng

đất

2.1. Lập các biểu số liệu về hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất được quy định tại biểu 01/HT- QH đến biểu 08/HT- QH của Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2.2. Phân tích đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng các loại đất theo mục đích sử dụng được quy định tại Mục 4 Chương I Phần I của Quy trình này.

2.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo không gian sử dụng.

2.3.1. Đất đô thị;

2.3.2. Đất khu dân cư nông thôn;

2.3.3. Đất khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

2.4. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất có mặt nước ven biển.

2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và những tồn tại trong việc sử dụng đất.

2.5.1. Cơ cấu sử dụng đất, mức độ thích hợp, tập quán khai thác sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất;

2.5.2. Những tác động đến môi trường đất trong quá trình khai thác sử dụng đất;

2.5.3. Những tồn tại trong sử dụng đất, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

2.6. Xây dựng báo cáo chuyên đề về hiện trạng và biến động sử dụng đất, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và những tồn tại trong việc sử dụng đất.

3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

3.1. Phân tích, đánh giá kết qủa thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước;

3.1.1.Chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng loại đất được quy định tại Mục 4 Chương I Phần I của Quy trình này;

3.1.2.Chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất;

3.1.2.1. Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp,

- Đất trồng cây hàng năm (trong đó: đất chuyên trồng lúa nước),

- Đất trồng cây lâu năm,

- Đất rừng sản xuất,

- Đất rừng đặc dụng,

- Đất nuôi trồng thuỷ sản,

- Đất làm muối,

- Đất nông nghiệp khác.

3.1.2.2. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp,

- Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất trồng cây lâu năm,

- Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất lâm nghiệp,

- Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản,

- Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng,

- Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng.

3.1.2.3. Đất phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất chuyển sang đất phi nông nghiệp, có thu tiền sử dụng đất không phải là đất ở,

- Đất trụ sở cơ quan,

- Đất công trình sự nghiệp không kinh doanh,

- Đất quốc phòng, an ninh,

- Đất có mục đích công cộng không thu tiền sử dụng đất,

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa,

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.

3.1.2.4. Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở

- Đất chuyên trồng (đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất có mục đích công cộng),

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng,

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa,

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng,

- Đất phi nông nghiệp khác.

3.1.3. Diện tích đất phải thu hồi;

3.1.3.1. Đất nông nghiệp,

- Đất sản xuất nông nghiệp: đất trồng cây hàng năm (trong đó: đất chuyên trồng lúa nước), đất trồng cây lâu năm,

- Đất lâm nghiệp: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng,

- Đất nuôi trồng thuỷ sản,

- Đất làm muối,

- Đất nông nghiệp khác.

3.1.3.2. Đất phi nông nghiệp,

- Đất ở: đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị,

- Đất chuyên dùng: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh, phi nông nghiệp; đất có mục đích công cộng,

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng,

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa,

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng,

- Đất phi nông nghiệp khác.

3.1.4. Chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng;

3.1.4.1. Chuyển vào đất nông nghiệp,

- Đất sản xuất nông nghiệp: đất trồng cây hàng năm (trong đó đất chuyên trồng lúa nước), đất trồng cây lâu năm,

- Đất lâm nghiệp: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng,

- Đất nuôi trồng thuỷ sản,

- Đất làm muối,

- Đất nông nghiệp khác.

3.1.4.2. Chuyển vào đất phi nông nghiệp,

- Đất ở: đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị,

- Đất chuyên dùng: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh, phi nông nghiệp; đất có mục đích công cộng,

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng,

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa,

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng,

- Đất phi nông nghiệp khác.

