NGHỊ QUYẾT
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết và quy định kèm theo Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước quy định về tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách cấp huyện thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 137/TTr-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 83/BC-HĐND ngày 27 tháng 11 năm 2023 của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết và quy định kèm theo Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước quy định về tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách cấp huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Sửa đổi giai đoạn triển khai:
a) Tại phần tên gọi của Nghị quyết: “Nghị quyết ban hành quy định tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách cấp huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bên vững giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước”.
b) Tại Điều 1 của Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước: “Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách cấp huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước”.
c) Tại Điều 1 của quy định kèm theo Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước: “Quy định này quy định các tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách cấp huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước (sau đây viết tắt là Chương trình)”.
2. Sửa đổi khoản 2 Điều 10 của quy định kèm theo Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước như sau:
“2. Tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách cấp huyện: hằng năm, ngân sách cấp huyện đối ứng tối thiểu trên tổng ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện Chương trình, như sau:
a) Các địa phương nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách tỉnh từ 70% trở lên: hằng năm, ngân sách huyện đối ứng tối thiểu bằng 3% tổng ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình.
b) Các địa phương nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách tỉnh từ 50% đến dưới 70%: hằng năm, ngân sách huyện đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình.
c) Các địa phương nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách tỉnh dưới 50%: hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu bằng 15% tổng ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình.
d) Căn cứ vào tỷ lệ đối ứng hàng năm của các địa phương, trường hợp tỷ lệ đối ứng chung của tỉnh chưa đạt mức theo quy định, ngân sách tỉnh sẽ cấp bù”.
3. Bổ sung khoản 3 Điều 10 của quy định kèm theo Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước như sau:
“3. Tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh: Hằng năm, ngân sách cấp tỉnh đối ứng tối thiểu bằng 15% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình được phân bổ cho các sở, ngành”.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Các nội dung khác không sửa đổi, bổ sung, thực hiện theo Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Quy định tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách cấp huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2023./.