• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 10/11/2012
QUỐC HỘI
Số: 32/2012/QH13
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Dương, ngày 10 tháng 11 năm 2012

NGHỊ QUYẾT

Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013

_____________________

 

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11;

Sau khi xem xét Báo cáo số 285/BC-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; Báo cáo thẩm tra số 906/BC-UBTCNS13 ngày 20 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Báo cáo tiếp thu, giải trình số 267/BC-UBTVQH13 ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2013

Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 816.000 tỷ đồng (tám trăm mười sáu nghìn tỷ đồng);

Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 978.000 tỷ đồng (chín trăm bảy mươi tám nghìn tỷ đồng);

Mức bội chi ngân sách nhà nước là 162.000 tỷ đồng (một trăm sáu mươi hai nghìn tỷ đồng), tương đương 4,8% tổng sản phẩm trong nước (GDP).

(Kèm theo các Phụ lục số 1, 2, 3, 4 và 5).

Điều 2. Giao Chính phủ

1. Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng, cơ cấu lại các khoản thu, chi, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; tạo điều kiện huy động, khai thác tích cực các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển; phục hồi, mở rộng sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, phí, lệ phí theo hướng giảm dần nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế; đồng thời bảo đảm nguồn thu trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và thu nhập của các tầng lớp dân cư, tránh giảm thu lớn do điều chỉnh chính sách thu, nhất là khi chưa có phương án bù đắp.

3. Kịp thời sửa đổi, hoàn thiện chính sách, chế độ, định mức không phù hợp với thực tế, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, bảo đảm chỉ tiêu công hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch.

4. Quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm theo đúng dự toán đã được phê duyệt; chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, mua xe công, chi phí công tác trong nước và nước ngoài; ưu tiên cho nhiệm vụ chính trị quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tăng cường quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản, vốn trái phiếu chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung vốn cho trả nợ xây dựng cơ bản hoàn thành và các dự án, công trình có khả năng hoàn thành trong năm 2013. Hạn chế khởi công mới các dự án, công trình, bảo đảm thực hiện đúng Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ cho phép chuyển nguồn đối với một số khoản chi thật sự cần thiết theo đúng quy định của pháp luật.

5. Điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu từ 1,05 triệu đồng/tháng lên 1,15 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tỷ lệ tăng lương tối thiểu từ ngày 01/7/2013.

6. Trên cơ sở tổng mức vốn trái phiếu chính phủ được quy định tại Nghị quyết số 12/2011/QH13 của Quốc hội là 225.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2015, căn cứ vào khả năng và hiệu quả sử dụng vốn, phát hành không quá 60.000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ trong năm 2013, đồng thời, thu hồi vốn trái phiếu chính phủ đã ứng trước của năm 2013. Căn cứ Nghị quyết số 473/NQ-UBTVQH13 ngày 27/3/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kế hoạch phân bổ vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011 - 2015, Chính phủ phân bổ cụ thể đối với từng dự án, công trình trong Danh mục đã được quyết định, tập trung cho các dự án, công trình quan trọng, có khả năng hoàn thành trong năm 2013, khẩn trương thực hiện giao vốn trước ngày 31/12/2012.

7. Rà soát lại hiệu quả sử dụng vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, bố trí hợp lý tỷ trọng vốn giữa chi sự nghiệp và chi đầu tư phát triển, ưu tiên cho các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Chỉ đạo sơ kết 3 năm (2011-2013) thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý và sử dụng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ, sử dụng hiệu quả vốn Chương trình mục tiêu quốc gia.

8. Tích cực thu hồi các khoản tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chỉ ứng trước vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ khi thực sự cấp bách. Tăng cường quản lý, giảm sát chặt chẽ và cơ cấu lại nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn; kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và bảo lãnh của Chính phủ.

Điều 3. Giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội giám sát hiệu quả việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 trên các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2012./.

Chủ tịch Quốc hội

(Đã ký)

 

Nguyễn Sinh Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.