3.1.5. Phân tích, đánh giá nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.

3.2. Phân tích đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

3.2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng loại đất được quy định tại mục 4 Chương I Phần I của Quy trình này;

3.2.2. Chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất được quy định tại điểm 3.1.2 khoản 3.1. Mục 3 Bước 4 Chương II phần I của Quy trình này;

3.2.3. Diện tích đất phải thu hồi được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại điểm 3.1.3 khoản 3.1 Mục 3 Bước 4 Chương II Phần I của Quy trình này;

3.2.4. Chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng đất được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại điểm 3.1.4 khoản 3.1 Mục 3 Bước 4 Chương II phần I của Quy trình này;

3.2.5. Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch sử dụng đất, kết quả thu hồi đất, việc xử lý tình trạng quy hoạch “treo”;

3.2.6. Đánh giá kết quả thu ngân sách từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế liên quan đến đất đai và đánh giá các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

3.2.7. Đánh giá nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

3.3. Xây dựng bản đồ kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước của cả nước

3.3.1. Xây dựng bản đồ tác giả;

3.3.2. Số liệu, biên tập bản đồ.

3.4. Xây dựng báo cáo chuyên đề về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước của cả nước (kèm theo các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ thu nhỏ, phân tích).

4. Đánh giá tiềm năng đất đai

4.1. Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai 4.1.1. Tiềm năng đất nông nghiệp.

4.1.2. Tiềm năng đất đai phục vụ các ngành, các lĩnh vực phi nông nghiệp.

4.2. Nội dung đánh giá tiềm năng đất đai

4.2.1. Đất với đất nông nghiệp cần đánh giá tính thích nghi , sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai; khả năng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp đã được xác định trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

4.2.2. Đất với đất phi nông nghiệp cần đánh giá tính phù hợp hoặc không phù hợp của việc sử dụng đất ở trong khu dân cư, sử dụng đất để xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và các công trình, dự án khác có quy mô sử dụng đất lớn;

4.2.3. Đối với đát chưa sử dụng: đánh giá tiềm năng đất đai đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp.

4.3. Đánh giá khái quát về tiềm năng đất đai

4.3.1. Theo ngành, lĩnh vực;

4.3.2. Theo vùng trọng điểm;

4.3.3. Theo các mục đích đặc thù.

4.4. Đánh giá tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng.

4.4.1. Đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;

4.4.2. Đất phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, xây dựng các khu hành chính, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, di tích lịch sử, quốc phòng, an ninh.

4.5. Phát hiện những tiềm năng mới và tiến hành khảo sát thực địa, điều tra bổ sung.

4.6. Xây dựng bản đồ chuyên đề về tiềm năng đất đai: bản đồ đất thích nghi

4.6.1. Xây dựng bản đồ tác giả;

4.6.2. Số hoá và biên tập bản đồ.

4.7. Xây dựng báo cáo chuyên đề về đánh giá tiềm năng đất đai.

5. Hội thảo nội dung bước 4

5.1. Tổ chức hội thảo.

5.2. Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo, số liệu, bản đồ sau hội thảo.

6. Kiểm tra, nghiệm thu bước 4.

BƯỚC 5: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. MỤC TIÊU

Xác định định hướng dài hạn về sử dụng đất; xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

II. SẢN PHẨM

1. Báo cáo chuyên đề về định hướng sử dụng đất dài hạn.

2. Báo cáo chuyên đề về phương án quy hoạch sử dụng đất.

2.1. Các biểu đồ, sơ đồ, biểu số liệu tính toán kèm theo phương án quy hoạch sử dụng đất;

2.2. Bản đồ định hướng sử dụng đất dài hạn;

2.3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

2.4. Các bản đồ chuyên đề liên quan (bản đồ quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư; bản đồ quy hoạch giao thông, thuỷ lợi; bản đồ phân vùng sản xuất nông nghiệp).

III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng định hướng dài hạn về sử dụng đất

1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội dài hạn.

1.1.1. Phương hướng, mục tiêu tổng hợp;

1.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển theo ngành;

1.1.3. Phương hướng, mục tiêu phát triển theo lãnh thổ;

1.2. Xây dựng hệ thống quan điểm khai thác sử dụng đất dài hạn.

1.2.1. Quan điểm khai thác triệt để quỹ đất đai, sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, bảo vệ môi trường đa dạng sinh học và tạo hệ sinh thái bền vững;

1.2.2. Quan điểm chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

1.2.3. Quan điểm duy trì và bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng; bảo vệ diện tích đất lúa nước hợp lý để đảm bảo an ninh lương thực;

1.2.4. Quan điểm điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất;

1.2.5. Quan điểm bố trí đủ quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh; kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế.

1.3. Xây dựng định hướng sử dụng đất dài hạn

1.3.1. Nhu cầu sử dụng đất dài hạn;

1.3.1.1. Đất nông nghiệp,

1.3.1.2. Đất phi nông nghiệp.

