QUYẾT ĐỊNH
Ban hành quy định Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước
giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ điểm i khoản 1, Điều 12, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất đai;
Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định về khung giá đất;
Căn cứ Thông tư số 76/2014/TT-BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất đai;
Căn cứ Thông tư số 77/2014/TT-BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất; định giá đất cụ thể và hoạt động tư vấn xác định giá đất;
Căn cứ Nghị quyết ssố 16/2020/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 481/TTrSTNMT ngày 05 tháng 8 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024
Điều 2. Quyết định này bãi bỏ Quyết định số 43/2019/QD-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2015 và Quyết định số 64/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước; thay thế Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 và Quyết định số 64/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 ban hành kèm theo Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Kho bạc nhà nước Bình Phước; Chánh Thanh tra tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 8 năm 2020./.
QUY ĐỊNH
Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước
giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2020 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
|
|
1/01/clip_image001.gif" width="151" /> |
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024.
Giá đất trong bảng giá đất đối với đất sử dụng có thời hạn được tính tương ứng với thời hạn sử dụng đất là 70 năm. Trường hợp khi xác định giá đất của thời hạn khác 70 năm theo các quy định của pháp luật có liên quan thì được tính theo công thức:
Giá đất theo thời = Giá đất trong bảng giá đất x Số năm sủ
1/01/clip_image002.gif" width="194" /> hạn sử dụng đất 70 năm dụng đất
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.
b) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất và các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
Điều 2. Bảng giá các loại đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
1. Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
2.Tính thuế sử dụng đất.
3. Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
4. Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
5. Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.
6. Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
7. Áp dụng đối với các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 3. Điều chỉnh bảng giá các loại đất
1. Trong kỳ áp dụng, UBND tỉnh lập thủ tục điều chỉnh bảng giá các loại đất đối với các trường hợp sau:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 14, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất (sau đây viết tắt là Nghị định số 44/2014/NĐ-CP).
b) Trong kỳ ban hành bảng giá đất, cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thay đổi mục đích sử dụng đất và bổ sung các tuyến đường, phố chưa có tên trong bảng giá đất hiện hành nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a Khoản này;
c) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Nội dung, trình tự thực hiện việc điều chỉnh bảng giá các loại đất theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4, Điều 14, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP.
3. Trường hợp quy định của Chính phủ có sửa đổi thì thực hiện theo quy định hiện hành.
Chương II
PHÂN KHU VỰC, VỊ TRÍ, PHẠM VI ĐẤT
Điều 4. Phân khu vực và cấp đô thị, vị trí đất, phạm vi đất, loại đường giao thông
1. Phân khu vực.
a) Khu vực 1: Các phường thuộc thành phố Đồng Xoài; Các phường thuộc thị xã Phước Long và thị xã Bình Long; Các thị trấn thuộc huyện.
b) Khu vực 2: Địa bàn các xã còn lại.
2. Cấp đô thị.
a) Đô thị loại III: Địa bàn thành phố Đồng Xoài.
b) Đô thị loại IV: Các phường thuộc thị xã Phước Long và thị xã Bình Long.
c) Đô thị loại V: Địa bàn các thị trấn của các huyện, trung tâm các xã được cơ quan có thẩm quyền công nhận đạt đô thị loại ừ
3. Vị trí đất: Được xác định theo quy định tại Điều 15, Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp xác định giá đất; ây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất. Cụ thể như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp; Việc xác định vị trí đất theo từng đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện căn cứ vào năng suất cây trồng, điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế sản xuất, kinh doanh khác (đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm); căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế sản xuất, kinh doanh khác, khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất đến nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ tập trung sản phẩm (đối với đất nuôi trồng thủy sản).
b) Đối với đất tại nông thôn: Việc xác định vị trí đất theo từng đường, đoạn đường hoặc khu vực căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực;
c) Đối với đất ở tại đô thị: Việc xác định vị trí đất theo từng đường, phố; đoạn đường, đoạn phố căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực.