1.3.2. Khả năng đáp ứng quỹ đất cho các mục đích sử dụng;

1.3.2.1. Khả năng đáp ứng nhóm đất chưa sử dụng,

1.3.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất bằng việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất giữa các nhóm đất và trong nội bộ từng nhóm đất.

1.3.3. Định hướng sử dụng đất dài hạn theo mục đích sử dụng và theo từng vùng lãnh thổ;

1.3.4. Luận chứng về vấn đề an ninh lương thực quốc gia;

1.3.5. Luận chứng về tỷ lệ che phủ bằng rừng và vấn đề bảo vệ môi trường.

1.4. Xây dựng hệ thống bảng biểu định hướng sử dụng đất dài hạn.

1.5. Xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất dài hạn.

1.5.1. Xây dựng bản đồ tác giả;

1.5.2. Số hoá và biên tập bản đồ.

1.6. Xây dựng báo cáo chuyên đề định hướng sử dụng đất dài hạn (kèm theo báo các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ thu nhỏ, số liệu phân tích).

2. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất

2.1. Thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ việc xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất.

2.2. Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch.

2.2.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế;

2.2.1.1. Các chỉ tiêu tổng hợp,

2.2.1.2. Các chỉ tiêu phát triển theo ngành, lĩnh vực,

2.2.1.3. Các chỉ tiêu phát triển theo lãnh thổ.

2.2.2. Các chỉ tiêu về dân số, lao động của cả nước và theo vùng lãnh thổ;

2.2.2.1. Tổng dân số, dân số khu vực đô thị, dân số khu vực nông thôn,

2.2.2.2. Tổng số lao động, lao động khu vực đô thị, lao động khu vực nông thôn.

2.3. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.

2.3.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của các ngành, các lĩnh vực và các vùng lãnh thổ theo mục đích sử dụng đất được quy định tại khoản 4.1 và 4.2 Mục 4 Chương I Phần I của Quy trình này;

2.3.2. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch theo không gian sử dụng được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 2.3 Mục 2 Bước 4 Chương II Phần I của Quy trình này;

2.3.3. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất;

2.3.3.1. Khả năng đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng,

2.3.3.2. Khả năng chuyển mục đích sử dụng giữa các nhóm đất,

2.3.3.3. Khả năng chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ từng nhóm đất.

2.4. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất

2.4.1. Phân bổ quỹ đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh của cả nước và theo từng vùng lãnh thổ;

2.4.1.1. Phân bổ quỹ đất theo mục đích sử dụng,

- Xác định các chỉ tiêu diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương I Phần I của Quy trình này,

- Xác định các chỉ tiêu diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch được thực hiện theo quy định tại điểm 3.1.2 khoản 3.1 Mục 3 Bước 4 Chương II Phần I của Quy trình này,

- Xác định diện tích đất phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng, Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản,

Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác, Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất, Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở,

- Xác định diện tích phải thu hồi được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại điểm 3.1.3 khoản 3.1 Mục 3 Bước 4 Chương II Phần I của Quy trình này,

- Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại điểm 3.1.4 khoản 3.1 Mục 3 Bước 4 Chương II Phần I của Quy trình này.

2.4.1.2. Phân bổ quỹ đất theo không gian sử dụng được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 2.3 Mục 2 Bước 4 Chương II Phần I của Quy trình này.

2.4.2. Khoanh định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng lãnh thổ đối với các khu vực sử dụng đất theo quy định tại điểm 2.4.1 của Mục này có diện tích trên bản đồ từ bốn mi li mét vuông (4mm2) trở lên và tổng hợp trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước;

2.4.3. Xử lý các chồng chéo, những bất hợp lý về nhu cầu sử dụng đất các ngành, lĩnh vực; điều chỉnh, thống nhất các chỉ tiêu sử dụng đất;

2.4.3.1. Lồng ghép các bản đồ về nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất và đối chiếu với bản đồ định hướng sử dụng đất,

2.4.3.2. Xử lý các chồng chéo, những bất hợp lý về nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực,

2.4.3.3. Điều chỉnh, thống nhất các chỉ tiêu sử dụng đất.

3. Lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất

3.1. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất.