4. Phạm vi đất: Là khoảng cách theo đường vuông góc (tịnh tiến) từ mép ngoài hành lang bảo vệ đường bộ (sau đây viết tắt là HLBVĐB) đối với các đường phố, các tuyến đường đã có quy định HLBVĐB (hoặc tính từ mép đường đối với các trường hợp chưa có HLBVĐB) đến một điểm cần xác định giá đất trong cùng một thửa đất.
5. Việc xác định vị trí đất, phạm vi đất đối với từng loại đất được quy định cụ thể thể tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Quy định này.
6. Việc xác định loại đường giao thông thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 5. Xác định vị trí đất, phạm vi đất đối với đất ở tại đô thị
1. Đất ở tại đô thị là đất ở tại các phường thuộc thành phố Đồng Xoài, thị xã Bình Long, thị xã Phước Long và các thị trấn thuộc các huyện. Đất ở tại đô thị được xác định bởi 03 vị trí:
a) Vị trí mặt tiền đường: Đất ở tại đô thị có mặt tiền tiếp giáp các đường phố, tuyến đường giao thông chính trên địa bàn các phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố đã có hạ tầng đồng bộ và có khả năng sinh lợi thì được quy định mức giá đất cụ thể tại Phụ lục 01;
b) Vị trí tiếp giáp hẻm/ngõ (sau đây gọi là hẻm);
c) Vị trí còn lại: thửa đất không tiếp giáp đường giao thông.
2. Phạm vi đất ở tại đô thị.
Đơn giá đất ở tại đô thị được xác định theo 05 phạm vi tính từ mép ngoài HLBVĐB đối với các đường phố, các tuyến đường đã có quy định HLBVĐB (hoặc tính từ mép đường đối với các trường hợp chưa có HLBVĐB), cụ thể như sau:
a) Phạm vi 1: 25m đầu;
b) Phạm vi 2: từ trên 25m đến 50m;
c) Phạm vi 3: Từ trên 50m đến 100m;
d) Phạm vi 4: Từ trên 100m đến 200m;
e) Phạm vi 5: Từ trên 200m.
Điều 6. Xác định vị trí đất, phạm vi đất đối với đất ở tại nông thôn
1. Đất ở tại nông thôn là đất ở tại các xã trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, đất ở tại nông thôn được xác định bởi 02 vị trí:
a) Vị trí mặt tiền đường: Đất ở tại nông thôn có mặt tiền tiếp giáp các tuyến đường giao thông trên địa bàn các xã thuộc các huyện, thị xã, thành phố thì được quy định mức giá đất cụ thể tại Phụ lục 01;
b) Vị trí còn lại: Thửa đất không tiếp giáp đường giao thông.
2. Phạm vi đất ở tại nông thôn.
Đơn giá đất ở tại nông thôn được xác định theo 04 phạm vi tính từ mép ngoài HLBVĐB đối với các tuyến đường đã có quy định HLBVĐB (hoặc tính từ mép đường đối với các trường hợp chưa có HLBVĐB), cụ thể như sau:
a) Phạm vi 1: 30m đầu;
b) Phạm vi 2: Từ trên 30m đến 60m;
c) Phạm vi 3: từ trên 60m đến 120m;
d) Phạm vi 4: Từ trên 120m.
Điều 7. Xác định vị trí đất nông nghiệp
1. Đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác ở khu vực 1 và khu vực 2 được phân thành 04 vị trí trên cơ sở các tiêu chí sau:
a) Vị trí 1: Thửa đất mặt tiền đường phố, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường xã;
b) Vị trí 2: Thửa đất mặt tiền đường giao thông liên thôn, liên ấp liên khu phố;
c) Vị trí 3: Thửa đất mặt tiền các đường giao thông còn lại;
d) Vị trí 4: Các vị trí đất còn lại.
2. Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn các huyện, thị xã thành phố được phân thành 01 vị trí.