3.1.1. Đánh giá khái quát về hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên mặt bằng sử dụng đất theo từng phương án quy hoạch sử dụng đất;

3.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế đất của từng phương án quy hoạch sử dụng đất;

3.1.2.1. Dự kiến thu chi từ đất theo các phương án quy hoạch,

- Xác định những căn cứ pháp lý để ước tính thu chi từ đất,

- Xác định mức giá để thu chi cho từng loại đất,

- Dự kiến các nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai,

- Dự kiến các khoản chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,

- Tính toán cân đối thu chi từ đất.

3.1.2.2. đánh giá hiệu quả kinh tế đất trên cơ sở cân đối thu chi từ đất .

3.1.3. Đánh giá khả năng bảo đảm an ninh lương thực của từng phương án quy hoạch sử dụng đất;

3.1.4. Đánh giá hiệu quả xã hội của từng phương án quy hoạch sử dụng đất;

3.1.4.1. Khả năng giải quyết quỹ nhà ở (đô thị và nông thôn), mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở theo phương án quy hoạch,

3.1.4.2. Số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.

3.1.5. Đánh giá khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đánh giá tác động đến môi trường của từng phương án quy hoạch sử dụng đất;

3.1.5.1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất tác động đến môi trường,

3.1.5.2. Mức độ khai thác hợp lý tài nguyên đất.

3.1.6. Đánh giá khả năng phát triển diện tích phủ rừng của từng phương án quy hoạch sử dụng đất nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và bảo tồn hệ sinh thái;

3.1.7. Đánh giá vấn đề tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc của từng phương án quy hoạch sử dụng đất.

3.2. Lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất

3.2.1. Căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi

trường của từng phương án quy hoạch sử dụng đất để lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý;

3.2.2. Luận chứng phương án quy hoạch sử dụng đất đã lựa chọn;

3.2.3. Lập hệ thống bảng biểu quy hoạch sử dụng đất;

3.2.3.1. Hệ thống biểu chu chuyển đất đai,

3.2.3.2. Hệ thống biểu quy hoạch sử dụng đất.

3.2.4. Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất, các bản đồ chuyên đề, các biểu đồ minh họa;

3.2.4.1. Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cả nước,

- Xây dựng bản đồ tác giả,

- Số hoá, biên tập bản đồ.

3.2.4.2. Xây dựng các bản đồ chuyên đề (bản đồ quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, bản đồ quy hoạch hệ thống thủy lợi, bản đồ quy hoạch hệ thống thủy lợi, bản đồ quy hoạch phân vùng sản xuất nông - lâm nghiệp, bản đồ quy hoạch công nghiệp, bản đồ quy hoạch dịch vụ thương mại - du lịch, bản đồ quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị và khu dân cư nông thôn),

- Xây dựng bản đồ tác giả,

- Số hoá, biên tập bản đồ.

3.2.4.3. Xây dựng các biểu đồ về diện tích, cơ cấu đất đai, sơ đồ chu chuyển đất đai.

3.2.5. Xây dựng báo cáo chuyên đề phương án quy hoạch sử dụng đất (kèm theo các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ thu nhỏ, số liệu phân tích).

4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất

4.1. Xác định nhu cầu sử dụng các loại đất trong mỗi kỳ kế hoạch của phương án quy hoạch sử dụng đất đã lựa chọn phù hợp với phân kỳ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng, quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế.

4.2. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất

4.2.1. Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng trong kỳ kế hoạch được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại Mục 4 Chương I Phần I của Quy trình này;

4.2.2. Xác định vị trí, diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất trong kỳ kế hoạch được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại điểm 3.1.2 khoản 3.1 Mục 3 Bước 4 Chương II Phần I của Quy trình này;

4.2.3. Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để xây dựng các công trình, dự án được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại điểm 3.1.3 khoản 3.1 Mục 3 Bước 4 Chương II Phần I của Quy trình này;

4.2.4. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại điểm 3.1.4 Mục 3 Bước 4 Chương II Phần I của Quy trình này;

4.2.5. Lập hệ thống biểu phân kỳ quy hoạch sử dụng đất;

4.2.6. Cân đối quỹ đất cho từng kỳ kế hoạch sử dụng đất.

5. Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

5.1. Các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất đảm bảo sử dụng hiệu quả theo phương án quy hoạch.

5.1.1. Biện pháp chống rửa trôi, xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn, chua, phèn trồng cây chắn sóng, chắn cát; nâng cao độ phì của đất; chống ô nhiễm môi trường đất; khôi phục mặt bằng sử dụng đất;

5.1.2. Biện pháp sử dụng tiết kiệm diện tích bề mặt, khai thác triệt để không gian và chiều sâu; phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất;

5.1.3. Khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng.

5.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái phát triển bền vững.