3. Trường hợp thửa đất nông nghiệp có diện tích lớn, có từ 02 cạnh trở lên tiếp giáp với nhiều đường khác nhau thì vị trí đất được xác định theo đường có vị trí cao nhất.
Chương III
BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
Điều 8. Giá đất ở tại đô thị
1. Đơn giá đất ở tại đô thị của thửa đất có vị trí mặt tiền đường phố, tuyến đường giao thông chính trên địa bàn các phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố có phạm vi thửa đất ≤ 25m được quy định mức giá đất cụ thể tại Phụ lục 01. Trường hợp thửa đất có phạm vi >25m thì đơn giá đất ở tại đô thị tại các phạm vi còn lại được xác định như sau:
a) Phạm vi 1: Giá đất được xác định bằng 100% mức giá chuẩn quy định cho đoạn đường/ tuyến đường tại Phụ lục 01.
b) Phạm vi 02: Giá đất được xác định bằng 50% mức giá đất phạm vi 1, nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực. Trường hợp xác định thấp hơn thì tính bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 5 Điều này.
c) Phạm vi 03: Giá đất được xác định bằng 40% mức giá đất phạm vi 1, nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực.Trường hợp xác định thấp hơn thì tính bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 5 Điều này.
d) Phạm vi 04: Giá đất được xác định bằng 30% mức giá đất phạm vi 1, nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực.Trường hợp xác định thấp hơn thì tính bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 5 Điều này.
e) Phạm vi 05: Giá đất được xác định bằng 20% mức giá đất phạm vi 1, nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực.Trường hợp xác định thấp hơn thì tính bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Giá đất ở tại vị trí hẻm
a) Trường hợp các hẻm (các đoạn đường/tuyến đường chưa được đặt tên cụ thể) có giá đất ở đã được quy định cụ thể trong bảng giá đất ở tại Phụ lục 01 thì áp dụng mức giá đất này. Trường hợp giá đất ở trong hẻm chưa được quy định trong bảng giá đất ở tại Phụ lục 01 thì áp dụng cách tính giá đất hẻm theo quy định tại Điểm b Khoản này.
b) Cách xác định giá đất ở tiếp giáp hẻm
Giá đất ở của thửa đất tiếp giáp hẻm được xác định giá theo tỷ lệ % so với giá đất mặt tiền của đường phố đó, căn cứ vào các yếu tố như sau: loại hẻm, chiều dài của hẻm và kết cấu hẻm.
Đơn giá đất ở của hẻm xác định theo công thức sau:
Giá đất ở của hẻm = Giá đất mặt tiền đường phố x Tỷ lệ % theo loại hẻm x Tỷ lệ % theo chiều dài của hẻm x Tỷ lệ % theo kết cấu của hẻm
|
Trong đó,
b.1) Loại hẻm:
- Hẻm chính: (hẻm cấp 1) là hẻm đấu nối của đường phố hoặc các tuyến đường giao thông chính.
+ Chiều rộng từ 04 mét trở lên: Giá đất được xác định bằng 30% giá đất mặt tiền đường phố (vị trí 1) và phụ thuộc vào độ sâu của hẻm;
+ Chiều rộng từ 02 mét đến dưới 04 mét: Giá đất được xác định bằng 25% giá đất mặt tiền đường phố (vị trí 1) và phụ thuộc vào độ sâu của hẻm;
+ Chiều rộng dưới 02 mét: Giá đất được xác định bằng 20% giá đất mặt tiền đường phố (vị trí 1) và phụ thuộc vào độ sâu của hẻm.
- Hẻm phụ: (hẻm cấp 2) là hẻm đấu nối hẻm chính và các hẻm tiếp theo tiếp giáp với hẻm chính
+ Chiều rộng từ 04 mét trở lên: Giá đất được xác định bằng 80% giá đất hẻm chính và phụ thuộc vào độ sâu của hẻm;
+ Chiều rộng từ 02 mét đến dưới 04 mét: Giá đất được xác định bằng 70% giá đất hẻm chính và phụ thuộc vào độ sâu của hẻm;
+ Chiều rộng dưới 02 mét: Giá đất được xác định bằng 60% giá đất hẻm chính và phụ thuộc vào độ sâu của hẻm.