5.2.1. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ che phủ của rừng;

5.2.2. Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng.

6. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

6.1. Các giải pháp kinh tế

6.1.1. Huy động các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình, dự án;

6.1.2. Giải quyết tốt việc bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện công trình, dự án.

6.2. Các giải pháp hành chính

6.2.1. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định;

6.2.2. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, hoặc chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác không theo quy hoạch;

6.2.3. Thực hiện tốt việc đào tạo nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động đối với người có đất bị thu hồi.

6.3. Các giải pháp khác

6.3.1. Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu thị trường;

6.3.2. Đảm bảo cho đồng bào dân tộc miền núi có đất canh tác và đất ở; tổ chức việc định canh, định cư; ổn đinh đời sống cho người dân được giao rừng, khoán rừng;

6.3.3. Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ có liên quan đến sử dụng đất nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

7. Hội thảo nội dung bước 5

7.1. Tổ chức hội thảo.

7.2. Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo, số liệu, bản đồ sau hội thảo.

8. Kiểm tra, nghiệm thu bước 5

BƯỚC 6: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU

I. MỤC TIÊU

Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu theo phân kỳ quy hoạch sử dụng đất phù hợp với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của kỳ kế hoạch 5 năm của cả nước.

II. SẢN PHẨM

1. Báo cáo chuyên đề kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

2. Bảng biểu số liệu, biểu đồ, sơ đồ kèm theo báo cáo.

III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Khái quát phương hướng, mục tiêu, phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của cả nước

1.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế

1.1.1. Các chỉ tiêu tổng hợp;

1.1.2. Các chỉ tiêu phát triển theo ngành, theo lĩnh vực;

1.1.3. Các chỉ tiêu phát triển theo vùng lãnh thổ.

1.2. Các chỉ tiêu về dân số, lao động

1.2.1. Các chỉ tiêu về dân số;

1.2.2. Các chỉ tiêu về lao động.

2. Cụ thể hoá các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến từng năm và đến vùng lãnh thổ

2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại Mục 4 Chương I Phần I của Quy trình này.

2.2. Diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng trong kỳ kế hoạch được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại điểm 3.1.2 khoản 3.1 Mục 3 Bước 4 Chương II Phần I của Quy trình này.

2.3. Diện tích đất phải thu hồi được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại điểm 3.1.3 khoản 3.1 Mục 3 Bước 4 Chương II Phần I của Quy trình này.

2.4. Chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại điểm 3.1.4 khoản 3.1 Mục 3 Bước 4 Chương II Phần I của Quy trình này.

2.5. Lập hệ thống bảng biểu kế hoạch sử dụng đát.

2.6. Xây dựng báo cáo chuyên đề kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

3. Lập danh mục, diện tích các công trình, dự án có sử dụng đất lớn trong kỳ kế hoạch

4. Dự kiến các khoản thu chi liên quan đến đất đai trong kỳ kế hoạch được sử dụng đất

4.1. Các khoản thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các loại thuế liên quan đến đất đai.

4.2. Các khoản chi cho việc bồi thường hỗ trợ tái định cư.

5. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất

(được thực hiện theo các giải pháp quy định tại Mục 6 Bước 5 Chương II Phần I của Quy trình này)

6. Hội thảo nội dung bước 6

6.1. Tổ chức thực hiện

6.2. Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo, số liệu, bản đồ sau hội thảo.

7. Kiểm tra, nghiệm thu bước 6.

BƯỚC 7: XÂY DỰNG BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP, HOÀN CHỈNH HỒ SƠ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU CỦA CẢ NƯỚC, THẨM ĐỊNH, TRÌNH DUYỆT VÀ CÔNG BỐ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU CỦA CẢ NƯỚC

I. MỤC TIÊU

Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, trình cấp có thẩm quyền Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước; bàn giao sản phẩm và công bố quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

II. SẢN PHẨM

1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước (kèm theo bản đồ, sơ đồ thu nhỏ, bảng biểu số liệu phân tích).