- Độ rộng hẻm được xác định dựa trên hiện trạng sử dụng đất. Đối với những hẻm có độ rộng không đều nhau thì độ rộng hẻm được xác định bằng mặt cắt ngang nơi hẹp nhất phải đi qua để đến thửa đất.
b.2) Chiều dài (độ sâu) của hẻm: là chiều dài của hẻm được tính từ HLBVĐB, hoặc tính từ mép đường đối với các trường hợp chưa có HLBVĐB đến thửa đất cần xác định.
- Phạm vi 100 mét đầu: Giá đất tính bằng 100% giá đất của hẻm tương ứng;
- Phạm vi từ sau mét thứ 100 đến hết mét thứ 200: Giá đất tính bằng 90% giá đất của hẻm tương ứng;
- Phạm vi từ sau mét thứ 200 đến hết mét thứ 300: Giá đất tính bằng 80% giá đất của hẻm tương ứng;
- Phạm vi từ sau mét thứ 300 đến hết mét thứ 400: Giá đất tính bằng 70% giá đất của hẻm tương ứng
- Phạm vi từ sau mét thứ 400: Giá đất tính bằng 60% giá đất của hẻm tương ứng;
b.3) Kết cấu của hẻm (hạ tầng hẻm):
- Hẻm trải nhựa: tính bằng 100% đơn giá đất ở trong hẻm.
- Hẻm còn lại khác (không trải nhựa): tính bằng 90% đơn giá đất ở trong hẻm.
b.4) Trường hợp xác định giá đất ỏư tại vị trí hẻm thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực thì tính bằng giá đất ỏ tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 5 Điều này.
3. Giá đất tại vị trí còn lại:
a) Trường hợp thửa đất không tiếp giáp đường nhưng nằm trong phạm vi 100m tính từ mép ngoài HLBVĐB đối với các tuyến đường đã có quy định HLBVĐB (hoặc tính từ mép đường đối với các trường hợp chưa có HLBVĐB) thì giá đất được xác định như sau:
- Thửa đất nằm trong phạm vi 25m thì giá đất được tính bằng 30% giá đất được quy định cho đoạn đường/tuyến đường tại Phụ lục 01, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực. Trường hợp xác định thấp hơn thì tính bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 5 Điều này.
- Thửa đất nằm trong phạm vi từ 25m đến mét thứ 50 thì giá đất được tính bằng 20% giá đất được quy định cho đoạn đường/tuyến đường tại Phụ lục 01, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực. Trường hợp xác định thấp hơn thì tính bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 5 Điều này.
- Thửa đất nằm trong phạm vi từ 50m đến mét thứ 100 thì giá đất được tính bằng 10% giá đất được quy định cho đoạn đường/tuyến đường tại Phụ lục 01, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực. Trường hợp xác định thấp hơn thì tính bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 5 Điều này.
b) Trường hợp thửa đất không tiếp giáp đường có phạm vi >100m tính từ mép ngoài HLBVĐB đối với các tuyến đường đã có quy định HLBVĐB (hoặc tính từ mép đường đối với các trường hợp chưa có HLBVĐB) thì giá đất được xác định bằng giá đất ở tối thiểu của khu vựctheo quy định tại khoản 5 Điều này.
c) Trường hợp thửa đất không tiếp giáp đường nằm trong phạm vi 100m tính từ mép ngoài HLBVĐB đối với các tuyến đường đã có quy định HLBVĐB (hoặc tính từ mép đường đối với các trường hợp chưa có HLBVĐB) của nhiều đường, hẻm thì giá đất được xác định đối với đường, hẻm có giá cao nhất.
4. Các trường hợp đặc biệt
a) Trong trường hợp hẻm thông ra nhiều tuyến đường phố mà tính theo công thức tại điểm a, khoản 2 Điều này cho ra nhiều đơn giá khác nhau thì đơn giá đất ở của hẻm được xác định bởi đơn giá có mức cao nhất.
b) Đối với thửa đất mà điểm phân đoạn của đường, hẻm quy định tại Phụ lục 01 vài Điểm c, khoản 2, Điều này nằm vào giữa chiều rộng mặt tiền tiếp giáp đường, hẻm thì áp dụng như sau:
- Nếu khoảng cách từ ranh thửa đất đến điểm phân đoạn của đường, hẻm so với chiều rộng (cạnh tiếp giáp đường hoặc hẻm) của cả thửa đất có tỷ lệ trên 50% thì áp dụng giá, hệ số của phân đoạn đường, hẻm có tỷ lệ trên 50% cho cả thửa đất.
- Nếu khoảng cách từ ranh thửa đất đến điểm phân đoạn của đường, hẻm so với chiều rộng (cạnh tiếp giáp đường hoặc hẻm) của cả thửa đất có tỷ lệ bằng 50% thì áp dụng giá, hệ số của phân đoạn đường, hẻm có giá, hệ số cao hơn cho cả thửa đất.
5. Giá đất ở tối thiểu tại khu vực 1: các phường thuộc thành phố Đồng Xoài là 400.000 đồng/m2; các thị xã: Phước Long, Bình Long là 300.000 đồng/m2 và các thị trấn của các huyện là 150.000 đồng/m2.
6. Thửa đất tiếp giáp hai mặt tiền đường trở lên được xác định theo giá đất ở chuẩn quy định cho vị trí đó nhân với hệ số 1,2 lần. Trong trường hợp này chỉ tính từ 02 đường trở lên trong những đường giao thông sau: Đường phố tại đô thị, đường nội bộ các khu dân cư đã được xây dựng theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt trong đô thị.
7. Thửa đất có vị trí mặt tiền của nhiều đường, nhiều hẻm khác nhau thì giá đất của thửa đất xác định theo giá đất của đường, hẻm có giá cao nhất.
8. Giá đất tại các khu dân cư, khu đô thị được xây dựng theo dự án đầu tư mà chưa được quy định cụ thể vị trí, phạm vi theo Bảng giá các loại đất thì được cơ quan có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Giá đất ở tại nông thôn
1. Đơn giá đất ở tại nông thôn của thửa đất có vị trí mặt tiền đường giao thông trên địa bàn các xã thuộc các huyện, thị xã, thành phố có phạm vi thửa đất ≤ 30m được quy định mức giá đất cụ thể tại Phụ lục 01. Trường hợp thửa đất có phạm vi thửa đất >30m thì đơn giá đất ở tại nông thôn tại các phạm vi còn lại được xác định như sau:
a) Phạm vi 01: Giá đất được xác định bằng 100% mức giá chuẩn quy định cho đoạn đường/tuyến đường tại Phụ lục 01.
b) Phạm vi 02: Giá đất được xác định bằng 50% mức giá phạm vi 1, nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực. Trường hợp xác định thấp hơn thì tính bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 3 Điều này.
c) Phạm vi 3: Giá đất được xác định bằng 40% mức giá phạm vi 1, nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực. Trường hợp xác định thấp hơn thì tính bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 3 Điều này.
d) Phạm vi 4: Giá đất được xác định bằng 30% mức giá phạm vi 1, nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực. Trường hợp xác định thấp hơn thì tính bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Giá đất tại vị trí còn lại:
a) Trường hợp thửa đất không tiếp giáp đường nhưng nằm trong phạm vi 120m tính từ mép ngoài HLBVĐB đối với các tuyến đường đã có quy định HLBVĐB (hoặc tính từ mép đường đối với các trường hợp chưa có HLBVĐB) thì giá đất được xác định như sau:
- Thửa đất nằm trong phạm vi 30m thì giá đất được tính bằng 30% giá đất được quy định cho đoạn đường/tuyến đường tại Phụ lục 01, nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực. Trường hợp xác định thấp hơn thì tính bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 3 Điều này.