2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước.

3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đát của cả nước.

4. Các bản đồ chuyên đề có liên quan.

III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước

1.1. Thiết kế các chương, mục của báo cáo thuyết minh tổng hợp.

1.2. Tổ chức viết báo cáo.

1.3. Trao đổi ý kiến với các chuyên gia về báo cáo thuyết minh tổng hợp.

2. Hoàn chỉnh báo cáo thuyết minh tổng hợp, báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước

2.1.Chỉnh sửa, rà soát lại hệ thống chỉ tiêu, số liệu quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

2.2. Chỉnh sửa các biểu đồ, sơ đồ.

3.Thẩm định và trình duyệt Dự án

3.1. Lập hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước bao gồm: Tờ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước; Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước; Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Bản đồ quy hoạch sử dụng đất; Các bản đồ chuyên đề có liên quan trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

3.2. Tổ chức lấy ý kiến của các vụ chức năng và các đơn vị trong Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

3.3. Chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước theo ý kiến góp ý của các vụ chức năng và các đơn vị trong Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.3.1. Hoàn chỉnh báo cáo thuyết minh tổng hợp, báo cáo tóm tắt;

3.3.2. Hoàn chỉnh các loại bản đồ, sơ đồ, biểu đồ và hệ thống bảng biểu.

3.4. Tổ chức lấy ý kiến của các Bộ, ngành về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước.

3.5. Chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của cả nước theo ý kiến góp ý của các Bộ, ngành.

3.5.1. Hoàn chỉnh báo cáo thuyết minh tổng hợp, báo cáo tóm tắt;

3.5.2. Hoàn chỉnh các loại bản đồ, sơ đồ, biểu đồ và hệ thống bảng biểu.

3.6. Thẩm định thông qua Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.7. Chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước sau thẩm định

3.7.1. Hoàn chỉnh báo cáo thuyết minh tổng hợp, báo cáo tóm tắt;

3.7.2. Hoàn chỉnh các loại bản đồ, sơ đồ, biểu đồ và hệ thống bảng biểu;

3.7.3. Hoàn thiện tài liệu, hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước;

3.7.4. Nhân sao hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước (quy định tại khoản 3.1Mục này) trình Chính phủ để trình Quốc hội Quyết định.

4. Nghiệm thu và bàn giao sản phẩm của Dự án

4.1. Đánh giá, nghiệm thu sản phẩm của Dự án : Sản phẩm của Dự án theo quy định tại khoản 1 Mục II Phần VII của Thông tư số 30/2004/TT30 BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy, kế hoạch sử dụng đất gồm:

4.1.1. Nghị quyết của Quốc hội về việc thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước;

4.1.2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước (bản in trên giấy và bản in dạng số);

4.1.3. Bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất (bản in trên giấy và bản in dạng số);

4.1.4. Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước;

4.1.5. Các bản đồ chuyên đề có liên quan trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

4.2. Bàn giao sản phẩm của Dự án: Dự án quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước sau khi được xét duyệt, các sản phẩm (quy định tại khoản 4.1 Mục này) được lưu trữ một (01) bộ tại Văn phòng Quốc hội; một (01) bộ tại Văn phòng Chính phủ; hai (02) bộ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước

5.1 Nhân sao tài liệu về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu phải công bố.

5.1.1. Nghị quyết của Quốc hội về việc thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước;

5.1.2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước;

5.1.3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cả nước.

5.2. Công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước đã được Quốc hội thông qua tại trụ sở cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

5.2.2. Đăng công báo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của cả nước;

5.2.3. Công bố trên mạng thông tin quản lý Nhà nước của Chính phủ;

5.2.4. Trích đăng trên một báo hàng ngày của Trung ương.

Phần II

QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT,

LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI CỦA CẢ NƯỚC

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quy trình này quy định trình tự, nội dung các bước tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước.