- Thửa đất nằm trong phạm vi từ 30m đến mét thứ 60 thì giá đất được tính bằng 20% giá đất được quy định cho đoạn đường/tuyến đường tại Phụ lục 01, nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực. Trường hợp xác định thấp hơn thì tính bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 3 Điều này.
- Thửa đất nằm trong phạm vi từ 60m đến mét thứ 120 giá đất được tính bằng 10% giá đất được quy định cho đoạn đường/tuyến đường tại Phụ lục 01, nhưng không được thấp hơn mức giá đất ở tối thiểu của khu vực. Trường hợp xác định thấp hơn thì tính bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Trường hợp thửa đất không tiếp giáp đường nằm ngoài phạm vi 120m tính từ mép ngoài HLBVĐB đối với các tuyến đường đã có quy định HLBVĐB (hoặc tính từ mép đường đối với các trường hợp chưa có HLBVĐB) thì giá đất được xác định bằng giá đất ở tối thiểu của khu vực theo quy định tại khoản 3 Điều này.
c) Trường hợp thửa đất không tiếp giáp đường nằm trong phạm vi 120m tính từ mép ngoài HLBVĐB đối với các tuyến đường đã có quy định HLBVĐB ( hoặc tính từ mép đường đối với các trường hợp chưa có HLBVĐB) của nhiều đường, hẻm thì giá đất được xác định đối với đường, hẻm có giá cao nhất.
3. Giá đất ở tối thiểu tại khu vực 2 là 110.000 đồng/m2.
4. Thửa đất có vị trí góc ngã ba, ngã tư đường, thửa đất tiếp giáp hai mặt tiền đường trở lên được xác định theo giá đất ở quy định cho vị trí đó nhân với hệ số 1,2 lần. Trong trường hợp này chỉ tính từ 02 đường trở lên trong những đường giao thông sau: Đường liên xã; đường do huyện, tỉnh, Trung ương quản lý; đường nội bộ các khu dân cư đã được xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt chi tiết trên địa bàn các xã thuộc huyện.
5. Thửa đất có vị trí mặt tiền của nhiều đường khác nhau thì giá đất của thửa đất xác định theo giá đất của đường có giá cao nhất.
6. Giá đất tại các khu dân cư nông thôn được xây dựng theo dự án đầu tư mà chưa được quy định cụ thể vị trí, phạm vi theo Bảng giá các loại đất thì được cơ quan có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Giá đất nông nghiệp
1. Đơn giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (trừ những đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều này) được quy định cụ thể tại Phụ lục 02, 03, 04 và 05.
2. Giá đất nông nghiệp được tính bằng 30% giá đất ở có cùng khu vực, vị trí, phạm vi trong các trường hợp sau:
a) Đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được xác định là đất ở.
b) Đất nông nghiệp trong phạm vi khu dân cư đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Trường hợp đất nông nghiệp nằm trong phạm vi khu dân cư chưa có quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư.
3. Giá đất nông nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều này không vượt quá mức sau:
a) Đối với địa bàn các phường thành phố Đồng Xoài không được cao hơn 300.000 đồng/m2 và không thấp hơn giá đất trồng cây lâu năm.
b) Đối với địa bàn các phường thị xã Bình Long, thị xã Phước Long không được cao hơn 250.000 đồng/m2 và không thấp hơn giá đất trồng cây lâu năm.
c) Đối với địa bàn các xã thuộc thành phố, thị xã và thị trấn các huyện không được cao hơn 200.000 đồng/m2 và không thấp hơn giá đất trồng cây lâu năm.
d) Đối với các xã còn lại trên địa bàn tỉnh không được cao hơn 150.000 đồng/m2 và không thấp hơn giá đất trồng cây lâu năm.
3. Giá đất nông nghiệp trong các trường hợp đặc biệt
a) Đất nông nghiệp khác: Được tính bằng giá đất trồng cây lâu năm liền kề có cùng khu vực, vị trí; trường hợp không có đất trồng cây lâu năm liền kề thì lấy giá đất trồng cây lâu năm khu vực gần nhất.
b) Đối với diện tích đất trồng rừng sản xuất sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm thì được xác định bằng với đơn giá đất trồng cây lâu năm.
c) Đối với diện tích đất nuôi trồng thủy sản nằm xen kẽ bởi các loại đất khác và hiện trạng sử dụng vào mục đích khác thì được xác định bằng với đơn giá đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng.
Điều 11. Giá các loại đất khác
1. Giá đất thương mại, dịch vụ được xác định bằng 90% gía đất ở có cùng khu vực, tuyến đường, vị trí hoặc đất ở tại khu vực lân cận gần nhất (trường hợp không có đất ở liền kề) nhưng không vượt quá khung giá đất quy định.
2. Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ được xác định bằng 70% giá đất ở có cùng khu vực, tuyến đường, vị trí hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất (trường hợp không có đất ở liền kề) nhưng không vượt quá khung giá đất quy định.
3. Giá đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất phi nông nghiệp khác được xác định bằng 60% giá đất ở có cùng khu vực, tuyến đường, vị trí hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất (trường hợp không có đất ở liền kề) nhưng không vượt quá khung giá đất quy định. Trường hợp phục vụ cho mục đích kinh doanh thì giá đất được xác định bằng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ.
4. Giá đất phi nông nghệp không phải là đất ở tại các khu vực ân cư nông thôn, khu dân cư đô thi được ây dựng theo dự án đầu tư mà chưa được quy định cụ thể vị trí, phạm vi theo Bảng giá các laoị đất thì được cơ quan có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Giá đất khu vực giáp ranh giữa tỉnh Bình Phước và các tỉnh lân cận
1. Khu vực giáp ranh giữa tỉnh Bình Phước và các tỉnh lân cận (sau đây gọi là khu vực giáp ranh) được quy định theo các loại đất sau:
a) Đối với đất nông nghiệp tại khu vực giáp ranh được xác định từ đường địa giới hành chính giữa các tỉnh vào sâu địa phận mỗi tỉnh tối đa 1.000 m;
b) Đối với đất phi nông nghiệp tại khu vực giáp ranh được xác định từ đường địa giới hành chính giữa các tỉnh vào sâu địa phận mỗi tỉnh tối đa 500 m;
c) Đối với khu vực giáp ranh bị ngăn cách bởi sông, hồ, kênh có chiều rộng chủ yếu từ 100 m trở xuống thì khu vực đất giáp ranh được xác định từ bờ sông, bờ hồ, bờ kênh vào sâu địa giới của mỗi tỉnh theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Trường hợp chiều rộng của sông, hồ, kênh chủ yếu trên 100 m thì không xếp loại đất giáp ranh.
2. Đất tại khu vực giáp ranh có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lời, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự nhau thì quy định mức giá như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về các yếu tố nêu trên, giá đất tại tỉnh Bình Phước thấp hơn các tỉnh, thành phố giáp ranh thì mức giá đất tại khu vực giáp ranh của tỉnh Bình Phước được xác định như sau:
a) Nếu mức chênh lệch giá vượt quá 30% thì tính bằng 70% đơn giá đất của tỉnh, thành phố có giá đất cao hơn.
b) Nếu mức chênh lệch giá từ 30% trở xuống thì tính theo Bảng giá đất tại địa phương.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo tình hình biến động giá đất của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đối với trường hợp phải điều chính theo Điều 13 của Quy định này. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án trình xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân ân tỉnh trước khi quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
2. Hàng năm Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm theo dõi, rà soát, cập nhật biến động đất trên địa bàn, xây dựng phương án điều chỉnh Bảngg iá các loại đất đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 của Quy định này, báo cáo về Sở tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Cục Thuế tỉnh, các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai thi hành quyết định này.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định này, nếu gặp khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo quy định của pháp luật./.