1.1. Trường hợp có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thì việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được thực hiện đồng thời với việc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước và được quy định tại Chương II Phần II của Quy trình này;

1.2. Trường hợp không phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thì việc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước được quy định tại Chương III Phần II của Quy trình này.

2. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước phải tuân thủ các nguyên tắc, căn cứ, nội dung quy hoạch, sử dụng đất quy định trong Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, ké hoạch sử dụng đất.

3. Đối tượng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước là toàn bộ diện tích đất tự nhiên của cả nước.

4. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước chỉ tiêu các loại đất được phân bổ cụ thể hoá đến vùng lãnh thổ.

5. Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước được lập theo kỳ năm năm và phải được xét duyệt theo quy định của pháp luật.

6. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất của cả nước chỉ được tiến hành trong các trường hợp theo quy định tại Điều 27 Luật Đất đai và khoản 2 Điều 26 của Nghị định 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.

7. Sản phẩm của dự án

7.1. Sản phẩm của Dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước;

- Tờ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước;

- Báo cáo thuyết minh điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước (kèm theo sơ đồ, biểu đồ, bản đồ thu nhỏ, bảng biểu số liệu phân tích),

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước,

- Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cả nước.

7.2. Sản phẩm của Dự án lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước

- Tờ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ về việc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước,

- Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước,

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước.

8. Trình tự triển khai

8.1. Trình tự triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước gồm 6 bước:

Bước 1: Công tác chuẩn bị;

Bước 2: Điều tra, thu thập bổ sung, thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ;

đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;

Bước 3: Đánh giá bổ sung về tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước của cả nước;

Bước 4: Xây dựng và lựa chọn phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối;

Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước, thẩm định xét duyệt và công bố điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước.

8.2. Trình tự triển khai lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước gồm 5 bước:

Bước 1: Công tác chuẩn bị;

Bước 2: Điều tra thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ; đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;

Bước 3: Đánh giá tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất, kết qủa thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước của cả nước;

Bước 4: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước;

Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước, thẩm định, xét duyệt và công bố kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước.

Chương II

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI CỦA CẢ NƯỚC

BƯỚC 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý và biện pháp tổ chức để triển khai công tác điều tra, lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước.

II. SẢN PHẨM

1. Dự án đầu tư lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Các tài liệu, số liệu điều tra ban đầu về các yếu tố thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch đã được xét duyệt, điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất qua các thời kỳ và các tài liệu khác có liên quan.

III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Điều tra khảo sát sơ bộ, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ cần thiết phục vụ lập dự án đầu tư

1.1. Điều tra khảo sát sơ bộ, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ cần thiết phục vụ lập dự án đầu tư.

1.1.1. Các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất;

1.1.2. Hiện trạng và dự báo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

1.1.3. Thu thập các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.

1.2. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập và điều tra ban đầu.

1.3. Rà soát các điều kiện cần thiết để tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước.

1.4. Thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ cần thiết để tiến hành lập dự án đầu tư.

2. Xây dựng dự án đầu tư

2.1. Xác định những căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng dự án đầu tư.

2.2. Đánh giá khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình

quản lý sử dụng đất và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch đã được xét duyệt của cả nước.

2.3. Xác định các điều kiện cần thiết cho việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước.

2.4. Xác định nội dung, phương pháp và sản phẩm của dự án

2.4.1. Xác định trình tự và nội dung công việc thực hiện;

2.4.2. Xác định phương pháp thực hiện nội dung công việc;

2.4.3. Xác định sản phẩm của dự án.

2.5. Xác định tổng dự toán dự án

2.5.1. Xác định căn cứ lập dự toán kinh phí;

2.5.2. Xác định tổng dự toán dự án..

2.6. Lập dự toán kinh phí chi tiết cho từng hạng mục công việc của dự án.

2.7. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

2.7.1. Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện dự án;

2.7.2. Dự kiến đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp;

2.7.3. Xât dựng tiến độ chung và tiến độ thực hiện từng nội dung công việc.

3. Hội thảo nội dung bước 1

3.1. Tổ chức hội thảo.

3.2. Chỉnh sửa và hoàn thiện dự án đầu tư sau hội thảo.

4. Thẩm định, xét duyệt và nghiệm thu Dự án đầu tư

4.1. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư

4.2. Chỉnh sửa bổ sung, hoàn chỉnh sản phẩm sau thẩm định.

4.3. Phê duyệt dự án đầu tư.

4.4. Nghiệm thu bước 1.

BƯỚC 2: ĐIỀU TRA, THU THẬP BỔ SUNG THÔNG TIN, TÀI LIỆU, SỐ LIỆU, BẢN ĐỒ; ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘi CỦA CẢ NƯỚC

I. MỤC TIÊU

Điều tra phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước đã được quyết định và thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ cho việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước; phân tích, đánh giá, bổ sung và xác định những lợi thế, hạn chế về đặc điểm điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, hiện trạng cảnh quan môi trường và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất.

II. SẢN PHẨM

1. Các thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước đã được quyết định.

2. Các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan phục vụ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước.

3. Kết qủa điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.

4. Báo cáo chuyên đề đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất (kèm theo các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ thu nhỏ, bảng biểu, số liệu phân tích).

5. Các bản đồ chuyên đề có liên quan (bản đồ đất, bản đồ tài nguyên nước, bản đồ tài nguyên rừng, bản đồ tài nguyên biển, bản đồ địa chất khoáng sản, bản đồ độ dốc, bản đồ úng ngập, bản đồ phân bố dân cư, bản đồ các khu công nghiệp và đô thị, bản đồ cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi).

III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Điều tra thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cả nước

1.1. Công tác nội nghiệp

1.1.1. Điều tra, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước đã được quyết định;

1.1.1.1. Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch các vùng và quy hoạch xây dựng đô thị,

1.1.1.2. Thiên tai, chiến tranh.

1.1.2. Điều tra, thu thập, bổ sung các thông tin, tài liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (tính đến thời điểm tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cả nước);

1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái,

1.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội: tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực; dân số, lao động, việc làm và thu nhập; thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; quốc phòng, an ninh,

1.1.3. Thu thập các thông tin về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực có liên quan làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định;

1.1.4. Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, số liệu về quản lý đất đai, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tính đến thời điểm điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cả nước. Các tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;

1.1.5. Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước, các vùng lãnh thổ và bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực;

1.1.6. Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được;

1.1.7. Xác định các tài liệu cần bổ sung nội nghiệp;

1.1.8. Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát bổ sung, chỉnh lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.

1.2. Công tác ngoại nghiệp

1.2.1. Tiến hành khảo sát, điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ;

1.2.2. Chỉnh lý, bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.

1.3. Tổng hợp, xử lý các loại tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp, chuẩn xác hoá các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ

1.3.1. Tổng hợp và lựa chọn, thống nhất các thông tin, tài liệu,số liệu, bản đồ gốc;

1.3.2. Chuẩn hoá các tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung.

1.3.3. Xác định cơ sở pháp lý của các tài liệu, số liệu, bản đồ gốc.

1.4. Lập báo cáo đánh giá sơ bộ các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.

2. Đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên hiện trạng cảnh quan môi trường

2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý;

2.1.1.1. Luận chứng về biến động diện tích tự nhiên (nếu có),

2.1.1.2. Đánh giá các lợi thế, hạn chế về vị trí địa lý trong việc khai thác sử dụng đất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường;

2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo; Khái quát các lợi thế, hạn chế về đặc điểm địa hình, địa mạo trong việc khai thác sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết;

2.1.3.1. Phân tích đặc điểm các yếu tố chế độ nhiệt, nắng, lượng mưa, độ

ẩm, không khí, gió bão, sương muối,

2.1.3.2. Khái quát các lợi thế, hạn chế về khí hậu đối với sản xuất, tác động đến các nguồn tài nguyên và đời sống nhân dân,

2.1.4. Đặc điểm thủy văn, nguồn nước

Khái quát các lợi thế, hạn chế về đặc điểm thuỷ văn đối với khả năng cung cấp nước cho sản xuất, đời sống nhân dân, phát triển giao thông thuỷ.

2.2. Phân tích, đánh giá các nguồn tài nguyên

2.2.1. Tài nguyên đất;

2.2.1.1. Phân tích nguồn gốc phát sinh các loại đất (đặc điểm hình thành,đặc điểm phân bố, tính chất đặc trưng các loại đất.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Đặng Hùng Võ

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.